Trắc nghiệm cơ sóng điện
lượt xem 120
download
Để tăng năng lượng con lắc (đơn, lò xo) ta có thể kích thích bằng ngoại lực để tăng biên độ dao động (nhưng vẫn trong giới hạn đàn hồi của con lắc lò xo, biên độ góc của con lắc đơn vẫn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm cơ sóng điện
- CHƯƠNG I DAO ĐỘNG CƠ HỌC 1. Trong các định nghĩa dao động điều hòa dưới đây, định nghĩa nào đúng : A. Dao động điều hòa tuân theo quy luật hình sin với tần số không đổi. B. Dao động điều hòa có biên độ dao động biến thiên tuần hoàn. C. Dao động điều hòa có pha dao động không đổi. D. Dao động điều hòa tuân theo quy luật hình sin hoặc cosin với tần số, biên độ và pha ban đầu không đổi theo thời gian. 2. Trong các phương trình dưới đây, phương trình nào biểu thị cho dao động điều hòa : A. x = A(t) cos(ω t + b) B. x = A cos (ω t + ϕ ) + b (cm) C. x = Acos(ω t + ϕ (t)) D. x = A cos (ω + bt) (cm) Trong đó biên độ A, tần số góc ω và b là hằng số, các lượng A(t), ϕ (t) thay đổi theo thời gian. 3. Trong các hàm số sau đây, hàm nào không phải là hàm điều hòa : π π A. y = 5sin(2π t - B. y = 2cos2(5π t + ) ) 2 3 π π C. y = 3t sin(100π t + ) D. y = 4sin10t – 3cos (10t + ) 6 4 4. Trong các phương trình vi phân sau đây, phương trình nào mô tả dao động điều hòa : B. 3x” + π 2x = 0 A. x” + 5x + 2 = 0 2 D. 5x” = x0 x C. 2x” = cosπ 6. Công thức liên hệ giữa tần số góc ω , tần số f và chu kỳ T của một dao động điều hòa là : 2π 1ω = A. ω = 2π T = B. T = f 2π f 1ω π = D. ω = π f = C. f = T 2π T 7. Một dao động điều hòa x = Asin (ω t + ϕ ) có biểu thức vận tốc là : A cos (ω t + ϕ ) B. v = ω A cos(ω t + ϕ ) A. v = ω A C. v = ω A sin(ω t - ϕ ) sin (ω t + ϕ ) D. v = ω 8. Một dao động điều hòa x = Asin (ω t + ϕ ) có biểu thức gia tốc là : A. a = ω A sin(ω t + ϕ ) B. a = - ω A sin(ω t + ϕ ) C. a = ω 2A sin(ω t + ϕ ) B. a = - ω 2A sin(ω t + ϕ ) 9. Tìm phát biểu đúng liên hệ chuyển động tròn đều và dao động điều hòa : A. Chuyển động tròn đều là trường hợp đặc biệt của dao động điều hòa. B. Chuyển động tròn đều có thể xem là hình chiếu của một daođộng điều hòa lên một mặt phẳng song song với nó. 10. Tìm định nghĩa đúng của dao động tự do : A. Dao động tự do là dao động không chịu tác dụng của ngoại lực nào cả. B. Dao động tự do có chu kỳ phụ thuộc các đặc tính của hệ. C. Dao động tự do có chu kỳ xác định và luôn không đổi. D. Dao động tự do có chu kỳ chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. 11. Giữa biên độ A, vị trí con lắc x, vận tốc v và tần số góc ω có công thức liên hệ sau : v2 A. A2 = x2 + ω 2v2 B. A2 = x2 + ω2 x2 C. A2 = ω 2x2 + v2 D. A2 = ω 2 + v2 12. Tìm phát biểu đúng cho dao động điều hòa : A. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. B. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có vận tốc cực đại và gia tốc cực tiểu. C. Khi vật ở vị trí biên nó có vận tốc cực tiểu và gia tốc cực tiểu. D. Khi vật ở vị trí biên nó có vận tốc bằng gia tốc.
- 13. Phương trình dao động điều hòa có dạng x = Asinω t (cm). Gốc thời gian t = 0 là : A. Lúc vật có li độ x = +A B. Lúc vật có li độ x = -A C. Lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương D. Lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. π 14. Vận tốc của một dao động điều hòa x = Asin(ω t + ) có độ lớn cực đại khi : 6 T A. t = 0 B. t = 4 T 5T C. t = D. t = 12 12 π 15. Gia tốc của một vật dao động điều hòa x = Asin (ω t- ) có độ lớn cực đại. Khi : 3 5T A. t = B. t = 0 12 T T C. t = D. t = 4 6 16. Chọn câu trả lời đúng : A. Chu kỳ con lắc lò xo tỉ lệ với biên độ dao động B. Chu kỳ con lắc lò xo tỉ lệ nghịch với biên độ. C. Chu kỳ con lắc lò xo tỉ lệ nghịch với căn bậc hai biên độ. D. Chu kỳ con lắc lò xo không phụ thuộc biên độ dao động. 17. Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = -5sin4π t (cm). Tìm phát biểu sai : A. Tần số góc ω = 4π rad/s B. Pha ban đầu ϕ = 0 C. Biên độ dao động A = 5cm D. Chu kỳ T = 0,5s. 18. Tìm con lắc lò xo dao động với phương trình x = 5sinπ t (cm). Tìm cặp giá trị vị trí và vận tốc không đúng : A. x = 0, v = 5π cm/s B. x = 3cm, v = 4 cm/s C. x = -3cm, v = -4π cm/s D. x = -4 cm, v = 3π cm/s 19. Tọa độ một vật (đo bằng cm) biến thiên theo thời gian theo quy luật x = 5cos 4π t (cm). Tính li độ và vận tốc của vật sau khi nó bắt đầu dao động được 5 giây : A. 5 cm, 20 cm/s B. 20cm, 5 cm/s C. 5cm 0 cm/s D. 0 cm, 5 cm.s 20. Một con lắc đơn có chu kỳ bằng 1,5s khi nó dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,80 m/s2. Tìm độ dài l của nó. A. l = 0,65 m B. l = 0,56m C. l = 45 cm D. l = 0,52m. 21. Một con lắc đơn có chu kỳ T1 = 1,5s. Tính chu kỳ T2 của nó khi ta đưa nó lên Mặt Trăng, biết gia tốc trọng trường của Mặt Trăng nhỏ hơn của Trái Đất 5,9 lần. A. T2 = 2,4 s B. T2 = 1,2 s C. T2 = 6,3 s D. T2 = 3,6 s 22. Tìm biểu thức đúng để tính cơ năng dao động của một vật dao động điều hòa : 12 A. E = mω 2A. m ω A2 B. E = 2 1 1 mω 2A2 mω A2 C. E = D= 2 2 23. Cho hai dao động cùng phương, cùng tần số : π x1 = 5sin (π t + ) (cm) 3 π x2 = 3cos (π t - ) (cm) 6 Tìm kết luận đúng :
- A. x1 sớm pha hơn x2 B. x1 và x2 ngược pha. C. x1 và x2 cùng pha D. x1 và x2 vuông pha. 24. So với dao động của bản thân con lắc x = Asin(ω t + ϕ ), dao động của vận tốc v của quả nặng là : π B. v sớm pha so với x. A. v và x luôn cùng pha 2 π C. v trễ pha so với a D. v và x luôn ngược pha. 2 π 25. Hai dao động điều hòa cùng tần số f, cùng phương, có các biên độ và pha ban đầu (A, ϕ ) là (2a ; ) 3 và (a; π ). Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp: 2π 2π B. (a 3; ) A. (a ; ) 3 3 π 2π D. (a 3; ) C. (a ; ) 2 2 29. Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hoà với điều kiện nào: A. Biên độ dao động nhỏ. B. Không có ma sát. C. Chu kì không đổi C. Vận tốc dao động nhỏ. 30. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn được xác định bằng công thức nào: 1 l g A. T = 2π B. T = 2π g l l 1 g C. T = 2π B. T = 2π g l 31. Tìm phát biểu sai: A. Chu kỳ con lắc đơn dao động nhỏ tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài của nó. B. Tần số con lắc đơn dao động nhỏ tỉ lệ với căn bậc hai của gia tốc trọng trường. C. Chu kỳ con lắc đơn dao động nhỏ không phụ thuộc biên độ dao động. D. Tần số con lắc đơn tỉ lệ với căn bậc hai khối lượng của nó. 32. Con lắc đơn được thả không vận tốc ban đầu từ vị trí có li độ góc α 0. Khi qua vị trí có li độ góc α thì vận tốc quả năng được xác định bằng: 2 gl (cos α − cos α 0 ) gl (cos α − cos α 0 ) A. v = B. v = 2g 2 gl (cos α 0 − cos α ) (cos α − cos α 0 ) C. v = D. v = l 33. Tìm kết luận sai: A. Dao động tắt dần là dao động sẽ bị ngừng lại sau một thời gian do tác dụng ma sát của môi trường. B. Nếu sức cản của môi trường nhỏ con lắc dao động khá lâu rồi mới dừng lại. C. Nếu sức cản của môi trường lớn con lắc dừng lại nhanh, có thể chỉ qua vị trí cân bằng một lần, thậm chí chưa qua được vị trí cân bằng đã dừng lại. D. Biên độ dao động tắt dần giảm liên tục theo cấp số nhân lùi vô hạn với công bội nhỏ hơn 1. 34. Tìm kết luận sai: A. Để cho một dao động không tắt dần cần tác dụng vào nó một ngoại lực không đổi liên tục. B. Trong một thời gian đầu ∆ t, dao động của con lắc là một dao động phức tạp, là sự tổng hợp của dao động riêng và dao động do ngoại lực tuần hoàn gây ra. C. Sau thời gian ∆ t, dao động riêng đã tắt hẳn, con lắc chỉ còn dao động do tác dụng của ngoại lực. D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực biên độ phụ thuộc mối quan hệ giữa tần số ngoại lực f và tần số riêng. 35. Tìm kết luận sai: A. Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động được gọi là sự cộng hưởng. B. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi ngoại lực cưỡng bức lớn hơn hẳn lực ma sát gây tắt dần. C. Biên độ dao động cộng hưởng càng lớn khi ma sát càng nhỏ D. Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại trong đời sống và trong kỹ thuật. 36. Chọn kết luận đúng cho dao động điều hoà: A. Khi vật qua vị trí cân bằng gia tốc cực đại, vận tốc cực tiểu.
- B. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc cực đại, gia tốc cực đại. C. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc cực đại, gia tốc cực tiểu. D. Khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc cực tiểu, vận tốc cực tiểu. 37. Tìm kết luận đúng cho dao động điều hoà: A. Cơ năng biến thiên tuần hoàn vì động năng biến thiên tuần hoàn. B. Thế năng biến thiên tuần hoàn nên cơ năng biến thiên tuần hoàn. C. Cơ năng luôn không đổi mặc dù động năng và thế năng. D. Cơ năng biến thiên tuần hoàn vì cả động năng và thế năng điều biến thiên tuần hoàn. 38. Tìm biểu thức đúng để xác định chu kỳ con lắc lò xo. k m A. T = 2π B. T = 2π m k 1m 1k C. T = D. T = 2π k 2π m 39. Tìm biểu thức đúng để xác định chu kỳ con lắc đơn: 2l g B. T = π A. T = 2π g l l 2g D. T = 2π C. T = π g l 40. Tìm biểu thức đúng để xác định biên độ tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số ω với pha ban đầu ϕ 1, ϕ 2. A. A2 = A1 + A2 + 2 A1 A2 sin(ϕ1 − ϕ 2 ) 2 2 B. A2 = A1 + A2 + 2 A1 A2 cos(ϕ1 − ϕ 2 ) 2 2 C. A2 = A1 + A2 − 2 A1 A2 sin(ϕ1 − ϕ 2 ) 2 2 D. A2 = A1 + A2 − 2 A1 A2 cos(ϕ1 − ϕ 2 ) 2 2 41. Tìm biểu thức đúng để xác định pha của dao động tổng hợp hai dao động cùng phương cùng tần số có biên độ A1, A2 và pha ban đầu ϕ 1, ϕ 2. A1 cos ϕ1 + A2 cos ϕ 2 A. tgϕ = A1 sin ϕ1 + A2 sin ϕ 2 A1 sin ϕ1 + A2 cos ϕ 2 B. tgϕ = A1 cos ϕ1 + A2 sin ϕ 2 A1 cos ϕ1 + A2 sin ϕ 2 C. tgϕ = A1 sin ϕ1 + A2 cos ϕ 2 A1 sin ϕ1 + A2 sin ϕ 2 D. tgϕ = A1 cos ϕ1 + A2 cos ϕ2 42. Hiệu số pha ∆ϕ và hiệu đường đi ∆ d liên hệ với nhau bởi hệ thức nào khi so sánh dao động tại hai điểm trong môi trường đàn hồi cách nhau ∆ d dọc theo phương truyền dao động. π ∆ϕ ∆d ∆d = A. ∆ ϕ = B. λ 2π λ λ 2π ∆ϕ ∆d C. ∆ ϕ = D. ∆ d = 2π λ 43. Tìm kết luận đúng cho dao động điều hoà: π A. Vận tốc luôn trễ pha so với li độ. 2 B. Gia tốc và li độ đều biểu diễn bằng cùng hàm sin nên luôn cùng pha. π C. Gia tốc luôn trễ pha so với vận tốc. 2 D. Li độ và gia tốc luôn ngược pha. 44. Tìm kết luận sai cho dao động điều hoà.
- π A. Vận tốc luôn trễ pha so với gia tốc 2 π B. Gia tốc luôn sớm pha so với vận tốc. 2 C. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau. π D. Vận tốc luôn sớm pha so với li độ. 2 45. Tìm phát biểu đúng cho dao động quả lắc đồng hồ A. Nhiệt độ tăng lên thì tần số dao động tăng lên theo. B. Nhiệt độ giảm xuống thì chu kì dao động giảm xuống. C. Nhiệt độ tăng lên thì đồng hồ quả lắc chạy nhanh lên. D. Nhiệt độ giảm xuống thì tần số dao động giảm xuống. 46. Tìm phát biểu đúng cho con lắc đơn dao động nhỏ. A. Đưa lên cao tần số dao động tăng lên B. Đưa lên cao chu kỳ dao động tăng lên C. Đưa từ Bắc cự về xích đạo, chu kỳ dao động giảm đi. D. Đưa từ xích đạo đến Nam cực tần số dao động giảm đi. 47. Tìm phát biểu đúng cho cơ năng dao động của con lắc lò xo. A. Cơ năng tỷ lệ với tần số và với bình phương biên độ. B. Cơ năng tỷ lệ với bình phương khối lượng và tỷ lệ với biên độ. C. Cơ năng tỷ lệ với khối lượng và với bình phương vận tốc cực đại. D. Cơ năng tỷ lệ với biên độ và bình phương tần số. 48. Một lò xo có độ cứng k mắc với vật nặng m1 có chu kì dao động T1 = 1,8s. Nếu mắc lò xo đó với vật nặng m2 thì chu kì dao động là T2 = 2,4s. Tìm chu kì dao động khi mắc ghép m1 và m2 với lò xo nói trên. A. 2,5s B. 2,8s C. 3,6s D. 3s. 49. Một con lắc đơn chiều dài dây l1 thì chu kì dao động là T2 = 60s. Nếu dây dài l2 thì chu kì dao động là T2 = 0,45s. Hỏi con lắc đơn có dây dài l3 = l1 + l2 thì chu lì dao động là bao nhiêu? A. 0,50s B. 0,90s C. 0,75s D. 1,05s 50. Một con lắc đơn dây treo dài l = 80cm ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81m/s 2. Tính chu kì dao động T của con lắc chính xác đến 0,01s. A. 1,79s B. 1,63s C. 1,84s D. 1,58s 52. Một con lắc đơn dây treo dài l = 50cm ở nơi có g = 9,793m/s 2. Tìm tần số dao động nhỏ chính xác đến 0,001s-1 A. 0,752s-1. B. 0,704s-1. -1 D. 0,724s-1. C. 0,695s 54. Khi một vạt dao động điều hoà thì: A. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có tốc độ cực đại B. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có tốc độ cực tiểu C. Khi vật qua vị trí biên nó có tốc độ cực tiểu. D. A và C 55. Một con lắc lò xo và con lắc đơn cùng dao động với biên độ 3cm, chu kì T = 0,4s. Nếu kích thích cho biên độ tăng lên 4cm thì chu kì dao động của nó sẽ là. A. 0,2s B. 0,5s C. 0,4s D. 0,3s. 56. Một con lắc lò xo có phương trình dao động: x = -5sinπ t với x (cm); t(s). Điều nào là sai: A. Biên độ dao động : A = 5cm B. Chu kì: T = 0,4s C. Tần số: f = 2,5Hz D. Pha ban đầu ϕ = 0 Xét một con lắc lò xo bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10m/s2. Cho m = 100g, k = 10N/m. Vật được giữ ở vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên. Buông để vật dao động. Hãy trả lời câu hỏi 59, 60 59. Vận tốc cực đại của vật: A. 2m/s B. 3m/s C. 1m/s D. 2,5m/s
