Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 47 - 51<br />
<br />
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT<br />
CỦA GADOLINI, TECBI, DYSPROSI VỚI L- TYROSIN<br />
Lê Hữu Thiềng*, Hà Thị Tuyến<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này thông báo kết quả tổng hợp và nghiên cứu các phức chất của gadolini (Gd), tecbi (Tb),<br />
dysprosi (Dy) với L- Tyrosin. Các phức chất của gadolini, tecbi, dysprosi với L- Tyrosin tỷ lệ mol<br />
1: 3 đã được tách ra ở dạng rắn bằng phương pháp đồng kết tủa. Bằng các phương pháp phân tích<br />
nguyên tố, phân tích nhiệt và quang phổ hồng ngoại đã xác định được các phức chất có thành phần<br />
là Ln(Tyr)3.3H2O (Ln: Gd, Tb, Dy). Phức rắn tổng hợp được kém bền nhiệt, mỗi phân tử Ltyrosin liên kết với Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm amin – NH2 và qua nguyên tử oxi của nhóm<br />
cacboxyl – COO-.<br />
Từ khóa: phức chât, nguyên tố đất hiếm, gadolini, tecbi, dysprosi, aminoaxit, L- Tyrosin.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Phức chất của nguyên tố đất hiếm (NTĐH)<br />
với các aminoaxit giữ vai trò quan trọng trong<br />
sinh học, dược phẩm, nông nghiệp và là vật<br />
liệu chiến lược cho các ngành công nghệ cao<br />
[5]. Một số phức chất của NTĐH với<br />
aminoaxit đã được quan tâm và nghiên cứu<br />
[2,3]. Trong bài báo này chúng tôi thông<br />
báo kết quả nghiên cứu phức rắn của<br />
gadolini (Gd), tecbi(Tb), dysprosi(Dy) với<br />
L- Tyrosin (Tyr).<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Tổng hợp các phức chất.<br />
Phức chất của gadolini, tecbi, dysprosi với<br />
L- Tyrosin theo tỉ lệ mol Ln3+ : Tyr = 1: 3<br />
được tổng hợp theo tài liệu [4]. Hòa tan Ltyrosin (3mmol) và LiOH.H2O (3mmol) trong<br />
nước cất 2 lần và hỗn hợp dung dịch này<br />
được đun nóng trên bếp cách thủy ở 70oC<br />
trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó thêm<br />
dung dịch muối LnCl3 (1mmol) vào hỗn hợp<br />
dung dịch Tyr-LiOH.H2O và khuấy hỗn hợp<br />
dung dịch trên bếp khuấy từ ở nhiệt độ 50oC<br />
trong thời gian khoảng 15 phút. Phức chất rắn<br />
được lọc rửa bằng nước cất nóng và làm khô<br />
trong bình hút ẩm. Các phức chất không có<br />
màu, tan trong đimetyl sunphoxit (DMSO),<br />
(Ln3+: Gd3+, Tb3+, Dy3+).<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 859002<br />
<br />
Nghiên cứu cấu trúc của các phức chất.<br />
- Xác định thành phần nguyên tố của các<br />
phức chất: Hàm lượng (%) của Gd, Tb, Dy<br />
trong phức chất được xác định bằng cách<br />
nung một lượng xác định phức chất ở nhiệt độ<br />
900 0C trong thời gian 2 giờ, ở nhiệt độ này<br />
phức chất bị phân hủy và chuyển về dạng oxit<br />
kim loại tương ứng Ln2O3, hòa tan oxit này<br />
trong dung dịch HCl 1N rồi chuẩn độ ion Ln3+<br />
bằng dung dịch DTPA 10-3M, chỉ thị asenazo<br />
(III) 0,1%, đệm pH = 4,2.<br />
- Hàm lượng (%) cacbon, nitơ trong phức chất<br />
được phân tích trên máy phân tích nguyên tố<br />
Analytik Jena AG, Customer Service, Konrad<br />
– zuse – str.1, 07745 Jena (Đức).<br />
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
phân tích nhiệt: Giản đồ phân tích nhiệt của<br />
các phức chất Gd, Tb, Dy với L - tyrosin<br />
được ghi trên máy phân tích nhiệt DTG – 60H<br />
shimazu của Nhật. Tốc độ gia nhiệt là<br />
5oC/phút trong môi trường không khí, khoảng<br />
nhiệt độ từ 30oC đến 900oC.<br />
- Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
quang phổ hồng ngoại: Phổ hấp thụ hồng<br />
ngoại của L - tyrosin và các phức chất được<br />
ghi trên máy Mangna IR 760 Spectrometer<br />
ESP Nicinet của Mỹ, trong vùng tần số từ<br />
