Thắt lưng [sai co): Được dệt bằng tơ tằm nhuộm màu<br />
xanh, thắt để giữ cho cạp váy bên trong khỏi tuột, độ dài<br />
khoảng hơn 2,5m rộng 20cm.<br />
o Trang phục nam giới Lào<br />
Đàn ông Lào thường cắt tóc ngắn, mặc quần áo, đầu<br />
đội khăn. Áo quần của người Lào có cách gọi khác nhau để<br />
phân biệt theo độ tuổi người mặc: Áo của người già gọi là<br />
sửa phu thăm, áo của thanh niên gọi là sửa phu sai, tuy<br />
cách cắt khâu và kiểu dáng của chúng hoàn toàn giống<br />
nhau. Áo bằng vải nhuộm chàm, dài 58cm, rộng 53cm. Là<br />
loại áo tứ thân xẻ ngực, không xẻ tà. cổ áo (kho sửa) là<br />
mảnh vải chàm gập đôi, rộng 8cm, dài 48cm. Khi mặc, cổ<br />
áo được bẻ ra ngoài. Hai thân áo trước đắp hai túi nhỏ. ống<br />
tay áo dài, cửa tay rộng để dễ cử động. Khuy áo là những<br />
đôi dây chỉ xe, khi mặc buộc hai đầu dây với nhau.<br />
Quần của người già gọi là sôông phu thăm, làm bằng<br />
vải thô nhuộm chàm, kiểu chân què gồm bổn mảnh vải<br />
khâu ghép lại. Cạp quần kiểu lá toạ, gần đây luồn dây rút.<br />
Loại quần của người già đũng rộng có độ doãng lớn để tạo<br />
sự thoái mái cho người mặc.<br />
Quần của thanh niên (sôông phu sai) bằng vải chàm,<br />
thường cắt kiểu bổ đũng như quần của nam giới người<br />
Kinh, cạp luồn dây rút. Loại quần này khi mặc trông gọn<br />
gàng nên thanh niên thích sử dụng.<br />
Khăn: Bằng vải thô tự dệt màu trắng, dài từ 70-150cm.<br />
Hai đầu khăn trang trí hình hoa văn ô vuông, hình chữ nhật<br />
và kẻ sọc. Loại khăn này có tên gọi khác nhau đối với từng<br />
lứa tuổi: Khăn người già gọi là khạt húa phu thăm, khăn<br />
của thanh niên gọi là khạt húa phu sai.<br />
ri94<br />
<br />
Trang phục lễ hội<br />
Những ngày lễ hội quan trọng, người Lào mặc y phục<br />
dân tộc gồm áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái,<br />
quấn chiếc phạ-nhạo-nếp-tiêu màu sắc sặc sỡ và quàng<br />
chiếc phạ biềng (khăn) chéo qua ngực. Vải may y phục cho<br />
lễ hội thường là những loại vải đẹp, màu chàm.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI GIÁY<br />
<br />
ô Vài nét vê trang phục<br />
Phụ nữ Giáy không biết dệt thổ cẩm, thêu thùa cũng<br />
giản đơn và không có tay thợ tinh xảo trong các nghề<br />
khắc chạm, nghề mộc, nghề rèn và đan lát... Bởi vậy, trang<br />
phục và trang sức của người Giáy đơn giản hơn so với<br />
một số dân tộc khác. Y phục truyền thống của người Giáy<br />
mang đậm ảnh hưởng y phục truyền thống của người Hán<br />
(Trung Quốc).<br />
Những lúc rãnh rỗi, các thiếu nữ Giáy lại cùng nhau<br />
thêu thùa, dệt vải, dệt thổ cẩm làm chăn, làm địu, tuy<br />
nhiên, đây là những công việc không thường xuyên và chỉ<br />
mang tính "giải trí" những lúc nông nhàn.<br />
Họ dùng sợi len hoặc sợi chỉ màu đỏ, màu hồng độn<br />
với tóc vấn, gọi là piêm mào, đeo túi vải hình chữ nhật<br />
rộng 25-30cm, dài 35-40cm. Dây túi dệt bằng chỉ màu,<br />
luồn vào miệng túi theo kiểu dây rút. Hai đáy được thêu<br />
hình răng chó (hẻo ma) uốn trên đường chỉ màu xòe ra<br />
như hai cái quạt hoa nhỏ. Đây là hoa văn phổ biến trong<br />
nghệ thuật trang trí của người Giáy, còn được thêu ở hai<br />
1951<br />
<br />
I<br />
đầu chiếc gối, ở rèm vải cửa buồng đôi vợ chồng mới cưới<br />
hay ở mũ trẻ em.<br />
& Trang phục phụ nữ Giáy<br />
<br />
Phụ nữ Giáy thường vấn tóc kiểu vành khuyên, choàng<br />
lên trên là chiếc khăn vuông sặc sỡ tương xứng với đôi giầy<br />
thêu một cách rất cầu kỳ. Trang phục của họ gồm áo và quần.<br />
Áo: Có nhiều mảu nhưng lại không có màu trắng. Áo<br />
<br />
ri96<br />
<br />
may dài che kín mông, cài khuy vải hoặc khuy bạc ở nách<br />
bên phải. Cổ đứng, viền vải khác màu ở vạt cài khuy. Ngày<br />
nay, đa số các cô gái Giáy mặc áo viền cổ, viền tay áo và cả tà<br />
áo với nhiều màu sặc sỡ. Các đường viền trước đây được<br />
dùng để phân biệt trang phục theo độ tuổi, trang phục của<br />
người già đường viền to, sẫm màu, trang phục của người<br />
còn trẻ là đường viền nhỏ, màu tươi, sáng, rực rỡ.<br />
Quần: Tương tự như nam giới, chỉ khác là vải đen và<br />
mềm như chất láng, lụa, sa tanh... Ngày xưa, cả nam và nữ<br />
chỉ mặc một thứ vải bông tự dệt và nhuộm chàm. Một đặc<br />
điểm khác là cạp quần nữ có thể dùng vải màu đỏ và khâu<br />
luồn dây thắt lưng (giải rút), còn nam thì chỉ vắt chéo,<br />
dùng thắt lưng.<br />
Trang phục của phụ nữ Giáy ở Ma Lé (Lai Châu) gồm<br />
áo dài xanh hoặc đen, vạt đến bắp chân, cài khuy từ cổ<br />
chéo xuống nách giống như áo dài của người Kinh. Phần eo<br />
thắt đai lưng bằng vải màu xanh đen khá chắc chắn, chiếc<br />
đai lưng này có tác dụng như bệ tì cho phần bụng hay dùng<br />
để cài dao, lạt buộc...<br />
ô Trang phục nam giới Giáy<br />
Theo phong tục truyền thống, đàn ông Giáy thường<br />
mặc quần áo, vấn khăn.<br />
Áo được thiết kế dài chấm gối, xẻ ngực, cổ tròn, đứng,<br />
cài cúc vải trước ngực. Áo thường có ba túi, hai túi dưới,<br />
một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm.<br />
Quần ống đứng (rộng 35 - 40cm), cạp to bản, không<br />
dùng dây cút mà chỉ vận vào người.<br />
Khăn được dệt bằng vải bông nhuộm chàm có những<br />
1971<br />
<br />
chấm trắng hình vuông, chữ nhật, tam giác, quả trám, hình<br />
cây, hình lá như sao...<br />
Trang sức<br />
Đàn ông dân tộc Giáy ít khi đeo đồ trang sức, nếu có thì<br />
chỉ đeo nhẫn bạc hoặc nhẫn vàng ta. Nữ thì không thể thiếu<br />
hoa tai bằng bạc hoặc vàng, vòng cổ, vòng tay, dây xà tích,<br />
nhẫn... Phụ nữ Giáy đeo hoa tai, vòng tay thường xuyên còn<br />
vòng cổ, xà tích, nhẫn vàng thì chỉ đeo trong ngày lễ tết, cưới<br />
hỏi. Vì vậy, trong lễ thách cưới, người Giáy thường yêu cầu<br />
nhà trai sắm sửa cho cô dâu đôi hoa tai, đôi vòng tay, vòng<br />
cổ, nhẫn bằng bạc hoặc vàng. Nếu cả nhà trai và nhà gái kinh<br />
tế đều khó khăn thì ít nhất cũng phải có đôi hoa tai bằng<br />
bạc, đôi vòng tay, chiếc vòng cổ. Ngày nay, người ta thường<br />
chỉ thách cưới đôi hoa tai và chiếc nhẫn bằng vàng.<br />
<br />
ri9 8<br />
<br />