- 60. Tính giá trị nhỏ nhất của lực đàn hồi lò xo. A. Fmin = 1(N) B. Fmin = 0(N) C. Fmin = 0,5(N) D. Fmin = 2 (N) 61. Tìm phát biểu sai về cơ năng của một vật dao động điều hoà. A. Cơ năng dao động điều hoà bằng với động năng cực đại và khi có thế năng bằng không. B. Cơ năng dao động điều hoà bằng với thế năng cực đại và khi đó động năng bằng không. C. Động năng chỉ bằng thế năng khi chúng bằng không. D. Tại mỗi thời điểm của dao động, động năng tức thời cộng với thế năng tức thời luôn bằng cơ năng. 62. Tìm phát biểu sai về cơ năng của một vật dao động điều hoà x = asinω t A. Trong suốt quá trình dao động, cơ năng không đổi tức là được bảo toàn và tỉ lệ với bình phương biên độ. mω 2 A2 cos2ω t do đó động năng không biến thiên điều hoà. B. động năng có biểu thức Ed = 2 C. Thế năng biến thiên điều hoà với tần số gấp hai lần tần số dao động điều hoà. D. Để tăng năng lượng con lắc (đơn, lò xo) ta có thể kích thích bằng ngoại lực để tăng biên độ dao động (nhưng vẫn trong giới hạn đàn hồi của con lắc lò xo, biên độ góc của con lắc đơn vẫn < 100). 63. Năng lượng của một con lắc thay đổi bao nhiêu lần khi chu kì tăng gấp 2 và biên độ tăng gấp đôi. A. 4/9 B. 9/4 C. 2/3 D. 3/2 65. Hai dao động cùng phương cùng tần số: π x1 = 2asin(ω t + ) 3 x2 = asin(ω t + π ) Hãy viết phương trình dao động tổng hợp x = x1 + x2 . 2π A. x = a 2 sin(ω t + ) 3 π B. x = a 3 sin(ω t + ) 2 π 3a sin(ω t + ) C. x = 2 4 π 2a sin(ω t + ) D. x = 3 6 68. Một xe máy chạy trên đường lát bê tông, cứ cách 10m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Chu kỳ dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,6s. Hỏi với vận tốc bằng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất. A. 25km/h B. 18,4km/h C. 22,5 km/h D. 30,8km/h Một lò xo nhẹ có độ dài tự nhiên l 0 = 40cm được treo thẳng đứng đầu trên gắn vào giá đỡ. Khi treo vật năng m khối lượng 400g thì lò xo giãn ra 10cm. Cho g = 10m/s2. Giải các bài 69, 70, 71. 69. Tìm độ cứng lò xo k. A. 40N/m B. 20N/m C. 50N/m D. 30N/m 70. Tính công của trọng lực đã kéo lò xo giãn ra 10 cm đó A. 0,5J B. 0,3J C. 0,15J D. 0,2J 71. Kéo nhẹ m theo phương thẳng đứng khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ và để nó dao động, m sẽ dao động điều hoà (bỏ qua sức cản không khí, ma sát). Tìm chu kì dao động T đó. A. 0,41s B. 0,63s C. 0,58s D. 0,75s 74. Một đầu lò xo gắn chặt, một đầu gắn với vật khốí lượng m. cho m trược không ma sát dọc chiều dài lò xo rồi thả tay cho m dao động điều hoà. Tìm khối lượng m biết rằng thời gian m đi từ vị trí lò xo dài nhất đến vị trí lò xo ngắn nhất là ∆ t = 80s. Cho π ≈ 3,14. A. 65g B. 1,25kg C. 87g D. 2,03kg.
- CHƯƠNG III : SÓNG CƠ HỌC 1. Chọn định nghĩa đúng cho sóng cơ học: A. Sóng cơ học là những dao động lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất. B. Sóng cơ học là sự dao động tập thể của môi trường vật chất. C. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất. D. Sóng cơ học là sóng trên mặt nước. 2. Tìm phát biểu sai: A. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha của dao động di truyền, còn bản thân các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ. B. Ở sóng ngang các phần từ môi trường dao động vuông góc với phương truyền sóng. C. Ở sóng dọc các phần từ môi truờng dao động theo phương trùng với truyền sóng. D. Sóng trên mặt nước là sóng dọc giống như sóng âm. 3. Sóng ngang có phương dao động gây bởi sóng: A. Nằm ngang. B. Thẳng đứng C. Vuông góc với phương truyền sóng D. Sát trên mặt môi trường 4. Sóng dọc có phương dao động gây bởi sóng: A. Thẳng đứng. B. Vuông góc với phương truyền sóng C. Trùng với phương truyền của sóng D. Nằm trong lòng môi trường 5. Sóng ngang truyền được trong các môi trưởng nào? A. Rắn, lỏng và khí B. Lỏng và khí C. Khí và rắn. D. Rắn và trên mặt môi trường lỏng 6. Sóng dọc truyền được trong các môi trưởng nào? A. Rắn, lỏng. B. Rắn, lỏng và khí C. Rắn và trên mặt môi trường lỏng D. Khí và rắn. 7. Chọn kết luận đúng: A. Pha dao động là góc giữa phương dao động và phương truyền sóng B. Bước sóng của sóng trên mặt nước là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng C. Tần số của sóng lớn hơn tần số dao động các phần tử. D. Vận tốc truyền sóng cơ học trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 8. Chọn công thức đúng liên hệ giữa bước sóng λ , vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f: v v A. λ = vf = B. λ = vT = f T 1λ 1λ = = C. v = C. f = Tf Tv 9. Tìm phát biểu sai: A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha. B. Những điểm cách nhau một số nguyên lần nửa bước sóng trên phương truyền thì dao động cùng pha với nhau. C. Những điểm cách nhau một số lẻ lần nửa bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động ngược pha. D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kỳ. 10. Tìm phát biểu đúng A. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm có dao động cùng pha ở trên cùng một phương truyền sóng. B. Bước sóng là khoảng truyền của sóng trong thời gian một chu kỳ T. C. Bước sóng là đại lượng biểu thị cho độ nhanh của sóng. D. A và B 11. Hình III.1 là dạng sóng trên mặt nước tại một thời điểm. Tìm kết luận sai.
- A. Các điểm A và C dao động cùng pha B. Các điểm B và D dao động ngược pha. C. Các điểm B và C dao động vuông pha. D. Các điểm B và F dao động cùng pha. 14. Tìm phát biểu sai: A. Quá trình truyền sóng là một quá trình truyền năng lượng. B. Hai điểm cách nhau một số nguyên lần nửa bước sóng trên phương truyền sóng thì dao động ngược pha. C. Đối với sóng truyền từ một điểm trên mặt phẳng, khi sóng truyền ra xa năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường sóng truyền. D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì. 15. Tìm phát biểu sai: A. Dao động âm có tần số trong miền 16 ÷ 20000Hz. B. Sóng siêu âm là các sóng mà tai con người cảm nhận được C. Về bản chất vật lý, sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm là giống nhau, cũng không khác gì các sóng cơ học khác. D. Sóng âm là sóng dọc. 16. Chọn phát biểu đúng: A. Sóng âm không thể truyền được trong các vật rắn cứng như đá, thép. B. Vận tốc truyền âm không phụ thuộc nhiệt độ. C. Sóng âm truyền trong nước với vận tốc lớn hơn trong không khí. D. Sóng âm truyền được trong không khí với vận tốc lớn hơn trong chân không. 17. Tìm phát biểu sai: A. Tần số càng thấp âm càng trầm B. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm dựa trên tần số và biên độ C. Cường độ âm lớn tai nghe thấy âm to. D. Mức cường độ âm đặc trưng độ to của âm tính theo công thức: I L(dB) = 10lg I0 18. Hai âm có cùng độ cao khi: A. Cùng biên độ B. Cùng tần số C. Cùng bước sóng D. A và B. 19. Âm sắc là một tính chất sinh lý của âm cho ta kết luận: A. Có cùng biên độ phát ra bởi cùng một nhạc cụ. B. Có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau. C. Có cùng tần số phát ra trước, sau bởi cùng một nhạc cụ. D. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau thì nghe khác nhau. 21. Vận tốc truyền của sóng trong môi trường phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây: A. Độ mạnh của sóng B. Biên độ của sóng C. Tần số của sóng D. Môi trường truyền sóng. 22. Tìm kết luận sai: A. Các sóng kết hợp có cùng tần số và độ lệch pha không đổi. B. Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng trong không gian. C. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, những điểm có hiệu đường đi từ hai nguồn bằng một số nguyên bước sóng thì dao động với biên độ cực đại. D. Những điểm có hiệu đường đi từ 2 nguồn sóng kết hợp trên mặt nước có hiệu đường đi bằng một số lẻ nữa bước sóng thì dao động với biên độ cực tiểu. 23. Tìm kết luận sai: A. Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ cố định mà biên độ sóng được tăng cường hay giảm bớt. B. Trong giao thoa sóng trên mặt nước, các đường giao động mạnh và các đường dao động yếu có dạng các hyperbol. C. Đường thẳng trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn kết hợp luôn là một đường dao động mạnh. D. Hai âm thoa giống hệt nhau dùng làm hai nguồn kết hợp để tạo nên giao thoa sóng âm không khí. 24. Tìm kết luận sai: A. Sóng dừng là một trường hợp riêng của hiện tường giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ. B. Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây đàn, tại các bụng sóng dừng các phần tử của dây dao động với biên độ cực đại.
- C. Trong hiện tượng sóng dừng của các cột khí trong một ống sáo, tại các bụng sóng dừng các phần tử không khí dao động với biên độ cực đại. D. Hai đầu sợi dây đàn luôn là hai nút sóng dừng. 25. Chọn kết luận đúng về sóng dừng: A. Khoảng cách giữa 2 nút hoặc bụng gần nhau bằng một bước sóng λ . λ B. Hai nút và bụng gần nhau nhất cách nhau 2 λ C. Hai đầy dây gắn chặt, trên dây dài L sẽ có sóng dừng nếu L = n . 2 26. Tìm kết luận sai: A. Hiện tượng sóng dừng cho ta một phương án đơn giản xác định vận tốc truyền sóng trong một môi trường bằng cách biết tần số f và đo bước sóng λ , nhờ vị trí các bụng, các nút sóng dừng. B. Dao động tại 2 bụng sóng dừng liên tiếp là cùng pha. λ C. Khoảng cách giữa hai nút sóng dừng liên tiếp là 2 λ D. Các nút và bụng sóng dừng liên tiếp cách nhau 4 27. Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng. Hai điểm cách nhau d. Độ lệch pha giữa sóng tại N so với sóng ở M là: −2π d 2λ d A. ∆ ω = B. ∆ ω = λ λ 2π d −π d C. ∆ ω = D. ∆ ω = λ λ 28. Một sóng âm truyền từ không khí vào nước. Sóng âm đó ở hai môi trường có: A. Cùng biên độ B. Cùng bước sóng C. Cùng tần số D. Cùng vận tốc truyền 29. Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng λ = 120cm. Tìm khoảng cách λ d = MN biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M là 3 A. d = 15cm B. d = 24cm C. d = 30cm D. d = 20cm 30. Phương trình truyền sóng của môi trường từ nguồn O đến điểm M cách nguồn d (mét) là: u = 5sin(6π t - π d) (cm). Vận tốc truyền sóng v trong môi trường này là: A. v = 4m/s B. v = 5m/s C. v = 6m/s D. v = 8m/s 36. Một dây AB dài 120cm, đầu A mắc vào dọc một nhánh âm thao có tần số f = 40Hz, đầu B gắn cố định. Cho âm thoa dao động trên dây có sóng dừng với 4 bó sóng dừng. Vận tốc truyền sóng trên đây là: A. 20m/s B. 15m/s C. 28m/s D. 24m/s 37. Một dây dài 120cm đầu B cố định. Đầu A gắn với một nhánh âm thoa dao động với tần số 40Hz. Biết vận tốc truyền sóng v = 32m/s. tìm số bụng sóng dừng trên đây. Biết rằng đầu A nằm tại một nút sóng dừng. 39. Dây dài L = 90cm với vận tốc truyền sóng trên dây v = 40m/s được kích thích cho dao động với tần số f = 200Hz. Tính số dụng sóng dừng trên đây, biết hai đầu dây được gắn cố định. A. 6 B. 9 C. 8 D. 10. 40. Dây dài L = 1,05m được gắn cố định hai đầu, kích thích cho dao động với tần số f = 100Hz, thì thấy có 7 bụng sóng dừng. Tìm vận tốc truyền sóng trên đây. A. 30m/s B. 25m/s C. 36m/s D. 15m/s 41. Tìm phát biểu sai về năng lượng âm: A. Cường độ âm là lượng năng lượng âm được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một diện tích vuông góc với phương truyền âm. B. Cường độ âm tỉ lệ thuận với độ to của âm mà tai ta nghe được C. Ngưỡng nghe là cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta bắt đầu có cảm giác âm (nghe thấy).
- D. Ngưỡng đau là cường độ âm lớn nhất mà tai ta còn chịu đựng được. Quá ngưỡng đau tai ta có cảm giác đau đớn và không còn cảm giác âm bình thường nữa: I > 10W/m2. 42. Tìm phát biểu sai về độ to của âm. A. Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theot ần số âm. B. Với tần số 1000Hz ngưỡng nghe vào khoảng 10-12W/m2. Nhưng với tần số 50Hz ngưỡng nghe lớn hơn 100.000 lần. C. Miền nghe được là miền cường độ âm nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau. D. Khi nghe nhạc, ta hạ âm lượng của máy tăng âm (ampli) ta nghe được nhiều âm trầm hơn các âm cao. 43. Một màng kim loại dao động với tần số f = 150Hz tạo ra trong nước một sóng âm có bước sóng λ = 9,56m. Tìm vận tốc truyền âm trong nước. A. 1434m/s B. 1500m/s C. 1480m/s D. 1425m/s 44. Dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa. Cách đó 1km một người quan sát nghé tai xuống đường ray nghe thấy tiếng gõ truyền theo đường ray và 2,8 giây sau mới nghe thấy tiếng gõ truyền qua không khí. Tìm vận tốc truyền âm trong thép đường ray, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 335m/s. A. 5512m/s B. 5465m/s C. 5403m/s D. 5380m/s 49. Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây: A. Các phần tử của dây dao động cùng pha với nguồn. B. Vận tốc truyền sóng của những điểm trên dây cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì giống nhau, còn của những điểm cách nhau một số bán nguyên lần bước sóng thì ngược chiều nhau. C. Vận tốc truyền sóng trên dây ở mọi điểm bằng vận tốc dao động của chúng. D. Mọi điểm trên dây dao động với cùng một tần số. 50. Chọn phát biểu sai trong số các phát biểu sau đây: A. Mọi điểm của dây đều dao động theo phương vuông góc với chiều dài dây sóng trên dây là sóng ngang. B. Mọi điểm của dây đều dao động với cùng tần số của nguồn. C. Vận tốc dao động của mọi phần tử của dây tại mỗi thời điểm đều như nhau. D. Những điểm trên dây cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì luôn dao động cùng pha. CHƯƠNG IV: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 1. Chọn phát biểu đúng cho dòng điện xoay chiều: A. Dòng điệm xoay chiều hình sin có pha biến thiên tuần hoàn. B. Có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian. C. Có chiều dòng điện biến thiên điều hoà theo thời gian. D. Có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. 2. Dòng điệm xoay chiều dạng sin có tính chất nào kể sau: A. Cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian. B. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian. C. Có pha biến thiên tuần hoàn theo thời gian. D. Cả 3 tính chất trên. 3. Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Hỏi trong mỗi giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần. A. 50 lần B. 100 lần C. 25 lần D. Một đáp số khác. 4. Chọn định nghĩa đúng cho cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều: A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi mà nếu chúng lần lượt đi qua một bình điện phân đựng AgNO3 trong những thời gian như nhau thì chúng giải phóng cùng một lượng Ag bằng nhau. B. Cường độ hiệu dụng là phần dùng có hiệu quả của cường độ dòng điện xoay chiều. C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện một chiều không đổi mà nếu chúng lần lượt đi qua một điệnt rở trong những thời gian như nhau thì chúng toả ra những nhiệt lượng bằng nhau.. D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng điện lượng đi qua một tiết diện ngang của dây dẫn trong một đơn vị thời gian. 5. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2 3 sin100π t (A) bằng: A. 2A B. 3A
- C. 3 2 A D. 6 A 6. Tìm giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức u = 220 5 sinπ t (V). A. 200V. B. 110 5 V 5 C. 110 10 V D. 110 V 2 7. Viết phương trình dao động của hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 220V, tần số f = 60Hz với gốc thời gian chọn sao cho: u(t=0) = 100(V). A. u = 220 sin 120π t (V) π 2 sin(120π t + ) (V) B. u = 220 3 π C. u = 220 sin(60π t + ) (V) 3 D. u = 220 2 sin120π t (V) 10. Tìm câu trả lời sai. Giống như dòng điện một chiều không đổi dòng điện xoay chiều có thể dùng để. A. Thắp sáng đèn. B. Tạo nam châm điện C. Chạy động cơ điện D. Mạ điện. 12. Tìm nhiệt lượng Q do dòng điện I = 2sin100π t (A) đi qua điện trở R = 10Ω trong nửa phút. A. 600 J B. 400J C. 500J D. 1kJ. 13. Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng I của dòng xoay chiều, biết rằng đi qua điện trở R = 20Ω trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q = 6kJ. B. 2,5 A A. 2A C. 3A D. 2 2 A 14. Một nam châm điện được nuôi bằng dòng điện xoay chiều i = 2sin314t (A) dặt gần lá thép có một dầu gắn chặt. Lá thép sẽ rung với tần số f nào. A. f = 100π Hz B. f = 500Hz C. f = 50Hz D. f = 100Hz 15. Tìm phát biểu sai: A. Các định luật của dòng điện một chiều không đổi đều áp dụng được cho dòng điện xoay chiều trong thời gian rất ngắn so với chu kì dòng điện xoay chiều. B. Dòng điện xoay chiều không gây được hiện tượng điện phân. C. Công suất toả nhiệt của dòng điện xoay chiều P = UI cos ϕ chính là giá trị trung bình trong một chu kì T của công suất tức thời P = ui. D. Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên tuần hoàn cả về chiều và độ lớn. 16. Với đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần R thì uR và iR có: A. Cùng tần số và biên độ B. Cùng pha và chu kì π C. Cùng tần số và ngược pha D. Cùng chu kì và lệch pha 2 17. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế xoay chiều u = U 2 sin ω t . Tìm biểu thức dòng điện i qua C. π U U2 sin ω t A. i = sin(ω t + ) B. i = R R 2 π U2 U2 sin(ω t − ) sin ω t C. i = D. i = R 2 R π 18. Đặt vào hai đầu tụ điện C một hiệu điện thế xoay chiều u = U 2 sin(ω t − ) . Tìm biểu thức dòng 6 điện i qua C . π π U2 B. i = ω CU 2 sin(ω t + sin(ω t − ) ) A. i = ωC 3 6
- π π U2 C. i = ω CU 2s in(ω t − sin(ω t − ) ) D. i = ωC 3 3 π 19. Cho dòng điện xoay chiều qua cuộn thuần cảm L có cường độ i = I 2 sin(ω t − ) (A). Tìm biểu 3 thức của hiệu điện thế u ở hai đầu cuộn cảm L. π π I2 A. u = ω LI 2 sin(ω t + sin(ω t − ) ) B. u = ωL 6 6 π π I2 C. u = ω LI 2 sin(ω t − ) sin(ω t + ) D. u = ωL 6 6 20. Tìm công thức tính cảm kháng ZL của cuộn cảm L và dung kháng ZC của tụ điện C. 1 1 C. Z L = ; ZC = A. ZL = ω L; ZC = ω C ωL ωC 1 1 B. ZL = ω L; Z C = D. Z L = ; ZC = ω C. ωC ωL 21. Một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có tổng trở Z tính theo công thức nào: 1 12 B. Z = R + (ω L − R + (ω L + A. Z = ) ) ωC ωC 12 1 C. Z = R 2 + (ω L − − ω L) 2 D. Z = R2 − ( ) ωC ωC 22. Góc lệch pha ω của hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch xoay chiều R, L, C nối tiếp so với cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào: R 1 tgϕ = −ω L 1 ωC A. B. tgϕ = ωL − ωC R 1 ωL − 1 C. tgϕ = R (ω L − ) ωC D. tgϕ = ωC R 23. Đoạn mạch có điện trở R nối tiếp cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L. Tổng trở đoạn mạch này được tính theo công thức nào : R 2 + r 2 + (ω L) 2 R 2 + ( r + ω L) 2 A. Z = B. Z = (r + R ) 2 + (ω L) 2 D. Z = R + r 2 + (ω L) 2 C. Z = 24. Đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm L1, và cuộn cảm L2. Tổng trở đoạn mạch này được tính theo công thức nào : R 2 + (ω L1 + ω L2 ) 2 R 2 + ω 2 ( L1 + L2 ) 2 A. Z = B. Z = R 2 + ω 2 ( L1 + L2 ) ( R + ω L1 ) 2 + (ω L2 ) 2 C. Z = D. Z = 28. Đoạn mạch nối tiếp R, L, C có dòng điện I sớm pha hơn hiệu điện thế u ở hai đầu đoạn mạch khi nào : A. Đoạn mạch có tính cảm kháng ZL > ZC B. Đoạn mạch phải không có L tức là ZL = 0 C. Đoạn mạch có tính dung kháng ZC > ZL D. Đoạn mạch phải không có C tức là ZC = 0 29. Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm L. Tìm phát biểu sai : A. Dòng điện luôn trễ pha π /2 so với hiệu điện thế. B. Đoạn mạch không tiêu thục năng lượng điện. C. Trong nửa chu kỳ đầu dòng trẽ pha so với hiệu điện thế, nửa chu kỳ sau ngược lại. D. Hệ số công suất k = 0 và tổng trở đoạn mạch bằng ω L. 30. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện C. Tìm phát biểu đúng : A. Dòng điện luôn trễ pha π /2 so với hiệu điện thế. B. Các điện tích dịch chuyển tuần hoàn qua lớp điện môi trng lòng tụ.
- C. Đoạn mạch không tiêu thụ năng lượng điện. D. Tụ điện không cản trở dòng xoay chiều. 32. Đoạn mạch điện trở xoay chiều chỉ có tụ C. Tìm biểu thức đúng cho định luật Ôm trên đoạn đó. A. U = ω CI B. I = ω CU ZC U C. I = D. I = ωC U 33. Với một cuộn cảm L và một tụ C xác định. Chọn phát biểu đúng: A. Tần số dòng xoay chiều tăng thì dung kháng ZC tăng và cảm kháng ZL giảm. B. Tần số tăng thì ZC và ZL đều tăng. C. Chu kì tăng thì ZC tăng và ZL giảm. D. Tần số tăng thì ZL tăng bao nhiêu, ZC giảm đúng bấy nhiêu. 34. Đặt vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm L = 0,8H một hiệu điện thế xoay chiều 220V, 50Hz. Tính cảm kháng và cường độ dòng đi qua mạch. A. 150Ω và 0,66A B. 251Ω và 0,88A C. 215Ω và 0,50A D. 151Ω và 0,88A 35. Đặt một hiệu điện thế xoay chiều 127V, 60Hz vào hai đầu một tụ điện có điện dung C = 20µ F. Tính dung kháng của mạch và cường độ dòng điện qua mạch. A. 312Ω và 0,96A B. 213Ω và 0,69A C. 123Ω và 0,69A D. 132Ω và 0,96A. 36. Một đoạn mạch R, L, C nối tiếp gồm có R = 140 Ω, L = 1H và C = 25µ F. dòng điện xoay chiều đi qua mạch có cường độ I = 0,5A và tần số f = 50Hz. Tìm tổng trở của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. A. 332Ω và 110V B. 233Ω và 220V B. 233Ω và 117V D. 323Ω và 117V. 37. Một đoạn mạch RLC mắc vào hiệu điện thế u = U0 sinω t. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi có điều kiện nào. A. Rω 2 = LC C. ω 2LC = 1 B. RLC = ω 2 D. ω 2LC = R 38. Tìm phát biểu sai khi có cộng hưởng điện: U A. Dòng điện đạt cực đại Imax = R B. hiệu điện thế trên tụ UC = UL trên cuộn thuần cảm L. C. Hệ số công suất k = 1. D. Tổng trở đoạn mạch Z ?R điện trở thuần 39. Tìm phát biểu sai khi có cộng hưởng điện: A. Dòng điện I và hiệu điện thế cùng pha B. UC và U vuông pha C. UC và UL vuông pha U2 D. Công suất đoạn mạch cực đại Pmax = R 40. Tìm phát biểu sai khi có cộng hưởng điện: A. UR và U cùng pha B. UL và UC cùng pha C. UL và U vuông pha D. Điện trở R = tổng trở Z của đoạn mạch. 41. Tìm phát biểu đúng khi có cộng hưởng điện: A. Cường độ dòng điện qua mạch có giá trị không phụ thuộc điện trở R. B. Hiệu điện thế trên hai bản tụ đạt cực đại. C. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên hai bản tụ đạt giá trị cực đại. D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R đạt cực đại. 43. Tìm công thức đúng để tính hệ số công suất k của đoạn mạch. R 1 k = cos ϕ = ωL − 1. ωC A. B. k= ωL − ωC R
- R k= R D. k = C. 12 R + (ω L − 1 + ω 2 LC 2 ) ωC 44. Một đoạn mạch gồm một điện trở R nối tiếp với tụ C. Một vôn kế điện trở rất lớn do hai đầu đoạn mạch thấy chỉ 100V, do hai đầu điện trở thấy chỉ 60V. Tìm số chỉ vôn kế khi đo giữa hai bản tụ C. A. 40V C. 120V B. 80V D. 160V 45. Tìm phát biểu sai về hệ số công suất k = cosϕ và công suất P = UI cosϕ . A. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch UI cosϕ không lớn hơn công suất cung cấp UI. B. Để tăng hiệu quả của việc sử dụng điện năng, ta phải tìm cách nâng cao giá trị công suất k=cosϕ . C. Tăng hệ số công suất không có lợi vì sẽ làm tăng năng lượng điện tiêu thụ nên tốn nhiều điện hơn. D. Trong thực tế người ta không dùng các thiết bị điện dùng dòng xoay chiều có k = cosϕ < 0,85. 46. Tìm phát biểu sai về máy phát điện xoay chiều: A. Máy phát điện xoay chiều cảm ứng hoạt động nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Phần cảm tạo ra từ trường được gọi là rôto vì luôn cho quay tròn. C. Phần ứng tạo ra dòng điện trong các máy phát điện lớn dùng trong kỹ thuật được gắn cố định gọi là stato. D. Bộ góp gồm các vành khuyên và chổi quét dùng để lấy điện xoay chiều ra ngoài ở các máy phát nhỏ có phần ứng quay tròn. 47. Tìm phát biểu sai về nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều: A. Làm cho từ thông qua khung biến thiên điều hoà. B. Cho khung dây chuyển động tịnh tiến đều trong một từ trường đều. C. Cho khung dây quay đều trong một từ trường đều quanh một trục cố định nằm trong mặt khung vuông góc với từ trường. D. A hoặc C 48. Tìm phát biểu sai về máy phát điện xoay chiều: A. Trong phần lớn các máy phát điện trong kỹ thuật, người ta dùng nam châm điện để tạo ra những từ trường mạnh của phần cảm quay tròn. B. Các cuộn dây của phần cảm và phần ứng đều được quấn trên các lõi thép kĩ thuật để tăng cường từ thông cho các cuộn dây. C. Muốn có tần số dòng điện f = 50Hz người ta dùng rôto nhiều cặp cực để giảm số vòng quay của rôto. 60 p. D. Máy có p cặp cực quay với tần số góc n vòng/phút thì tần số dòng điện phát ra là: f = n 49. Tìm phát biểu sai về dòng điện xoay chiều ba pha: A. Dòng điện xoay chiều ba pha là một hệ thống ba dòng điện xoay chiều cùng biên độ, độ lệch pha không đổi và tần số gấp nhau 3 lần. 2π B. Các dòng điện thành phần lệch pha nhau 3 C. Để phát huy các ưu điểm các dòng điện ba pha mà máy phát một pha không có được ta phải dùng hai cách mắc điện ba pha, mắc hình sao và mắc hình tam giác. D. Tổng các giá trị tức thời của ba dòng điện thành phần luôn bằng 0. 50. Tìm phát biểu đúng zcxcvề máy phát điện xoay chiều: A. Các máy phát điện xoay chiều biến đổi điện năng thành cơ năng. B. Trong các máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay dòng điện xoay chiều xuất hiện tức là năng lượng từ trường đã biến đổi thành điện năng. C. Máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng. D. Vì có rôto luôn quay tròn nên máy phát điện xoay chiều nào cũng phải có bộ góp. 51. Máy phát điện xoay chiều rôto có p = 5 cặp cực. Để có dòng điện xoay chiều tần số f = 60Hz cần quay rôto với vận tốc quay nào: A. 900 vòng/phút C. 600 vòng/ phút B. 640 vòng/ phút D. 720 vòng/ phút. 52. Một khung dây dẹt hình chữ nhật có các cạnh 15cm và 20cm quay đều rtong từ trường ngang với vận tốt 1200 vòng/ phút. Biết từ trường đều có cảm tứng từ B = 0,05T. Tìm giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều xuất hiện, biết cuộn dây có 200 vòng. A. 24,7V C. 42,6 V
- B. 26,7 V D. 31,2 V. 53. Câu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha. A. Dòng điện xoay chiều ba pha là sự hợp lại của 3 dòng điện xoay chiều một pha. B. Dòng điện xoay chiều ba pha được tạo bởi máy phát điện xoay chiều 3 pha. C. Dòng điện xoay chiều ba pha được tảo bợi máy phát điện xoay chiều 3 pha hay 3 máy phát điện xoay chiều 1 pha. D. A và C đúng. 54. Tìm phát biểu đúng về máy phát điện ba pha và dòng ba pha: A. Dòng điện xoay chiều ba pha là do 3 dòng xoay chiều một pha gộp lại. B. Để có dòng ba pha ta phải đặt 3 cuộn dây sao cho độ lệch pha giữa dòng điện 1 so với dòng điện 2 phải bằng độ lệch pha giữa dòng điện 2 với dòng điện 3. C. Do tính chất tương đối của chuyển động, trong máy phát điện ba pha có thể đổi chỗ phần cảm và phần ứng. D. Dòng xoay chiều ba pha chỉ có thể do máy phát ba pha sinh ra, không thể do 3 máy phát một pha ghép lại. 55. Tìm phát biểu sai về cách mắc hình sao: A. Ba điểm đầu A1, A2, A3 của các cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây dẫn khác nhau, gọi là các dây pha. B. Ba điểm cuối B1, B2, B3 của các cuộn dây được nối với nhau trước, rồi nối với dây dẫn chung gọi là dây trung hoà. C. Dòng điện trong dây trung hoà luôn bằng 0 với mọi tải cũng mắc hình sao. D. Hiệu điện thế giữa một dây pha với dây trung hoà gọi là hiệu điện thế pha U P. Hiệu điện thế giữa hai dây pha gọi là hiệu điện thế dây Ud. Ta có Ud = UP 3 . 56. Trong mạch điện 3 pha tải đối xứng, khi cường độ dòng điện đi qua một pha là cực đại thì cường độ dòng diện qua hai pha kia như thế nào ? A. Có cường độ bằng không B. Có cường độ bằng 1/3 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng điện trên C. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, ngược chiều với dòng điện trên D. Có cường độ bằng 1/2 cường độ cực đại, cùng chiều với dòng điện trên. 59. Một mạng điện ba pha hình sao có hiệu điện thế pha là 220V. Tìm hiệu điện thế dây Uđ. A. Ud = 110V C. Ud = 220V B. Ud = 127V D. Ud = 380V 60. Một động cơ điện ba pha 380V có thể mắc vào mạng điện mắc hình sao có hiệu điện thế pha bao nhiêu : A. Up = 127V C. Up = 300V B. Up = 220V D. Up = 110V 61. Tìm phát biểu sai về động cơ không đồng bộ ba pha A. Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ và bằng cách sử dụng từ trường quay. B. Khi từ thông qua khung dân biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng với tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông : lực điện tù làm cho khung dây quay cùng chiều với nam châm. C. Vận tộc góc ω o của khung dây tăng dần. Khi đạt đến vận tốc góc ω của từ trường quay thì không tăng nữa và giữ nguyên ω = ω o. D. Với vận tốc quay ω của từ trường không đổi, vận tốc quay ω o của động cơ có thể biến đổi trong một phạm vi khá rộng tùy thuộc tải bên ngoài. 62. Tìm phát biểu đúng về từ trường quay của dòng điện ba pha A. Để tạo ra từ trường quay ta buộc phải quay một nam châm vĩnh cửu. B. Để có từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha ta cho ba đòng diện xoay chiều một pha vào ba cuộn dây của nam châm điện đặt lệch nhau 120 0 trên vòng tròn tương tự như 3 cuộn dây của máy phát điện ba pha. C. Từ trường trong các cuộn dây của động cơ điện cũng dao động điều hòa giống như cường độ dòng điện. D. Từ trường tổng cộng của cả 3 cuộn dây quay quanh tâm 0 với tần số bằng 3 lần tần số dòng điện. 63. Tìm kết luật sai về ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha. A. Khi tải ngoài thay đổi, vận tốc quay ω o của động cơ có thể biến đổi trong phạm vi khá rộng nhỏ hơn vận tốc quay ω của từ trường. B. Cấu tạo đơn giản, các cuộn dây của stato giống như trong máy phát ba pha, Rôto chỉ là các khung dây dẫn hình roto lồng sóc.
- C. Có thể có công suất từ nhỏ đến rất lớn. D. Tuy vậy, muốn đổi chiều quay của động cơ thì khó khăn, ta phải tháo dỡ ra và đổi chiều cuốn của 2 trong số 3 cuộn dây. 64. Tìm kết luận sai về máy biến thế có điện trở các cuộn dây nhỏ không đáng kế. A. Máy biến thế là thiết bị cho phép biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều có thể nâng cao hoặc hạ thấp hiệu điện thế một cách dễ dàng mà hầu như không tổn hao năng lượng. B. Hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng tự cảm. U1 N1 = C. Tỉ số hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp và sơ cấp bằng tỉ số vòng dây hai cuộn đó. U 2 N2 D. Dùng máy biến thế làm hiệu điện thế tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện giảm bấy nhiên lần U1 N1 I 2 = = và ngược lại U 2 N 2 I1 65. Máy biến thế là một thiết bị có tác dụng : A. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều B. Tăng hoặc giảm cường độ của dòng điện xoay chiều C. Truyền điện năng từ mạch này sang mạch khác. D. Cả 3 tác dung trên 66. Câu nào là đúng khi nói tới cấu tạo của máy biến thế : A. Máy biến thế có 2 cuộn dây có số vòng khác nhau B. Máy biến thế phải có 2 cuộn dây C. Cuộn sơ cấp của biến thế mắc vào nguồn điện, cuộn thứ cấp mắc với tải tiêu thụ. D. A và C đúng. 67. Chọn phát biểu đúng về truyền tải điện đi xa A. Không có máy biến thế thì không thể truyền tải điện năng được. B. Giữa công suất điện cần chuyển tải P, hiệu điện thế U và điện trở R của các dây dẫn với công U2 suất hao phí ∆ P có hệ thức ∆ P = R. P2 C. Để giảm hao phí dọc đường dây tải điện ta dùng máy biến thế : tăng U lên 1000 lần sẽ giảm hao phí được 1000000 lần. Do vậy ta không chuyển tải điện bằng hiệu điện thế 220V mà thường tăng thế lê 220kV. D. Muốn vậy ở nơi sản xuất điện ta tăng hiệu điện thế dẫn từ 6V 12V 36V 220V 6kV 35kV 220kV bằng các máy tăng thế. Đến nơi tiêu thụ ta lại dùng các máy hạ thế hạ dần xuống: 220kV 35kV 6kV 220V 36V 12V 6V. 68. Tìm phát biểu sai về dòng điện 1 chiều: A. Trong một số trường hợp cụ thể chỉ có thể dùng dòng điện một chiều như mạ điện, đúc điện, nạp acquy, sản xuất hoá chất điện bằng điện phân, tinh chế kim loại bằng điện phân, cung cấp năng lượng cho các mạch điện tử. B. Động cơ điện một chiều được dùng để chạy xe điện, xe lửa điện vì chúng có ưu điểm: có mômen khởi động lớn và thay đổi được vận tốc một cách dễ dàng. C. Dùmg một diốt bán dẫn ta có thể chỉnh lưu một nửa chu kì. Dùng hai diốt bán dẫn ta có thể chỉnh lưu hai nửa chu kì. D. Sau chỉnh lưu ta được dòng điện nhấp nháy. Để giảm nhấp nháy cho gần giống với dòng do acquy phát ra ta dùng bộ lọc với các tụ điện. 69. Chọn sơ đồ chỉnh lưu nửa chu kì bằng mạch cầu 4 diôt bán dẫn: Hình IV.1 / 104 70. Tìm phát biểu sai về máy phát điện một chiều: A. Máy phát điện một chiều hoạt động giống như máy phát điện xoay chiều một pha chỉ khác ở cách đưa dòng điện ra mạch ngoài. B. Bộ góp của máy phát điện xoay chiều dùng hai vành bán khuyên cách điện với nhau. Trong máy phát dòng một chiều ta dùng hai vành khuyên. C. Nếu máy phát chỉ có một khung dây, dòng điện của nó là dòng nhấp nháy giống như dòng điện được tạo ra bằng cách chỉnh lưu hai nửa chu kì. D. Trong kĩ thuật, người ta chế tạo những máy phát điên một chiều có khung dây, đặt lệch nhau và mắc nối tiếp nhau, tạo ra dòng điện một chiều hầu như không nhấp nháy . 71. Vì sao trong đời sống kỹ thuật dòng điện xoay chiều được sử dụng phổ biến hơn dòng điện một chiều. Tìm kết luận sai: A. Sản xuất dễ dàng hơn vì các máy dao điện cấu tạo đơn giản, chễ chế tạo.
- B. Có mọi tác dụng, tính năng như dòng một chiều: thắp sáng, chạy máy … C. Có thể sản xuất với công suất lớn với các máy dao điện rất to lớn. D. Có thể dùng máy biến thế chuyển tải đi xa, tăng giảm hiệu điện thế dễ dàng. 72. Một động cơ không đồng bộ ba pha đấu theo hình tam giác vào mạng điện 3 pha có hiệu điện thế pha UP = 220V. Động cơ có công suất P = 5kW với hệ công suất cosϕ = 0,85. Tìm hiệu điện thế đặt vào mỗi cuộn dây của động cơ và cường độ dòng điện qua mỗi cuộn dây. A. 220V và 6,15A B. 380V và 6,15A. C. 380V và 5,15A. D. 220V và 5,16A. 73. Tìm phát biểu sai về máy biến thế. A. Máy biến thế phải có hai cuộn day sơ cấp và thứ cấp cách điện đối với nhau. B. Máy biến thế có thể có hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp nối tiếp nhau. C. Máy biến thế chỉ có thể có một cuộn dây với nhiều đầu ra. D. Máy biến thế có thể có ba cuộn dây. 74. Tìm phát biểu đúng về máy biến thế. A. Máy biến thế có thể hoạt động được với dòng điện một chiều của acquy. B. Không thể dùng máy biến thế để nâng hiệu điện thế 6V của acquy lên 5000V. C. Trong máy biến thế tự ngẫu với một cuộn dây, không cần quan tâm đến chiều cuốn của dây chỉ cần đếm số vòng dây là ta có: U1 N1 = U 2 N2 D. Khi không có tải tức là không tiêu thụ điện, có thể thường xuyên cắm biến thế vào mạng điện mà không lo tốn tí điện nào cả. 75. Chọn sơ đồ để chỉnh lưu hai nửa chu kì: 76. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N 1 = 2200 vòng mắc vào mạng điện 110V. Tìm số vòng của cuộn thứ cấp để có thể thắp sáng bình thường bóng đèn 3V. A. 50 vòng B. 80 vòng. C. 60 vòng D. 45 vòng. 77. Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 2640 vòng, cuộn thức cấp 180 vòng. Mắc cuộn sơ cấp vào hiệu điện thế 220V. Tìm hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp khi không có tải. A. 18V B. 15V C. 12V D. 6V 78. Một máy hạ thế mắc vào mạng điện thành phố 220V để thắp sáng bình thường bóng đèn nhỏ (3V – 11W). Bỏ qua mất mát năng lượng trong máy biến thế. Tìm cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp: A. 30mA. B. 15mA C. 60mA D. 50mA. 79. Một máy hạ thế có cuộn sơ cấp 2640 vòng, cuộn thứ cấp 180 vòng. Cuộn sơ cấp mắc vào mạng điện thành phố 22V. Cuộn thứ cấp mắc vào điện trở thuần R = 5Ω. Tìm cường độ dòng ở cuộn sơ cấp và ở cuộn thứ cấp. A. 3A và 205mA B. 3A và 264mA. C. 2A và 205mA D. 4A và 150mA. 80. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 1000 vòng dây mắc vào U = 200V. Cuộn thứ cấp có hiệu điện thế hiệu dụng 6,15V. Bỏ qua mất mát năng lượng trong máy biến thế. Tính số vòng dây ở cuộn thứ cấp. A. 100 vòng B. 50 vòng C. 28 vòng D.200 vòng. 81. Một cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể và độ tự cảm 750mH được mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều 250V; 60Hz. Tính cảm kháng của mạch và cường độ dòng điện qua mạch. A. 251Ω; 0,645A B. 283Ω; 0,884A C. 29Ω; 0,748A D. 278Ω; 0,921A 82. Một đoạn mạch có điệnt rở thuần không đáng kể và một tụ điện với điện dung 15µ F được mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều 110V; 50Hz. Tính dung kháng của mạch và cường độ dòng điện qua mạch. A. 212Ω; 0,519A B. 196Ω; 0,415A. C. 224Ω; 0,625A D. 201Ω; 0,584A 83. Tìm giá trị hiệu dụng và tần số của hiệu điện thế xoay chiều có biểu thức: u = 180sin100π t (V) A. 110V; 60Hz B. 104V; 50Hz C. 127V; 50Hz D. 90V; 50Hz 85. Trong một đoạn mạch xoay chiều RLC, khi nào I trễ pha so với u. Tìm trả lời đúng. A. ZC > ZL B. ZL > ZC C.ZC > R > ZL D. R > ZL > ZC
- 1 1 86. Một đoạn mạch RLC có R = 150Ω, L = H , C= mF 2π 25π Dòng điện xoay chiều đi qua đoạn mạch có I = 0,6A và tần số f = 50Hz. Tìm tổng trở và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch: A. 2000Ω; 150V B. 240Ω; 220V C. 250Ω; 200V D. 250Ω; 150V. 2 87. Một cuộn dây có độ tự cảm L = H và điện trở thuần R = 12Ω được đặt vào một hiệu điện thế 15π xoay chiều 100V với tần số 60Hz. Tìm cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây và nhiệt lượng nó toả ra trong 1 phút. A. 5A; 18kJ B. 3A; 15kJ C. 4,5A; 12kJ D. 6A; 20kJ. 88. Một bóng đèn nóng sáng có điệnt rở R được nối vào mạng điện xoay chiều 220V; 50Hz nối tiếp với 3 một cuộn dây có độ tự cảm L = H và điện trở thuần r = 5Ω. 10π Tìm điện trở bóng đèn R và công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch biết rằng dòng điện qua mạch I = 4,4A. A. 40Ω; 587W B. 35Ω; 774W C. 25Ω; 612W D. 30Ω; 720W. Một đoạn mạch gồm điện trở R = 120Ω, một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,6H và một tụ xoay có điện dung biến thiên CX. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều với giá trị hiệu dụng U = 220V với tần số f = 50Hz. Giải các bài toàn 89, 90, 91. 89. Tụ điện được điều chỉnh cho C = 20µ F. Tính cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch. A. 2,16A B. 1,54A C. 1,78A D. 2,75A. 90. Với giá trị nào của điện dung C thì cường độ dòng hiệu dụng đi qua mạch có giá trị cực đại? Tìm giá trị cực đại đó. A. 16,9µ F; 1,83A B. 2,52µ F; 1,64A C. 12,4µ F; 2,15A D. 21,8µ F; 1,25A. 91. Tìm giá trị điện dung C để hiệu điện thế trên hai bản tụ đạt cực đại UCmax. Tìm giá trị UCmax đó. A. 25µ F; 384V B. 12µ F; 409,7V C. 15µ F; 418,2V D. 10,6µ F; 405V.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
600 Câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý 12
60 p | 894 | 207
-
500 câu trắc nghiệm Vật lý
49 p | 367 | 160
-
Trắc nghiệm sóng điện từ
7 p | 539 | 152
-
Trắc nghiệm Lý: Dao động điện từ
12 p | 345 | 138
-
CÁC BÀI TOÁN TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO PHẦN SÓNG CƠ HỌC –DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
7 p | 352 | 102
-
800 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý luyện thi Đại học hay và khó
97 p | 274 | 91
-
Đề trắc nghiệm Hình học 11
37 p | 256 | 81
-
Bài tập trắc nghiệp Vật lý 12 nâng cao - Dao động, sóng điện từ
14 p | 427 | 43
-
280 câu hỏi trắc nghiệm về Điện xoay chiều
60 p | 301 | 38
-
Tuyển tập 789 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật lý luyện thi ĐH-CĐ
64 p | 174 | 24
-
Chuyên đề 04: Dao động điện - Sóng điện từ
10 p | 167 | 15
-
Trắc nghiệm Vật lý 12
308 p | 75 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và cách giải các dạng toán về dao động điện từ và sóng điện từ
71 p | 101 | 9
-
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương 5 Vật lý 12
26 p | 159 | 9
-
Bài tập tự luyện: Bài tập mạch LC, sóng điện từ và thu phát sóng điện từ
0 p | 148 | 6
-
Trắc nghiệm bài tập Sóng cơ
7 p | 113 | 5
-
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý - Chương IV: Dao động điện từ, sóng điện từ
3 p | 92 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn