intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu ấn giao lưu văn hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài Việt Nam

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

137
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đã tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu ấn giao lưu văn hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài Việt Nam

Phạm Thị Phương Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 98(10): 163 - 166<br /> <br /> DẤU ẤN CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY<br /> TRONG TRANG PHỤC ÁO DÀI VIỆT NAM<br /> Phạm Thị Phương Thái1 – Lee Mi Jung2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br /> Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển – ĐH Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết đã tóm lược những đặc điểm cơ bản nhất cho thấy dấu ấn phương Đông và phương Tây<br /> trong thiết kế áo dài – một loại trang phục truyền thống, biểu trưng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt<br /> Nam. Từ sự nhận diện văn hóa Đông – Tây đó bài viết phần nào khái quát quá trình hình thành và<br /> phát triển của áo dài Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại.<br /> Từ khóa: Trang phục, áo dài, giao lưu văn hóa, Đông – Tây, truyền thống.<br /> <br /> DẪN NHẬP*<br /> Giao lưu văn hóa là quá trình diễn ra sự gặp<br /> gỡ, trao đổi tìm hiểu, đối thoại về các giá trị<br /> văn hóa, lịch sử, các thành tựu văn minh giữa<br /> các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia. Có<br /> những nền văn hóa tự tìm đến nhau, tự giao<br /> lưu với nhau trong hòa bình tự nguyện nhưng<br /> ngược lại có những nền văn hóa lại gặp nhau<br /> từ sự cưỡng bức. Trước đây, đa phần các ý<br /> kiến cho rằng đã nói đến giao lưu thông<br /> thường là nói đến sự học hỏi, tiếp thu một<br /> cách hòa bình tự nguyện nhưng trên thực tế<br /> quá trình giao lưu văn hóa còn được hình<br /> thành từ chính vó ngựa xâm lăng. Việt Nam<br /> không thể phủ nhận dấu ấn văn hóa Trung<br /> Hoa trong nền văn hóa của mình và chắc chắn<br /> dấu ấn đó được hình thành từ quá trình gặp<br /> gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa. Do vậy, dù<br /> cưỡng bức hay tự nguyện thì bản chất của<br /> giao lưu văn hóa chính là quá trình giới thiệu,<br /> quảng bá (có thể dưới dạng áp đặt) các giá trị,<br /> sản phẩm văn hóa của mình ra với các nền<br /> văn hóa khác và tiếp thu, chọn lọc (chấp<br /> nhận) các giá trị văn hóa từ bên ngoài.<br /> Quá trình giao lưu văn hóa luôn luôn được<br /> hình thành trên hai yếu cố căn cốt: yếu tố nội<br /> sinh và yếu tố ngoại sinh. Yếu tố nội sinh ở<br /> đây chúng tôi muốn nhắc tới những thành tố,<br /> những giá trị văn hóa đã tồn tại trong vùng<br /> lãnh thổ, đã ghi dấu trong nền văn hóa đó từ<br /> lâu đời, những thành tố đó cấu thành bản sắc<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 354944, Email: phamphuongthai@gmail.com<br /> <br /> văn hóa quốc gia. Yếu tố ngoại sinh là những<br /> giá trị, những thành tố văn hóa được du nhập<br /> từ bên ngoài. Quá trình giao lưu văn hóa<br /> chính là sự kết hợp hài hòa yếu tố nội sinh và<br /> ngoại sinh, thống nhất nó trong một nền văn<br /> hóa mà đôi khi người ta không thể phân tách<br /> được. Trong giao lưu văn hóa của Việt Nam<br /> tồn tại một vấn đề và cũng là một khái niệm<br /> cho tới hiện nay vẫn chưa thật rõ ràng đó là<br /> khái niệm văn hóa Đông – Tây. Đông và Tây<br /> được coi là khái niệm về mặt địa lý dùng để<br /> chỉ phương hướng – phương Đông và phương<br /> Tây. Về sau này khái niệm phương Đông và<br /> phương Tây được các nước châu Âu sử dụng<br /> nhiều để phân biệt các nước phương Tây –<br /> châu Âu các nước phát triển với các quốc gia<br /> phương Đông, phụ thuộc và kém phát triển.<br /> Từ đó trong văn hóa cũng xuất hiện thuật ngữ<br /> văn hóa phương Đông và văn hóa phương<br /> Tây. Văn hóa phương Đông để chỉ văn hóa<br /> của các nước châu Á (Đông Á, Đông Nam Á)<br /> và một số nước châu Phi, các tiểu vương quốc<br /> Ả Rập và phương Tây để chỉ văn hóa Âu – Mỹ.<br /> Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập văn<br /> hóa giai đoạn hiện nay, nghiên cứu giao lưu<br /> văn hóa nói chung và quá trình hội nhập<br /> Đông – Tây nói riêng là một hướng đi rộng và<br /> mở được giới nghiên cứu quan tâm. Trong bài<br /> viết này chúng tôi muốn góp một phần nhỏ<br /> trong nghiên cứu sự giao lưu văn hóa Đông –<br /> Tây ở Việt Nam thông qua khảo sát dấu ấn văn<br /> hóa Đông - Tây trong trang phục áo dài – một<br /> loại trang phục truyền thống của Việt Nam.<br /> 163<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG<br /> ĐÔNG TRONG ÁO DÀI VIỆT<br /> Nguồn gốc áo dài luôn là một vấn đề lớn đặt<br /> ra cho các chuyên gia nghiên cứu trang phục<br /> cũng như các chuyên gia văn hóa. Áo dài Việt<br /> Nam cố nhiên có dấu ấn của trang phục<br /> truyền thống Việt Nam là chiếc áo tứ thân và<br /> năm thân. Song chúng ta đánh giá như thế nào<br /> về dấu ấn của chiếc Qi Pao/ Xường xám/Sườn<br /> xám Trung Hoa và những thiết kế táo bạo tôn<br /> vinh đường cong cơ thể người phụ nữ của<br /> phương Tây? Do vậy, trong quá trình nghiên<br /> cứu về áo dài, nguồn gốc của áo dài cũng như<br /> những giá trị biểu trưng của áo dài trong văn<br /> hóa Việt chúng tôi nhận thấy áo dài không chỉ<br /> mang dấu ấn của nền văn hóa phương Đông ý<br /> nhị, kín đáo mà còn mang dấu ấn của nền văn<br /> hóa phương Tây táo bạo và phá cách.<br /> Bắt nguồn từ nhà nước cổ đại của Việt Nam<br /> cho đến ngày nay, Việt Nam đã nhiều phen bị<br /> Trung Quốc xâm lược và thống trị. Trong<br /> suốt gần 10 thế kỉ bị Trung Quốc đô hộ, văn<br /> hóa Trung Quốc đã dần dần du nhập vào Việt<br /> Nam. Văn hóa phục trang cũng không nằm<br /> ngoài điều này. Sự Trung Quốc hóa về phục<br /> trang là một hiện trạng chung tại Đông Nam<br /> Á, văn hóa Việt Nam đã pha trộn và chịu ảnh<br /> hưởng từ Trung Quốc, đặc biệt có thể thấy<br /> được những ảnh hưởng to lớn từ Trung Quốc<br /> đối với phần quần của áo dài. Có thể dễ dàng<br /> tìm được trong suốt chiều dài lịch sử Việt<br /> Nam, những chứng cứ về sự ảnh hưởng của<br /> Trung Quốc đến văn hóa phục trang Việt Nam.<br /> Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam từ<br /> thời nhà Hán, tiếp tục đến thời nhà Tống, nhà<br /> Minh và nhà Thanh. Lúc này theo sự du nhập<br /> văn hóa của Trung Quốc, tại Việt Nam đã lặp<br /> đi lặp lại 2 xu hướng đối đầu và du nhập đối<br /> với nền văn hóa này.<br /> Vua Lý Thái Tông (1028 ~ 1054) vào năm<br /> 1040 đã gìn giữ phương pháp dệt truyền<br /> thống của Việt Nam cho các cung nữ để tránh<br /> việc lệ thuộc vào phương pháp dệt của nhà<br /> Tống Trung Quốc.<br /> Nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407) đã thực<br /> hiện chính sách đồng hóa và muốn thay đổi<br /> trang phục theo phong cách của Trung Quốc,<br /> sau khi đánh tan sự xâm lược của nhà Minh<br /> 164<br /> <br /> 98(10): 163 - 166<br /> <br /> vào thời vua Lê Huyền Tông (1663 ~ 1671),<br /> để giữ gìn văn hóa phục trang đặc trưng của<br /> dân tộc, năm 1666 nhà vua đã ra lệnh “Từ nay<br /> về sau đàn bà con gái không được mặc quần,<br /> không được đeo thắt lưng”. Vì vậy việc mặc<br /> quần được phổ biến ở Việt Nam từ sau khi bị<br /> nhà Hán Trung Quốc đô hộ, đã bị cấm ở khu<br /> vực miền Bắc.<br /> Hoàng đế Quang Trung (1788 ~ 1792) đã<br /> tuyên bố kháng chiến chống lại Trung Quốc<br /> với lí do “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để<br /> đen răng”, xuất phát từ mong muốn giữ gìn<br /> bản sắc văn hóa của mình - ‘gìn giữ mái tóc<br /> dài, cầm gươm đánh giặc để giữ gìn điều này’<br /> Việt Nam đã bị chia thành 2 miền Nam Bắc,<br /> Nguyễn Phúc Khoát thống trị khu vực miền<br /> Trung, để tách biệt với quyền lực của phía<br /> Bắc, năm 1774 đã ra lệnh cấm mặc kiểu váy<br /> “thô bỉ” của người phía Bắc, mà phải mặc<br /> quần giống như người Tàu. Kể từ đó những<br /> người phụ nữ miền Nam đã không còn mặc<br /> váy nữa.<br /> Sau khi nhà Nguyễn thống nhất 2 miền Nam<br /> Bắc, năm 1832 vua Minh Mạng (1820 ~<br /> 1840) đã bắt tất cả đàn bà con gái phải mặc<br /> quần theo lối phục trang của nhà Thanh, tuy<br /> nhiên chỉ ở thành thị mệnh lệnh này mới được<br /> tuân theo còn những người nông dân phía Bắc<br /> vẫn tiếp tục mặc váy. Lúc này Qi Pao y phục<br /> của nhà Thanh Trung Quốc đã du nhập và<br /> được phản ánh trên Áo Năm Thân y phục của<br /> người Việt Nam, và hình dáng trang phục này<br /> chính là nguồn gốc hình dáng cơ bản của Áo<br /> Dài hiện đại.<br /> Qi Pao của dân tộc Mãn Châu – một dân tộc<br /> sống trên lưng ngựa nên trang phục được thiết<br /> kế với kiểu dáng dài có đường xẻ từ eo xuống<br /> dưới ở hai bên chân để thuận tiện hơn khi cưỡi<br /> ngựa, vốn lẽ với trang phục bắt nguồn từ Mãn<br /> Châu khu vực có khí hậu lạnh thì phải sử dụng<br /> loại vải dày, nhưng tại Việt Nam y phục này đã<br /> trở thành áo năm than y phục được tạo nên từ<br /> sự cải biến cho phù hợp với khí hậu, phong thổ<br /> và tính cách dân tộc Việt Nam. Về hình dáng<br /> thì áo năm thân và Qi Pao gần như là giống<br /> nhau. Với đặc trưng là thân áo phía bên sườn<br /> từ eo có đường xẻ dài xuống đến hết thân áo,<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cổ áo theo kiểu Chinese collar, phía dưới là<br /> quần dài được thắt nịt ở eo. Vốn dĩ đây là y<br /> phục của giai cấp quý tộc nhưng đã được phổ<br /> biến thành quần áo thường phục và lễ phục.<br /> Tất cả mọi nền văn hóa đều phát triển và thay<br /> đổi cùng với sự du nhập. Cũng giống như<br /> vậy, áo tứ thân trang phục truyền thống của<br /> Việt Nam đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Qi<br /> Pao của Trung Quốc và được thay đổi hình<br /> dáng. Đặc biệt phần quần của Qi Pao đã ảnh<br /> hưởng đến áo tứ thân và tạo nên một kiểu<br /> trang phục mới gọi là áo năm thân. Nói một<br /> cách cụ thể, áo năm thân chịu ảnh hưởng theo<br /> phương pháp nối liền cổ áo và thay đổi từ váy<br /> sang quần của Qi Pao.Quá trình giao thoa đó<br /> đã ảnh hưởng dần tới những thiết kế may mặc<br /> của áo tứ thân cho đến năm thân (loại trang<br /> phục này đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX<br /> vẫn được mặc phổ biến ở miền Bắc Việt<br /> Nam). Từ chiếc áo tứ thân, năm thân, mớ ba<br /> mớ bảy truyền thống của người Việt kết hợp<br /> với đường xẻ eo táo bạo của chiếc Xường<br /> xám Trung Quốc – Qi Pao, đặc biệt là sự kết<br /> hợp với chiếc quần của cư dân du mục đã tạo<br /> nên một chiếc áo dài Việt Nam đẹp hoàn hảo<br /> trong thiết kế vừa tinh tế, gợi cảm nhưng vẫn<br /> vô cùng kín đáo. Có thể nói áo dài Việt Nam<br /> là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại trang<br /> phục khác nhau nhưng những dấu ấn của Qi<br /> Pao/ Xường Xám Trung Hoa trên bộ áo dài<br /> Việt Nam là một điều không thể phủ nhận và<br /> thực tế đây là sự giao lưu tiếp biến văn hóa rất<br /> độc đáo của người Việt. Người Việt luôn<br /> thông minh trong việc khai thác những nét<br /> đẹp của người khác kết hợp với nét đẹp của<br /> mình để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo.<br /> DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY<br /> Nước Pháp từ những năm 1800 đến nay chính<br /> là trung tâm của thời trang cận đại. Những<br /> năm 1860 Việt Nam đã bị thực dân pháp xâm<br /> lược, sau bản hiệp ước Patenôtre năm 1884<br /> văn hóa Pháp đã dồn dập du nhập vào Việt<br /> Nam. Đặc biệt lấy trung tâm là các thành phố<br /> lớn văn hóa Pháp đã lan tỏa ra nhanh chóng,<br /> làm thay đổi cả những sinh hoạt hàng ngày<br /> của người dân Việt Nam. Khi đó, trong văn<br /> hóa ăn mặc đã xuất hiện những người mặc âu<br /> phục, đeo ca vát, đi tất và đi giầy da.<br /> <br /> 98(10): 163 - 166<br /> <br /> Từ sau khi chính phủ Pháp thành lập trường<br /> đại học Mĩ Thuật tại Hà Nội, công cuộc cải<br /> cách, cải tiến trang phục truyền thống đã tạo<br /> ra rất nhiều điều mới mẻ bởi một bộ phận<br /> những người có lòng nhiệt huyết. Về màu sắc<br /> đã thay đổi từ những tông màu tối như màu<br /> nâu, màu đen... sang màu nguyên thủy tươi<br /> sáng. Những thay đổi này khi đó có tính đột<br /> phá và gây rất nhiều sự ngạc nhiên, sửng sốt.<br /> Trong thời kì mà văn hóa quần áo lót vẫn<br /> chưa phát triển, kiểu áo dài mới với hình thức<br /> y phục gần như là 1 lớp, có thể nhìn thấy cơ<br /> thể người phụ nữ xuất hiện khiến cho người<br /> Việt Nam cảm nhận được tính chất Tây Âu.<br /> Đó là bởi vì những y phục truyền thống vẫn<br /> đang được mặc ở thời kì đó có phần nách<br /> rộng, với kiểu áo khoác ngoài có 4 vạt áo dài,<br /> được cố định bằng thắt lưng làm từ vải, phía<br /> trong áo mặc yếm chính là một loại áo che<br /> ngực và quần khiến cho những đường cong<br /> của người phụ nữ không được lộ ra.<br /> Kiểu áo dài mới được cắt sát cơ thể với vạt áo<br /> được may ngắn, tất cả những điều này chịu<br /> ảnh hưởng từ Pháp với phong cách Châu Âu<br /> là để thể hiện đường cong của cơ thể người<br /> phụ nữ. Có thể thấy rằng các nhà thiết kế thời<br /> kì Pháp thuộc đã nhấn mạnh cách thể hiện cơ<br /> thể của áo dài mới, để làm vừa mắt của những<br /> người đàn ông trong giai cấp thống trị tuy<br /> nhiên thực tế thì không được như vậy. Bởi vì<br /> dù là đến thời kì này thì đây cũng chưa phải là<br /> loại áo thể hiện được toàn bộ hình dáng cơ thể<br /> giống như áo dài hiện đại.<br /> Le mur và Lê Phổ là kiểu áo dài mới của<br /> những năm 1930 được tạo ra bằng sự kết hợp<br /> với áo năm thân, tuy nhiên thực tế sự thể hiện<br /> cơ thể người phụ nữ rõ ràng hơn chính là vào<br /> những năm 1960, khi mà một nhà may gọi là<br /> Dakao của Sài Gòn đã ứng dụng những<br /> đường ly trên áo để tạo nên áo dài. Những<br /> người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc đang<br /> muốn thoát khỏi thuộc địa Pháp đã bài trừ và<br /> coi áo dài mới được tạo nên từ những ảnh<br /> hưởng của Pháp là thứ làm tổn hại đến văn<br /> hóa và tư tưởng của Việt Nam.<br /> Tuy nhiên không thể ngăn được những nỗ lực<br /> muốn cải biến áo năm thân - trang phục<br /> truyền thống từ việc tiếp nhận những yếu tố<br /> 165<br /> <br /> Phạm Thị Phương Thái và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> mới của văn hóa Tây Phương. Áo dài kiểu<br /> mới vừa chứa đựng vẻ đẹp và sự cao quý<br /> truyền thống, đồng thời cũng đạt được những<br /> nét rất hiện đại. Áo dài trang phục truyền<br /> thống biểu trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa<br /> truyền thống và hiện đại đã được lan tỏa một<br /> cách phổ biến chỉ trong thời gian ngắn.<br /> KẾT LUẬN<br /> Áo dài Việt đã xuất hiện mọi nơi trong nền<br /> văn hóa từ truyền thống đến hiện đại và ăn<br /> sâu vào cảm thụ thẩm mỹ của người Việt. Nó<br /> tạo nên niềm tự hào, trở thành biểu tượng của<br /> Việt Nam.<br /> Áo dài Việt Nam không chỉ đơn giản là vấn<br /> đề mỹ học. Nó còn là đại sứ văn hóa, lịch sử,<br /> truyền thống của người Việt trên đường hội<br /> nhập mà sự hiện diện của chúng tại phim<br /> trường Hollywood và kinh đô thời trang Paris<br /> qua bàn tay thiết kế của những tên tuổi thuộc<br /> hàng top như Christian Lacroix, Karl<br /> Lagerfeld, Ralph Lauren, Claude Montana và<br /> <br /> 98(10): 163 - 166<br /> <br /> Richard Tyler là những minh chứng hùng<br /> hồn. Không nghi ngờ gì nữa, áo dài Việt Nam<br /> là mẫu thiết kế độc đáo, duy nhất, vượt thời<br /> gian và cả không gian".<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nhiều tác giả (2004), Áo dài xưa và nay, Nxb<br /> Mũi Cà Mau, Cà Mau.<br /> [2]. Nhiều tác giả(1999) , Phong tục tập quán<br /> các dân tộc Việt Nam , Nxb Văn hóa dân tộc,<br /> Hồ Chí Minh.<br /> [3]. Nhiều tác giả (2006), Outstanding Vietnamese<br /> Women before the 20th Century , Nxb Thế giới,<br /> Hà Nội.<br /> [4]. Thiên Kim(2003) , Áo dài xưa & nay, Nxb Mỹ<br /> thuật, Hà Nội.<br /> [5]. Đoàn Thị Tình(2006) , Trang Phục Việt<br /> Nam(Dân Tộc Việt) Xuất bản lần thứ hai có bổ<br /> sung , Nxb Mỹ Thuật , Há Nội<br /> [6]. Kim Hong Gu, Choi Jae Hyeon, Bae Yang Su,<br /> (2001), “Văn hóa và con người Đông Nam Á”,<br /> Nhà xuất bản Đại học ngoại ngữ Pusan,<br /> <br /> SUMMARY<br /> THE STAMP OF WESTERN – EASTERN CULTURAL EXCHANGE IN AO DAI<br /> – VIETNAM’ S TRADITIONAL COSTUME<br /> Pham Thi Phuong Thai*, Lee Mi Jung<br /> College of Sciences – TNU,<br /> Vietnam Institute of Science and Development - Hanoi National University,<br /> <br /> The article summarizes the most basic characteristics that mark the East and the West in the design<br /> Ao dai – the Vietnam’s traditional costume, symbolizing the beauty of Vietnamese women. From<br /> cultural identification East - West that article somewhat generalize the process of formation and<br /> development of the Vietnamese ao dai from traditional to modern.<br /> Key words: Costumes, long-dress, cultural exchange, Eastern – Westernt, tradition.<br /> Từ khóa: Trang phục, áo dài, giao lưu văn hóa, Đông – Tây, truyền thống.<br /> <br /> Ngày nhận bài:17/10/2012, ngày phản biện:24/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012<br /> *<br /> <br /> Tel: 0913 354944, Email: phamphuongthai@gmail.com<br /> <br /> 166<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1