Tổng quan chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình cho người dân vùng biển, đảo và ven biển ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Việt Nam có 28 tỉnh/thành phố ven biển với tổng số 326 quận/huyện/thị xã/thành phố, dân số của các tỉnh/thành phố ven biển là 43,5 triệu người. Do đó, Việt Nam xác định kinh tế biển là mũi nhọn ưu tiên phát triển. Bài viết này trình bày tổng quan chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho người dân vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam và các nghiên cứu liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình cho người dân vùng biển, đảo và ven biển ở Việt Nam
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐẢO VÀ VEN BIỂN TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN/KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM ThS. Nguyễn Văn Hùng1 &CS ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có 28 tỉnh/thành phố ven biển với tổng số 326 quận/huyện/thị xã/thành phố, dân số của các tỉnh/thành phố ven biển là 43,5 triệu người. Do đó, Việt Nam xác định kinh tế biển là mũi nhọn ưu tiên phát triển. Vì vậy, việc phát triển y tế biển, đảo nói chung và việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ- trẻ em (SKBMTE), kế hoạch hóa (KHHGĐ), nâng cao chất lượng dân số v.v… cho người dân vùng biển, đảo và ven biển nói riêng là vô cùng quan trọng, góp phần chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân vùng biển đảo và bảo đảm an ninh - quốc phòng. Nhận thức rõ điều này, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về biển đảo và chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển đảo với mục tiêu phát triển kinh tế biển, bảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe; góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng. Bài báo này trình bày tổng quan chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho người dân vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam và các nghiên cứu liên quan. Từ khóa: Tổng quan, chính sách, biển đảo, chăm sóc sức khỏe người dân 1. Tổng quan các chính sách liên quan đến trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề biển đảo, chăm sóc sức khỏe cho người làm cho đất nước giàu mạnh. Xây dựng và phát dân vùng biển đảo và ven biển triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa 1.1. Các chính sách của Đảng, Nhà nước về học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, vấn đề biển đảo an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, Ngày 9/2/2007, Hội nghị Trung ương 4 khóa kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng X đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, 53 - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng với thu nhập bình quân chung của cả nước…”. 1 Phó trưởng khoa Dân số và Phát triển - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế 4
- Sè 25/2018 Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển kinh khác (MDG 6). Nhằm đạt được các mục tiêu như tế biển, đảo được xác định trong văn kiện của đã cam kết, Chính phủ đã ban hành nhiều chính Đảng, ngày 30/5/2007, Chính phủ đã ban hành sách liên quan, thể hiện trong các văn bản quy Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP về Chương trình phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân số, chăm sóc hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết sức khỏe sinh sản sau đây: 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ - Quyết định số 3519/2000/QÐ-BYT ngày 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về 11/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. hành “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu Ngày 21/8/2007, Thủ tướng Chính phủ cũng 5 tai biến sản khoa”. đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg - Quyết định số 3519/2000/QÐ-BYT ngày Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công 11/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban tác phòng, chống thiên tai trên biển và một số hành “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cấp cứu quyết định khác có liên quan. 5 tai biến sản khoa”. Theo đó, các cơ quan ở Trung ương và địa - Quyết định số 136/2000/QĐ-TTg ngày phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, trực 28/11/2000 của Chính phủ về việc phê duyệt tiếp triển khai chương trình hành động cùng với Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản giai sự nỗ lực của các cấp, các ngành, toàn dân và đã đoạn 2001-2010. đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế biển, - Quyết định 147/2000/QĐ-TTg ngày 22 tháng ven biển được quan tâm đầu tư, phát triển theo 12 năm 2000 của Chính phủ về việc phê duyệt hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001- biển kết hợp phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh 2010. công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn với phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai - Quyết định số 385/2001/QÐ-BYT ngày thác, đánh bắt; tăng nhanh các ngành dịch vụ du 13/2/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc lịch góp phần nâng cao đời sống người dân khu “Quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực vực đảo và ven biển. chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế”. 1.2. Các chính sách liên quan đến chăm sóc - Chỉ thị số 04/2003/CT-BYT ngày 10/10/2003 sức khỏe sinh sản cho người dân vùng biển, về tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm đảo, ven biển giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. Cùng với xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ - Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày chức, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 9/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được xây dựng, ban hành để củng cố, tăng Đề án “Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và cường và tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động ven biển giai đoạn 2009-2020” (gọi tắt là Đề thuộc lĩnh vực chăm sóc SKBMTE, KHHGÐ. án 52) với 1 mục tiêu tổng quát, 5 mục tiêu cụ Từ những năm 1990, Việt Nam đã ký cam kết thể và 6 nhiệm vụ và các hoạt động chủ yếu thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ về chăm về chăm sóc sức khỏe sinh sản, SKBMTE, KHHGĐ đối với người dân vùng biển, đảo và sóc SKBMTE (MDG) trong đó có một số mục ven biển; 5 mục tiêu cụ thể bao gồm: tiêu liên quan như: giảm tỉ suất tử vong trẻ em (MDG 4); nâng cao sức khỏe bà mẹ (MDG 5); i. Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven ngăn chặn HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch biển không vượt quá 32 triệu người vào 5
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐẢO VÀ VEN BIỂN năm 2010, 34 triệu người vào năm 2015 và vàng, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân 37 triệu người vào năm 2020. số, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh; ii) Kết hợp đồng bộ có hiệu quả giữa vận động, giáo ii. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết 70% vào năm 2010; 72,0% từ năm 2015 đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch đến năm 2020. vụ, vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa iii. Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh chọn giới tính thai nhi; iii) Đầu tư cho công sống trên đảo, ven biển, trong các khu tác dân số, chăm sóc SKSS là đầu tư cho sự công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực sóc SKBMTE, sức khỏe sinh sản (SKSS), tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự KHHGĐ đạt 60,0% vào năm 2010, 80% đóng góp của nhân dân, ưu tiên nguồn lực cho vào năm 2015 và 95,0% vào năm 2020. vùng sâu, vùng xa, miền núi, ven biển và hải đảo; iv) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của iv. Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven các cấp ủy đảng, chính quyền, nâng cao hiệu biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ lực quản lý nhà nước, huy động sự tham gia do rối loạn chuyển hóa và do di truyền của toàn xã hội, tiếp tục kiện toàn hệ thống giảm bình quân hàng năm khoảng 5,0% tổ chức bộ máy để thực hiện hiệu quả công trong giai đoạn 2011-2020. tác dân số, chăm sóc SKSS [7]. Đây chính là v. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông cơ sở pháp lý cho việc cung cấp các dịch vụ tin, số liệu về dân số và KHHGĐ tại các chăm sóc SKSS trong cả nước. vùng biển đảo, đảo và ven biển, đáp ứng yêu - Ngày 07/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký cầu quản lý, điều hành chương trình dân số Quyết định số 317/QĐ-TTg phê duyệt Đề án và KHHGĐ, yêu cầu xây dựng quy hoạch “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến 2020” (Đề án 317). Đề án 317 có một ý nghĩa năm 2020 của địa phương và Trung ương. chiến lược để thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/ - Quyết định số 5231/QĐ-BYT ngày 28/12/2010 TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt các Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, mà xử trí cấp cứu tai biến sản khoa”. đối tượng được trực tiếp hưởng thụ là mọi người dân, lực lượng lao động, lực lượng vũ - Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 trang đang sinh sống, làm kinh tế và bảo vệ của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chủ quyền trên biển, đảo. Đề án có 5 mục tiêu: Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Chiến lược giai đoạn này i. Củng cố mạng lưới y tế đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm thể hiện rõ quan điểm: i) Giải quyết đồng sóc sức khỏe người dân vùng biển, đảo. bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện ii. Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số SKBMTE, phát huy lợi thế cơ cấu dân số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo 6
- Sè 25/2018 vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng pháp luật nói trên và đây chính là các căn cứ biển, đảo. pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển iii. Tăng cường năng lực cấp cứu, vận chuyển, y tế vùng biển đảo nói riêng, nhằm nâng cao chất khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng và các bệnh tật đặc thù vùng biển, đảo. vũ trang và người lao động đang sinh sống, hoạt iv. Trang bị kiến thức cho người dân vùng động trong vùng biển, đảo Việt Nam. biển, đảo có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự 2. Một số nghiên cứu liên quan đến thực trạng sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ khu vực biển, sở cấp cứu vùng biển, đảo. đảo và ven biển v. Thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về Nghiên cứu “Thực trạng dịch vụ y tế với đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển. KHHGĐ và chăm sóc SKBMTE tại thị xã Đông - Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 Hà, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và huyện của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng sản Đức Linh, tỉnh Bình Thuận”: Kết quả nghiên cứu phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú cho thấy, số lượng và chất lượng cán bộ có ảnh và vú ngậm nhân tạo. hưởng trực tiếp đến kết quả cung cấp dịch vụ - Thông tư số 59/2015/TT-BYT ngày 31/12/ KHHGĐ và chăm sóc SKBMTE. Nghiên cứu 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chức đưa ra một số kết quả rất thú vị về vấn đề chăm năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung sóc SKBMTE, KHHGĐ: vẫn có 15,25% tảo hôn; tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh/thành 34,95% phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh phố trực thuộc Trung ương. thai (BPTT); có đến 40% phụ nữ vệ sinh không tốt khi có kinh nguyệt; tỷ lệ phụ nữ có đi khám - Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 thai là 54,85%, trong đó khám 1 lần là 57,67%, của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt tài khám 2 lần là 61,02% và 3 lần là 80,19%; tỷ lệ liệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai là 52,07%. sóc sức khỏe sinh sản”. Tỷ lệ các bệnh phụ nữ thường mắc khi có thai và - Thông tư số 26/2017/TT-BYT ngày 26/06/2017 nuôi con nhỏ: Suy dinh dưỡng là 96,46%, nhiễm của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, khuẩn sau đẻ là 31,33%, nhiễm độc thai nghén nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 30,02%. Về vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng là 14,79%; tỷ lệ bà mẹ trực thuộc Trung ương. thiếu sữa cho con bú là 45,92%. Những căn bệnh mà trẻ thường gặp đó là nhiễm khuẩn đường hô Tóm lại: Nhằm phát triển kinh tế biển, bảo hấp (78%), đường tiêu hóa (72,63%); tỷ lệ trẻ đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng được tiêm chủng là 76,61% [17]. biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh Năm 2002, nghiên cứu về “cơ cấu bệnh tật của và nâng cao sức khỏe; góp phần đảm bảo an ninh của nhóm dân cư vùng biển” do tác giả Hoàng - quốc phòng, trong những năm qua, Đảng, Nhà Bá Thịnh và cộng sự tiến hành cho thấy nhóm nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách dân cư vùng biển thường mắc một số nhóm bệnh về biển đảo và chăm sóc sức khỏe cho người dân phụ nữ, trong đó tập trung nhiều vào nhóm bệnh vùng biển đảo. Những chủ trương, chính sách phụ khoa do ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường này được thể hiện trong các văn bản quy phạm sống thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch. 7
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐẢO VÀ VEN BIỂN Nghiên cứu của Lê Bách Quang và cộng sự về sông, vạn chài”. Nghiên cứu đã đưa ra nhận “Tình hình bệnh tật ở một số vùng biển đảo Việt định, khu vực đầm phá, ngập mặn là một khu Nam” được triển khai tại 14 điểm thuộc các huyện vực đặc thù của vùng biển và ven biển, người ở khu vực đảo, ven biển, vùng ngập mặn, đầm phụ nữ phải lao động vất vả, xa nhà, biệt lập phá, đầm lầy của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Kết khỏi cộng đồng và chịu nhiều tác động bởi điều quả nghiên cứu cho thấy, tại các vùng đảo tỷ lệ kiện tự nhiên nơi họ đang sinh sống. Bên cạnh mắc bệnh viêm gan A là 1,1 năm/1000 dân; HIV đó, do tính chất công việc nên việc chăm sóc là 2,1/năm/1000; tại các vùng đầm phá, đầm lầy sức khỏe cho con cái và bản thân họ gặp nhiều (Phú Vang, Huế), bệnh viêm gan B chiếm tỷ lệ khó khăn, việc tiếp cận dịch vụ y tế nói chung, 41,5 năm/1000 dân; ở Năm Căn, bệnh phụ khoa trong đó có dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao 125,3/ năm/1000 dân. của người dân cũng không dễ dàng do tâm lý, thói quen, phong tục tập quán, phương tiện đi Năm 2010, tác giả Nguyễn Hoàng Luyến đã lại, đường sá xa xôi. Nghiên cứu cũng đưa ra thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh kiến nghị, tổ chức mô hình chăm sóc SKBMTE, hưởng đến sức khỏe bộ đội và nhân dân ở các xã KHHGĐ vùng đầm phá, ngập mặn cần mang đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa và các tính đặc thù, phù hợp với điều kiện địa hình, khu vực biển lân cận”. Kết quả nghiên cứu cũng địa lý, đặc thù công việc, trình độ dân trí, lối khẳng định, viêm nhiễm đường sinh dục có tỷ lệ sống, thói quen nếp sinh hoạt... đó là những vấn mắc cao nhất trong nhóm dân cư với tỷ lệ tương đề quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất ứng 23,15%. lượng, hiệu quả chăm sóc SKSS, KHHGĐ đối Năm 2010, Trung tâm Thông tin và Tư liệu với người dân sống tại khu vực này. dân số (Tổng cục Dân số-KHHGĐ) triển khai đề Năm 2012, tác giả Phạm Hồng Quân, Tổng tài “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi và thực cục DS-KHHGĐ thực hiện đề tài “Khảo sát, trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch đánh giá kiến thức thái độ và thực hành (KAP) về hóa gia đình nhằm xây dựng các mô hình, giải DS-KHHGĐ; phòng chống STDs cho thanh niên, pháp can thiệp đáp ứng nhu cầu CSSK bà mẹ - vị thành niên tại 6 tỉnh trong và ngoài địa bàn Đề trẻ em/KHHGĐ ở các vùng biển, đảo và ven biển án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven tỉnh Bình Định đến năm 2020”. Kết quả nghiên biển giai đoạn 2009-2012” tại 6 tỉnh/thành phố cứu cho thấy, sự hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy gồm Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Hải đủ của người dân, kể cả phụ nữ về những kiến Dương, Gia Lai và Hậu Giang. Kết quả nghiên thức cơ bản trong chăm sóc SKSS, SKBMTE, cứu cho thấy có 31,7% vị thành niên/ thanh niên KHHGĐ dẫn đến tình trạng những người phụ nữ (VTN/TN) cho rằng quan hệ tình dục trước khi khi mang thai chưa có ý thức tự giác đi khám sức kết hôn là điều bình thường, có thể chấp nhận khỏe định kỳ hoặc tiêm phòng, cũng như vấn đề được. Ở nhóm tuổi 13-15 có 20% VTN/TN được chăm sóc thai nhi, bồi dưỡng sức khỏe thai phụ, hỏi cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân giảm lao động nặng, tránh sinh hoạt tình dục ở lứa tuổi VTN/TN là bình thường, có thể chấp trong những tháng cuối của chu kỳ mang thai. nhận được. Có 17,9% VTN/TN cho rằng nhất Năm 2011, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Sáng, thiết tình yêu phải đi đôi với tình dục, có 17,6% Phạm Văn Thức, Đặng Văn Chức thuộc Trường VTN/TN cho rằng không cần thiết phải giữ gìn Đại học Y Hải Phòng thực hiện đề tài “Thử trinh tiết. Hiểu biết của VTN/TN về hậu quả của nghiệm mô hình chăm sóc sức khỏe BMTE- quan hệ tình dục trước hôn nhân và quan hệ tình KHHGĐ tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa dục an toàn còn khá hạn chế, có tới 28,6% VTN/ 8
- Sè 25/2018 TN không hiểu biết hoặc hiểu phiến diện không thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Kết đầy đủ về tình dục an toàn. quả cho thấy có tới 94% số phụ nữ được khám phát hiện có bệnh, trong đó viêm nấm âm đạo Trong nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt chiếm 17,7%; viêm cổ tử cung chiếm 49,8%; động mạng lưới y tế khu vực biển, đảo” do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện, kết quả viêm nấm âm đạo chiếm 2,46%; U nang buồng nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh phụ trứng chiếm 2,9%; U xơ tử cung chiếm 2,3%. khoa tại khu vực này rất thấp (4,5%). Mặc dù các Tóm lại: Các kết quả nghiên cứu về chăm chương trình chăm sóc SKBMTE ở khu vực biển, sóc SKBMTE, KHHGĐ đã đề cập ở trên là một đảo đã được triển khai, tuy nhiên vẫn còn tồn tại trong những minh chứng cho thấy sự quan tâm, khá nhiều bất cập như: tỷ lệ sinh con thứ 3 ở cố gắng của ngành Y tế trong việc cung cấp dịch các huyện đảo, ven biển cao hơn các huyện khác vụ chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ cho người dân trong cùng tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả nói chung và cho người dân tại khu vực đảo, ven nước, nhất là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải biển nói riêng. Các nghiên cứu đã đưa ra những Nam Trung bộ; tỷ suất chết mẹ, mang thai ngoài số liệu cụ thể cho thấy sự thay đổi theo chiều ý muốn, tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hướng tích cực của người dân trong tiếp cận và sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước, trong và cao; cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ sau sinh (sử dụng các biện pháp tránh thai, số lần chăm sóc SKSS, KHHGĐ ở tuyến xã còn yếu và khám thai, sinh con có sự can thiệp của cán bộ thiếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và y tế v.v..) cũng như các dịch vụ chăm sóc trẻ em khí hậu biển. (tiêm chủng, chế độ dinh dưỡng v.v..). Bên cạnh Năm 2014, Bệnh viện 7 Quân khu 3 triển khai đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, hoạt động “Thí điểm tư vấn và khám sức khỏe thách thức cần giải quyết nhằm hướng đến việc cho phụ nữ tuổi 15-49, bà mẹ mang thai, trẻ em” chăm sóc SKBMTE, KHHGĐ tốt hơn trong thời tại 3 xã đảo Ngọc Vừng, Quan Lại và Minh Châu gian tới. /. 9
- CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI DÂN TẠI KHU VỰC ĐẢO VÀ VEN BIỂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học sư phạm (2004), Tài liệu giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản. 2. Bộ Y tế (2007), Thực hành cộng đồng, sách đào tạo Bác sỹ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 20.) 3. Đại học Y Hải Phòng (2010), Thiết kế thử nghiệm mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em-kế hoạch hóa gia đình tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, vạn chài. 4. Đại học Y Hải Phòng (2010), Thiết kế thử nghiệm mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em-kế hoạch hóa gia đình tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, vạn chài. 5. Marta Pegoiani, Những người khác biệt thay đổi thế giới. 6. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020. 7. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. 9. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”. 10. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2009), Những nội dung chủ yếu Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020, Hà Nội. 11. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2010), Báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát, đánh giá công tác truyền thông giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đặc thù vùng biển, đảo và ven biển, Hà Nội. 12. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2010), Một số kết quả khảo sát về những yếu tố phong tục, tập quán và nghề nghiệp tác động tới thái độ, hành vi sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam, Hà Nội. 13. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2010), Một số yếu tố tác động của môi trường biển đến cơ cấu bệnh, tật đặc thù vùng biển, đảo và ven biển Việt Nam, Hà Nội. 14. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2012), Kết quả khảo sát, đánh giá kiến thức thái độ và thực hành về dân số kế hoạch hóa gia đình; phòng chống STDs cho thanh niên, vị thành niên tại địa bàn và ngoài địa bàn Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển đảo, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2012, Hà Nội. 15. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình – Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Vai trò của cấp ủy đảng các cấp đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình các vùng biển, đảo và ven biển. 16. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (2014), Báo cáo một số kết quả chủ yếu thực hiện Đề án 52 sau 5 năm triển khai (2009-2014) và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo. 17. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh dân số Việt Nam 2003. 18. Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em (2006), Những kiến thức cơ bản về dân số, gia đình và trẻ em, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 19. UNFPA (2001), Sổ tay sức khỏe sinh sản gia đình, NXB Y học, Hà Nội. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan hoạt động xây dựng, thực thi chính sách và công trình nghiên cứu khoa học về người cao tuổi Việt Nam
9 p | 91 | 15
-
Cách dùng thuốc trị ho an toàn cho trẻ
5 p | 98 | 9
-
Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp
7 p | 97 | 8
-
Bài giảng Tổng quan về các định hướng lớn trong lĩnh vực y tế - Trần Thị Mai Oanh
12 p | 84 | 6
-
Nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân trong KCB một số nước trên thế giới
6 p | 46 | 5
-
Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2015: Tăng cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
224 p | 46 | 4
-
Tổng quan một số chính sách về nhân lực y tế cho người dân tộc thiểu số: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng
7 p | 37 | 4
-
Tổng quan về thực trạng triển khai, thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản của một số nước trên thế giới và Việt Nam
7 p | 6 | 4
-
Khảo sát thực trạng vườn thuốc nam mẫu của trạm y tế phường tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
2 p | 129 | 3
-
Quản lý đồ uống có nồng độ cồn thấp hướng đến khách hàng tiềm năng là vị thành niên – kinh nghiệm thế giới và đề xuất chính sách với Việt Nam
12 p | 7 | 2
-
Tổng quan kinh nghiệm thế giới về hình thức tổ chức, phân tuyến và xếp loại các cơ sở khám chữa bệnh
9 p | 13 | 2
-
Tử vong sơ sinh và một số can thiệp hiệu quả giảm tử vong trong lộ trình hướng tới mục tiêu cải thiện sức khỏe sơ sinh vào năm 2030
7 p | 6 | 2
-
Tăng cường tiếp cận thuốc điều trị AIDS ở Việt Nam: Các khía cạnh về xã hội và y tế
6 p | 88 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn