intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa" nhằm đưa ra những thông tin khái quát về sự hình thành và phát triển của Đại tạng kinh Phật giáo chữ Hán tại Trung Quốc qua các triều đại; bài báo cũng chỉ ra Phật giáo trong quá trình phiên dịch Đại tạng Kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đã thông qua ba phương thức chính để dung hòa giữa hai ngôn ngữ, khiến cho Kinh điển Phật giáo có thể dễ dàng truyền bá và phổ biến giáo lí tại Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về Đại tạng Kinh Hán truyền và ảnh hưởng của nó trong nền văn minh Trung Hoa

  1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠI TẠNG KINH HÁN TRUYỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG NỀN VĂN MINH TRUNG HOA Nguyễn Quốc Chung* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Sú Xuân Thanh TÓM TẮT Nội dung trọng yếu của bài báo nhằm đưa ra những thông tin khái quát về sự hình thành và phát triển của Đại tạng kinh Phật giáo chữ Hán tại Trung Quốc qua các triều đại; bài báo cũng chỉ ra Phật giáo trong quá trình phiên dịch Đại tạng Kinh từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, đã thông qua ba phương thức chính để dung hòa giữa hai ngôn ngữ, khiến cho Kinh điển Phật giáo có thể dễ dàng truyền bá và phổ biến giáo lí tại Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra được mức ảnh hưởng và những đóng góp nhất định của Đại tạng kinh chữ hán trong hệ thống ngôn ngữ Hán cũng như trong kho tàng thư tịch mấy nghìn năm của Trung Hoa. Từ khóa: đại tạng kinh hán truyền, phật giáo, văn minh Trung Hoa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trung Hoa là đất nước đầu tiên chuyển ngữ và phiên dịch thành công Tam tạng Kinh của Phật Giáo từ ngôn ngữ Phạn sang chữ viết địa phương của mình, đó là ngôn ngữ Hán, tất cả đều được kết tập thành Đại tạng kinh Hán truyền Phật Giáo. Công việc này diễn ra trong một quá trình lâu dài và công phu của các Tăng sĩ cả hai phía Tây Vực và Trung Hoa. Trong quá trình phiên dịch Kinh điển từ Phạn sang Hán, xuất hiện rất nhiều từ ngữ và thuật ngữ có ý nghĩa và khái niệm mới, hàm chứa thâm sâu tư tưởng Phật giáo, ngôn ngữ Phật giáo do đó đã làm giàu kho từ vựng tiếng Hán, ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa Trung Quốc cũng như các nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa Chữ hán. Do chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, nên trong đời sống hàng ngày, người Trung quốc thường hay sử dụng các từ ngữ phật giáo như: sám hối (懺悔), nhân duyên (因緣), bình đẳng (平等), hiện hành (現行)… , hay các thành ngữ thường được sử dụng như: hồ thuyết bát đạo (胡說八道), đả thành nhất phiên(打成一片), tá hoa hiến Phật (借花獻佛),... cũng đều xuất phát từ những điển tích và ngôn ngữ Phật giáo, những thành ngữ này đã trở nên phổ biến rộng rãi mà cho đến tận ngày nay người dân Trung Hoa vẫn hay dùng. Trong văn học, triết học, thơ ca,.v.v. cũng đều có hình bóng Phật giáo, sử dụng nhiều từ ngữ hàm chứa triết học Phật giáo như: chân (真), không (空), thiền (禪), tập (集), trần (塵),.v.v. Tất cả những thuật ngữ, từ vựng kể trên đều được trích ra từ kinh điển và những điển tích Phật giáonày được ghi chép và chú giải trong “Đại tạng kinh”. 2155
  2. Để nói về sức ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo tới ngôn ngữ Trung Hoa trong bài viết “Khái luận về Phật giáo và từ vựng Hán ngữ” được đăng trên trang “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc” đã khẳng định: “Trên phương diện từ vựng của ngôn ngữ Hán, nếu như lược bỏ đi từ vựng của Phật giáo, thì chẳng có cách nào nghiên cứu được Văn hóa truyền thống Trung Hoa” [1], “Nếu như chúng ta muốn loại bỏ hoàn toàn văn hóa Phật giáo, sợ rằng ngay đến lời nói khi nói ra cũng không được trọn vẹn” [2]. Điều này đã khẳng định được vai trò và sức ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo trong nền văn minh Trung Hoa. Nói cách khác nếu chúng ta muốn đi sâu nghiên cứu văn hóa Trung Hoa thì trước việc nắm bắt được và có sự hiểu biết nhất định về những thuật ngữ, những từ vựng của Phật giáo và liên quan tới Phật giáo là rất cần thiết. Bài viết thông qua việc dựa vào các quan điểm và tư tưởng của Phật giáo trong Đại tạng kinh, để giải thích các từ vựng và thuật ngữ có hàm nghĩa sâu rộng. Đồng thời tham khảo các tài liệu lịch sử Phật giáo Trung Quốc nhằm đảm bảo tính chính xác và logic nhất trong quá trình khái quát những sự kiện lịch sử liên quan đến Đại tạng kinh của Phật giáo Trung Quốc. Bài viết phân tích, tổng hợp để giải thích cũng như đánh giá về tầm quan trọng của ngôn ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ Hán; rút ra những kết luận tổng quan, quan điểm, liên quan đến vị trí của Phật giáo trong nền Văn minh Trung Hoa. 2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI TẠNG KINH HÁN TRUYỀN CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC 2.1. Khái niệm “Đại tạng kinh” “Đại tạng kinh” (大藏經) là tổng tập tất cả các thư tịch Kinh điển của Phật giáo, hay còn được gọi là “Nhất thiết Kinh” (一切經). Đại tạng kinh kết tập và phân loại lại tất cả các kinh điển và thư tịch của Phật giáo một cách có hệ thống, có tổ chức vô cùng rõ ràng, được phân thành ba phần: “Kinh tạng” (經 藏) để phân loại những giáo lý được chính Đức Phật tuyên thuyết; “Luật tạng”(律藏)phân loại những giới luật được Đức Phật đưa ra và áp dụng trong Tăng đoàn; “Luận tạng”(論藏)để phân loại những bài luận của các đệ tử Phật giáo nhằm biện giải và hệ thống lại các tư tưởng nằm trong giáo lý của Kinh tạng, cụ thể như sau: Luật tạng (律藏) “Đại tạng kinh” (大藏經) Kinh tạng (經藏) Luận tạng (論藏) Hình 2.1. Sơ đồ phân loại “Đại tạng kinh” 2.2. Tổng quan về Lịch sử hình thành “Đại tạng kinh” Thời gian xuất hiện sớm nhất của Kinh điển Phật giáo tại Trung Quốc được giới học thuật đồng thuận là vào thời vua Hoàn Đế (146-167) nhà Hậu Hán, những bản Kinh văn Phật giáo lần đầu tiên được hai vị Tăng sĩ là An Thế Cao và Chi Lâu Ca Sấm phiên dịch qua Hán văn, đánh dấu sự xuất hiện của Kinh văn Phật giáo chữ Hán và là sự mở đầu cho công cuộc phiên dịch kinh điển Phật giáo xuyên suốt các triều đại sau này. 2156
  3. Ban đầu các kinh điển khi được dịch qua Hán văn đều rời rạc và chưa có một hệ thống rõ ràng, tạo trở ngại cho việc nghiên cứu Phật giáo, và khái niệm về “Đại tạng kinh” hoàn toàn chưa xuất hiện. Chỉ đến khi Sa môn Bảo Xướng đời nhà Lương soạn ra “Lương thế chúng kinh mục lục” (梁世眾經目錄) thì khái niệm về “Tạng” (藏) trong Kinh điển Phật giáo mới bắt đầu xuất hiện. Mãi đến sau này sách “Khai nguyên thích giáo lộ” (開元釋教路) do đại sư Trí Thăng đời nhà Đường soạn ra mới được coi là bản “Kinh lục” đầy đủ và chi tiết nhất, nhưng khái niệm về “Tạng” (藏) của Kinh điển Phật giáo vẫn chưa được rõ ràng và phổ biến. Tại Trung Quốc từ đời nhà Hán cho tới hết đời nhà Đường, giai đoạn này được xem là thời kỳ phiên dịch Kinh điển Phật giáo, vì đến thời Đường toàn bộ kinh điển của Phật giáo hầu như đã được dịch qua Hán văn, thêm vào đó, sự trở vềcủa pháp sư Huyền Trang từ Tây trúc (Ấn Độ ngày nay), đã mangvề một số lượng lớn Kinh sách, và khởi xướng công tác phiên dịch các Kinh điển chưa có hoặc còn thiếu tại Trung Quốc, đồng thời cũng tiến hành phiên dịch và hiệu đính lại các kinh điển cũ đã dịch. Kinh điển Phật giáo đến thời nhà Đường có thể nói là đã đạt tới mức đỉnh cao về công tác phiên dịch. Cho đến thời nhà Tống công việc phiên dịch kinh điển đã tương đối hoàn thiện, và bắt đầu chuyển sang thời kỳ kết tập “Đại tạng kinh”, lúc này khái niệm về Đại tạng kinh mới được rõ ràng và phổ biến; các lần kết tập “Đại tạng kinh” được diễn ra từ triều đại nhà Tống tới hết triều đại nhà Thanh, với số lần như sau: Nhà Tống và Kim, Liêu gộp lại gồm 8 lần, nhà Nguyên 2 lần, nhà Minh 4 lần, nhà Thanh 3 lần, tổng cộng có 17 lần kết tập Đại tạng kinh tại Trung Quốc được trải qua nhiều triều đại khác nhau. 3. ẢNH HƯỞNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠI TẠNG KINH HÁN TRUYỀN PHẬT GIÁO TRONG NỀN VĂN MINH TRUNG HOA 3.1. Sự dung hòa ngôn ngữ Ở Trung quốc, các lĩnh vực triết học, huyền học của Đạo giáo, Nho giáo, .v.v. đã vô cùng hoàn thiện và phát triển trước khi Phật giáo truyền đến, do đó để được người dân Trung Hoa chấp nhận thêm một tư tưởng hay một tính ngưỡng mới là một điều không hề dễ dàng. Phật giáo muốn truyền vào Trung Hoa, thì bản thân Phật giáo ngoài việc có những giáo lý siêu việt huyền vi, thì một điều tiên quyết đó là phải có sự dung hòa về ngôn ngữ. Vì thế khi Phật giáo từ Tây trúc truyền vào Trung Hoa, trong lúc tiến hành công tác phiên dịch Kinh điển, các Tăng sĩ Tây vực đã khéo léo dung hòa giữa ngôn ngữ Phật Giáo và ngôn ngữ địa phương một cách hài hòa nhất, để dễ dàng truyền đạo và phổ biến tư tưởng của Phật giáo tại Trung Hoa. Thông qua việc phiên dịch kinh điển từ Phạn văn thành Hán văn, cùng với sự dung hòa về ngôn ngữ, từ ngữ Phật giáo được xem như làn gió mới, đã bổ sung vào trong kho từ vựng tiếng Hán một số lượng lớn về từ mới và thuật ngữ. Việc gia tăng và bổ xung thêm từ mới và thuật ngữ này có ba tình huống: Một là một số từ ngữ vốn có của Trung Quốc, được dùng để biểu đạt khái niệm của Phật giáo, do đó mà có ý nghĩa hoàn toàn mới, được xem là từ mới, như tâm(心), không(空), chân(真), quán(觀 ), định(定) v.v… Đây đều là những danh từ chuyên môn biểu hiện ý nghĩa Phật pháp. Hai là các từ vì phiên dịch đưa ra khái niệm mới mà sáng tạo như Tứ đế(四諦), Ngũ ấm(五蘊), Chân như(真如), Pháp giới(法界), Duyên khởi(緣起) v.v… Sáng tạo những từ ngữ này phần đông suy nghĩ đến việc kết cấu từ của Hán ngữ và lợi dụng từ tố cấu thành từ ngữ vốn có của tiếng Hán. 2157
  4. Ba là căn cứ theo quan niệm Phật giáo mà sáng tác thêm từ ngữ mới, như phán giáo(判教), cuồng thiền(狂禪), vạn kiếp nan phục(萬劫難服, v.v… Trong từ điển tiếng Hán, có rất nhiều từ vựng được giải thích ngữ nghĩa dựa trên ngôn ngữcũng như tư tưởng của Phật giáo. Nhưng đôi lúc có những từ có thể do những người biên soạn từ điển đó chưa nắm bắt hết được tư tưởng Phật giáo nên giải thích chúng có đôi phần lệch lạc hoặc thiếu sót, điều này đã tạo nên nhiều bất cập cho việc nghiên cứu Đại tạng kinh chữ Hán. Vậy nên muốn đảm bảo tính học thuật khi nghiên cứu Phật học và hiểu được chính xác các thuật ngữ, không những đòi hỏi các học giả phải có kiến thức nền về Phật học mà còn phải có sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ Hán. 3.2. Ảnh hưởng trong Văn học Trung Hoa Trong kho tàng thư tịch của Trung Hoa, có bốn tác phẩm được xem là kiệt tác văn học của Trung quốc đó là: Tam quốc Diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký và Hồng Lâu Mộng. Trong đó tác phẩm Tây du ký được tác giả Ngô Thừa Ân phỏng tác từ cuốn “Đại Đường Tây vực ký” của pháp sư Huyền Trang, một Tăng sĩ, dịch giả Kinh điển Phật giáo nổi tiếng sống vào thời đại nhà Đường, cuốn “Đại Đường Tây vực ký” đã ghi chép toàn bộ hành trình mà pháp sư Huyền Trang trải qua trên đường khi đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ du học. Tác giả Ngô Thừa Ân sau này dựa vào đó làm cốt truyện cho cuốn Tây du ký, đồng thời viết thêm những câu chuyện ly kỳ, và hư cấu thêm ba người đệ tử đó là Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng. Cách mà tác giả Ngô Thừa Ân đặt tên cho ba người đệ tử này cũng hoàn toàn dựa trên thuật ngữ và tư tưởng của Phật giáo, ví dụ như Ngộ không(悟空), Ngộ(悟)có nghĩa là “giác ngộ” hoặc “khai ngộ”, còn chữ không (空)là một từ ngữ được dùng để biểu đạt một khái niệm vô cùng quan trọng của Phật giáo đó chính là Tính không (性空), phản ảnh chủ trương thuyết “Duyên khởi” của Phật giáo, cụ thể thuyết này chủ trương: “sự xuất hiện của tất cả các sự vật hiện tượng đều do sự kết hợp nhịp nhàng của nhân duyên tạo thành, cho nên bản chất của chúng vốn không thật có, vì vậy đều không tồn tại một thực thể riêng biệt” [3], đại ý của thuyết này nhằm giúp cho con người thấy được rằng các giá trị của vật chất hay tinh thần đều có thể bị sự vô thường thay đổi và chi phối, con người không nên quá chìm đắm vào nó ngay cả khi giá trị đó vẫn còn hiện hữu hoặc bị biến hoại, do đó tâm trí con người giữ được trạng thái ổn định, không bị chi phối bởi những giá trị có thể biến đổi theo thời gian. Nên khi xem phim hoặc đọc truyện Tây Du ký ta có thể thấy được nhân vật Ngộ Không có một con mắt rất tinh tường nhìn thấu được các yêu quái hoặc ma nữ ngay cả khi chúng đã biến thành những cô gái xinh đẹp, những cô gái xinh đẹp ấy đại diện cho giá trị của tinh thần hoặc vật chất, nhưng những giá trị này thông qua cái nhìn của sự “Giác ngộ Tính không”, thì đều nhìn thấu được chúng là những con yêu quái, đại diện cho bản chất vô thường biến hoại và “không thật có” của chúng, do vậy con người không nên để bản thân bị che mắt bởi vẻ bề ngoài của các giá trị có thể biến đổi bởi sự vô thường. Có thể nói, tác giả Ngô Thừa Ân đã sử dụng những tư tưởng và thuật ngữ Phật giáo để khắc họa nhân vật trong Tây Du Ký, dựa vào “Đại Đường Tây vực ký” của Ngài Huyền Trang để viết thêm những câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn, những câu chuyện này như là những ví dụ thực tế để cho mọi người có thể hiểu thêm được những giá trị và tư tưởng của Phật giáo. Điều này cho thấy được tác phẩm của Tây Du Ký có giá trị rất cao cả về mặt văn học lẫn giáo dục, và được liệt vào trong Tứ đại danh tác của Trung Hoa. 3.3. Những đóng góp trong hệ thống Thành ngữ Hán ngữ 2158
  5. Phật giáo khi đã được tuyền tới Trung Hoa, bắt đầu cắm rễ sinh sôi phát triển, và phát sinh thêm các thành ngữ gần gũi và phổ biến trong cuộc sống thường nhật của người dân, những thành ngữ này đều mang đậm tư tưởng Phật giáo hoặc những cậu chuyện liên quan tới Phật giáo, chúng đều có đặc điểm là dễ hiểu dễ nhớ và có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, có thể biểu đạt về một sự vật sự việc nào đó, ví dụ như: hồ thuyết bát đạo (胡說八道), đả thành nhất phiên(打成一片), tá hoa hiến Phật (借花獻 佛),... Điều này đã khẳng định được sức ảnh hưởng của Phật giáo trong nền Văn minh Trung Hoa, khiến cho Phật giáo càng trở nên gần gũi với cuộc sống người dân hơn. 4. Kết luận Qua nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng Phật giáo thông qua nhiều phương thức truyền đạo, đã thực sự dung hòa vào trong nền văn minh Trung Hoa. Đồng thời cũng có những ảnh hưởng và đóng góp to lớn về lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt đã làm cho hệ thống Hán ngữ càng trở nên kiện toàn hơn. Đồng thời thông qua việc Đại tạng kinh Phật giáo được dịch sang Hán văn với số lượng khổng lồ, đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phong phú của kho tàng thư tịch Trung Hoa, hiện nay chúng không những có giá trị về lịch sử và văn hóa mà còn có giá trị về mặt học thuật vô cùng quý giá. Những điều này, đã tạo nên một trong những cơ sở vững chắc khiến cho Phật giáo có thể có được chỗ đứng của riêng mình và trở thành một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Hoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. (Yuan Jiang (袁江), “浅论佛教与汉语词汇”- 中国佛教协会网。 https://www.chinabuddhism.com.cn/ys/wh/2012-03-16/609.html 2. 清查“性空觀”, 佛光大辭典 - 佛光山全球資訊網。 https://www.fgs.org.tw/fgs_book/fgs_drser.aspx 2159
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2