intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới" tập trung tìm hiểu về nhận thức đối với CDR và việc triển khai CDR của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang tiến vào giai đoạn bình thường mới hậu đại dịch. Dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như năng lực còn hạn chế, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình để thích nghi với hoàn cảnh mới và đã có những bước tiến đầu tiên trong việc thực hiện CDR gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới

  1. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TRÁCH NHIỆM SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Lê Trần Nguyên Nhung1 Tóm tắt Cuộc cách mạng số đang tạo ra những thay đổi chóng mặt trong cuộc sống của con người và tương lai của thế giới. Công nghệ kỹ thuật mới phát minh sẽ tạo cơ hội to lớn cho doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Vì thế, một khái niệm dần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây đó chính là trách nhiệm số của doanh nghiệp (CDR), một dạng trách nhiệm liên quan đến những thách thức, rủi ro và ảnh hưởng từ công cuộc chuyển đổi số. Bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về nhận thức đối với CDR và việc triển khai CDR của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang tiến vào giai đoạn bình thường mới hậu Covid-19. Dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như năng lực còn hạn chế, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình để thích nghi với hoàn cảnh mới và đã có những bước tiến đầu tiên trong việc thực hiện CDR gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Từ khóa: Trách nhiệm số của doanh nghiệp, Việt Nam, bình thường mới 1. GIỚI THIỆU Trong các thập niên của thế kỉ 21, thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của truyền thông xã hội, khoa học công nghệ và thiết bị kỹ thuật số. Chính điều này đã làm gia tăng sức ảnh hưởng của khách hàng lên sự thành công của bất kì thương hiệu công ty nào. Theo Werner Geyser (2021), 92% khách hàng cho biết hoàn toàn tin tưởng vào những phản hồi tích cực từ những người ủng hộ thương hiệu và 75% người tiêu dùng dựa vào niềm tin đó để ra quyết định mua hàng. Đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng tiếp cận nguồn thông tin từ mạng xã hội nhiều hơn khi xem xét và quyết định mua. Một trong những minh chứng cho việc này chính là tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có hơn 80 triệu người dùng Facebook, chiếm khoảng 80,2% tổng dân số quốc gia (NapoleonCat, 2022). Mặt khác, tính đến tháng 4/2022, Việt Nam có khoảng 73,2% dân số sử dụng Internet, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới (62,5%) (FPT Digital, 2022). Cùng với xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang có những bước chuyển mình vượt bậc trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn khi đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành trên toàn thế giới. Từ giữa năm 2020, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, hầu hết các doanh nghiệp và nhà quản lý đều đánh giá rất cao tầm ảnh hưởng của chương trình đến thị trường, và đã có những hành động kịp thời để thích nghi với tình hình mới (Phan Y Lan, 2021). Để có thể nắm bắt cơ hội quan trọng này, các tổ chức cần phải phát triển chiến lược chuyển đổi số hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, đề xuất các phát kiến kỹ thuật số và thực thi trách nhiệm số trong giai đoạn bình thường mới. Công cuộc số hóa đang làm thay đổi một cách sâu sắc cuộc sống của con người bằng việc tạo ra cơ hội phát triển cho những mô hình kinh doanh mới (Claudia Loebbecke & Arnold Picot, 2015). Công nghệ tiên tiến có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tác động tích cực đến 1 Giảng viên, Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ltn.nhung@hutech.edu.vn 482
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ môi trường. Tuy nhiên, sự đổi mới kĩ thuật cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, mức độ rò rỉ thông tin và tấn công mạng ngày càng nghiêm trọng (Gregory Vial, 2019). Vì những cơ hội phát triển cùng với vấn đề xã hội mới phát sinh do chuyển đổi số mang lại, các tổ chức nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cần phải chú tâm hơn đến trọng trách mới đối với xã hội, đó là trách nhiệm số của doanh nghiệp (Christian Thorun, 2018). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Trách nhiệm số của doanh nghiệp (Corporate digital responsibility – CDR) Hiện tại, việc thực thi CDR chưa nhận được nhiều sự quan tâm và có khá ít khái niệm về CDR được đưa ra bởi các học giả. Trong bài nghiên cứu của Lara Lobschat và cộng sự (2019), CDR được xem là một cấu phần tách ra từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility – CSR). CDR bao gồm các bên liên quan như tổ chức, cá nhân, chính phủ/luật pháp và công nghệ, và có 4 giai đoạn phát triển gồm kiến tạo và lưu trữ dữ liệu, hoạt động và ra quyết định, điều tra và đánh giá ảnh hưởng, cải tiến dữ liệu và công nghệ số. Lara Lobschat và cộng sự (2019) định nghĩa rằng CDR là bộ quy chuẩn và giá trị chung nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong việc kiến tạo và sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Nhận định này khá tương đồng và có phần chi tiết hơn, rõ ràng hơn so với các nghiên cứu trước đó của Rob Price (2018) và Christopher Joynson (2018). Ngoài ra, Rob Price (2018) và Christopher Joynson (2018) còn nhấn mạnh vào việc bảo vệ quyền con người, dịch vụ và sản phẩm tạo ra phải nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và môi trường sống của người dân trong sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ. Trong ngành dịch vụ, CDR bao gồm trách nhiệm đạo đức trong việc hình thành và quản lý công nghệ dịch vụ cũng như dữ liệu khách hàng trong tất cả các chức năng của tổ chức cung cấp dịch vụ, nhằm đảm bảo toàn bộ khách hàng được đối xử một cách công bằng và sự riêng tư của khách hàng được bảo mật (Jochen Wirtz và cộng sự, 2021). Bên cạnh đó, Christina Herden và cộng sự (2021) cho rằng CDR là hình thức mở rộng của trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cân bằng giữa đạo đức và những cơ hội lẫn thách thức do cách mạng số hóa mang lại. CDR có 4 cấp độ tương ứng với kinh tế, pháp lý, đạo đức và thiện nguyện. Đầu tiên, ở cấp độ kinh tế, các công ty cần đề ra mô hình kinh doanh sáng tạo để đảm bảo lợi thế cạnh tranh trước áp lực trong thế giới số. Thứ hai, ở cấp độ pháp lý, doanh nghiệp bắt buộc tuân thủ các quy định và pháp luật hiện hành liên quan tới công nghệ số và bảo mật thông tin. Đối với cấp độ thứ 3, trách nhiệm đạo đức, công ty có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi và đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan bằng cách sử dụng công nghệ số. Cuối cùng, ở cấp độ thiện nguyện, các doanh nghiệp có thể tổ chức hoặc tham gia hoạt động thiện nguyện phục vụ lợi ích của cộng đồng, như chia sẻ thông tin, đóng góp quỹ đổi mới xã hội số và áp dụng công nghệ mới cho mục tiêu phát triển bền vững. Dựa trên nghiên cứu của Lara Lobschat và cộng sự (2019), Christina Herden và cộng sự (2021), Joanna Merwe và Ziad Al Achkar (2022) phát biểu rằng CDR là bộ quy tắc, chính sách và cấu trúc quản trị của doanh nghiệp liên quan tới quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. CDR phải là trung tâm của việc thực hành số, cơ chế thực thi, phát triển bền vững và tạo dựng niềm tin trong hệ sinh thái kỹ thuật số. Vấn đề triển khai CDR cần được liên kết chặt chẽ với mức độ ảnh hưởng của công cuộc số hóa tới xã hội, môi trường, chính quyền và cá nhân con người. Chính vì thế, ngày càng có nhiều nghiên cứu liên quan đến sự tác động của dữ liệu và số hóa lên xã hội hiện đại, cách thức doanh nghiệp điều chỉnh hành vi và định hướng trong sự tương tác kỹ thuật số (Jathan Sadowski, 2019). 483
  3. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 2.2. Nghiên cứu về trách nhiệm số của doanh nghiệp (CDR) Sự tiến bộ công nghệ cho phép các chính phủ, xã hội và tổ chức tiềm năng phát triển vô hạn dựa trên lợi ích của sự tự động hóa, phân tích dữ liệu, trí thông minh nhân tạo,… Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải tận dụng hệ thống một cách khôn ngoan và lường trước được những hậu quả không mong muốn đối với các bên liên quan, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cung cấp chỉ dẫn cho doanh nghiệp khi đối mặt với tình huống khó khăn này (Lara Lobschat và cộng sự, 2019). Nghiên cứu về CDR của Lara Lobschat và cộng sự (2019) chỉ ra rằng CDR cần được xem xét rõ ràng và riêng biệt với CSR bởi vì sự đặc thù, tính linh hoạt, độ bao phủ và phát triển nhảy vọt của công nghệ số. Trong các bên liên quan chịu trách nhiệm về sự thành công khi thực hiện CDR, Lara Lobschat và cộng sự (2019) kiến nghị các doanh nghiệp đóng vai trò chính yếu, kết nối với các nhân tố khác như nhà cung cấp và đối tác trong việc phát triển phần mềm và tạo ra sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Đối với nội bộ doanh nghiệp, nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong việc định hướng mục tiêu phát triển của tổ chức, đại diện cho nhân tố cơ bản đầu tiên ở cấp độ cá nhân, dẫn dắt toàn thể nhân viên trong công ty. Trên cơ sở đó, các cấp điều hành doanh nghiệp cần nhận biết và trân trọng những tiềm năng phát triển mà CDR mang lại, và một trong những điều tạo nên chiến lược CDR thành công chính là văn hóa doanh nghiệp và hành vi tổ chức. Việc thực thi văn hóa CDR có thể sẽ khiến doanh nghiệp tốn chi phí trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn công ty sẽ nhận được những lợi ích tài chính to lớn, nâng cao được sự hài lòng của khách hàng, củng cố danh tiếng và lợi thế cạnh tranh. Lara Lobschat và cộng sự (2019) đã tạo nên tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu CDR vì ý niệm về CDR mới thật sự được chú ý đến trong thời gian gần đây, và nó rõ ràng nhấn mạnh vào loại trách nhiệm mà doanh nghiệp phải thực hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (Malgorzata Suchacka, 2020). Mục đích chính của CDR là nhằm tạo ra khung bảo mật dữ liệu toàn diện, thiết lập các chương trình đào tạo nhân viên để có thể đối phó với những tình huống khó khăn liên quan đến dữ liệu số và thắc mắc của khách hàng. Malgorzata Suchacka (2020) cũng cho rằng việc thay đổi văn hóa tổ chức là cần thiết để tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp thu và nâng cao năng lực kỹ thuật số một cách hiệu quả, và chính điều đó sẽ giúp cải thiện hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn. Theo nghiên cứu của Christina Herden và cộng sự (2021), nhóm tác giả đã tổng hợp ý kiến của hơn 500 đáp viên tại Hoa Kỳ về cảm nhận và nỗi lo lắng đối với chủ đề công nghệ số. Tác giả cũng phân loại các chủ đề về CDR theo 3 khung nghiên cứu chính gồm môi trường, xã hội và quản trị, từ đó đề xuất kiến nghị giúp các doanh nghiệp phát triển và thực thi thành công chiến lược CDR. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người được phỏng vấn đều đồng ý rằng lợi thế tiềm năng mà công cuộc số hóa đem lại chính là chất lượng dịch vụ tốt hơn, giảm khối lượng công việc mang tính lặp lại và thông tin minh bạch hơn. Liên quan tới rủi ro tiềm ẩn, phần lớn đáp viên e ngại về vấn đề tội phạm số, bảo mật thông tin và quyền riêng tư dữ liệu. Đặc biệt, khoảng 45,5% nhân viên đánh giá rằng công ty của họ chưa sẵn sàng cho việc chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp phải đối mặt với khá nhiều thách thức khi thực hiện chiến lược CDR, và các vấn đề cần đặc biệt quan tâm chính là môi trường (năng lượng và chất thải kỹ thuật số,…), xã hội (sự gắn kết và ảnh hưởng kỹ thuật số, sự trao quyền và giám sát, trí tuệ nhân tạo,…) và quản trị (thu thập và lưu trữ dữ liệu, quyền sở hữu và tính bảo mật, độ tin cậy của hệ thống, quyền truy cập và sử dụng dữ liệu,…). Thêm vào đó, Joanna Merwe và Ziad Al Achkar (2022) bày tỏ quan điểm nên xem CDR là một cơ chế riêng biệt nhưng có liên quan với CSR trên nhiều lĩnh vực. CDR và CSR đều là tiến trình tự nguyện và tự giác vận hành nhằm thực thi trách nhiệm trong kinh doanh của tổ chức. Mục 484
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ tiêu của cả CDR và CSR là mang lại giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng và xã hội. Tuy nhiên, CDR nên được tách biệt với CSR bởi quy mô và sức ảnh hưởng của chuyển đổi số ngày càng gia tăng. CDR sẽ có thể quản lý tốt hơn các vấn đề như sự hủy hoạt môi trường từ rác thải số, sự lo lắng về khối lượng dữ liệu số khổng lồ và giám sát doanh nghiệp,... Đây là một trong những giải pháp khá hiệu quả và phù hợp với sự chuyển đổi số khi mà các chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp đều đang cố gắng nắm bắt toàn bộ quy mô và tác động của công cuộc số hóa (Yo-Jud Cheng và cộng sự, 2021). Theo Joanna Merwe và Ziad Al Achkar (2022), việc doanh nghiệp chấp nhận cơ chế CDR là bước đầu tiên của tiến trình thực hiện, nhưng vấn đề là nếu chỉ có một phần nhỏ trong ngành đồng ý triển khai thì thách thức vẫn còn rất lớn. Khó khăn tiếp theo là sự xung đột giữa chính phủ và các công ty công nghệ trong cuộc chiến chống độc quyền, hiểm họa từ những doanh nghiệp lớn phá sản và áp đặt các quy định khắt khe hơn cho công ty (Billy Perrigo, 2020). Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực thay đổi, chủ động tạo thế cân bằng giữa quy định của chính phủ và quyền lợi riêng tư của doanh nghiệp cũng như cả ngành nghề kinh doanh, duy trì quyền hạn và niềm tin của cộng đồng trong việc theo đuổi chiến lược CDR toàn diện. 3. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng của việc chuyển đổi số tại Việt Nam Trong những năm gần đây, quá trình chuyển đổi số đã diễn ra rất nhanh chóng tại Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương (Phan Y Lan, 2021). Cơ quan Nhà nước tại các cấp đang nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng tới năm 2030. Theo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số năm 2020 và 2021, Bộ Tài chính liên tục dẫn đầu trong các bộ cung cấp dịch vụ công về mức độ chuyển đổi số (Đức Minh, 2022). Bên cạnh đó, ngành Thuế đã cung cấp 163 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và tích hợp 156 dịch vụ lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổng cục Hải quan đã hoàn thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt gần 90% (Đức Minh, 2022). Ngoài ra, nhiều thành phố cũng đang có ý định xây dựng thành phố thông minh với nền tảng công nghệ hiện đại. Theo Quang Hà (2022), hiện nay cả nước có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh bền vững. Các ngành như tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, du lịch, ngoại thương,…đều xem chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh mức độ cạnh tranh và hội nhập ngày càng cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nói riêng, vẫn còn chưa ý thức rõ mức độ cấp thiết của việc chuyển đổi số và tầm quan trọng của thực hiện trách nhiệm số. Theo báo cáo của Cisco (2020) về sự trưởng thành số của các SMEs tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát, và kết quả chỉ ra rằng các SMEs đang phải đối mặt với những rào cản chuyển đổi như thiếu tư duy số và nhân lực (16%), thiếu năng lực triển khai (14%) và thiếu nền tảng công nghệ (12%). Báo cáo cũng nhận định các SMEs của Việt Nam đang đầu tư mạnh vào nâng cấp phần cứng và công nghệ đám mây (18%) cũng như an ninh mạng (11%). Vì Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt đề cao chương trình và chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia nên các SMEs rất được quan tâm phát triển khi được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ nguồn ngân sách Nhà nước từ tháng 10/2021 (FPT Digital, 2022). Từ đây có thể thấy rằng dù doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết của việc chuyển đổi số nhưng còn khá nhiều rào cản gây trở ngại trong tiến trình triển khai. Bên cạnh việc chưa tiếp cận được công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp còn thiếu hụt nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện 485
  5. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI việc chuyển đổi, lãnh đạo doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn thay đổi tư duy trong điều hành và quản lý. Kết quả thu được theo thống kê của Cisco (2020) cũng tương đồng với các nghiên cứu của Alejandro Frank và cộng sự (2019), Nguyen Hai Thanh và cộng sự (2021) và Bui Le Minh (2021), tất cả đều đồng ý rằng nhân tố cơ bản cản trở quá trình chuyển đổi kỹ thuật số xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp như nhà quản lý và nhân viên. Do lợi thế vô cùng lớn mà quá trình chuyển đổi số mang lại cho quốc gia và tổ chức, các doanh nghiệp được khuyến nghị nên phát triển những phương thức hoạt động hiệu quả để vượt qua những rào cản tiêu cực, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn trên toàn cầu (Netta Iivari và cộng sự, 2020). 3.2. Vấn đề thực hiện trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam Cuộc cách mạng số hóa đang làm thay đổi nhanh chóng tiêu chuẩn sống của con người, đặt biệt là trong các ngành dịch vụ tự động và công nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, logistics, chăm sóc sức khỏe và giáo dục (Huang Ming-Hui và Roland Rust, 2018; Dora Bock và cộng sự, 2020). Động lực phát triển của cuộc cách mạng này bao gồm trí thông minh nhân tạo, công cuộc số hóa và rô bốt dịch vụ đã mang lại sức mạnh chuyển hóa cho các ngành và cải thiện trải nghiệm người dùng, chất lượng dịch vụ và năng suất lao động cùng một lúc (Jochen Wirtz và cộng sự, 2021). Vấn đề trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững ngày càng thu hút được sự chú ý của doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm số nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đa phần tập trung vào các công ty lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, số liệu và báo cáo hoạt động chưa có tính hệ thống và minh bạch công khai (Tran Thao Vien, 2021). Để có thể thực hiện trách nhiệm số ở cấp bậc cao nhất là thiện nghiện như trong nghiên cứu của Christina Herden và cộng sự (2021), các doanh nghiệp đã ra sức đầu tư hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ cho người dân, cũng như tổ chức chương trình và cung cấp thiết bị cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Theo cuộc khảo sát của Viện Khoa học xã hội và lao động năm 2017, 24 doanh nghiệp trong ngành dệt may và giày dép vừa thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội vừa tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và năng suất, thị phần xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% (Trần Ngọc Tú, 2017). Năm 2019, ViEdu ra đời do được kế thừa và phát triển từ chương trình ViOlympic, một cuộc thi toán mạng do công ty FPT tổ chức. ViEdu là một nền tảng giáo dục trực tuyến giúp trẻ em Việt Nam có thể tương tác một cách sáng tạo và lành mạnh trong môi trường mạng trực tuyến (ViOlympic, 2020). Năm 2020, công ty Intel Vietnam đã thực hiện chương trình The Easy Steps phối hợp với trường Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm phổ cập công nghệ thông tin cho hơn 200.000 người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở khu vực miền núi có hoàn cảnh khó khăn (Intel Vietnam, 2020). Bên cạnh đó, tính đến năm 2020, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam của công ty Vinamilk đã quyên tặng được 37 triệu ly sữa tới khoảng 460.000 trẻ em cơ nhỡ trên toàn quốc với thông điệp chia sẻ yêu thương và động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn (Vinamilk, 2020). Tháng 6/2021, tập đoàn VinGroup trao tặng 30 máy xét nghiệm Covid-19 và hỗ trợ 300 tỷ đồng cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế trong tình cảnh dịch bệnh (KNA Cert, 2022). Bên cạnh đó, về việc công bố thông tin liên quan đến CDR, Tran Thao Vien (2021) đã tìm hiểu 30 công ty Việt Nam có chỉ số vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Kết quả là chỉ có 11 công ty báo cáo hoạt động trách nhiệm doanh nghiệp trên website chính thức, còn lại là công bố trên báo cáo thường niên, báo chí/bảng tin hoặc báo cáo khác. Chủ đề được các doanh nghiệp báo cáo nhiều nhất chính là kết quả hoạt động kinh doanh đi kèm với hoạt động đầu tư cho 486
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ cộng đồng, quyên góp từ thiện và bảo vệ môi trường,… Nội dung được đề cập nhiều tiếp theo đó là hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Vấn đề cải thiện môi trường làm việc, gia tăng lương thưởng phúc lợi và đầu tư cho sự phát triển của nhân viên là những hoạt động quan trọng của CDR. Một trong những công ty đi đầu trong việc đào tạo huấn luyện nhân viên là tập đoàn Masan, không chỉ giúp nhân viên nâng cao kĩ năng quản lý công việc nhờ sử dụng công nghệ mới, mà còn cung cấp kiến thức về đảm bảo sức khỏe, đặc biệt từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Ngoài ra, trong giai đoạn dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khuyến nghị các doanh nghiệp nên báo cáo về vấn đề sức khỏe và an toàn nơi công sở nhằm mục đích hỗ trợ phục hồi sau đại dịch (VCCI, 2020). Tuy nhiên, chỉ có 3 công ty thực hiện yêu cầu trên và công bố thông tin liên quan đến chương trình phòng ngừa dịch bệnh, số nhân viên bị nhiễm Covid-19, hay số tiền ủng hộ cho chính phủ mua vắc xin để tăng tỷ lệ miễn dịch cộng đồng,… (Tran Thao Vien, 2021). Liên quan đến trách nhiệm bảo vệ môi trường, các công ty Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn khi chi phí xử lý chất thải hoặc tái chế nguyên vật liệu vẫn còn rất cao. Có 4 trong số 30 doanh nghiệp được Tran Thao Vien (2021) khảo sát đã trình bày nỗ lực tiết kiệm năng lượng và đầu tư cho các sáng kiến công nghệ nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả. Tiêu biểu như tập đoàn Petro Vietnam đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất và trang thiết bị để tái chế nguyên vật liệu. Hay tập đoàn REE cũng bỏ ra khoản chi phí khá lớn để áp dụng các công nghệ mới hiện đại và thiết bị tân tiến nhằm bảo vệ sức khỏe của khách hàng nhưng không gây nguy hại đến môi trường. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện CDR dù còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Theo bà Lâm Ngọc Thảo, Giám đốc điều hành của Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN, có 2 nguyên nhân khiến cho hoạt động trách nhiệm số của công ty Việt Nam khác với các quốc gia phát triển. Đầu tiên, trong 4 cấp độ của CDR thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn thực thi trách nhiệm kinh tế vì các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận. Mặc dù có rất nhiều bài học quý giá về lợi ích dài hạn của CDR từ các quốc gia khác nhưng doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện trách nhiệm thiện nguyện như một hình thức để đánh bóng thương hiệu. Thứ hai, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn thiện dẫn đến trách nhiệm pháp lý chưa được doanh nghiệp ưu tiên triển khai (Bạch Hạnh, 2019). Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học công nghệ, để tránh những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thực hiện CDR trên thế giới và xem đây là một chiến lược quan trọng trong định hướng phát triển. Ngoài ra, các công ty Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn mô hình kinh doanh linh hoạt, thay đổi tư duy quản lý và cải thiện văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo ra một hệ sinh thái vững chắc với quy trình quản trị hiệu quả, từ đó đảm bảo cho tiến trình triển khai CDR thành công, đáp ứng được sự kì vọng của thị trường. 4. KẾT LUẬN Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở hầu hết các ngành công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới, tuy nhiên quá trình này sẽ trở nên thách thức hơn cho lãnh đạo doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển vì sự thiếu hiểu biết và kế hoạch hiệu quả (TP&P Technology, 2020). Bên cạnh đó, công nghệ càng tân tiến thì các tổ chức càng gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với những vấn đề liên quan đến sự bảo mật thông tin, an ninh mạng, chính sách của chính phủ và năng lực của lực lượng lao động (Hoàng Linh, 2020). Chuyển đổi số vừa là cơ hội to lớn vừa là thách thức không hề nhỏ đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Bài nghiên cứu đã trình bày về một khái niệm tương đối mới với doanh nghiệp Việt Nam, đó là trách nhiệm số của doanh 487
  7. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI nghiệp (CDR). Việc thực thi CDR dần trở nên quan trọng hơn và ngày càng đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự thành công của tiến trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và các quốc gia đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19, triển khai CDR không còn là một lựa chọn mà là sự bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tồn tại. Chính vì thế, các tổ chức và công ty nội địa cần phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà quản lý điều hành cần đổi mới tư duy và đề xuất chiến lược phù hợp để có thể áp dụng thành công CDR trong giai đoạn sắp tới. TÀI LIỆU THAM THẢO Alejandro Frank, A. G., Mendes, G. H., Ayala, N. F., & Ghezzi, A. (2019). Servitization and Industry 4.0 convergence in the digital transformation of product firms: A business model innovation perspective. Technological Forecasting and Social Change, 141, 341–351. Bạch Hạnh. (2019). Re-think CSR #5 – Bà Lâm Ngọc Thảo @ LIN: “Hợp tác là chìa khoá giải quyết vấn đề xã hội”. Truy cập ngày 21/11/2022 tại: https://www.brandsvietnam.com/ congdong/topic/20821-Rethink-CSR-5-Ba-Lam-Ngoc-Thao-LIN-Hop-tac-la-chia-khoa-giai- quyet-van-de-xa-hoi. Billy Perrigo. (2020). European Union Announces New Big Tech Regulations. Time. Truy cập ngày 19/11/2022 tại: https://time.com/5921760/europe-digital-services-act-big-tech/ Bui Le Minh. (2021). A Journey of Digital Transformation of Small and Medium-Sized Enterprises in Vietnam: Insights from Multiple Cases. Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol 8, No 10, 0077–0085. Christian Thorun. (2018). Corporate Digital Responsibility: Unternehmerische Verantwortung in der digitalen Welt. In: Gärtner C, Heinrich C (eds) Fallstudien zur Digitalen Transformation, Springer Gabler, Wiesbaden, pp 173–191. Christina Herden và cộng sự. (2021). “Corporat Digital Responsibility” – New corporate responsibilities in the digital age. Nachhaltigkeits Management Forum, 29:13–29. Christopher Joynson. (2018). Corporate digital responsibility: principles to guide progress. Truy cập ngày 19/11/2022 tại: https://atos.net/en/blog/corporate-digital-responsibility-principles- guide-progress. Cisco. (2020). 2020 Asia Pacific SMB Digital Maturity Study. Truy cập ngày 18/11/2022 tại: https://www.cisco.com/c/dam/global/en_sg/solutions/small- business/pdfs/ebookciscosmbdigitalmaturityi5-with-markets.pdf. Claudia Loebbecke & Arnold Picot. (2015). Reflections on societal and business model transformation arising from digitization and big data analytics: a research agenda. Journal of Strategic Information System, 24(3):149–157. Dora Bock, Jeremy S. Wolter, & O.C. Ferrell. (2020). Artificial Intelligence: Disrupting What We Know About Services. Journal of Service Marketing, 34 (3), 317-334. Đức Minh. (2022). Ngành Tài chính tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng nền tài chính số. Truy cập ngày 22/11/2022 tại: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nganh-tai-chinh-tien-phong- trong-chuyen-doi-so-xay-dung-nen-tai-chinh-so-116937-116937.html. 488
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ FPT Digital. (2022). Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Chúng ta đang ở đâu trong hành trình? Truy cập ngày 22/11/2022 tại: https://digital.fpt.com.vn/tu-van/thuc-trang-chuyen-doi- so.html#:~:text=2.3.,Th%E1%BB%B1c%20tr%E1%BA%A1ng%20chuy%E1%BB%83n&te xt=N%C4%83m%202020%3A%20Theo%20Vinasa%20th%C3%AC,tr%E1%BB%8Dng%20 y%E1%BA%BFu%20cho%20doanh%20nghi%E1%BB%87p. Gregory Vial. (2019). Understanding digital transformation: a review and a research agenda. Journal of Strategic Information System, 28(2):118–144. Hoàng Linh. (2020). Chuyển đổi kỹ thuật số - Góc nhìn từ hội đồng quản trị. Truy cập ngày 18/11/2022 tại: http://ictvietnam.vn/chuyen-doi-ky-thuatso-goc-nhin-tu-hoi-dong-quan-tri- 20200515081734116.htm. Huang Ming-Hui & Roland T. Rust. (2018). Artificial Intelligence in Service. Journal of Service Research, 21 (2), 155-172. Intel Vietnam. (2020). 2019-2020 Corporate Responsibility report of Intel products Vietnam. Ho Chi Minh city: Intel Vietnam. Jathan Sadowski. (2019). When data is capital: Datafication, accumulation, and extraction. Big Data & Society, 6(1). Joanna Merwe & Ziad Al Achkar. (2022). Data responsibility, corporate social responsibility, and corporate digital responsibility. Data & Policy, Cambridge University Press, 4: e12. Jochen Wirtz, Hartley N., Kunz W., Tarbit J., Ford, J. (2021). Corporate Digital Responsibility at the Dawn of the Digital Service Revolution. SSRN Electronic Journal, Working paper. KNA Cert. (2022). Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Việt Nam. Truy cập ngày 22/11/2022 tại: https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/thuc-trang-trach-nhiem-xa-hoi-cua- doanh-nghiep-csr-tai-viet-nam. Lara Lobschat, Mueller B, Eggers F, Brandimarte L, Diefenbach S, Kroschke M, Wirtz J. (2019). Corporate digital responsibility. Journal of Business Research, 122, 875-888. Malgorzata Suchacka. (2020). Corporate digital responsibility – A new dimension of the human- technology relations. System Safety: Human-Technical Facility-Environment, CzOTO vol.2, 1, 1-8. NapoleonCat. (2022). Facebook users in Viet Nam. Truy cập ngày 18/11/2022 tại: https://napoleoncat.com/stats/facebook-users-in-viet_nam/2022/01/. Netta Iivari, Sharma, S., & Ventä-Olkkonen, L. (2020). Digital transformation of everyday life– How COVID-19 pandemic transformed the basic education of the young generation and why information management research should care? International Journal of Information Management, 55, 102183. Nguyen Hai Thanh, Nguyen Van Quang và Nguyen Thi Tuyet Mai. (2021). Digital Transformation: Opportunities and Challenges for Leaders in the Emerging Countries in Response to Covid-19 Pandemic. Emerging Science Journal, Vol. 5. Phan Y Lan. (2021). Corporate Culture's Role on Digital Transformation, Lesson Learnt for Vietnam Businesses. Advances in Economics, Business and Management Research, Atlantis Press, vol. 196. 489
  9. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Quang Hà. (2022). 48 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Truy cập ngày 22/11/2022 tại: https://tapchixaydung.vn/48-tinh-thanh-pho-trien-khai-xay-dung-de- an-phat-trien-do-thi-thong-minh-20201224000012024.html. Rob Price. (2018). Closing the digital divide through corporate digital responsibility. Truy cập ngày 19/11/2022 tại: https://atos.net/en/blog/closing-the-digital-divide-through-corporate- digital-responsibility. TP&P Technology. (2020). Digital Transformation Services in Vietnam 2020. Truy cập ngày 18/11/2022 tại: https://www.tpptechnology.com/blog/digital-transformation-services-in- vietnam-in-2020/. Trần Ngọc Tú. (2017). Về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Truy cập ngày 21/11/2022 tại: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/ve-trach-nhiem-xa-hoi- cua-doanh-nghiep-trong-boicanh-hien-nay-130646.html. Tran Thao Vien. (2021). Online Corporate Social Responsibility Practices – Comparative analysis of Vietnamese and Finnish large listed companies. Bachelor Thesis, Centria University of Applied Sciences. VCCI. (2020). CSI as effective support tool for business after COVID pandemic. Truy cập ngày 21/11/2022 tại: https://en.vcci.com.vn/csi-an-effective-support-tool-for-businesses-after- covid-19-pandemic. Vinamilk. (2020). Sustainable development report. Ho Chi Minh city: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company. ViOlympic. (2020). VioEdu là sản phẩm được đánh giá cao trong hội thảo quốc gia về “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”. Truy cập ngày 21/11/2022 tại: http://violympic.vn/news/detail/2517/26. Werner Geyser. (2021). Brand advocacy: The most valuable marketing strategy today. Truy cập ngày 21/11/2022 tại: https://influencermarketinghub.com/brand-advocacy-marketing- strategy/. Yo-Jud Cheng, Frangos C. & Groysberg B. (2021). Is Your C-Suite Equipped to Lead a Digital Transformation? Harvard Business Review, 12. 490
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2