Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P9)
lượt xem 64
download
Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P9) 10 mẹo lựa chọn một CA • Ai sở hữu CA? Hãy tìm các công ty nổi tiếng có uy tín về sự trung thực. • Người sử dụng được chứng thực như thế nào? Hãy đến với một CA yêu cầu sự xác minh "mặt đối mặt" và chứng minh thư photo. • Các chứng thực và chìa khóa được xuất hiện như thế nào? Việc này phải được thực hiện trong một môi trường an toàn có sử dụng phần cứng chống giả mạo (tamper-resistant hardware)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P9)
- Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P9) 10 mẹo lựa chọn một CA • Ai sở hữu CA? Hãy tìm các công ty nổi tiếng có uy tín về sự trung thực. • Người sử dụng được chứng thực như thế nào? Hãy đến với một CA yêu cầu sự xác minh "mặt đối mặt" và chứng minh thư photo. • Các chứng thực và chìa khóa được xuất hiện như thế nào? Việc này phải được thực hiện trong một môi trường an toàn có sử dụng phần cứng chống giả mạo (tamper-resistant hardware).
- • Các chứng thực được phân phối như thế nào? *** các chìa khóa và số chứng minh thư cá nhân (personal identification nu**ers - PIN) cách xa nhau, để chúng khỏi rơi nhầm vào tay người khác. • Các chính sách và thể thức có được phát hành trên Web site? Việc này đem lại cho các khách hàng tiềm năng một đầu mối về việc CA vận hành như thế nào. • Các chứng thực được thu hồi như thế nào? Sự thu hồi nhanh chóng các chứng thực bị nghi ngờ hay đánh cắp chống lại sự thất lạc và giả mạo. • Quá trình gia hạn thêm chứng thực là gì? Gia hạn hiệu lực thường xuyên làm tăng thêm tính bảo mật. • Có một kế hoạch khắc phục thảm hoạ không? Một CA là bắt buộc phải có, do đó tính sẵn có suốt ngày đêm (24/24h) là một sự bắt buộc. • CA có được kiểm toán độc lập không? Sự kiểm tra bên ngoài giúp duy trì tính trung thực của dịch vụ. • CA có sự chứng thực qua lại với các CA khác hay không? Việc này cho phép các thuê bao có được các đối tác kinh doanh được chứng thực bởi các CA khác. Đây là một điều cơ bản cần chú ý trong TMĐT.
- Doanh nghiệp của bạn có thích hợp với TMĐT không? Để bán hàng trực tuyến thành công có nhiều vấn đề bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng: Bạn nên bán cái gì, bạn bán nó như thế nào, và ai là người bạn coi là đối thủ cạnh tranh. Nếu như bạn dự định tiến hành thương mại điện tử, bạn hãy xem xét những câu hỏi sau để xác định xem bạn phù hợp với kênh bán hàng này đến mức nào. Bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến đôi khi cũng đơn giản như lẽ thường. Kích chuột qua một vài Website thông dụng nhất và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sách và âm nhạc là những sản phẩm phù hợp với kinh doanh trực tuyến. Để bán hàng trực tuyến thành công có nhiều vấn đề bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng: Bạn nên bán cái gì, bạn bán nó như thế nào, và ai là người bạn coi là đối thủ cạnh tranh. Nếu như bạn dự định tiến hành thương mại điện tử, bạn hãy xem xét những câu hỏi sau để xác định xem bạn phù hợp với kênh bán hàng này đến mức nào. Bạn bán hàng gì?
- Bước đầu tiên, bạn hãy xác định sản phẩm hay dịch vụ của bạn có phù hợp với những đặc điểm sơ lược của những danh mục hàng hoá được chuyển sang trực tuyến hay không. Các sản phẩm được bán qua catalog và những kênh trực tiếp khác thường rất phù hợp khi chuyển sang Web. Một số dịch vụ, như là lên kế hoạch du lịch, cũng rất thích hợp với bán hàng trực tuyến. Danh sách dưới đây chỉ ra những loại hình hàng hoá phổ biến và tính thích hợp của chúng với việc bán hàng trên mạng. Những hàng hoá bán tốt trên mạng: • Những mặt hàng như CD, sách • Những sản phẩm thu hút những người say mê (dụng cụ nấu nướng, những vật lưu niệm về thể thao) • Các dịch vụ ít đòi hỏi sự tiếp xúc (dịch vụ du lịch, mua bán trực tuyến) • Những hàng hoá được mua thường xuyên (những linh kiện sản xuất, vǎn phòng phẩm) • Các sản phẩm công nghệ (phần mềm, máy tính) • Những danh mục hàng hoá khó tìm (các xuất bản phẩm không được in ấn, tem quí hiếm) Những hàng hoá khó bán trên mạng: • Những sản phẩm khó vận chuyển (đồ gỗ) • Những dịch vụ tập trung vào một thị trường địa phương (hiệu cắt tóc) • Những hàng hoá bị qui định nghiêm ngặt (chất nổ) • Những sản phẩm đòi hỏi sự tuỳ biến ở cấp độc cao (bộ complê may đo) • Những danh mục hàng hoá cần có sự trợ giúp thực tế (áo cưới) Ai là khách hàng trực tuyến của bạn? Một trong những điểm cân nhắc về TMĐT quan trọng nhất là các khách hàng mục tiêu của bạn có truy nhập mạng để mua những sản phẩm và dịch vụ như là danh
- mục bạn dự định bán hay không. Phục vụ một cơ sở khách hàng tinh thông về công nghệ là một dấu hiệu thuận lợi chứng tỏ rằng bán hàng trực tuyến có thể phù hợp với công ty của bạn. Ngoài ra, nếu như bạn bán hàng ở khu vực nhưng sản phẩm của bạn có sức hút toàn cầu, TMĐT có thể là một cách thức mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn. Cuối cùng, nếu như các khách hàng của bạn sống một cuộc sống tích cực, bận rộn, những lợi ích về tiết kiệm thời gian của mua hàng trực tuyến có thể thu hút họ. Nếu như bạn bán trước tiên cho những đối tượng khách hàng ở địa phương mà không thường xuyên sử dụng máy tính, nỗ lực đòi hỏi để thuyết phục người mua truy nhập trực tuyến có thể không đáng bỏ ra. Ai là những đối thủ cạnh tranh trực tuyến của bạn? Có nhiều đối thủ cạnh tranh trực tuyến là một dấu hiệu tích cực cho thấy sản phẩm và dịch vụ của bạn rất thích hợp với TMĐT. Đồng thời nó cũng đưa ra một thách thức: phải tạo ra nét khác biệt cho site của bạn. Tạo ra một nét độc đáo bằng cách khảo sát các site cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp rồi sau đó xây dựng một site khiến cho bạn trở nên khác biệt dựa trên giá trị của bạn đối với khách hàng. Ví dụ, nếu bạn muốn bán đồ chơi trẻ em trực tuyến, bạn có thể gặp phải những rắc rối liên quan đến sự cạnh tranh với những nỗ lực triển khai TMĐT từ các hệ thống cửa hàng đồ chơi trong nước. Bằng cách hướng site của bạn vào một chỗ còn yếu kém của thị trường - như là những đồ chơi có tính giáo dục, hay những đồ chơi dựa trên những nhân vật trong sách - bạn có thể cạnh tranh một cách thành công hơn. Nếu như các đối thủ cạnh tranh của bạn không có mặt trực tuyến, bạn hãy tự hỏi nguyên nhân. Đó có thể là do có một thị trường chưa được khai thác mà nó có thể phù hợp với lợi thế của bạn. Ngược lại, việc "không xuất hiện" này có thể là do cái gì đó liên quan đến bạn nữa. Nếu như bạn vẫn tin chắc rằng các khách hàng của bạn muốn mua hàng qua Web, hãy củng cố cho lòng tin đó với một nghiên cứu thị trường. Hãy điều tra khách hàng về thói quen trực tuyến của họ, hay yêu cầu hiệp hội kinh doanh của bạn nghiên cứu về ảnh hưởng của Internet đối với nền công nghiệp của bạn. Bạn có thể cam kết thực hiện TMĐT không?
- Cũng như với bất cứ kênh phân phối mới nào, bạn sẽ cần phải uỷ thác một số nguồn lực của công ty bạn cho TMĐT để đảm bảo rằng bạn khả nǎng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ ở mức độ thoả đáng. Bạn sẽ cần phải thực hiện việc bán hàng bổ sung qua Web, cũng như là những nhiệm vụ liên quan đến việc duy trì cho site của bạn vận hành một cách trôi chảy. Những nhiệm vụ đó bao gồm: • Quản lý việc truyền thông ra ngoài của khách hàng • Thực hiện các yêu cầu của khách hàng • Cập nhật kho hàng của site • Thoả thuận qui trình và lựa chọn phương thức chuyển hàng • Tiến hành việc duy trì site thường xuyên • Thiết lập và duy trì tính bảo mật của site Để thu được những lợi ích từ kênh bán hàng trực tuyến của bạn, sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn xây dựng một kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ này trước khi bạn xây dựng site của bạn, bao gồm ai trong tổ chức của bạn sẽ sở hữu mỗi đầu mục hàng hoá. •
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P7)
10 p | 333 | 141
-
Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P6)
8 p | 315 | 100
-
Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P8)
17 p | 208 | 98
-
Tổng quan mô hình kinh doanh B2B trong thương mại điện tử
19 p | 398 | 48
-
Chuyên đề thương mại điện tử: Tổng quan về Thương mại điện tử
34 p | 385 | 31
-
Báo cáo: Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới thương mại điện tử
136 p | 150 | 30
-
Lý thuyết và các tình huống thực hành thương mại điện tử hiện đại: Phần 1
260 p | 128 | 26
-
Bài giảng chuyên đề:Tổng quan về Thương mại điện tử - ThS. Nguyễn Thị Khiêm Hòa
50 p | 320 | 22
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
24 p | 229 | 21
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
50 p | 171 | 21
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử (40tr)
40 p | 119 | 11
-
Tổng quan về Thương mại điện tử: Phần 1
111 p | 102 | 10
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử (Topica)
24 p | 73 | 10
-
Bài giảng Thương mại điện tử (Electronic Commerce) - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
64 p | 46 | 9
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Bài 1: Tổng quan về thương mại điện tử
27 p | 203 | 8
-
Bài giảng Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
13 p | 21 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 1 - ThS. Nguyễn Phương Chi
20 p | 90 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn