Trầm tích lục địa
lượt xem 25
download
Thành tạo tàn tích (eluvi) Đây là đới tàn tích – vỏ phong hóa của đá gốc. Về thành phần, chúng có thể là sét và đất loại sét, đất rời xốp như cát sạn, dăm và các loại chuyển tiếp… Sét và đất loại sét được hình thành chủ yếu do phong hóa hóa học các đá, còn đất dăm – cát hình thành do phong hóa vật lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trầm tích lục địa
- Trầm tích lục địa Thành tạo tàn tích (eluvi) Đây là đới tàn tích – vỏ phong hóa của đá gốc. Về thành phần, chúng có thể là sét và đất loại sét, đất rời xốp như cát sạn, dăm và các loại chuyển tiếp… Sét và đất loại sét được hình thành chủ yếu do phong hóa hóa học các đá, còn đất dăm – cát hình thành do phong hóa vật lý. Về địa mạo: chúng phổ biến ở miền chia nước thấp và phẳng, ở các sườn thoải và rất thoải cũng như dọc các địa hình âm (thung lũng sông suối, thềm bãi bồi, bãi bồi…. Tức là những nơi mà các quá trình bóc mòn, xói mòn chưa kịp diễn ra. Khi các điều kiện khí hậu, địa mạo, kiến tạo và những điều kiện khác như nhau, thành phần đá gốc có quyết định tới sự thành tạo tàn tích: sét, dăm sạn ….
- Hình 5.2.Điều kiện thế nằm của trầm tích eluvi. 1. Sườn tích, 2.Tàn tích,3. Đới đá Hình 5.1a gốc nứt nẻ, 4. Đới đá gốc chưa bị phong hóa Chiều dày thành tạo tàn tích biến đổi lớn còn điều kiện thế nằm rất đa dạng. Trong điều kiện khô hạn, chiều dày thường nhỏ (
- Những đặc điểm tiêu biểu của thành tạo tàn tích: 1. Khi bị phong hóa, nhìn chung đá bị tơi ra, mềm đi; độ rỗng, độ ưa nước, độ thấm nước tăng, các t/c khác cũng bị biến đổi có t/c khác biệt hẳn với đá gốc bên dưới; 2. Trong thành phần tàn tích, đặc biệt nếu phong hóa hóa học phát triển, xuất hiện và tích lũy các sản phẩm sét do phong hóa thành phần vật chất cũng thay đổi; 3. Trong những điều kiện khí hậu mà lượng bốc hơi > lượng mưa và đá ở đới phong hóa bị rửa trôi, trong tàn tích tập trung dần những muối đơn giản bị nước hòa tan và xảy ra sự nhiễm muối của đá thay đổi giá trị về mặt xây dựng; 4. Ở những thành tạo tàn tích có sự hạ thấp của nồng độ ion hydro (pH giảm) phát sinh môi trường axít gây ăn mòn kim loại và bê tông. 5. Liên quan tới đới tàn tích là sự tồn tại nước ngầm tạm thời hay thường xuyên; 6. Thành tạo tàn tích ở sườn dốc thường dễ bị biến dạng gây trượt sạt lở …
- Sườn tích (deluvi) Chúng được tích lũy ở sườn và chân sườn dốc cũng như ở các khoảnh thấp sát đường chia nước, do nước mưa rửa trôi các sản phẩm phong hóa từ những nơi cao hơn đưa xuống; Về thành phần thạch học, sườn tích rất khác nhau, trong đó các lớp sét là phổ biến hơn cả. Thông thường đó là sét pha cát, sét và cát pha sét. Trong thành phần của chúng nhiều khi chứa tạp chất, các vật liệu hòn mảnh thô như cát sạn, dăm, cuội hoặc những mảnh lớn hơn từ đá gốc. Vật liệu loại này thường tạo thành thấu kính, ổ, lớp mỏng… Các vật tàn dư hữu cơ trong sườn tích thường là động vật đã bị phân hủy, động vật thân mềm hiện đại, xương cốt các loài có vú… đôi khi có tàn tích thực vật
- Sườn tích thường tạo nên những lớp phủ, đôi khi thành tầng dày và thành vỉa. Sườn tích thường không phân lớp. Sườn tích phân bố ở sườn thường bị di động: sạt, trượt lở, chảy trong điều kiện thế nằm tự nhiên và nhất là khi sũng nước hay dưới tác động nhân tạo Về trạng thái: sườn tích loại sét rất không đồng nhất, có độ chặt bé, nhiều khi ở trạng thái dẻo hoặc dẻo mềm.
