intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẮC NGHIỆM ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - CHƯƠNG 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

338
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Các phát biểu A,B và C đều đúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM - CHƯƠNG 1

  1. Chương I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A/ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC VÀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT: Câu1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Các phát biểu A,B và C đều đúng. Câu2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có khích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
  2. Câu3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể xem vật như một chất điểm? A. Tàu hoả đứng trong sân ga. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Câu4: Điều nào sau đây đúng với vật chuyển động tịnh tiến? A. Quỹ đạo của vật luôn luôn là đường thẳng. B. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường cá dạng giống nhau. C. Vận tốc của vật không thay đổi. D. Mọi điểm trên vật vạch ra những đường giiống nhau và đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó. Câu5: Trong các vật chuyển động sau đây, chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến? A.Chuyển động của ngăn kéo bàn khi ta kéo nó ra.
  3. B. Chuyển động của cánh cửa khi ta mở cửa. C. Chuyển động của ôtô trên đoạn đường vòng. D. Chuyển động Mặt Trăng quay xung quanh trái đất. Câu6: Hệ quy chiếu là hệ gồm có: A. Vật được chọn làm mốc. B. Một hệ toạ độ gắn trên vật làm mốc. C. Một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian. D. Tất cả các yếu tố kể ở các mục A, B và C. Câu7: Trong các cách chọn hệ toạ độ sau đây, cách chọn nào là hợp lý? A. Vật chuyển động trên một đường thẳng: Chọn trục toạ độ Ox trùng ngay với đường thẳng đó. B. Vật chuyển động trong một mặt phẳng: Chọn hệ trục toạ độ Đêcác vuông góc xOy nằm trong mặt phẳng đó. C. Vật chuyển động trong không gian: Chọn hệ toạ độ Đêcác vuông góc Oxyz. D. Các cách chọn A, B và C đều hợp lý. Câu8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mốc thời gian?
  4. A. Mốc thời gian luôn luôn được chọn là mốc 0 giờ. B. Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một đối tượng. C. Mốc thời gian là một thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng. D. Mốc thời gian là thời điểm kết thúc một hiện tượng. Câu9: Một xe ôtô khởi hành lúc 7 giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc thời gian là lúc7 giờ thì thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào trong các trường hợp sau: A). t0 = 7 giờ. B). t0 = 14 giờ C). t0 = 0 giờ. C). Một thời điểm khác. Câu10: Điều nào sau đây là đúng với vật chuyển động thẳng đều? A. Quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không thay đổi theo thời gian. B. Véctơ vận tốc không đổi theo thời gian. C. Quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng dường bằng nhau trong những khoản thời gian bằng nhau bất kì. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
  5. Câu11: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều? A. Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B. Tại mọi thời điểm, véctơ vận tốc là như nhau. C. Véctơ vận tốc có hướng không thay đổi. D. Vận tốc luôn có giá trị dương. Câu12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vận tốc của chuyển động? A. Vận tốc của vật cho biết khả năng chuyển động của vật. B. Vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. C. Vật nào có vận tốc lớn hơn thì trong cùng một khoảng thời gian, nó sẽ đi được quãng đường dài hơn. D. Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc của vật được đo bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và khoảng thời gian để vật đi hết quãng đường đó. Câu13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị của vận tốc? A. Đơn vị của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động của vật. B. Đơn vị của vận tốc luôn luôn là m/s.
  6. C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của độ dài đường đi và đơn vị của thời gian. D. Trong hệ SI, đơn vị của vận tốc là cm/s. Câu14: Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính đường đi của vật chuyển động thẳng đều? (trong đó s là quãng đường, v là vận tốc và t là thời gian chuyển động). v A) s = . C). s = v.t 2 D). s = v 2 .t B). s = v.t t Câu15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về toạ độ của một vật chuyển động thẳng đều? A. Toạ độ của vật luôn thay đổi theo thời gian. B. Toạ độ của vật có thể dương, âm hoặc bằng không. C. Toạ độ của vật biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu16: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là: x = x0+vt (với x0 ≠0 và v ≠ 0).
  7. Điều khẳng định nào sau đây là chính xác: A. Toạ độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. B. Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ. Câu17: Một vật chuyển động thẳng theo trục Ox, phương trình toạ độ của vật là: x = xo+v(t-to) với xo≠ 0, v >0 và t ≠ 0. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ. B. Thời điểm ban đầu của chuyển động không trùng với thời điểm được chọn làm mốc thời gian. C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Các khẳng định A, B và C đều đúng. Theo các quy ước sau: ( I ) và ( II ) là các mệnh đề. A. Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề có tương quan. B. Mệnh đề I đúng, mệnh đề II đúng, hai mệnh đề không tương quan. C. Mệnh đề I đúng, mệnh đề II sai.
  8. D. Mệnh đề I sai, mệnh đề II đúng. Trả lời các câu 18, 19, 20 và 21. Câu 18: (I) Khi viên đạn ra khỏi nòng súng và bay tới mục tiêu, nó được xem là một chất điểm. Vì ( II ) Một vật được xem là chất điểm nếu kích thước của vật là không lớn lắm. Câu 19: ( I ) Chiếc bè nứa trôi trên sông theo một đường thẳng, chuyển động của chiếc bè là chuyển động tịnh tiến. Vì ( II ) Chuyển động tụnh tiến là chuyển động mà trong đó mọi điểm trên vật đều vạch ra những đường giống nhau và đường nối hai điểm bất kì trên vật luôn song song với chính nó. Câu 20: ( I ) Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì sẽ chuyển động nhỏ hơn. Vì ( II ) Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động Câu 21: ( I ) Trong chuyển động thẳng đều, véctơ vận tốc của vật có thể thay đổi về hướng. Vì ( II ) Véctơ vận tốc không những cho biết độ lớn của vận tốc mà còn xác định x(m) cả hướng của chuyển động. 25 Câu 22: Trên hình 8 là đồ thị tọa độ-thời gian của 10 O 5 t(s) (Hình 8)
  9. một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin nào sau đây là sai? A. Toạ độ ban đầu của vật là xo = 10m. B. Trong 5 giây đầu tiên vật đi được 25m. C. Vật đi theo chiều dương của trục toạ độ. D. Gốc thời gian được chọn là thời điểm vật ở cách gốc toạ độ 10m. Câu 23: Trong các đò thị (hình 9) sau đây, đồ thị nào có dạng đúng với vật chuyển động thẳng đều? x x x x O O O O t t t t a) b) c) d) (Hình 9) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau: A). Đồ thị a B). Đồ thị b và d C). Đồ thị a và c D).Các đồ thị a,b và c đều x(m) đúng (III) (II) (I) O Hình 10
  10. Trên hình 10 là đồ thị toạ độ - thời gian của Ba vật chuyển động trên mmột đường thẳng, đồ thị (I) và (III) là các đường thẳng song song. Sử dụng dự kiện trên để trả lời các câu hỏi 24, 25, 26, 27 và 28 (t(s) Câu 24: Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hai vật (I) và (II) chuyển động cùng hướng. B. Hai vật (I) và (II) chuyển động ngược hướng. C. Vận tốc của vật (I) lớn hơn vận tốc vật (II). D. Hai vật (I) và (II) không gặp nhau. Câu 25: Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Vận tốc của các vật (I) và (III) không bằng nhau. B. Hai vật (II) và (III) gặp nhau. C. Toạ độ ban đầu của các vật (II) và (III) đều dương.
  11. D. Toạ độ ban đầu của vật (I) bằng không. Câu 26: Kết luận nào sau đây là không phù hợp với đồ thị đã cho của các chuyển động? A. Các vật chuyển động thẳng đều. B. Vật (II) chuyển động ngược chiều so với các vật (I) và (III). C. Phương trình chuyển động của các vật (I) và (III) giống hệt nhau. D. Trong phương trình chuyển động, vận tốc của vật (II) có giá trị âm. Câu 27: Kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh vận tốc v1, v2, v3 của các vật (I), (II) và (III)? D). v1 ≠ v2 ≠ v3. A). v1 = v3 < v2 B). v1 > v2 = v3. C). v1 = v2 = v3. Câu 28: Thông tin nào sau đây là sai khi so sánh quãng đường s1, s2 và s3 của các vật (I), (II) và (III) đi được trong một khoảng thời gian? D) .s1 ≠ s2 ≠ s3 A). s1 > s2 = s3. B). s1 = s3 < s2. C) .s1 = s2 = s3. Câu 29: Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục Ox. Thông tin nào sau đây là chính xác?
  12. A. Thời điểm ban đầu to=0. B. Vận tốc v > 0. C. Toạ độ của vật luôn dương. D. Các thông tin A,B,C đều chính xác. Câu 30: Một vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương của trục Ox. Tại các thời điểm t1=2s và t2=6s, toạ độ tương ứng của vật là x1=20m và x2=4m. Kết luận nào sau đây là không chính xác? A. Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s. B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox. C. Thời điểm vật đến gốc toạ độ O là t=5s. D. Phương trình toạ độ của vật là x = 28-4t (m).
  13. B/ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU. Câu 31: Điều nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc trung bình: A. Vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc. B. Trong khoảng thời gian t vật đi được quãng đường s, vận tốc trung bình s tính trên quãng đường là: vtb = ., t C. Trong chuyển động biến đổi, vận tốc trung bình trên các quãng đường khác nhau là như nhau. D. Vận tốc trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2