intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tràn máu - tràn khí màng phổi

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tràn máu - tràn khí màng phổi" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tràn máu - tràn khí màng phổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tràn máu - tràn khí màng phổi

  1. PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC XỬ TRÍ TRÀN MÁU - TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI ThS. Ngô Gia Khánh I. ĐẠI CƢƠNG Tràn máu - tràn khí màng phổi là tình trạng máu khí tích tụ trong khoang màng phổi, thường do nguyên nhân chấn thương, vết thương ngực.Nguồn chảy máu thường từ xương sườn gãy, nhu mô phổi, hoặc động mạch liên sườn. Tràn máu - tràn khí màng phổi ít và vừa thường khó chẩn đoán trên lâm sàng mà thường dựa vào siêu âm, CT Scanner. Tràn máu tràn khí màng phổi số lượng nhiều có thể chẩn đoán được bằng lâm sàng, trong những trường hợp này cần được phẫu thuật kịp thời. Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) là một phương pháp điều trị cho một số thể dịch nặng II. CHỈ ĐỊNH - Mổ cấp cứu nếu: Dẫn lưu màng phổi ra >1000ml hoặc 200 ml/h trong 3 giờ liên tiếp - Dẫn lưu màng phổi đúng kỹ thuật nhưng không hiệu quả, chụp CT Scanner sau 3 ngày vẫn còn máu trong khoang màng phổi. - Dẫn lưu màng phổi còn ra khí sau 7 ngày. - Tình trạng toàn thân và huyết động ổn định cho phép nội soi lồng ngực. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Không có chống chỉ định tuyệt đối - Chống chỉ định tương đối: + Người bệnh có tình trạng toàn thân hoặc bệnh phối hợp nặng IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện: + Bác sỹ được đào tạo về phẫu thuật nội soi lồng ngực. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 215
  2. + Phải nắm vững các nguyên tắc sơ cứu, xử trí thì đầu. + Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển hoặc phẫu thuật. 2. Phương tiện: Các phương tiện dụng cụ, phòng mổ chuyên khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực, có dàn máy nội soi. 3. Người bệnh: + Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật; + Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật 4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế. 2. Kiểm tra người bệnh: Đúng người ( tên, tuổi,…), đúng bệnh. 3. Thực hiện kỹ thuật: 3.1. Tư thế: Người bệnh nằm nghiêng, kê gối dưới lưng 3.2. Vô cảm: + Gây mê toàn thân, nội khí quản thông khí chọn lọc một phổi. 3.3. Kỹ thuật: + Đặt Trocar: đặt hai hoặc 3 trocar. Một trocar thường vào lỗ DLMP + Đánh giá tổn thương: Số lượng máu cục, nguồn chảy máu, đã cầm hay còn chảy máu + Dùng Pince en coeur lấy hết máu cục, hút sạch máu đọng qua nội soi + Cầm máu bằng đốt điện hoặc khâu cầm máu (nếu tổn thương còn chảy máu), khâu nhu mô phổi rách… + Nở phổi, kiểm tra xì khí từ nhu mô nếu cần khâu tăng cường + Đặt dẫn lưu màng phổi (một hoặc hai tùy trường hợp) VI. THEO DÕI HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 216
  3. - Lượng máu, khí ra theo dẫn lưu - Chăm sóc dẫn lưu, đẩm bảo “vô khuẩn, kín, một chiều, hút liên tục” - Theo dõi các biến chứng VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN - Chảy máu: Chảy máu nhiều phải mổ lại kiểm tra, cầm máu - Rò khí kéo dài: nều hơn 7 ngày phải mổ lại kiểm tra - Nhiễm trùng: Điều trị bằng kháng sinh nếu có ổ cặn màng phổi, mủ màng phổi phải mổ lại làm sạch. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN 217
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2