- Lở tích (Koluvi) Người ta xếp vào lở tích các tập hợp vật liệu mảnh vỡ thô trên bề mặt nghiêng của đường chia nước, ở sườn núi và chân sườn núi. Đó là những tập hợp của sụt, sa khoáng, lở được tạo nên do sự dịch chuyển sản phẩm phong hóa và sự phá hoại đất đá dưới tác dụng của trọng lực bản thân đi một khoảng cách nhỏ hoặc rất nhỏ so với miền lôi kéo. Khi sụt, các khối đất đá chuyển qua một quãng đường bằng cách lăn theo sườn dốc. Lúc đó xảy ra quá trình chọn lọc vật liệu, hiện tượng này đôi khi không nhận ra được. Khác với chọn lọc do dòng nước, ở đây hòn to có động lực lớn sẽ di chuyển xa hơn. Càng tích lũy vật liệu trên sườn dốc, sức chống lăn càng tăng nên sự chọn lọc thấy cả trong mặt cắt: Trên thô – dưới mịn hơn. Khi thiết kế xây dựng công trình thường tránh nơi có lở tích.
- Bồi tích (aluvi): Mép dốc Đó là tất cả các sản phẩm Lòng sông hình thành bằng mọi cách ở Sườn góc sông hợp thành các thềm cổ Bãi bồi và hiện đại của thung lũng Mặt cắt ngang thung lung sông: sông và lòng sông. I,II,III – Thềm sông. A – mặt thềm, B – mép thềm, C- gỡ thềm.H – chiều cao, - góc dốc đá gốc, P – góc dốc tự nhiên đất chân dốc. Đặc điểm của bồi tích thay đổi theo hướng dòng chảy của sông; Bề dày bồi tích thường lớn; Mặt cắt của bồi tích thay đổi nhiều. Các bậc thềm trong thung lũng: I – Thềm tích tụ, a – bồi chồng xếp, b – nghiêng. II – Thềm xâm thực. III – Thềm điêu khắc. IV – Dốc đá gốc.
- Trong mặt cắt ngang của thung lũng sông đồng bằng bao giờ cũng phân biệt một bờ lở và bờ kia bồi. Khi dòng chảy thay đổi các vật liệu mịn hơn sẽ phủ lên hòn mảnh, khi đó chiều rộng phần bồi tăng. Vào mùa lũ, bãi bồi bị ngập nước, phù sa – sét sẽ phủ lên trầm tích cát trước đó hình thành bồi tích bãi bồi. Chiều dày và tính chất của nó hay Hình 5.4. Sơ đồ các giai đoạn phát triển bãi bồi ở thung biến đổi. Chúng gồm sét và lũng xói mòn. I, II, III – các mặt cắt ngang thung lũng ở 3 giai đoạn phát triển kế tiếp. sét lẫn cát. (Hình 5.4) 1. Vị trí bờ xói lở ở pha trước; 2. Hướng chuyển dời lòng; 3. Mực nước kiệt; 4. mực nước cao:l- lòng; v- chân bờ xói; bn. Bãi ngầm; 5. bồi; tích lòng sông; 6. bồi tích bãi bồi; 7. trầm tích ven sườn.
- Các trầm tích bãi bồi vũng sâu đầm-hồ thường là bùn sét pha cát, bùn cát pha sét hoặc bùn sét. Chúng bị mùn hóa mạnh chứa các lớp mỏng và thấu kính than bùn Các trầm tích aluvi – deluvi là cát pha sét, sét pha cát và sét. Đôi khi gặp sỏi, dăm cuội. Còn ven sườn dốc đôi khi gặp đá tảng. Khi nhận định về aluvi, cần lưu ý đến sự phát triển của các đoạn thung lũng sông bị đào sâu lại (hình 5.5)
- Lũ tích: Đó là những trầm tích được thành tạo bởi các dòng bùn đá của sông miền núi, hoặc nói chung là các dòng chảy nhất thời phát sinh trong các thời kỳ mưa nhiều. Những trầm tích hợp thành nón vật phóng ở cửa sông miền núi là lũ tích tiêu biểu. Chúng thường nối liền với nhau và tạo thành những vạt dày ở đồng bằng trước núi. Càng xa núi tới đồng bằng, thành phần và đặc trưng của lũ tích dần dần thay đổi: vật liệu hòn mảnh được chọn lọc, ít gặp tảng lăn và đá cuội, lũ tích chuyển thành cát và cát pha sét. Trong tầng cát có tính phân lớp, thường là xiên chéo hoặc không có hình thù rõ rệt. Càng xa núi, cát dần được thay thế bằng sét pha cát, sét.
- Lũ tích có một số đặc điểm sau: 1. Chủ yếu lắng đọng ở đồng bằng trước núi hoặc chỗ trũng giữa núi; 2. Thường tạo thành những nón vật phóng, những vạt gấu và lớp phủ chiếm diện tích đáng kể và nhiều khi có chiều dày lớn; 3. Có cả những loại không được tuyển chọn hoặc tuyển chọn kém như sỏi – cát; đá khối – tảng lăn và cả những loại tuyển chọn tốt như bụi sét; 4. Loại bụi - sét lẫn lộn đồng nhất nhiều khi có dạng và tính chất của hoàng thổ điển hình, có tính chất lún sập, giàu muối dễ hòa tan, có độ rỗng cao; 5. Các loại không đồng nhất có đặc điểm là chứa nhiều tạp chất và thể bao của vật liệu hòn mảnh, thô, cấu tạo lộn xộn hoặc lớp chéo thô xen kẽ không có quy luật của các thấu kính và các lớp mỏng hòn mảnh có thành phần và tính chất khác nhau
- Trầm tích hồ: Chúng rất đa dạng; thành phần phụ thuộc vào đìêu kiện khí hậu của khu vực, vị trí, kích thước và chiều sâu của hồ nước, đặc trưng địa hình xung quanh và những nhân tố khác. Tại những hồ lớn, điều kiện tích lũy trầm tích gần giống ở biển nên có thể có sự thay đổi tướng từ bờ tới trung tâm. Ở những vùng ẩm hoặc thừa ẩm, trong bồn hồ nước nhạt, các trầm tích sét bao giờ cũng giàu VCHC, giữa những trầm tích này hay gặp các lớp bùn thối, than bùn… Ở những vùng khô hạn – chúng giàu các kết tủa hóa học như muối sulfat, haloit và cả borat; Trong trầm tích hồ bao giờ cũng có biểu hiện phân lớp (thường là mỏng);
- Trầm tích hồ có thể có trạng thái vật lý khác nhau. Trong các trầm tích đệ Tứ có thể có dạng dẻo mềm, chảy, độ chặt và độ ổn định bé; Các trầm tích hồ có những đặc điểm sau: 1. Phân bố theo diện hạn chế và không dày; 2. Điều kiện thế nằm độc đáo; 3. Các loại sét thường giàu VCHC, nhiều loại muối khác nhau và những tạp chất khác; 4. Có tính phân lớp (ở các loại sét thường là mỏng) làm cho các tính chất trở thành dị hướng; 5. Trạng thái vật lý (độ chặt, độ rỗng, độ ẩm và độ sệt) khác nhau.
- Trầm tích do gió: Các trầm tích này liên quan tới hoạt động tích tụ của gió. Cát lưỡi liềm, cát đụn của sa mạc và bán sa mạc, các dải dọc bờ biền bờ hồ là các thành tạo do gió điển hình.
- Hoàng thổ là loại trầm tích đặc trưng nhất có nguồn gốc do gió tạo thành. Những đặc điểm của hoàng thổ: 1. Độ rỗng đại; 2. Độ chứa bụi cao; 3. Thường chứa muối, chủ yếu là cacbonat và sulfat; 4. Dễ bị rửa xói và tan rã; 5. Có khuynh hướng lún sập khi bị ẩm; 6. Điều kiện thế nằm có dạng tầng dày và lớp phủ. Những dấu hiệu này là hậu quả của những điều kiện thành tạo khác nhau của vật liệu hoàng thổ và sự biến đổi của nó sau khi sinh đá. Cần phân biệt rõ hoàng thổ và đất dạng hoàng thổ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHẦN 5 - TRẦM TÍCH BIỂN SÂU
3 p | 247 | 50
-
Tài liệu ôn tập địa chất lịch sử
3 p | 61 | 10
-
Thiết kế và thi công nền đập trên đất yếu Phần 7
10 p | 67 | 8
-
Thuật toán tìm bao đóng của tập sự kiện và loại bỏ luật dư thừa của tập luật trong hệ luật của hệ chuyên gia.
6 p | 98 | 6
-
Mô hình địa chất 3D trên cơ sở xác định các đơn vị dòng chảy cho hệ tầng sản phẩm tuổi mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ
8 p | 124 | 6
-
Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông Ba
5 p | 35 | 5
-
Đá mẹ Oligocen và sự tương quan với các họ dầu tại khu vực trũng Trung tâm bể Nam Côn Sơn
12 p | 47 | 5
-
Không gian Chu hữu hạn chiều, không gian fuzzy và định lý bất biến trò chơi
8 p | 62 | 4
-
Đặc điểm địa hóa các phát hiện Hydrocarbon bể Malay - Thổ Chu
9 p | 50 | 4
-
Đặc điểm vật chất hữu cơ và những nhận định về môi trường thành tạo của trầm tích Oligocen khu vực lô 106 đới phân dị Đông Bắc đứt gãy Sông Lô
11 p | 82 | 3
-
Môi trường trầm tích châu thổ và đá cát kết chứa dầu khí bể Nam Côn Sơn
11 p | 51 | 3
-
Đặc trưng địa chất của thành tạo Carbonate tuổi Miocen, phần nam bể trầm tích sông Hồng và mối liên quan tới hệ thống dầu khí
9 p | 58 | 3
-
Ngoại suy theo tham số như một phương pháp song song trong vật lý toán.
9 p | 87 | 3
-
Phân tích khả năng hóa lỏng trong nền cát cho ổn định nền công trình khu vực ven biển tỉnh Bình Định
10 p | 28 | 2
-
Phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở tài liệu trùng lỗ và tảo vôi
7 p | 24 | 2
-
Ứng dụng nghiên cứu địa hóa trầm tích nông trong tìm kiếm thăm dò dầu khí trên biển và thềm lục địa Việt Nam
7 p | 22 | 2
-
Đặc điểm địa hóa đá mẹ khu vực bể Tư Chính - Vũng Mây
5 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn