Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam
lượt xem 6
download
Thực tế tại các quốc gia phát triển năng lượng tái tạo cho thấy nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Mỗi nhà đầu tư có nguồn lực và mục tiêu khác nhau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh nguồn vốn, con người, các yếu tố khách quan thuộc về thể chế chính sách, trình độ phát triển công nghệ, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ và quy mô dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 237 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ ĐIỆN GIÓ, MẶT TRỜI VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Hiệp Đại học Điện lực Tóm tắt: Thực tế tại các quốc gia phát triển năng lượng tái tạo cho thấy nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Mỗi nhà đầu tư có nguồn lực và mục tiêu khác nhau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh nguồn vốn, con người, các yếu tố khách quan thuộc về thể chế chính sách, trình độ phát triển công nghệ, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ và quy mô dự án. Bằng việc tổng hơp, phân tích các nghiên cứu liên quan đến hành vi của nhà đầu tư điện gió và mặt trời trên thế giới, đặc biệt tại Đức, tác giả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dự án điện gió và mặt trời. Trong đó, yếu tố chính sách được phân tích kĩ nhằm hiểu được ảnh hưởng khác nhau của mỗi loại cơ chế, công cụ chính sách đến từng nhóm nhà đầu tư. Căn cứ vào đó người làm chính sách có thể điều chỉnh cơ chế, công cụ chính sách định hướng nhà đầu tư đạt được mục tiêu phát triển. Với thực tế phát triển điện gió và mặt trời ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số công cụ thúc đẩy phát triển đầu tư lĩnh vực này. Từ khóa: nhà đầu tư, dự án điện gió, dự án điện mặt trời, chính sách năng lượng. Abstract: Renewable energy development countries show that investors in wind and solar power projects are very diverse. Each investor has different resources and goals when investing in this area. In addition to capital resource, people, objective factors of policy institutions, technology development level, natural conditions have a significant influence on the decision of the investor on the choice of technology and scale of projects. By compiling and analyzing studies related to the behavior of wind and solar investors in the world, particular in Germany, the author evaluates the factors that influence on the decision of investment in wind and solar power projects. In particular, policies are carefully analyzed to understand the different effects of each type of policy instrument to investor groups. Since then, policymakers have been able to adjust their policy-driven tools to achieve their target. With the actual development of wind and solar power in Vietnam, the author proposes some tools to promote investment in this field. Keywords: investors, wind power projects, photovoltaic projects, energy policy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nguồn điện từ năng lượng gió và mặt trời là xu hướng trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Khai thác điện gió và mặt trời ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi động, do vậy đầu tư vào các nguồn năng lượng này là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Đó là cơ hội bởi vì nhà đầu tư không phải lo giải quyết đầu ra do nhu cầu năng lượng ở Việt Nam ngày càng tăng. Điện năng cần sản xuất đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế với tăng trưởng GDP bình
- 238 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 quân ở mức 7.0%/năm giai đoạn 2016 – 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh, 2016). Mặc dù có cơ hội lớn nhưng nguồn điện gió và mặt trời ở Việt Nam vẫn đang bước những bước rất chậm và ngắn. Dẫn đến điều này một phần bởi các nhà đầu tư còn hạn chế về nguồn lực, mặt khác thách thức đầu tư vào phân khúc này khá lớn, nhiều rào cản. Tính đến cuối năm 2016, Việt Nam chỉ có 159.2 MW điện gió được lắp đặt và chưa có điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia [EVN, 2016]. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng trước thực tế nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, không những thế con người đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ các nguồn điện hóa thạch, để đảm bảo an ninh cung cấp điện, tận dụng được lợi thế công nghệ điện gió và mặt trời ngày một rẻ và hoàn thiện, tránh sự tăng giá của nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai, tăng điện gió và mặt trời, giảm điện từ năng lượng hóa thạch trong cơ cấu nguồn điện là chính sách hợp lý. Chúng ta không phủ nhận sản xuất điện từ gió và mặt trời ảnh hưởng lớn đến ổn định cung cấp điện. Tuy nhiên, nghiên cứu trên thế giới cho thấy vấn đề này có thể dần khắc phục bằng các giải pháp công nghệ. Để từng bước tích hợp nguồn điện gió và mặt trời vào hệ thống cung cấp điện, trước hết các quốc gia cần đề ra các con số mục tiêu trung và dài hạn. Đức là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển nguồn điện gió và mặt trời trên thế giới. Mục