TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
TỔNG HỢP VỊ TRÍ VÀ PHÂN TÍCH VÙNG TIẾP<br />
XÚC RĂNG TRONG TẠO HÌNH BÁNH RĂNG<br />
CÔN XOẮN CÓ CHẤT LƯỢNG CAO<br />
LOCATION SYNTHESIS AND TOOTH CONTACT ANALYSIS FOR<br />
GENENATION OF HIGH-QUALITY SPIRAL BEVEL GEARS<br />
<br />
NGUYỄN THẾ TRANH<br />
Trường Cao đẳng Công nghệ<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phương pháp mới đề xuất ở đây nhằm thực hiện tổng hợp vị trí cho các bánh<br />
răng côn xoắn. Phương pháp này cho phép đạt được sự tiếp xúc tại tiếp điểm<br />
trung bình với độ lệch mong muốn của hàm sai số truyền dẫn bằng hàm dạng<br />
parabol định trước. Hướng đường tiếp xúc trên bề mặt răng và chiều dài trục lớn<br />
của elip tiếp xúc tức thời cũng được đề cập trong việc phân tích. Chương trình<br />
tính toán phân tích vùng tiếp xúc (TCA) được sử dụng để mô phỏng sự ăn khớp<br />
và tiếp xúc của các bề mặt răng bánh răng. Các số liệu ví dụ bằng số của quá<br />
trình tổng hợp và phân tích đựơc ghi nhận phục vụ yêu cầu tạo hình.<br />
ABSTRACT<br />
A new approach is proposed for the local synthesis of spiral bevel gears. The<br />
approach provides contact at the mean contact point with the desired deviation of<br />
the transmission error function by a predisigned parabolic function. The<br />
orientation of the contact path on the gear tooth surface and the length of the<br />
major axis of the instantaneous contact ellipse are also included in the analysis. A<br />
tooth contact analysis (TCA) computer program was developed to simulate the<br />
meshing and contact of gear tooth surfaces. A numerical example of the process<br />
is also presented.<br />
<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Bánh răng sinh<br />
tưởng tượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chi tiết<br />
<br />
Đầu dao cắt<br />
Các lưỡi cắt<br />
<br />
Hình 1: Bánh răng côn xoắn và sơ đồ tạo hình răng<br />
Thiết kế và chế tạo bánh răng côn xoắn luôn là vấn đề đang được quan tâm<br />
nghiên cứu nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bộ truyền bánh răng trong máy bay<br />
trực thăng, ô tô, xe máy, bộ giảm tốc và trong nhiều ngành công nghiệp khác. Việc<br />
nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực này được trình bày trong các công trình [1-6].<br />
<br />
<br />
<br />
92<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
Ngày nay, các yêu cầu về giảm tiếng ồn, giảm rung động và gia tăng độ bền lâu<br />
của các bộ truyền bánh răng làm cho việc thiết kế các bộ truyền bánh răng công<br />
xoắn trở nên rất bức thiết.<br />
Cơ sở thiết kế các bánh răng côn xoắn mức ồn thấp với vùng tiếp xúc có<br />
hướng định trước được trình bày trong [1-4]. Thiết kế bộ truyền bánh răng côn<br />
xoắn có độ ồn thấp dựa trên việc ứng dụng thuật toán tổng hợp vị trí [5] và việc<br />
phân tích vùng tiếp xúc răng TCA để đạt được một đường tiếp xúc có hướng phù<br />
hợp.<br />
Mô phỏng bằng máy tính sự ăn khớp và tiếp xúc đối với bánh răng côn<br />
xoắn [7,8] là một thành tựu có ý nghĩa trong việc cải thiện căn bản công nghệ chế<br />
tạo và nâng cao chất lượng bánh răng. Ở đây sự ăn khớp quy cho vị trí tâm tiếp<br />
xúc và sự tiếp xúc ám chỉ điểm tiếp xúc trải thành vùng elip khi chịu tải tác động.<br />
Nội dung bài này trình bày một phương pháp mới để tổng hợp bánh răng côn xoắn<br />
tạo hình bằng phay bao hình và phân tích vùng tiếp xúc răng của chúng. Phương<br />
pháp này dựa trên các ý tưởng đã được đề xuất trong [9] như sau:<br />
(1) Sử dụng nguyên tắc tổng hợp vị trí để đạt được sự ăn khớp và các điều<br />
kiện tiếp xúc tối ưu tại điểm tiếp xúc trung bình M cũng như tại lân cận<br />
M, và<br />
(2) Sử dụng các mối quan hệ giữa các hướng và độ cong chính đối với các<br />
bề mặt trong tình trạng tiếp xúc đường và điểm.<br />
Sự tổng hợp vị trí bánh răng đã nêu cho phép ta nhận được:<br />
Tỷ số bánh răng yêu cầu tại M;<br />
Vùng tiếp xúc được xác định vị trí có hướng tiếp tuyến với đường tiếp<br />
xúc trên bề mặt răng bánh răng mong muốn và chiều dài trục lớn elíp<br />
tiếp xúc tại M phù hợp;<br />
Hàm dạng parabol định trước với mức sai số truyền dẫn được xác định (6<br />
đến 8 cung giây).<br />
Hàm sai số truyền dẫn như vậy làm cho hàm sai số truyền dẫn tuyến tính<br />
gây ra bởi sai lệch do lắp ráp [10] được loại bỏ và giảm đáng kể mức độ dao động.<br />
Thừa nhận rằng phương pháp cắt hai mặt được dùng để tạo hình bánh răng lớn (cả<br />
hai mặt bên của răng được tạo hình đồng thời) và mỗi bên răng bánh nhỏ thì được<br />
tạo hình riêng rẽ.<br />
Phương pháp mới này không yêu cầu đặt nghiêng đầu dao lẫn thay đổi<br />
chuyển động quay trong tạo hình mặt răng; tuy nhiên vẫn cho phép đạt được sự ăn<br />
khớp và tiếp xúc răng tốt hơn. Chương trình tính toán được sử dụng nhằm xác định<br />
các thông số máy gia công cơ bản và thực hiện phân tích vùng tiếp xúc răng đối<br />
với các bánh răng thiết kế [11].<br />
2. Tổng hợp vị trí.<br />
Phương pháp tổng hợp vị trí dựa trên các nghiên cứu khảo sát sau đây:<br />
(1) Hai hệ góc tam diện chiều thuận Sa(ef,eh,n) và Sb(es,eq,n) được biểu diễn ở<br />
(Hình 2). Gốc chung của các góc tam diện trùng với tiếp điểm trung bình<br />
<br />
<br />
<br />
93<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
M. Các trục n biểu diễn hướng pháp tuyến<br />
đơn vị chung với các bề mặt tiếp xúc tại<br />
M. Các vectơ đơn vị es và eq là các hướng<br />
chính của bề mặt bánh lớn Σ2, các vectơ<br />
đơn vị ef và eh là các hướng chính của bề<br />
mặt bánh nhỏ Σ1, và σ(12) là góc được tạo<br />
bởi ef và es.<br />
(2) Theo [10] ta có ba phương trình tuyến tính<br />
với cấu trúc sau:<br />
ai1vs(1) + ai2 vq(1) = ai3 (i = 1,2,3) (1) Hình 2: Vectơ đơn vị của<br />
trong đó: các hướng chính<br />
(1) (1) (1) (1)<br />
vs = vr .es và vq = vr .eq<br />
Các phương trình này biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc tương đối<br />
r của tiếp điểm trong chuyển động của nó trên mặt Σ1 với các độ cong và<br />
v (1)<br />
hướng chính của các bề mặt tiếp xúc, các thành phần chuyển đổi của vận<br />
tốc và đạo hàm của tỷ số bánh răng. Từ [10] chứng tỏ răng bậc của các ma<br />
trận tăng lên cho hệ phương trình (1) là 1 và 2 ứng với tiếp xúc đường và<br />
điểm của các bề mặt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Hàm sai số truyền dẫn<br />
dạng tuyến tính phân đoạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Tiếp tuyến các đường tiếp xúc Hình 4: Sai số truyền dẫn dạng parabol<br />
(3) Một cách tổng quát, hàm sai số truyền dẫn do sai lêch trong lắp ráp bộ<br />
truyền là phân đoạn và hầu như tuyến tính (Hình 3). Phương pháp được mô<br />
tả bao gồm hàm phân đoạn định trước có dạng parabol (Hình 4) loại bỏ<br />
<br />
<br />
<br />
94<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
hàm tuyến tính và giảm sự thay đổi đột ngột gia tốc tại điểm mà tải được<br />
truyền giữa các cặp răng.<br />
(4) Mối quan hệ giữa các vận tốc v (1) (2)<br />
r , vr và vận tốc trượt v(12) tại tiếp điểm<br />
trung bình M (Hình 5) cho phép ta xác định góc giữa các tiếp tuyến với<br />
đường tiếp xúc và chọn hướng mong muốn của tiếp tuyến đó trên bề mặt<br />
răng bánh răng.<br />
(5) Chiều dài mong muốn của trục lớn elip tiếp xúc có thể nhận được bằng sự<br />
điều chỉnh các độ cong chính của các bề mặt tiếp xúc. Biến dạng đàn hồi<br />
hay sai lệch các bề mặt tiếp xúc khi có tải được xem như đã biết.<br />
Các kết quả phân tích được cho ta các thông số máy gia công các bánh răng<br />
yêu cầu. Chỉ có các sửa đúng nhỏ các thông số này là cần thiết để cải thiện các<br />
điều kiện ăn khớp và tiếp xúc toàn cục được thực hiện nhờ phân tích vùng tiếp xúc<br />
răng.<br />
3. Phân tích tiếp xúc răng<br />
Phân tích tiếp xúc răng (TCA) cho phép mô phỏng sự ăn khớp và tiếp xúc<br />
của các bề mặt răng tiếp xúc liên tục. TCA cũng có thể mô phỏng sự ảnh hưởng<br />
của sai lệch do lắp ráp. Dữ liệu ra từ chương trình tính TCA là các sai số truyền<br />
dẫn và tập hợp các elip tiếp xúc tức thời biểu diễn các mẫu tiếp xúc dọc theo bề<br />
mặt răng.<br />
<br />
Chương trinh tính TCA dựa trên các phương trình sau:<br />
rf(1) (u1,1,1 ) = rf(2) (u2 ,2 ,2 ,Δqi ) (2)<br />
f (u1 ,1 , 1 ) = Nf (u 2 ,2 , 2 ,Δqi )<br />
N(1) (2)<br />
(3)<br />
Ở đây (uk,θk) (k=1,2) là các toạ độ Gauss của bề mặt Σk; k là góc quay của<br />
bánh răng k; và các vectơ Δ qi biểu diễn sai lệch lắp ráp bánh lớn so với bánh nhỏ.<br />
Tiếp tuyến của các bề mặt răng được khảo sát trong hệ toạ độ Sf gắn liền với giá<br />
lắp bánh răng. Các phương trình vectơ (2) và (3) qui định rằng các bề mặt răng có<br />
điểm chung và các pháp tuyến với bề mặt răng tại điểm chung đó trùng nhau (các<br />
bề mặt tiếp xúc). Các phương trình vectơ này cho một hệ năm phương trình phi<br />
tuyến độc lập với sáu ẩn số:<br />
fi (u1 ,1 , 1 , u 2 ,2 , 2 ) 0 (i=1,6) (4)<br />
Ta xem 1 là thông số vào. Các bề mặt răng có điểm tiếp xúc chung ở mọi<br />
thời điểm nếu như Jacobien :<br />
D(f1 ,f 2 ,f3 ,f 4 ,f5 )<br />
≠ 0<br />
D(u1 ,1 , u 2 , 2 , 2 )<br />
<br />
Các phương trình (2) và (3) được thảo mãn tại điểm tiếp xúc trung bình<br />
nhờ tổng hợp vị trí. Việc nghiên cứu các điều kiện ăn khớp và tiếp xúc toàn bộ dựa<br />
<br />
<br />
<br />
95<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
trên sự liên tục giải các phương trình trên đối với profil mặt răng tác động. Chỉ có<br />
các sửa đúng nhỏ các thông số máy gia công đã có được là cần thiết để thích ứng<br />
sự triển khai tổng hợp vị trí.<br />
4. Ví dụ bằng dữ liệu số<br />
<br />
Bảng 1- Dữ liệu ban đầu<br />
Thông số Bánh nhỏ Bánh lón<br />
Số răng 11 41<br />
Góc áp lực, độ 20<br />
Góc các trục, độ 90<br />
Góc xoắn trung bình 35<br />
Hướng răng xoắn trái phải<br />
Khoảng cách côn ngoài, mm 90.07<br />
Bề rộng mặt đầu, mm 27.03<br />
Chiều sâu tổng, mm 8.11 8.11<br />
Độ hở, mm 0.81 0.81<br />
Chiều cao đỉnh răng, mm 5.24 2.061<br />
Chiều cao chân răng, mm 2.87 6.05<br />
Góc chia, độ 15o1’ 74o59’<br />
Góc chân răng, độ 13o20’ 70o39’<br />
Góc đỉnh răng, độ 19o21’ 76o40’<br />
Bảng 2- Thông số đầu dao cắt răng<br />
Góc lưỡi cắt, độ 20 Hình 6: Vết tiếp xúc và sai số<br />
Đường kính đầu dao, mm 152.40 truyền tại vị trí giữa răng<br />
Chiều rộng đỉnh, mm 2.79 bánh lớn phía lồi<br />
Bảng 3- Thông số máy gia công bánh lớn<br />
Thông số hướng kính, s, mm 70.43577<br />
Góc giá lăc lư, q, độ 62.3981<br />
Tâm máy quay về, XG, mm 0<br />
Đáy trượt, XB, mm 0<br />
Tỷ số quay, Ra 1.032397<br />
Khoảng offset ban đầu, Em, mm 0<br />
Góc chân máy, m, độ 70.65<br />
Bảng 4- Thông số máy gia công bánh nhỏ<br />
Thông số Bên lồi Bên lõm<br />
Góc lưỡi cắt, độ 21.5 18.5<br />
Bán kính mũi đàu dao, mm 80.4876 71.7222<br />
Thông số hướng kính, s, mm 71.55166 69.04316<br />
Góc giá lắc lư, q, độ 59.4638 64.0624<br />
Tâm máy quay về, XG, mm 1.08497 -1.58960<br />
Đáy trượt, XB, mm -0.25021 0.36659<br />
Tỷ số quay, Ra 3.898097 3.788604 Hình 6: Vết tiếp xúc và sai số<br />
Khoảng offset , Em, mm -2.56862 2.19033 truyền tại vị trí đầu nhỏ răng<br />
Góc chân máy, m, độ 13.3333 13.3333 bánh lớn phía lồi<br />
<br />
<br />
<br />
96<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
Ví dụ bằng số sau đây cho thấy hiệu quả của phương pháp này. Các dữ liệu<br />
ban đầu cho trong bảng 1, các thông số đầu dao cắt cho trong bảng 2, và các thông<br />
số máy gia công bánh răng lớn và nhỏ được xác định bởi phương pháp phân tích<br />
cho trong các bảng 3 và 4.<br />
Dữ liệu ra của chương trình tính toán là các sai số truyền dẫn và các vết<br />
tiếp xúc răng thể hiện trên các Hình 6, 7 và 8 ứng với ba vị trí tâm tiêp xúc (1) tại<br />
điểm tiếp xúc trung bình (Hình 6), (2) dịch chuyển đến phần đầu nhỏ (Hình 7) và<br />
(3) dịch chuyển đến phần đầu lớn (Hình 8). Các kết quả của chương trình TCA<br />
chứng tỏ rằng các thông số máy gia công nhận được cho ta sai số truyền dẫn có<br />
mức độ thấp (từ 6 đến 8 cung giây) và vết tiếp xúc ổn định.<br />
5. Kết luận<br />
Phương pháp đã trình bày rất<br />
có ý nghĩa và hiệu quả thực tế đối với<br />
việc tổng hợp trong thiết kế bánh răng<br />
côn xoắn nhằm cung cấp số liệu tạo<br />
hình bánh răng côn xoắn có chất<br />
lượng cao.<br />
Quá trình tổng hợp có hai giai<br />
đoạn : (1) tổng hợp vị trí và (2) tổng<br />
hợp, phân tích toàn cục dựa trên quá<br />
trình mô phỏng bằng dữ liệu số đối<br />
với sự ăn khớp và tiếp xúc các cặp<br />
răng.<br />
Phương pháp này cho phép ta<br />
đạt được các sai số truyền dẫn có giá<br />
trị nhỏ và sự ổn định trong tiếp xúc<br />
mà không cần chỉnh nghiêng cũng<br />
như thay đổi chuyển động quay của Hình 8. Vết tiếp xúc và sai số truyền<br />
đầu dao cắt khi gia công bánh răng tại vị trí đầu lớn răng bánh lớn phía lồi<br />
côn xoắn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Handschuh, R.F. and Litvin, F.L., 1991, "A method for Determining Spiral-<br />
Bevel Gear Tooth Geometry for Finite Element Analysis", NASA Technical<br />
Paper 3096, AVSCOM Technical Report 91-C-020.<br />
[2] Lewicki, D.G, Handschuh, R.F., Henry, Z.S., and Litvin, F.L., 1994, "Low-<br />
Noise, High Strength Spiral Bevel Gears for Helicopter Transmission", J.<br />
Propul. Power, Vol. 10, No. 3.<br />
[3] Litvin, F.L., Egelja, A., Tan, J., and Heath, G., 1998, "Computerized Design,<br />
Generation and Simulation of Meshing of Orthogonal Offset Face-Gear Drive<br />
<br />
<br />
<br />
97<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br />
<br />
<br />
with a Spur Involute Pinion with Localized Bearing Contact", Mechanism and<br />
Machine Theory, Vol. 33, pp. 87-102.<br />
[4] Litvin, F.L., Wang, A.G., and Handschuh, R.F., 1996, "Computerized Design<br />
and Analysis Face-Milled Uniform Tooth Height Spiral Bevel Gear Drives",<br />
ASME Journal of Mechanical Design, Vol. 118, No. 4, pp. 573-579.<br />
[5] Stadtfeld,H.J., 1993, "Handbook of Bevel and Hypoid Gears:Calculation,<br />
Manufacturing, and Optimization", Rochester Institute of Technology,<br />
Rochester, New York.<br />
[6] Stadtfeld, H.J., 1995, "Gleason Bevel Gear Technology - Manufacturing,<br />
Inspection and Optimization, Collected Publications", The Gleason Works,<br />
Rochester, New York.<br />
[7] Gleason Works: “Understanding Tooth Contact Analysis”, Rochester, NY<br />
14692, Publication No. SD3139, 1981.<br />
[8] Litvin, F.L., and Gutman, Y.: “Methods of Synthesis and Analysis for Hypoid<br />
Gear Drives of "Formate" and "Helixform"” Parts 1-3. Journal of<br />
Mechanical, Vol. 103, No. i, Jan. 1981, pp. 83-113.<br />
[9] Litvin, F.L.,et al.:“Topology of Modified Helical Gears, Surface Topology”,<br />
Vol. 2, No. 1, Mar. 1989, pp. 41-59.<br />
[10] Litvin, F.L.: “Theory of Gearing”, NASA RP-1212 (AVSCOM TR-88-C-<br />
035), 1989.<br />
[11] Litvin, F.L., and Zhang, Y.: “Local Synthesis and Tooth Contact Analysis of<br />
Face-Milled Spiral Bevel Gears”, NASA CR-4342 (AVSCOM TR-90-C-<br />
028),1991.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
98<br />