Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỔNG QUAN CƠ CẤU BỆNH UNG THƯ Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
TẠI KHOA GIẢI PHẪU BỆNH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
TP HỒ CHÍ MINH TRONG 2 NĂM 2012-2013<br />
Nguyễn Thị Mai Hương*, Trần Huỳnh Hạnh Thảo*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tần suất và tỷ lệ giới tính các loại bệnh ung thư ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại<br />
khoa ngoại tổng quát, ngoại tim mạch lồng ngực, ngoại tiết niệu bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh từ năm<br />
2012 đến năm 2013.<br />
Đối tượng: bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bằng giải phẫu bệnh và được điều trị phẫu thuật tại BV<br />
Thống Nhất.<br />
Phương pháp: mô tả hồi cứu 296 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và được điều trị phẫu thuật tại BV<br />
Thống Nhất từ 01/2012 đến 10/2013.<br />
Kết quả: tuổi trung bình: 74, tỷ lệ nam 70.61%, nữ 29.39%. Ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất là ung thư đại<br />
trực tràng với 33,78%; phổi 11,49%; dạ dày 8,78%; tuyến tiền liệt 7,43%; bàng quang 6,08%; hạch 5,07%, các<br />
loại ung thư khác (gan, ruột non, tuyến giáp, vú...) chiếm 27,36%.<br />
Kết luận: Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các bệnh ung thư xảy ra ở nam giới với tỷ lệ nam<br />
gấp 2,5 lần nữ. Ung thư đại trực tràng xuất hiện với tần suất cao nhất trong các loại ung thư, tiếp theo là phổi,<br />
dạ dày, tuyến tiền liệt, bàng quang, hạch...Các loại khác chiếm tỷ lệ mỗi loại dưới 5%. Cần đề ra các chương trình<br />
tầm soát ung thư đại trực tràng, giáo dục về các bệnh viêm đại tràng, polyp đại trực tràng để phát hiện và điều<br />
trị sớm.<br />
Từ khoá: tần suất các loại bệnh ung thư, người cao tuổi<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FREQUENCY OF CANCER IN ELDERLY PATIENT<br />
AT THONG NHAT HOSPITAL IN 2012 AND 2013<br />
Nguyen Thi Mai Huong, Tran Huynh Hanh Thao<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 19-21<br />
Objective: To evaluate the frequency and sex ratio of cancer in the elderly (60 years and older) in<br />
general surgery, cardiothoracic surgery, urology surgery at Thống Nhất hospital in Ho Chi Minh City from<br />
2012 to 201.<br />
Subjects: Patients aged 60 years or older are diagnosed by histopathology and treated cancer disease by<br />
surgery in Thống Nhất hospital.<br />
Methods: Retrospective descriptive records 296 patients was diagnosed with cancer and was surgically<br />
treated at Thống Nhất Hospital from 01/2012 to 10/2013.<br />
Results: The average age of cancer diseases: 74, 70.61% male, 29.39% female. Cancer account appropriates<br />
the highest proportion is colorectal cancer with 33.78%, lung cancer 11.49%, stomach cancer 8.78%, prostate<br />
cancer 7.43%, bladder cancer 6.08%, lymphoma 5.07%, other cancer diseases (liver cancer, small intestine<br />
cancer, thyroid cancer, breast cancer ... ) accounted for 27.36%.<br />
<br />
* Khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Huỳnh Hạnh Thảo - ĐT: 0986035751 Email: hanhthao121@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
19<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusions: In our study, most cancers occur in men with male ratio is 2.5 times than female. Colorectal<br />
cancer occurs with the highest frequency in the cancer diseases of the elderly, followed by lung cancer, stomach<br />
cancer, prostate cancer, bladder cancer, lymphoma ... The other percentage less than 5% each. We should carry<br />
out the screening program for colorectal cancer and the others, education about the disease colitis disease,<br />
colorectal polyps as well as other malignant diseases to detect and treat diseases early.<br />
Key words: frequency of cancer, elderly patients<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Do đặc điểm bệnh ung thư ở người cao tuổi<br />
là được phát hiện trễ, cơ thể suy yếu, có một số<br />
bệnh kèm theo... nên việc chữa trị bệnh ung thư<br />
ở người cao tuổi cần phải đánh giá và cân nhắc<br />
kỹ: hiệu quả điều trị, thời gian sống thêm, biến<br />
chứng trong và sau điều trị. Ngoài ra, cũng<br />
không được xem nhẹ yếu tố tâm lý tình cảm đặc<br />
biệt của người cao tuổi.<br />
* Phẫu thuật: người cao tuổi thường rất sợ bị<br />
mổ: sợ đau, sợ chết, sợ bị mất một phần thân thể.<br />
Hơn nữa, có nguy cơ cao khi gây mê, chậm lành<br />
vết thương...<br />
* Xạ trị cũng phải hết sức lưu ý các biến<br />
chứng do xạ trị.<br />
* Hóa trị: lưu ý các tác dụng phụ của thuốc<br />
ung thư, xem xét giảm liều, đề phòng bội nhiễm<br />
hay tình trạng kém dinh dưỡng...<br />
Số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh<br />
viện Thống Nhất chủ yếu là bệnh lão khoa, bệnh<br />
nhân sẵn có các bệnh mạn tnhs kèm theo: tim<br />
mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, COPD<br />
cùng với bệnh ung thư. Câu hỏi đặt ra cho<br />
nghiên cứu của chúng tôi là tỷ lệ các loại bệnh<br />
ung thư ở người cao tuổi tại bệnh viện Thống<br />
Nhất là bao nhiêu? Và nên hay không nên lựa<br />
chọn phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị đối với<br />
những bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh mạn tính<br />
đi kèm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bệnh nhân từ<br />
60 tuổi trở lên và có kết quả giải phẫu bệnh lý<br />
sau mổ xác nhận ung thư. (Theo luật số<br />
39/2009/QH12 của Quốc hội : LUẬT NGƯỜI<br />
CAO TUỔI quy định người cao tuổi được quy<br />
định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ<br />
60 tuổi trở lên).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu theo kiểu hồi cứu.<br />
Thu thập số liệu từ sổ lưu trữ của khoa Giải<br />
phẫu bệnh bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí<br />
Minh từ tháng 01/2012 đến tháng 10/2013.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng<br />
10/2013, tại khoa Ngoại tổng quát, Ngoại Tim<br />
mạch lồng ngực, Ngoại tiết niệu bệnh viện<br />
Thống Nhất đã phẫu thuật cho 296 bệnh nhân<br />
tuổi từ 60 trở lên, tuổi trung bình là 74.<br />
Bảng 1. Các loại bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao ở đối<br />
tượng nghiên cứu<br />
Loại Ung thư<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
209(70,61%) 87 (29,39%)<br />
Đại trực tràng<br />
68 (68%)<br />
32(32%)<br />
Phổi<br />
23 (67,65%) 11 (32,35%)<br />
Dạ dày<br />
19 (73,08%) 7(26,92%)<br />
Tuyến tiền liệt<br />
22 (100%)<br />
0(0%)<br />
Bàng quang<br />
16 (88,89%) 2(11,11%)<br />
Hạch<br />
8(53,33 %)<br />
7(46,67%)<br />
Khác (tỷ lệ mỗi loại dưới 5%) 53(65,43%) 28(34,57%)<br />
<br />
Bảng 2. Tần suất bệnh ung thư xảy ra ở nam và nữ<br />
<br />
Đối tượng<br />
Gồm 296 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được<br />
chẩn đoán ung thư và điều trị phẫu thuật tại<br />
khoa Ngoại tổng quát, Ngoại tim mạch lồng<br />
ngực, Ngoại tiết niệu bệnh viện Thống Nhất TP<br />
<br />
20<br />
<br />
Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 01/2012<br />
đến tháng 10/2013.<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
209<br />
87<br />
296<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
70,61%<br />
29,39%<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là<br />
các bệnh nhân người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên)<br />
nên tuổi trung bình tương đối cao 74 (60-94 tuổi),<br />
được bác sĩ chẩn đoán ung thư và điều trị phẫu<br />
thuật.<br />
Chúng tôi nhận thấy đa số bệnh ung thư xảy<br />
ra ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ là 209/87 (gấp 2,5<br />
lần), bệnh ung thư xảy ra nhiều nhất trong mẫu<br />
nghiên cứu là ung thư đại trực tràng: 100 bệnh<br />
nhân (33,78%), trong đó bệnh vẫn tập trung ở<br />
giới nam (68 nam/32 nữ) 68%; Tiếp sau là ung<br />
thư phổi: có 34 bệnh nhân (11,49%), trong đó<br />
nam giới chiếm đa số (23 nam/11 nữ) 67,65%;<br />
Thứ 3 là ung thư dạ dày: 26 bệnh nhân (8.78%)<br />
tỷ lệ nam/nữ 19/7 trong đó nam giới chiếm<br />
73,08%. Ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ 4<br />
với 22 bệnh nhân (100% nam). Ung thư bàng<br />
quang đứng thứ 5 với 18 bệnh nhân (6,08%) nam<br />
chiếm đa số với 88,89% (tỷ lệ nam/nữ là 16/2).<br />
Ung thư hạch có 15 bệnh nhân (5,07%) không có<br />
sự chênh lệch nhiều ở 2 giới: 8 nam/7 nữ. Các<br />
loại ung thư khác (gan, ruột non, tuyến giáp,<br />
vú...) có 81 bệnh nhân (27,37%), trong đó mỗi<br />
loại ung thư đều dưới 5% trong tổng số các<br />
trường hợp trong mẫu tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đã nghỉ hưu, đa số cán bộ ở nước ta là nam giới<br />
nên tỉ lệ giới tính có thể là yếu tố gây nhiễu.<br />
<br />
Dự phòng và phát hiện sớm ung thư ở<br />
người cao tuồi<br />
Nhằm kéo dài tuổi thọ và sống có ích, người<br />
cao tuổi cần nên rèn luyện thân thể, sống thanh<br />
thản, ăn uống theo đúng phép vệ sinh, không<br />
uống rượu, bỏ thuốc lá...<br />
Cần chú ý các triệu chứng bất thường báo<br />
động ung thư như: có khối u nào đó, ho kéo dài<br />
hay khàn tiếng kéo dài, chảy máu bất thường ở<br />
âm đạo. Đi tiêu có máu, tiểu khó hay có máu, táo<br />
bón lâu ngày, sốt hoặc sụt cân không rõ nguyên<br />
do... Đi khám bệnh ngay ở các trung tâm, bệnh<br />
viện chuyên khoa để có thể phát hiện bệnh sớm<br />
và điều trị kịp thời.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 296 bệnh nhân được chẩn<br />
đoán ung thu và điều trị phẫu thuật tại các khoa<br />
Ngoại bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh<br />
có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ xác nhận ung<br />
thư, chúng tôi có kết luận sau:<br />
Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư đều là nam<br />
giới với tỷ lệ 70.61%, ung thư đại trực tràng là<br />
ung thư đứng hàng đầu với tỷ lệ 33.78%.<br />
<br />
Thống kê trên đây của chúng tôi phù hợp<br />
với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, hầu<br />
hết các bệnh ung thư ở Việt Nam có tỷ lệ<br />
nam/nữ > 1:1.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tuy nhiên số bệnh nhân đến khám tại bệnh<br />
viện Thống Nhất chủ yếu là cán bộ trung cao cấp<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
03-04-2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
11-04-2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20 – 05 - 2014<br />
<br />
1.<br />
<br />
BS Trần Chánh Khương - Người cao tuổi và bệnh ung thư,<br />
Trung tâm Ung bướu TPHCM<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
21<br />
<br />