tiêu của quốc gia này là nâng tỷ trọng điện năng từ nguồn điện tái tạo trong tổng điện năng tiêu thụ chiếm 40 - 45% vào năm 2025, 55 – 60% vào năm 2035 và ít nhất 80% vào năm 2050 (EEG, 2014). Việt Nam đặt mục tiêu đưa công suất nguồn điện mặt trời lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4,000 MW vào năm 2025 và 12,000 MW vào năm 2030. Tương tự, đưa tổng công suất nguồn điện gió lên 800 MW, 2,000 MW và 6,000 MW lần lượt vào các năm 2020, 2025 và 2030 (428/QĐ-TTg). Bài toán đặt ra là Việt Nam cần làm gì để thu hút nhà đầu tư điện gió và mặt trời nhằm đạt được mục tiêu đề ra cả về tổng công suất và tỷ trọng đóng góp của các loại công nghệ. Tiếp cận vấn đề từ kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia có điện gió và mặt trời chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn điện, nghiên cứu sẽ từng bước tìm giải đáp cho các câu hỏi sau: 1. Có những nhóm nhà đầu tư điện gió và mặt trời nào? Mục tiêu và nguồn lực của họ ra sao? 2. Hiện có những loại công nghệ và quy mô điện gió và điện mặt trời nào? 3. Các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến từng nhóm nhà đầu tư? 4. Xu hướng lựa chọn công nghệ và quy mô dự án của từng nhóm nhà đầu tư là như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu được chia làm 5 phần. Trong mục 2 tác giả phân loại nhà đầu tư, xác định động lực, nguồn lực của các nhóm nhà đầu tư. Môi trường đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công cụ chính sách ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư là đối tượng nghiên cứu ở mục 3. Mục 4 giới thiệu các loại công
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 239 nghệ, quy mô dự án điện gió và mặt trời hiện nay, dự đoán xu hướng đầu tư tại Đức. Trong mục 5, tác giả tóm tắt thực trạng đầu tư điện gió và mặt trời ở Việt Nam và đưa ra một số đề xuất về cơ chế, công cụ chính sách để phát triển các nguồn điện này. 2. NHÀ ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU VÀ NGUỒN LỰC 2.1. Phân loại nhà đầu tư Trái ngược với nhà đầu tư dự án nguồn điện từ năng lượng hóa thạch chỉ thường là các công ty điện lực và các công ty sản xuất điện độc lập, nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Phân loại nhà đầu tư có thể dựa vào cơ cấu vốn (Masini, et al., 2010), chủ sở hữu, lĩnh vực kinh doanh chính (Bergek, et al., 2013), hay kinh nghiệm. Theo báo cáo của IRENA (2015), tỷ trọng đầu tư dự án điện gió và mặt trời của các đơn vị tư nhân chiếm trên 85%, khu vực nhà nước chỉ chiếm dưới 15%. Tại Đức, nhà đầu tư có thể được phân nhóm như được trình bày ở Bảng 1 dưới đây (Werner, et al., 2016) (Nelson, et al., 2016): Bảng 1. Nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời tại Đức Nhóm nhà đầu tư Ví dụ Các công ty điện lực lớn EON, RWE, EnBW Các công ty điện lực địa phương MVV, Stadtwerke Müchen, Stadtwerke Hamburg Công ty xây dựng công trình điện quốc tế Dong, Vattenfall, Iberdrola Công ty xây dựng công trình điện trong nước PNE, wpd, Energiekontor, juwi quy mô lớn Công ty xây dựng công trình điện trong nước Công ty xây lắp quy mô nhỏ quy mô nhỏ Ngân hàng quốc tế Deutsche Bank, Commerzbank, UBS, Morgan Stanley Ngân hàng trong nước quy mô lớn Commerzbank, Bayern LB, LBBW, DZ Bank Nhà đầu tư tổ chức Allianz, MEAG Nhà đầu tư nhóm tư nhân KGAL, Capital Stage, Aquila Capital, Blackstone Các nhà đầu tư khác Công ty gia đình, cộng đồng, mạng lưới cá nhân Hộ tiêu thụ cuối cùng quy mô nhỏ Hộ gia đình, nông dân Hộ tiêu thụ cuối cùng quy mô lớn Hộ công nghiệp, thương mại Công ty sản xuất điện độc lập Công ty sản xuất điện độc lập
- 240 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Tỷ trọng đóng góp của các nhóm nhà đầu tư trong tổng công suất lắp đặt các nguồn điện từ năng lượng tái tạo ở Đức năm 2013 được minh họa như Hình 1 dưới đây: Hình 1: Tỷ trọng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo theo chủ sở hữu tại Đức (REA, 2013) Để tiện cho nghiên cứu, tác giả phân nhóm nhà đầu tư và trình bày tại Bảng 2. Tùy thuộc giai đoạn tích hợp, tại các quốc gia tồn tại các nhóm nhà đầu tư khác nhau và tỷ trọng đóng góp của mỗi nhóm trong tổng cơ cấu lắp đặt nguồn điện cũng khác nhau. Bảng 2. Các nhà đầu tư tiềm năng dự án điện gió và mặt trời Thứ tự Cấp độ 1 Cấp độ 2 1 Công ty điện lực Công ty điện lực lớn 2 Công ty điện lực địa phương 3 Công ty xây dựng công Công ty xây dựng công trình điện quốc tế trình điện 4 Công ty công trình điện trong nước 5 Tổ chức tài chính Ngân hàng quốc tế 6 Ngân hàng thương mại trong nước 7 Nhà đầu tư tổ chức Công ty bảo hiểm 8 Quỹ hưu trí 9 Quỹ tổ chức từ thiện 10 Hộ tiêu thụ cuối cùng Hộ công nghiệp 11 Hộ thương mại 12 Hộ gia đình 13 Công ty sản xuất điện Công ty sản xuất điện độc lập độc lập
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 241 2.2. Động lực của nhà đầu tư Hầu hết nhà đầu tư dự án điện gió hoặc mặt trời mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư nếu nó góp phần phát triển xã hội, như tạo việc làm, đảm bảo nguồn cung cấp điện, bảo vệ môi trường, hoặc hiệu quả năng lượng mặc dù có thể dự án không đem lại lợi nhuận cho họ. Tại Đức, một số nhà đầu tư bỏ tiền vào sản xuất điện gió và mặt trời vì đây là một phần trong chuỗi dịch vụ đáp ứng nhu cầu điện năng khách hàng (một số công ty điện lực). Đối với nhóm nhà đầu tư khác, nguồn điện gió và mặt trời đơn giản chỉ là để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chính họ (một số hộ gia đình, đơn vị công nghiệp, tòa nhà thương mại). Nhóm khác đầu tư vào điện gió và mặt trời bởi nó góp phần giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, phần lớn nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (Nelson, et al., 2016). 2.3. Nguồn lực của nhà đầu tư Đối với nhà đầu tư dự án điện gió và mặt trời, nguồn lực bao gồm nguồn tài chính, đất đai, kiến thức trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan. Phần dưới đây phân tích sự khác nhau về nguồn lực của từng nhóm nhà đầu tư. Công ty điện lực Các công ty điện lực thường có lợi thế nguồn tài chính nội tại so với các nhà đầu tư khác. Ở Đức, “Big Four” là bốn công ty điện lực lớn được xem là có nguồn tài chính tốt để đầu tư vào các nguồn điện tái tạo (Werner, et al., 2016). Các công ty điện lực cũng có lợi thế về chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm trong xây dựng vận hành nhà máy điện. Tuy nhiên, họ không có sẵn nguồn đất cho xây dựng nhà máy điện. Công ty xây dựng công trình điện Các công ty xây dựng công trình điện quốc tế có nguồn vốn chủ sở hữu nhất định. Các công ty quy mô nhỏ hạn chế về nguồn tài chính nội tại. Các công ty xây dựng công trình điện không có đất đai cho phát triển dự án. Nhưng, vì xuất phát từ lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng công trình điện, họ có lợi thế về năng lực, kĩ năng, kinh nghiệm liên quan đến xây dựng nhà máy điện, từ đó giảm chi phí đầu tư nhà máy điện. Ngân hàng Các ngân hàng có thể tiếp cận cơ hội đầu tư dự án điện gió và mặt trời cùng với người vay vốn. Ngân hàng có lợi thế về nguồn tài chính với lãi suất thấp và kinh nghiệm trong quản lý tài chính. Họ có thể có nguồn vốn cho đầu tư từ các khoản tiền gửi dài hạn của các tổ chức và cá nhân. Đối với ngân hàng quốc tế, phần lớn nguồn vốn của họ là từ các quỹ ủy thác, các khoản lời từ việc cho vay những nguồn vốn mà nó sở hữu (nguồn
- 242 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 vốn này được tích trữ qua nhiều năm và những đóng góp của các quốc gia thành viên) [World Bank]. Đối với ngân hàng thương mại trong nước, họ có thể tận dụng nguồn tiền gửi của công chúng để đầu tư dự án. Các ngân hàng là những nhà đầu tư không có lợi thế về đất đai và thiếu chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm trong xây dựng vận hành nhà máy điện. Tuy nhiên, họ thường kết hợp với người đi vay vốn là những người có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực sản xuất điện. Nhà đầu tư tổ chức Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ từ thiện đầu tư vào dự án điện gió hay mặt trời dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của tổ chức. Họ là những nhà đầu tư không có đất đai và thường không có kĩ năng kinh nghiệm liên quan đến dự án điện. Tuy nhiên, bởi vì nguồn quỹ có hạn, các nhà đầu tư thuộc nhóm này thường chỉ đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ và vừa, chỉ đủ khả năng đầu tư một vài nhà máy điện. Hộ tiêu thụ cuối cùng Đối với các hộ đầu tư quy mô nhỏ, nguồn tài chính chủ yếu từ khoản tiết kiệm có được (hộ dân dụng sinh hoạt, nông dân). Các hộ đầu tư quy mô lớn một phần vốn từ bản thân doanh nghiệp, tổ chức, phần còn lại đi vay. Hộ tiêu thụ cuối cùng thường có lợi thế về đất đai. Họ có thể lắp đặt tuabin gió hay các tấm pin năng lượng mặt trời trên chính mái nhà hoặc mảnh đất của nhà mình, doanh nghiệp mình. Nếu quy mô dự án lớn, họ phụ thuộc nguồn đất từ bên ngoài. Ở Đức, tỷ trọng đóng góp của hộ công nghiệp, thương mại, dân dụng sinh hoạt, nông dân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công suất lắp đặt các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Như được minh họa tại Hình 1, tỷ trọng công suất lắp đặt của hộ thương mại dân dụng, công nghiệp, nông dân lần lượt là 35%, 14%, 11% vào năm 2013. Công ty sản xuất điện độc lập Những công ty này phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Họ cũng không có đất đai nhưng có lợi thế về chuyên môn, kĩ năng kinh nghiệm trong xây dựng vận hành các dự án điện gió và mặt trời vì đây là lĩnh vực hoạt động chính của họ. Tóm lại, nguồn tài chính, đất đai, trình độ chuyên môn, kĩ năng kinh nghiệm của nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất điện. Tỷ lệ vốn vay càng nhiều, lãi suất vay vốn càng cao, chi phí sử dụng vốn càng tăng. Tương tự, diện tích đất cần thuê càng lớn, giá thuê đất càng cao, chi phí thuê đất càng tăng. Trình độ chuyên môn càng tốt, chi phí vận hành cố định và biến đổi có xu hướng giảm. Kĩ năng kinh nghiệm về xây dựng công trình điện càng tốt, chi phí quản lý đầu tư xây dựng nhà máy càng giảm. Kĩ năng quản lý tài chính càng tốt, chi phí sử dụng vốn càng giảm. Nghiên cứu sự phát triển điện gió và mặt trời tại Đức, Bảng 3 dưới đây minh họa nguồn lực của các nhóm nhà đầu tư tại Đức ở thời điểm hiện tại.
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 243 Bảng 3. Ma trận nguồn lực nội tại của các nhóm nhà đầu tư Tài chính Đất đai Trình độ Kĩ năng và kinh nghiệm Mạnh 1.Công ty điện lực 6. IPPs Trung 3. Ngân hàng bình 2. Công ty xây lắp điện 5. Hộ tiêu thụ cuối cùng Yếu 4. Nhà đầu tư tổ chức 3. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NHÀ ĐẦU TƯ Cùng tồn tại trong một môi trường vĩ mô, nhưng ngoài yếu tố sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các yếu tố như tác động từ đối thủ cạnh tranh, phía người mua điện, thay đổi công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách có ảnh hưởng đáng kể và khác nhau đến nhà đầu tư. 3.1. Điều kiện tự nhiên, thay đổi công nghệ, đối thủ cạnh tranh và người mua điện Điều kiện tự nhiên Đặc trưng của nguồn điện tái tạo là tiềm năng sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Tốc độ gió và bức xạ mặt trời thay đổi theo thời gian trong ngày. Tiềm năng sản xuất điện mặt trời nhiều hơn vào ban ngày và không có vào ban đêm. Tại Đức, hệ số công suất trung bình của điện gió đất liền là 17.02% (1,490 giờ), điện gió ngoài khơi là 36.20% (3,171 giờ) và điện mặt trời là 10.82% (948 giờ) [BMWi, 2016]. Hình 2 dưới đây minh họa nguồn điện gió và mặt trời ở Đức vào hai ngày điển hình ở hai mùa khác nhau theo từng giờ [Fraunhofer ISE, 2016]. (a) (b) Hình 2: Sản xuất điện gió và mặt trời tại Đức tại ngày 06/02/2016 (a) và ngày 08/05/2016 (b)
- 244 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Ngoài ra, nguồn điện từ điện gió và mặt trời còn có một đặc trưng nữa là tính không chắc chắn, khó dự đoán chính xác. Đây là rủi ro tất cả nhà đầu tư dự án năng lượng gió và mặt trời gặp phải. Thay đổi công nghệ Thay đổi công nghệ đem cơ hội giảm chi phí sản xuất điện từ nguồn điện gió và mặt trời làm tăng khả năng cạnh tranh của nguồn điện này so với nguồn điện từ năng lượng hóa thạch. Theo công bố của IRENA (2016), trong đánh giá tiềm năng giảm chi phí điện gió và mặt trời cho đến 2025, chi phí đầu tư cho điện gió đất liền năm 2015 là khoảng 1,560 USD/kW, chi phí đầu tư cho điện gió ngoài khơi vào khoảng 4,650 USD/kW, hai con số này được dự đoán giảm xuống lần lượt là 1,370 USD/kW và 3,950 USD/kW vào năm 2025. Chi phí sản xuất điện từ năng lượng mặt trời sẽ giảm mạnh từ 1,810 USD/kW năm 2015 xuống chỉ còn 790 USD/kW vào năm 2025. Suất đầu tư cho các nguồn điện này dao động giữa các châu lục và các quốc gia. Trung Quốc là quốc gia có chi phí đầu tư thấp nhất. Sự phát triển công nghệ trong tương lai đem đến cơ hội sản xuất điện gió và mặt trời với chi phí thấp đến với tất cả các nhà đầu tư đồng thời làm tăng tính ổn định kĩ thuật trong vận hành của các nhà máy điện, giảm rủi ro kĩ thuật công nghệ. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của các nhà máy điện gió và mặt trời bao gồm các nhà máy điện từ các nguồn điện truyền thống và các nhà máy trong cùng nhóm năng lượng tái tạo. Hình 3 và Hình 4 dưới đây mô tả đối thủ cạnh tranh của nguồn điện gió và mặt trời tại Đức. Hình 3: Tỷ trọng các loại nguồn điện tại Đức năm 2016 [BMWi, 2016]
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 245 LCOE bình quân của điện gió đất liền là 7.15 cents/kWh đủ sức cạnh tranh với các nguồn điện từ than đá, turbin khí. Điện mặt trời lắp ở mặt đất có dải LCOE rộng và trung bình là 10.75 cents/kWh. Bên cạnh đó, như dự báo của IRENA (2016) chi phí đầu tư cho nguồn điện đang và sẽ giảm mạnh, do vậy nguồn điện này cũng có khả năng cạnh tranh về chi phí so với nhiều nguồn điện khác. Hình 4: Chi phí sản xuất điện từ các nguồn điện khác nhau tại Đức năm 2015 [VGB, 2015] Người mua điện Công ty điện lực là người mua điện từ các nguồn điện gió và mặt trời. Tùy thuộc cơ chế, nếu quốc gia đó áp dụng giá FIT người mua thường có tránh nhiệm mua hết điện năng từ nguồn điện tái tạo. Nhà máy điện gió và mặt trời không chịu áp lực từ phía người mua. Nếu thị trường theo cơ chế đấu thầu, nhà đầu tư chịu áp lực chào với mức giá thấp để nhận được quyết định đầu tư. 3.2. Ảnh hưởng của chính sách đến quyết định đầu tư Thực tế tại các quốc gia thành công trong tăng trưởng năng lượng tái tạo cho thấy công cụ chính sách có thể định hướng nhà đầu tư trong việc ra quyết định về công nghệ và quy mô sản xuất điện. Phần dưới đây phân tích sự ảnh hưởng khác nhau của các công cụ chính sách đến các nhóm nhà đầu tư. Nhóm các cơ chế chính sách Tiêu chuẩn năng lượng tái tạo (RES – renewable energy standards): yêu cầu công ty điện lực một tỷ lệ đầu tư nhất định vào nguồn điện tái tạo trong tổng đầu tư. Công cụ này được áp dụng tại 35 quốc gia trên thế giới (Sawin J., Seyboth K., 2017). Như vậy, cơ chế này chỉ tác động đến các công ty điện lực, các nhóm nhà đầu tư còn lại không chịu ảnh hưởng.
- 246 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC – renewable energy certificates): một chứng chỉ tương đương với một đơn vị điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo. Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc… hiện đang áp dụng công cụ này. Các công ty điện lực nếu không đầu tư đủ vào năng lượng tái tạo theo yêu cầu có thể mua chứng chỉ này từ các đơn vị không bắt buộc phải đầu tư. Như vậy, cơ chế này tác động trực tiếp đến công ty điện lực giống như tiêu chuẩn năng lượng tái tạo, nhưng nó cho phép công ty điện lực linh hoạt hơn trong lựa chọn công nghệ sản xuất điện để đầu tư. Ngoài ra, bên cạnh bán điện năng cho người mua điện, các nhà đầu tư khác có thể bán chứng chỉ năng lượng tái tạo cho công ty điện lực. Công tơ hai chiều (Net metering): đo sản lượng điện hộ tiêu thụ hòa lưới khi thừa và lấy ra khi thiếu. Cơ chế này hiện đang được áp dụng tại 55 quốc gia (Sawin J., Seyboth K., 2017). Cơ chế công tơ hai chiều có ý nghĩa đặc biệt đối với nhóm nhà đầu tư hộ tiêu thụ cuối cùng, đặc biệt là hộ quy mô nhỏ. Biểu giá bán điện FIT (Feed-in tariff): giá bán điện năng (tariff) sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được cung cấp vào (feed-in) hoặc bán cho lưới điện. Giá FIT hiện được áp dụng tại 83 quốc gia (Sawin J., Seyboth K., 2017). Giá FIT thường được quy định khác nhau tùy thuộc vào quy mô và công nghệ sản xuất điện. Tại Đức, đối với các nhà máy điện gió, giá trị FIT cho 5 năm đầu kể từ ngày nhà máy đưa vào vận hành là 8.90 cents/kWh. Sau 5 năm giá FIT được điều chỉnh giảm hay không, mức độ nào tùy thuộc vào mức độ đạt được về mục tiêu sản lượng. Giá FIT cho điện gió ngoài khơi trong 12 năm đầu sau vận hành là 15.40 cents/kWh. Sau 12 năm, con số này có thể được tiếp tục áp dụng trong khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào khoảng cách của nhà máy điện đến đất liền và chiều cao cột nước tại vị trí nhà máy. Đối với điện mặt trời, FIT được áp dụng như sau: 13.15 cents/kWh, 12.80 cents/kWh, 11.49 cents/kWh, 9.23 cents/kWh cho từng nhóm quy mô ≤ 10 kW, > 10 – 40 kW, > 40 – 1000 kW, > 1 – 10 MW (EEG, 2014). FIT chính là chìa khóa thành công của Đức trong việc tăng tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong 16 năm qua. Bằng việc quy định mức giá cố định khác nhau cho các quy mô công nghệ sản xuất điện khác nhau, Đức tạo ra niềm tin nhất định về doanh thu cho nhà đầu tư, đồng thời khuyến khích được các tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư vay tiền với chi phí sử dụng vốn thấp. Hơn nữa, cơ chế này rất đơn giản dễ hiểu và minh bạch đối với nhà đầu tư, khuyến khích mọi thành phần nhà đầu tư tham gia thị trường. Đấu thầu (Tendering): các nhà đầu tư điện gió, mặt trời tham gia chào thầu để nhận được quyết định xây dựng nhà máy. Với tổng nhu cầu công suất lắp đặt được xác định trước, nhà đầu tư nào chào với giá thấp hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn đầu tư. Hiện có 34 quốc gia trên thế giới đang áp dụng cơ chế này (Sawin J., Seyboth K., 2017). Tại Đức, cơ chế đấu thầu cạnh tranh được thí điểm đối với nhà máy điện mặt trời dưới mặt đất từ năm 2014 và chính thức áp dụng đối với các nhà máy điện gió và mặt trời khác với quy mô đủ lớn từ năm 2017. Các nhà đầu tư quy mô nhỏ có thể lựa chọn theo cơ chế FIT hoặc đấu thầu (EEG, 2016). Cơ chế đấu thầu cạnh tranh có ảnh hưởng rất khác nhau đến nhà đầu tư. Đối với các công ty điện lực lớn và các công ty xây dựng công
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 247 trình điện lớn, họ có thể được lợi từ cơ chế này chính vì sự phức tạp của cơ chế và vì họ có lợi thế về trình độ chuyên môn. Đối với các ngân hàng, nếu cơ chế này làm giảm động lực đầu tư của khách hàng của họ, sẽ giảm cơ hội cho họ đầu tư vào các dự án điện. Đối với các nhóm nhà đầu tư còn lại, sự phức tạp của cơ chế có thể dẫn đến giảm động lực đầu tư do họ không có chuyên môn, kĩ năng kinh nghiệm để đưa ra chiến lược chào giá tốt. Nhóm các công cụ chính sách tài chính Ưu đãi cho vay: các ưu đãi liên quan đến thời gian cho vay, lãi suất cho vay, thời gian ân hạn. Ngoài công ty điện lực có nguồn vốn nội tại, ngân hàng có vốn từ nguồn tiền gửi với lãi suất thấp, nhà đầu tư tổ chức có khoản tài trợ, hộ gia đình, nông dân có khoản tiết kiệm, các nhà đầu tư còn lại phụ thuộc lớn vào nguồn tài chính bên ngoài. Chính vì vậy, ưu đãi cho vay là công cụ hữu ích tạo động lực cho nhà đầu tư. Có nhiều kiểu nguồn vốn vay nhà đầu tư có thể tiếp cận bao gồm “on-lending”, nghĩa là cấu trúc vốn được thành lập bởi ngân hàng quốc tế và ngân hàng quốc gia đó, cấu trúc vốn này hướng đến các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ. “co-lending” là cấu trúc vốn được thành lập bởi nhóm các ngân hàng thương mại và định hướng đến cung cấp vốn cho các dự án có quy mô lớn. Các khoản nợ trực thuộc, tức là hình thức công ty mẹ con, công ty mẹ dựa vào năng lực của mình vay vốn cho công ty con để thực hiện dự án điện gió và mặt trời. Ngoài ra còn có các khoản quỹ có thể chuyển đổi thành khoản cho vay nhà đầu tư có thể tiếp cận (IRENA, 2016). Các nhà đầu tư khác nhau có khả năng tiếp cận các khoản vay khác nhau. Các công ty điện lực lớn có thể thuận lợi tiếp cận các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế, huy động vốn từ cộng đồng. Các công ty điện lực địa phương có thể vay vốn từ các ngân hàng trong nước và một vài nguồn tài chính công. Công ty xây dựng công trình điện quốc tế có thể tiếp cận các khoản vay từ tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước, các nguồn tài chính công. Các công ty xây dựng công trình điện quy mô lớn trong nước có thể tiếp cận các khoản vay trong nước, một vài nguồn tài chính tư nhân, trong khi các công ty xây dựng công trình điện quy mô nhỏ bị hạn chế khả năng vay vốn từ ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác (Nelson, et al., 2016). Trái phiếu xanh: là những trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho các dự án năng lượng xanh như điện gió hay điện mặt trời. Trái phiếu được phát hành cho kỳ hạn dài và lãi suất thấp. Loại trái phiếu này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 và được khởi xướng bởi một số ngân hàng phát triển như Ngân hàng Đầu tư châu Âu, Ngân hàng Thế giới. Ấn Độ hiện đang sử dụng công cụ này để có huy động được nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển điện gió và mặt trời. Quốc gia này bắt đầu sử dụng công cụ này vào năm 2015 và tổng nguồn vốn thu được là 1.1 tỷ USD. Tháng 1/2016, Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ đã ban hành các quy định chính thức về trái phiếu xanh (IRENA, 2016).
- 248 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Nhóm các công cụ chính sách tài khóa Công cụ thuế và phí: có nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế đất đai. Nhà nước có thể miễn, giảm, hoặc gia hạn thời gian nộp các khoản thuế đối với các dự án nhà máy điện gió và mặt trời. Trợ giá: là hình thức nhà nước trả thêm cho người sản xuất một khoản tiền bù đắp cho thiệt hại do phải bán sản phẩm với giá thấp. Tại nhiều quốc gia để trợ giá cho các nguồn điện tái tạo, Chính phủ trích từ nguồn ngân sách Chính phủ ra để trả cho phần chênh giữa FIT và giá thị trường. Quỹ nghiên cứu và phát triển: là khoản quỹ Chính phủ dành ra cho các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ. Hàn Quốc đầu tư 20,000 USD/năm/nghiên cứu điện gió và mặt trời (Chang, et al., 2016). Tại Đức, quỹ nghiên cứu năng lượng của Chính phủ Đức trong giai đoạn 2011 – 2014 lên đến 3.5 tỉ Euro [BMWi, 2010]. Nhóm quy trình thủ tục Hệ thống văn bản: những văn bản yêu cầu liên quan đến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, cho vay vốn, cho thuê đất, văn bản liên quan đến hoạt động mua bán điện. Hỗ trợ về chuẩn bị tài liệu hồ sơ dự án, quy trình thủ tục thẩm định dự án càng đơn giản, càng thu hút nhà đầu tư. Để làm được điều này có thể sử dụng các công cụ như ban hành các loại giấy tờ tiêu chuẩn theo từng nhóm dự án. Ví dụ, chuẩn hóa hồ sơ cho các dự án điện gió riêng, điện mặt trời riêng, quy mô dự án khác nhau yêu cầu hồ sơ khác nhau. Thời gian xử lý ra quyết định: thời gian xử lý hồ sơ ra quyết định liên quan đến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, vay vốn, thuê đất, mua bán điện. Thời gian xử lý càng nhanh, càng thu hút nhà đầu tư. 4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ QUY MÔ DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ VÀ MẶT TRỜI 4.1. Công nghệ và quy mô dự án điện gió và mặt trời Trước hết nhà đầu tư sẽ cân nhắc lựa chọn loại công nghệ để đầu tư: điện gió đất liền, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời trên mái nhà hay dưới mặt đất. Sau khi đã lựa chọn được loại công nghệ, tiếp theo nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn quy mô nhà máy: quy mô lớn, vừa hay nhỏ. Tùy thuộc nguồn lực, đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư và kì vọng, nhà đầu tư điện gió lựa chọn công nghệ và quy mô dự án đầu tư. Đối với điện gió, có hai loại turbin là turbin trục đứng và turbin trục ngang. Turbin trên đất liền thường là loại 3 cánh, chiều dài cánh từ 20 đến 80 m. Turbin gió ngoài khơi thường có chiều dài cánh lên đến 80 m. Chiều cao cột turbin thường từ 70 đến 120 m và có thể lên đến 160 m. Công suất turbin phụ thuộc vào chiều dài cánh turbin và chiều cao cột turbin. Năm 2014, Đức có 44 loại turbin khác nhau. Loại turbin phổ biến nhất có mức công suất 2 – 3 MW. Công suất một turbin có thể lên đến 5 MW hoặc hơn [Fraunhofer IWES, 2014]. Quy mô một nhà máy điện gió có thể từ vài MW
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 249 đến vài trăm, thậm chí vài nghìn MW. Trang trại điện gió lớn nhất trên thế giới hiện nay là Gansu ở Trung Quốc, với tổng công suất là 6,000 MW. Đối với điện mặt trời, một modul năng lượng mặt trời là lắp ráp của các pin năng lượng mặt trời có kích thước 6 x 10. Một modul thường có dải công suất 100 đến 365 W. Quy mô nhà máy điện mặt trời có thể vài MW đến hàng trăm hoặc hàng nghìn MW. Nhà máy điện mặt trời lớn nhất hiện nay là nhà máy Tengger Desert đặt tại Trung Quốc, có mức công suất đặt là 1,500 MW. 4.2. Dự đoán xu hướng lựa chọn công nghệ và quy mô dự án của nhà đầu tư tại Đức Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ điện gió và mặt trời tại Đức chiếm khoảng 46% trong tổng cơ cấu nguồn điện với khoảng 195 GW công suất lắp đặt. Trong đó điện gió đất liền chiếm khoảng 23%, điện mặt trời 21% và điện gió ngoài khơi chiếm khoảng 2%. Có thể thấy, nhà đầu tư tại Đức nói chung đã có kĩ năng kinh nghiệm nhất định trong triển khai dự án điện gió đất liền và điện mặt trời. Điện gió ngoài khơi với chi phí sản xuất cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ năng cao, hiện bắt đầu được chú trọng nghiên cứu đầu tư bởi các nhà đầu tư có năng lực. Bằng phân tích thực tế tích hợp năng lượng gió và mặt trời vào hệ thống điện của Đức và mục tiêu phát triển của quốc gia này trong tương lai, tác giả dự đoán xu hướng của lựa chọn quy mô và công nghệ của các nhóm nhà đầu tư tại Đức như sau: Công ty điện lực lớn, công ty xây dựng công trình điện quốc tế, ngân hàng quốc tế: sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nhà máy điện gió ngoài khơi, đầu tư vào các dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy mô đủ lớn. Công ty điện lực địa phương, công ty xây dựng công trình điện trong nước, ngân hàng thương mại trong nước, công ty điện độc lập: đầu tư vào các dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với nhiều mức quy mô. Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tổ chức từ thiện, hộ công nghiệp, hộ thương mại: đầu tư vào các dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy mô vừa và nhỏ. Hộ dân dụng, nông dân: đầu tư dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy mô nhỏ. 5. ĐẦU TƯ ĐIỆN GIÓ, MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Đầu tư điện gió, mặt trời tại Việt Nam Tại Việt Nam, tốc độ gió trung bình là từ 5.5 đến 7.3 m/s. Tiềm năng lý thuyết năng lượng gió ở độ cao 65 m lên đến 513,360 MW (Phan, et al., 2011). Tiềm năng điện mặt trời lớn với năng lượng bức xạ trung bình dao động từ 4 đến 5 kWh/m2/ngày. Tùy thuộc vào khu vực, số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1,409 đến 2,543 giờ/năm,
- 250 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 số ngày nắng dao động từ 270 đến 355 ngày/năm (Hán, 2011). Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để sản xuất điện từ nguồn năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2016, tổng công suất nguồn điện Việt Nam là khoảng 42,300 MW, trong đó công suất điện gió hòa lưới là 159.2 MW tương đương với 0.38% và chưa có điện mặt trời hòa lưới. Sự phát triển chậm của nguồn điện gió và mặt trời một phần là do nhà đầu tư thiếu nguồn lực, mặt khác rủi ro thách thức đầu tư lớn. Phần dưới đây phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư điện gió và mặt trời tại Việt Nam: Nguồn lực hạn chế Bảng 4 dưới đây giới thiệu 4 nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành ở Việt Nam (GIZ, 2016). Bảng 4. Các nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành ở Việt Nam Dự án Loại Công Chủ đầu tư Loại Tổng Tỷ lệ Đơn vị cho vay công suất nhà vốn nợ nghệ (MW) đầu (triệu phải tư USD) trả/vốn chủ sở hữu Nhà Gió 99.2 Công ty Công 260 85/15 Ngân hàng Phát máy gần TNHH Xây ty đa triển Việt Nam Điện gió bờ dựng, mục Bạc Thương mại tiêu Liêu và Du lịch Công Lý Nhà Gió 6 Công ty IPP 15 70/30 máy đất TNHH Điện gió liền MTV Điện Phú gió và Mặt Quý trời điện lực dầu khí Nhà Gió 30 Công ty cổ IPP 52 70/30 Ngân hàng Nông máy đất phần Điện nghiệp và Phát Điện gió liền gió và Mặt triển nông thôn, Tuy trời Việt được đảm bảo Phong Nam bởi Ngân hàng Baden- Wuerttemberg (Đức)
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 251 Dự án Loại Công Chủ đầu tư Loại Tổng Tỷ lệ Đơn vị cho vay công suất nhà vốn nợ nghệ (MW) đầu (triệu phải tư USD) trả/vốn chủ sở hữu Nhà Gió 24 Công ty cổ IPP 52 80/20 Ngân hàng Tái máy đất phần Phong thiết Đức (vốn Điện gió liền điện Thuận ODA 35 triệu Phú Lạc Bình EUR) Như vậy, trong 4 nhà đầu tư điện gió có 3 nhà đầu tư thuộc nhóm công ty sản xuất điện độc lập, một nhà đầu tư là công ty đa mục tiêu và phần lớn vốn đầu tư là từ nguồn vốn vay. Các nhà đầu tư của Việt Nam còn chưa đa dạng, hơn nữa họ bị hạn chế về nguồn lực, cả về khả năng tài chính, đất đai, trình độ chuyên môn, kĩ năng và kinh nghiệm triển khai dự án điện gió và mặt trời. Môi trường đầu tư nhiều rủi ro và thách thức Mặc dù có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời lớn, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác gặp phải vấn đề tốc độ gió, bức xạ năng lượng mặt trời không ổn định. Hơn nữa việc dự báo tiềm năng sản xuất điện từ các nguồn này ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và kém tin cậy. Về vấn đề công nghệ, tại những nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành, hầu hết các thiết bị chính được nhập khẩu từ các quốc gia như Đức, Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc. Tùy thuộc và công nghệ được nhập khẩu từ quốc gia nào, chi phí thiết bị dao động rất đáng kể. Việt Nam có triển khai hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ điện gió và mặt trời, tuy nhiên hoạt động này còn đơn lẻ, rời rạc và chưa đạt hiệu quả. Về phía người mua, EVN có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện năng sản xuất từ các nhà máy điện gió và mặt trời (37/2011/QĐ-TTg). Đối thủ cạnh tranh của các nguồn điện gió và mặt trời là các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, turbin khí, nhiệt điện dầu. Hình 5 và Hình 6 dưới đây mô tả tỷ lệ đối thủ cạnh tranh và sức cạnh tranh về chi phí của các nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam. Hình 5: Tỷ lệ công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam [EVN, 2015]
- 252 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Với LCOE trung bình ở múc 7.69 US cents/kWh cho điện gió đất liền, 8.92 US cents/kWh cho điện gió gần bờ, hai nguồn điện này có thể cạnh tranh về chi phí với điện từ turbin khí thông thường và nhiệt điện dầu. Hình 6: Chi phí sản xuất điện trung bình từ các nguồn khác nhau tại Việt Nam (2015) Về cơ chế, công cụ chính sách, hiện Việt Nam đã có cơ chế giá FIT, với 7.8 US cents/kWh cho điện gió đất liền (37/2011/QĐ-TTg), 9.35 US cents/kWh cho điện mặt trời (11/2017/QĐ-TTg). Hiện dự thảo điều chỉnh giá FIT cho điện gió đất liền và gần bờ đang được để xuất ở mức 8.77 US cents/kWh cho điện gió đất liền, 9.97 US cents/kWh cho điện gió gần bờ. Cơ chế công tơ hai chiều cũng sẽ được áp dụng từ năm nay cho điện mặt trời (11/2017/QĐ-TTg). Tại Việt Nam, các dự án phát triển và sử dụng điện gió và mặt trời được hưởng các ưu đãi về thuế như được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp, các ưu đãi về tín dụng đất đầu tư, ưu đãi về đất đai. Từ những phân tích về nguồn lực của nhà đầu tư, môi trường đầu tư có thể dự đoán xu hướng đầu tư của hầu hết các nhà đầu tư ở Việt Nam trong tương lai gần là các dự án điện gió đất liền và điện mặt trời quy mô vừa và nhỏ. 5.2. Đề xuất Kinh nghiệm của các quốc gia thành công về tích hợp năng lượng tái tạo vào thị trường điện cho thấy cơ chế, công cụ chính sách hợp lý là chìa khóa thành công cho phát triển nguồn điện gió và mặt trời. Các cơ chế liên quan đến chi phí (lãi suất vay, tỉ suất thuế, giá thuê đất…) và doanh thu (giá FIT, hay giá theo cơ chế đấu thầu) đóng vai trò đòn bẩy cho tích hợp các nguồn điện này. Thiết lập cơ chế, công cụ hợp lý sẽ khắc phục được hạn chế về nguồn lực của nhà đầu tư đồng thời tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Tại Việt Nam, bên cạnh những chính sách đã có và đem lại hiệu quả, chúng ta cần đánh giá lại các cơ chế đã tồn tại nhưng chưa đem lại tác dụng, đồng thời nghiên cứu các công cụ chính sách chưa có nhưng cần thiết. Điều chỉnh FIT hàng năm là cần thiết
- PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 253 nhằm đưa ra mức giá FIT cập nhật, phù hơp. Khi chi phí sản xuất điện gió hoặc mặt trời giảm xuống đến mức nhất định, có thể cạnh tranh với các nguồn điện khác, cơ chế đấu thầu cho thấy hiệu quả về chi phí. Ngoài ra, tiêu chuẩn năng lượng tái tạo, chứng chỉ năng lượng tái tạo tạo là hai cơ chế nên được triển khai để tăng đầu tư điện gió và mặt trời từ nhóm các công ty điện lực. Để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ sản xuất điện từ nước ngoài, giảm chi phí nhập khẩu thiết bị, đầu tư cho quỹ nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất điện gió và mặt trời là việc làm cần thiết. Các công cụ quan trọng khác như giảm lãi suất vay, tăng kì hạn, thời gian ân hạn đủ lớn sẽ khắc phục được hạn chế về nguồn tài chính cho nhà đầu tư. Hầu hết nhà đầu tư tiềm năng ở Việt Nam chưa có kĩ năng và kinh nghiệm, chuyên môn liên quan đến đầu tư, xây dựng vận hành nhà máy điện gió và mặt trời, tổ chức các khóa học nâng cao hiểu biết, kĩ năng cho nhà đầu tư nên được triển khai sớm. Ngoài các công cụ, cơ chế chính sách định lượng, các vấn đề liên quan đến văn bản thủ tục, thời gian xử lý các thủ tục về xin cấp phép đầu tư, vay vốn, thuê đất, mua bán điện cũng nên hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] N. T. Hán, "Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam theo số liệu quan trắc khí tượng thủy văn", Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2011. [2] T. T. Phan, C. M. Vũ and A. Waslelke, "Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho dự án điện gió ở Việt Nam", GIZ, Hà Nội, 2011. [3] Quyết định 2068/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chiến lược phát triển điện gió và mặt trời của Việt Nam đến năm 2030”, của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/11/2015. [4] Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, “Về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam”, của Thủ tướng Chính phủ, 29/06/2011. [5] Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, “Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam”, của Thủ tướng Chính phủ, 11/04/2017. [6] Quyết định 428/QĐ-TTg, “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030”, của Thủ tướng Chính phủ, 18/03/2016. [7] Masini and E. Mechichetti, "The impact of behavioural factors in the renewable energy investment decision making process: Conceptual framework and empirical findings", Energy Policy, Elsevier, 2010. [8] A. Bergek, I. Mignon and G. Sundberg, "Who invests in renewalbe electricity production? Empirical evidence and suggestioins for further research" Energy Policy, Elsevier, 2013. [9] Y. Chang, Z. Fang and Y. Li, "Renewable energy policies in promoting financing and investment among the East Asia Summit countries: Quantitative assessment and policy implications", Energy Policy, Elsevier, 2016.
- 254 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 [10] D. Nelson, M. Huxham, S. Muench and B. O'Connell, "Policy and investment in German renewalbe energy", CPI, 2016. [11] IRENA, "Unlocking renewable energy investment: the role of risk mitigation and structured finance", 2016. [12] GIZ, "Information Bac Lieu, Phu Quy, Phu Lac", 2016. [13] EEG, The renewable energy sources act in Germany, 2014. [14] EEG, The renewable energy sources act in Germay, 2016. [15] L. Werner and L. Scholtens, "Firm type, feed-iin tariff, and wind energy investment in Germany", Yale University, 2016. [16] X. Wang, "Achieving renewalbe energy targets at an affordable price", The World Bank, 2017.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn học LÝ THUYẾT MẠCH
182 p | 943 | 308
-
Tổng quan lý thuyết : cung cấp điện cho phân xưởng may
0 p | 438 | 221
-
Giáo trình PLC Bộ môn Điều khiển tự động Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
69 p | 709 | 212
-
Tổng quan về công nghệ Tuabin khí M701F
7 p | 290 | 93
-
TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
4 p | 224 | 57
-
Bài giảng điện tử Tin học ứng dụng trong Kỹ thuật địa chất & dầu khí: Matlab - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
192 p | 148 | 27
-
Tổng quan về một giải pháp điều khiển cho hệ thống chuyển động tàu điện cao tốc Hà Nội
8 p | 124 | 22
-
Báo cáo tổng kết chuyên đề: Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất gam thủy điện nhỏ Việt Nam. Đánh giá tổng quan về phát triển thủy điện nhỏ trên thế giới và ở Việt Nam
57 p | 109 | 15
-
Nghiên cứu tổng quan về tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin
5 p | 208 | 13
-
Phát triển dự án điện gió (Tập 1)
117 p | 63 | 10
-
Phát triển dự án điện gió (Tập 2)
91 p | 57 | 9
-
Tổng quan công nghệ HSPA+
5 p | 92 | 9
-
Hướng dẫn đầu tư điện gió (Tập 1): Phát triển dự án
117 p | 14 | 8
-
Tài liệu Chứng khoán Phú Gia: Ngành điện Việt Nam
34 p | 89 | 7
-
Tổng quan về mạng GMPLS
4 p | 64 | 6
-
Tổng quan về một giải pháp điều khiển cho hệ thống chuyển động tàu điện cao tốc Hà Nội (1)
3 p | 82 | 6
-
Tổng hợp về hệ thống phun dầu Diesel điện tử
72 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn