intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦN BÌ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Pericarpium Citri Reticulatae Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore Họ Cam Quít (Rutaceae) Bộ phận dùng: vỏ quả quít. Vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài vỏ sù sì là vỏ quít hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám, không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt. Thành phần hoá học: có tinh dầu, (3,8% khi còn tươi), Hesperidin, vitamin A, B. Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn. Quy kinh: Vào phần khí của kinh Vị và Phế. Tác dụng: điều lý phần khí, hoá đờm, táo thấp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦN BÌ

  1. TRẦN BÌ Tên thuốc: Pericarpium Citri Reticulatae Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore Họ Cam Quít (Rutaceae) Bộ phận dùng: vỏ quả quít. Vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài vỏ sù sì là vỏ quít hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám, không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt. Thành phần hoá học: có tinh dầu, (3,8% khi còn tươi), Hesperidin, vitamin A, B. Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn. Quy kinh: Vào phần khí của kinh Vị và Phế.
  2. Tác dụng: điều lý phần khí, hoá đờm, táo thấp, hành trệ. Làm thuốc thơm để kiện Vị, trừ đờm và phát hãn. Chủ trị: trị mửa và ho, trị khí xông lên ngực, hoắc loạn, tiêu thực, chỉ tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng. Khí trệ ở tỳ vị biểu hiện đầy trướng bụng và vùng thượng vị, ợ, nôn và buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy. Trần bì với Chỉ xác và Mộc hương để trị đầy trướng bụng, với Sinh khương (gừng tươi) và Trúc nhự để trị nôn và buồn nôn, với Ðảng sâm và Bạch truật để trị chán ăn và tiêu chảy. Thấp ứ ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy tức ở ngực và vùng thượng vị, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng nhờn: Dùng
  3. Trần bì với Thương truật và Hậu phác trong bài Bình Vị Tán. Thấp trệ, Tỳ hư và đàm kết ở Phế biểu hiện ho nhiều đờm: Dùng Trần bì với Bán hạ và Phục linh trong bài Nhị Trần Thang. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g Cách Bào chế: Theo Trung Y: - Làm thuốc hoà trung tiêu, điều dạ dày thì để xơ trắng; Cho vào thuốc hạ khí tức, tiêu đờm cạo sạch xơ trắng (Bản Thảo Cương Mục). - Muốn bỏ lớp xơ trắng thì cho ít muối vào nước sôi hoà tan, tẩm cho mềm thấu, cạo bỏ hết gân và xơ trắng, phơi khô dùng, cũng có khi sao, sấy tuỳ từng trường hợp (Thánh Tế Tổng Lục).
  4. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Rửa sạch (không rửa lâu), lau cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, đau dạ dày). - Rửa sạch, cạo bỏ lớp trắng ở trong, thái nhỏ phơi khô, có khi tẩm mật ong hay muối sao qua dùng (trị ho). Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm. Ghi chú: Việt Nam còn dùng vỏ quả non của nhiều giống cây Citrus là Thanh bì. công dụng: và cách bào chế cũng như Trần bì. Hạt quýt (quất hạch) trị sa đì, khi dùng tán dập. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, hoặc
  5. Phối hợp hạt Vải (gấp 10 lần hạt quất) nấu nước nóng thay trà. Kiêng ky: không thấp, không trệ, không đờm thì ít dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2