intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 3 5. Nói rộng về một con đường tiến lên ("Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ"): - Nguyên văn: xem "Thơ Văn Lý Trần", ibid., tr.73-75. - Bài "Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ" bao gồm nhiều phần, nhiều ý mà Thái Tông muốn truyền đạt, đánh thức, hộ trì hành giả, vì thế hành giả cần đọc kỷ nhiều lần để khắc ghi sâu vào tâm ý. - Những vùng phát triển tâm thức để "ngộ" và "đạt" - hay chứng ngộ và chứng đạt - mà hành giả phải đặt chân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 3

  1. TRẦN THÁI TÔNG ( 1218 - 1277 ) 3 5. Nói rộng về một con đường tiến lên ("Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ"): - Nguyên văn: xem "Thơ Văn Lý Trần", ibid., tr.73-75. - Bài "Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ" bao gồm nhiều phần, nhiều ý mà Thái Tông muốn truyền đạt, đánh thức, hộ trì hành giả, vì thế hành giả cần đọc kỷ nhiều lần để khắc ghi sâu vào tâm ý. - Những vùng phát triển tâm thức để "ngộ" và "đạt" - hay chứng ngộ và chứng đạt - mà hành giả phải đặt chân đến sau thời gian hành giác tỉnh để nuôi dưỡng Tuệ như là: a/ Vấn đề hướng thượng, đi sâu vào tâm thức, không phải bằng tham cứu ngữ nghĩa, bằng ngôn ngữ, diễn đạt dù bằng các hình thức ngoài ngôn ngữ, bởi vì các cấp độ tâm thức và thực tại nầy ở ngoài sự ghi nhận của sáu căn, sáu trần và sáu thức, điều mà Thái Tông bảo là: " đầu đặt thêm đầu, đuôi nối thêm đuôi; trong mắt thêm bụi, trên thịt thêm bướu".
  2. Ðó là các công phu mà tự hành giả cần thức tỉnh sâu hơn, quán sát tâm thức mình để cắt lìa các tập quán, tập khí cũ như : - Thân kiến ( thấy có tự ngã; thấy 5 uẩn là tự ngã ) - Nghi ( nghi ngờ, không rõ pháp hành đang hành đi tới ) - Giới cấm thủ ( khép mình vào các giới cấm sai lạc ) - Dục ( còn vương tập khí ham muốn thế gian ) - Sân ( còn vương tập khí vội vàng, nóng nảy, không bằng lòng các sự việc xảy đến) - Hữu ái ( còn tâm ưa các cảnh giới tâm thức tế nhị, đẹp đẽ, trong sáng của cõi Sắc, cảnh Thiền) |- Vô hữu ái ( tâm dù không dính mắc cõi Hữu, cõi Sắc, nhưng vẫn mong muốn rời xa cõi Sắc, và ưa muốn ở ngoài hiện hữu của cõi Sắc ) - Mạn ( còn thấy niềm tự hãnh về tự ngã, dù rất tế, như thấy có tự ngã chứng đắc, và đối tượng tự ngã chứng đắc ) - Trạo cử ( còn lòng nóng vội, bồn chồn muốn đi thẳng ngay vào Trí giác, chạy vạy để thể nhập Trí giác... ) - Vô minh ( hành giả đang bị vướng mắc vào các tập khí trên mà tự mình không biết) b/ Ðể vượt qua các tập khí trên khi đang bị vướng mắc, nếu không có các bậc Thánh, các đại thiền sư ( đã chứng đắc ) ở bên cạnh soi thấy và vận dụng phương tiện đánh thức, khai ngộ, thì hành giả khó vượt. Ðây là điểm mà Thái Tông bảo:
  3. " Một con đường hướng lên nghìn Thánh nếu không truyền, thì kẻ theo học mệt xác như loài vượn bắt bóng". c/ Nơi đặt chân đến rốt cùng gọi là đáo bỉ ngạn là lúc mà tâm, tuệ của hành giả hoàn toàn thanh tịnh, sạch hết chấp thủ, dứt bặt tham ái, là lúc mà Thái Tông bảo: " Hoàng hoa uất uất vô phi bát-nhã chi tâm, thúy trúc thanh thanh, tận thị chân như chi lý". ( "Rỡ rỡ hoa vàng, hết thảy là tâm bát-nhã; xanh xanh trúc biếc cũng đều là lý chân như") Ðây là điểm mà Kinh Kim Cương Bát Nhã gọi là :" Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp" (Hết thảy hiện hữu đều là Phật pháp, đều là pháp của Phật, đều thuộc cảnh giới của Phật), và Kinh Hoa Nghiêm gọi là "Nhất thiết pháp vô phi Phật pháp" (Hết thảy hiện hữu đều không ngoài pháp của Phật, của cảnh giới Phật). Ðiều này có nghĩa nếu tâm hành giả sạch hết chấp thủ, sạch hết tham ái thì thế gian là cảnh Phật, là chân như, là thật cảnh như Ðức Thế Tôn Gotama đã dạy: "Khi Ta thanh tịnh, Ta thấy thế giới thanh tịnh". - Nikàya -. Bấy giờ hành giả sẽ hành xử như Thái Tông viết: "...Phóng chi tắc bát tự đả khai; bả chi tắc nhất môn tuyệt há.Quỷ quật lý tại dã thị Di Lặc lâu đài; Hắc sơn hạ cư bất dị Phổ Hiền cảnh giới. Xứ xứ đại quang minh tạng; cơ cơ bất nhị pháp môn. Trực nhiên ám khứ minh lai; quản thậm vân già nguyệt tế. Minh châu tại chưởng, thanh ánh thanh, hoàng ánh hoàng; cổ kính tương đài Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán. Khởi quan huyễn thể, tận thị pháp thân. Bất
  4. lao đính thượng phóng quang; bản cụ lục thông thần dụng. Dược đảo ma vương cung điện; tịch khai ngoại đạo tâm can. Biến đại địa tác quốc giới ho àng kim, lãm trường hà vi nhân thiên tô lạc. Tị khổng lý pháp luân thường chuyển; mi mao hạ bảo sát hiện tiền, Ba gian thạch nữ vũ bà sa; xuy địch mộc nhân ca khoãn đãi..." (" Buông ra thì tám chữ mở tung; nắm lại thì một cửa khép kín. Hang quỷ ở là lâu đài Di Lặc; núi Hắc Sơn đâu khác cảnh Phổ Hiền. Chốn chốn là tạng đại quang minh; cơ cơ là pháp môn bất nhị. Mặc sức mờ đi tỏ lại; ngại chi trăng phủ mây che. Hạt trai sáng ở tay, xanh ánh xanh, vàng ánh vàng; gương cổ đặt trên đài, Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán; Can chi huyễn thể; thảy đều pháp thân. Chẳng nhọc tr ên đầu tỏa sáng; vốn xưa đủ sáu thần thông. Ðạp đổ cung điện ma vương; mở toang tâm can ngoại đạo. Biến đất lớn thành quốc gia vàng quý; kéo sông dài làm sữa ngọt cho người. Trong lỗ mũi thường chuyển pháp xa; dưới lông mày hiện ra tháp báu. Cô gái đá múa thướt tha giữa sóng; chàng trai gỗ?hổi khúc tiêu đón đưa...") Với thấy biết trên, với trí tuệ trên, Thái Tông đã ngầm nói với kẻ hậu lai rằng: khổ, sầu không phải đến từ thân ngũ uẩn, từ cuộc thế vô thường, mà đến từ tâm chấp mê của hành giả; hạnh phúc, an lạc, giải thoát không phải ở cõi nước Dược Sư, Di Ðà, hay bên kia thế giới, mà ở ngay tại tâm ta, tại thế gian nầy, nếu ta phát triển được tâm và tuệ giải thoát: chỉ cần ở lại cuộc đời nầy, tại vị trí của mỗi người trong xã hội mà thực hiện rời xa vọng niệm, rời xa các cấu uế của tâm. d/ Thái Tông, qua bài "Phổ Thuyết Nhất Lộ H ướng Thượng", đã xử dụng bút pháp của Thiền học Trung Quốc mà nói ra cái sở ngộ của mình, giới thiệu đầy đủ một lộ
  5. trình giải thoát cho kẻ hậu học Việt Nam. Hẳn là Thái Tông đã có cái Tuệ tỏ ngộ. Riêng phần chứng đạt thì thật khó có thể phát biểu. Lộ trình giải thoát dẫn đến "Rỡ rỡ hoa vàng, hết thảy là tâm bát nhã; xanh xanh trúc biếc đều là lý chân như" chỉ dành riêng cho căn cơ đại tuệ. Với căn cơ trí tuệ bậc trung, chỉ có thể nuôi dưỡng giác tỉnh, tác ý đúng pháp để dần dần thành tựu từng chi phần từ Niệm giác chi đến Khinh an giác chi đem lại nhiều lợi lạc cho mình và người. Với quần chúng bình dân, có được giác tỉnh vô ngã, hay chánh kiến, hằng ngày cũng đủ để hướng dẫn cuộc sống mở rộng tâm vị tha, khoan dung và lòng nhân ái xây dựng tốt đạo đức xã hội. Thái Tông thực sự đã có cái nhìn riêng của mình, và mở ra một hướng sống đạo cho hậu thế hướng về chân lý trong bối cảnh xã hội của mình. 6. Bàn về Giới, Ðịnh, Tuệ (ibid., tr.79-80) - Xem nguyên văn "Giới Ðịnh Tuệ Luận", ibid., tr.79. - Xem nguyên văn "Thụ Giới Luận", ibid., tr.81. - Xem nguyên văn "Tọa Thiền Luận", ibid., tr.87. - Xem nguyên văn "Tuệ Giáo Giám Luận", ibid., tr.89.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2