400 ÷ 4000 cm-1. Các mẫu được trộn đều,<br />
nghiền nhỏ và ép viên với KBr. Sự qui kết các<br />
dải hấp thụ trong phổ hồng ngoại của Ltyrosin và phức chất dựa theo tài liệu [4].<br />
47<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả phân tích thành phần (%) các<br />
nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất.<br />
Các số liệu phân tích thành phần phức rắn<br />
được trình bày trong bảng 1.<br />
Kết quả phân tích thành phần (%) các NTĐH,<br />
cacbon, nitơ giữa lí thuyết và thực nghiệm<br />
của các phức chất khác nhau không nhiều.<br />
Điều đó cho thấy công thức giả thiết của các<br />
phức chất là tương đối phù hợp. Riêng hàm<br />
lượng (số phân tử) nước xác định bằng thực<br />
nghiệm theo phương pháp phân tích nhiệt.<br />
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các<br />
phức chất.<br />
Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức<br />
chất được trình bày ở hình 1, hình 2 và bảng 2.<br />
<br />
93(05): 47 - 51<br />
<br />
Hình1. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất<br />
Gd(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần (%) các nguyên tố (Ln, C, N) của các phức chất<br />
Ln<br />
<br />
Công thức giả thiết<br />
<br />
C<br />
<br />
LT<br />
<br />
TN<br />
<br />
LT<br />
<br />
Gd(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
20,83<br />
<br />
20,36<br />
<br />
42,96<br />
<br />
Tb(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
21,01<br />
<br />
20,25<br />
<br />
21,38<br />
<br />
20,67<br />
<br />
Dy(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
N<br />
LT<br />
<br />
TN<br />
<br />
42,25<br />
<br />
5,57<br />
<br />
5,22<br />
<br />
42,86<br />
<br />
42,09<br />
<br />
5,55<br />
<br />
5,18<br />
<br />
42,66<br />
<br />
41,82<br />
<br />
5,53<br />
<br />
5,04<br />
<br />
( Ln: Gd, Tb, Dy; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm )<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của các phức chất<br />
Phức chất<br />
<br />
Hiệu ứng thu nhiệt<br />
Độ giảm khối<br />
lượng (%)<br />
LT<br />
TN<br />
7,160 7,814<br />
-<br />
<br />
t<br />
(pic)<br />
<br />
86,60<br />
<br />
7,143<br />
-<br />
<br />
6,889<br />
-<br />
<br />
268,32<br />
432,04<br />
<br />
-<br />
<br />
21,297<br />
39,997<br />
<br />
82,16<br />
<br />
7,110<br />
-<br />
<br />
6,170<br />
-<br />
<br />
261,22<br />
442,48<br />
<br />
-<br />
<br />
23,215<br />
41,515<br />
<br />
t0<br />
(pic)<br />
88,53<br />
Gd(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Tb(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Dy(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Hiệu ứng tỏa nhiệt<br />
0<br />
<br />
266,76<br />
416,50<br />
<br />
Độ giảm khối<br />
lượng (%)<br />
LT<br />
TN<br />
20,460<br />
38,895<br />
<br />
Dự đoán<br />
cấu tử tách ra<br />
<br />
3H2O<br />
3H2O<br />
3H2O<br />
-<br />
<br />
Dự đoán sản<br />
phẩm cuối<br />
cùng<br />
Gd2O3<br />
Tb2O3<br />
Dy2O3<br />
<br />
(-) Không xác định ; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm<br />
<br />
48<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 47 - 51<br />
<br />
đã xảy ra hoàn toàn và dự đoán sản phẩm cuối<br />
cùng là các oxit đất hiếm tương ứng Ln2O3<br />
[5]. Nhiệt độ phân hủy các phức chất không<br />
cao lắm nên chúng tôi cho rằng các phức chất<br />
tổng hợp được là kém bền nhiệt.<br />
Kết quả nghiên cứu phổ hồng ngoại của<br />
các phức chất.<br />
Kết quả nghiên cứu phổ hồng ngoại của các<br />
phức chất được trình bày ở hình 3, 4 và bảng 3.<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất<br />
Tb(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Quan sát giản đồ phân tích nhiệt của các phức<br />
chất (bảng 2, hình 1,2 ) chúng tôi nhận thấy:<br />
Giản đồ phân tích nhiệt của các phức chất có<br />
dạng giống nhau, chứng tỏ chúng có cấu trúc<br />
tương tự nhau.<br />
Trên giản đồ phân tích nhiệt của cả 3 phức<br />
đều có một hiệu ứng thu nhiệt và hai hiệu ứng<br />
toả nhiệt. Hiệu ứng thu nhiệt nằm trong<br />
khoảng nhiệt độ từ 82,16 - 88,530C (thuộc<br />
khoảng nhiệt độ mất nước kết tinh của các<br />
hợp chất) [1]. Hiệu ứng tỏa nhiệt thứ nhất<br />
nằm trong khoảng nhiệt độ từ 261,22 266,760C. Còn hiệu ứng tỏa nhiệt thứ 2 nằm<br />
trong khoảng nhiệt độ từ 416,50 - 442,480C.<br />
Qua tính toán độ giảm khối lượng trên đường<br />
TG của các giản đồ phân tích nhiệt, ở hiệu<br />
ứng thu nhiệt có ~ 3 phân tử nước kết tinh<br />
trong mỗi phức chất tách ra. Các hiệu ứng tỏa<br />
nhiệt ứng với quá trình cháy và phân hủy tuần<br />
tự các thành phần còn lại của mỗi phức chất.<br />
Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hiệu ứng toả<br />
nhiệt thứ hai đối với mỗi phức chất thì độ<br />
giảm khối lượng của chúng không đáng kể,<br />
chúng tôi cho rằng sự phân hủy các phức chất<br />
<br />
Hình 3. Phổ hấp thụ hồng ngoại của L- Tyr<br />
<br />
Hình 4. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức chất<br />
Dy(Tyr)3.3H2O<br />
<br />
Bảng 3. Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của L - tyrosin và các phức chất<br />
Hợp chất<br />
L – tyrosin<br />
Gd(Tyr)3.3H2O<br />
Tb(Tyr)3.3H2O<br />
Dy (Tyr)3.3H2O<br />
<br />
ν OH<br />
3480,24<br />
3480,24<br />
3440,30<br />
<br />
−<br />
<br />
ν NH<br />
<br />
3<br />
<br />
3136,34<br />
3223,91<br />
3216,79<br />
3218,50<br />
<br />
+<br />
<br />
ν asCOO<br />
1596,35<br />
1586,71<br />
1581,34<br />
1579,00<br />
<br />
−<br />
<br />
ν sCOO<br />
1450,40<br />
1414,61<br />
1413,04<br />
1412,11<br />
<br />
−<br />
<br />
COO −<br />
<br />
∆ν as − s<br />
145,95<br />
172,10<br />
168,30<br />
166,89<br />
<br />
(-) Không xác định<br />
<br />
49<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trong phổ hồng ngoại của L - tyrosin dải hấp<br />
thụ ở tần số 3136,34 cm-1 quy cho dao động<br />
hóa trị của nhóm NH3+. Dải hấp thụ ở<br />
1596,35 cm-1 và 1450,40 cm-1 đặc trưng cho<br />
dao động hóa trị bất đối xứng và dao động<br />
hóa trị đối xứng của nhóm COO-.<br />
Chúng tôi nhận thấy phổ hấp thụ hồng ngoại<br />
của các phức chất đều khác với phổ của phối<br />
tử tự do về hình dạng cũng như vị trí của các<br />
dải hấp thụ. Điều này cho biết sự tạo phức đã<br />
xảy ra giữa các ion Gd3+, Tb3+, Dy3+ với L tyrosin.<br />
So sánh phổ hồng ngoại của phức chất và phổ<br />
hồng ngoại của L - tyrosin ở trạng thái tự do<br />
(hình 3) thấy dải hấp thụ ở 1596 cm-1 đặc<br />
trưng − cho dao động hóa trị bất đối xứng<br />
(ν asCOO ) của nhóm COO- trên phổ của L tyrosin tự do dịch chuyển về vùng tần số thấp<br />
hơn (1586,71 cm-1 ÷ 1579,00 cm-1), dải hấp<br />
thụ ở 1450,40 cm-1 đặc −trưng cho dao động<br />
hóa trị đối xứng (ν sCOO ) của nhóm COOcũng dịch chuyển về vùng tần số thấp hơn<br />
(1414,61cm-1 ÷ 1412,11 cm-1) trên phổ của<br />
các phức chất. Điều này chứng tỏ nhóm<br />
cacboxyl của L - tyrosin đã liên kết với ion<br />
Ln3+. Sự chênh lệch tần số dao động hóa trị<br />
bất đối −xứng và đối xứng của nhóm COO(∆ν asCOO<br />
− s ) của phức chất khác với của L tyrosin tự do, chứng tỏ L - tyrosin đã liên kết<br />
với Ln3+ qua nguyên tử oxi của + nhóm<br />
cacboxyl. Dải dao động hóa trị (ν NH 3 ) của<br />
nhóm NH3+ trên phổ của L - tyrosin (3136,34<br />
cm-1) dịch chuyển lên vùng tần số cao hơn (<br />
3216,79 cm-1 ÷ 3223,91 cm-1) trên phổ của<br />
phức chất, chứng tỏ L - tyrosin cũng đã liên<br />
kết với Ln3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm<br />
amin. Ngoài ra trên phổ của các phức chất<br />
còn xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao<br />
<br />
93(05): 47 - 51<br />
<br />
động hóa trị của nhóm OH- của nước<br />
(3440,30 cm-1 ÷ 3480,24 cm-1). Điều này<br />
chứng tỏ trong thành phần của các phức Ln3+<br />
có chứa nước và hoàn toàn phù hợp với kết<br />
quả nghiên cứu phức chất bằng phương pháp<br />
phân tích nhiệt ở trên.<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Đã tổng hợp được các phức chất của Gd,<br />
Tb, Dy với L - tyrosin.<br />
2. Bằng các phương pháp: phân tích nguyên<br />
tố, phân tích nhiệt và quang phổ hồng ngoại<br />
cho thấy:<br />
- Các phức rắn có thành phần Ln(Tyr)3.3H2O.<br />
- Mỗi phân tử L - tyrosin chiếm 2 vị trí phối<br />
trí trong phức chất, liên kết với ion Ln3+ qua<br />
nguyên tử nitơ của nhóm amin -NH2 và qua<br />
nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl -COO-.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Chí Kiên (2007), Hóa học phức chất , Nxb<br />
Giáo dục, Hà Nội.<br />
[2]. Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Văn Đoàn (2008),<br />
“ Tổng hợp và nghiên cứu tính chất phức đa nhân<br />
của lantan với axit L- glutamic’’. Tạp chí phân<br />
tích Hoá, Lý và Sinh học, T- 13, số 1, trang 87-90.<br />
[3]. Lê Hữu Thiềng, Chu Thị Phương Hằng<br />
(2008), “Tổng hợp, nghiên cứu phức chất của<br />
prazeodim và neodim với L- histidin’’. Tạp chí<br />
khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số<br />
4(48), trang 88-91.<br />
[4]. Haoxu, Liang Chen (2003), ''Study on the<br />
complex site of L - tyrosin with rare - earth element<br />
Eu3+'', Spectrochim Acta Part 59, PP 657 - 662.<br />
[5]. Moamen S.Refat, Sabry A.El-Korashy, Ahmed<br />
S.Ahmed<br />
(2008),''Preparation,<br />
structural<br />
characterization and biological evaluation of L tyrosinate metal ion complex'', Journal of Molecular<br />
Structure 881, PP 28-45.<br />
<br />
50<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Hữu Thiềng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
93(05): 47 - 51<br />
<br />
SUMMARY<br />
SYNTHESIS, STUDY ON THE COMPLEXES OF<br />
GADOLINIUM, TERBIUM, DYSPROSIUM WITH L_TYROSINE<br />
Le Huu Thieng*, Ha Thi Tuyen<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
This paper reported the aggregate results and study the complex nature of gadolinium (Gd),<br />
terbium<br />
(Tb), Dysprosium<br />
(Dy) with L-tyrosine. The complex nature<br />
of gadolinium,<br />
terbium, dysprosium<br />
with<br />
L-tyrosine molar ratio 1: 3<br />
was isolated in<br />
solid<br />
form by the precipitation method. By themethod<br />
of elemental<br />
analysis, thermal<br />
analysis and infrared spectroscopy have identifiedcomplexes is composed of Ln (Tyr)3.3H2O<br />
(Ln: Gd, Tb, Dy). Solid complexes areunstable thermal synthesis, L-Tyrosine per<br />
molecule associated<br />
with Ln3+<br />
throughnitrogen<br />
atom of the<br />
amino<br />
group –<br />
NH2 and the oxygen atoms of the carboxyl group -COO-.<br />
Key words: Complex, rare earth element, gadolinium, terbium, dysprosium , aminoacid, Ltyrosine.<br />
<br />
Ngày nhận bài:2/5/2012 , ngày phản biện: 30/5/2012, ngày duyệt đăng:<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 859002<br />
<br />
51<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />