TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO?
lượt xem 30
download
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO? Theo Hoàng Cẩm Hoành thì Hán thư Nghệ văn chí (của Ban Cố 32 – 92) ghi rằng bộ Trang tử gồm 52 thiên chia làm: Nội thiên 7, Ngoại thiên 28, Tạp thiên 14, và Giải thuyết 3. Bản đó phải chăng là bản cổ nhất, mà nay đã thất truyền? Một thuyết khác (trong Kinh điển thuyết văn tự lục) bảo Lưu An, tức Hoài Nam vương (? – 122 tr. TL), cháu Hán Cao tổ, cũng sưu tập được một bản nhờ các môn khách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO?
- TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 2: Tác phẩm XUẤT HIỆN TỪ THỜI NÀO? Theo Hoàng Cẩm Hoành thì Hán thư Nghệ văn chí (của Ban Cố 32 – 92) ghi rằng bộ Trang tử gồm 52 thiên chia làm: Nội thiên 7, Ngoại thiên 28, Tạp thiên 14, và Giải thuyết 3. Bản đó phải chăng là bản cổ nhất, mà nay đã thất truyền? Một thuyết khác (trong Kinh điển thuyết văn tự lục) bảo Lưu An, tức Hoài Nam vương (? – 122 tr. TL), cháu Hán Cao tổ, cũng sưu tập được một bản nhờ các môn khách chú giải, không biết bao nhiêu thiên, hiện nay cũng thất truyền. Tư Mã Thiên (-145 -?) sanh sau Lưu An chưa đầy một thế kỉ, là người đầu tiên sống gần Lưu An nhất và viết về Trang tử cơ hồ không biết tới bản của Lưu An đó và chỉ bảo Trang viết một bộ sách gồm trên mười vạn chữ, không cho biết gồm bao nhiêu thiên, mà những thiên quan trọng nhất: Tiêu dao du, Tề vật luận lại không nhắc tới, chỉ kể vài thiên tầm thường: Ngư phủ, Đạo chích, Khư khiếp, Canh Tang Sở… Mãi tới đời Tấn, thế kỉ thứ 3, mới xuất hiện một bản do Hướng Tú chú giải, gồm 26 thiên, Hướng Tú chú giải chưa xong mới đến chương Thu thuỷ thì mất; một người bạn là Quách Tượng sửa lại rồi chú giải tiếp, theo tôn chỉ của phái huyền học thanh đàm các đời Nguỵ, Tấn, thành một bản khác gồm 27 thiên; tức bản lưu truyền ngày nay.
- Như vậy, từ đời Hán đến đời Tấn, bộ Trang tử đã mấy lần thất lạc, sưu tập lại rồi thất lạc nữa, mỗi lần như vậy chắc sai đi ít nhiều. Và bản hiện nay mọi người dùng xuất hiện lần đầu tiên cách Trang tử sáu thế kỉ. Như vậy ai dám bảo rằng nó giữ đúng được tư tưởng của Trang? Bản đó chia ra làm ba phần như sau: NỘI THIÊN gồm 7 chương I -- -Tiêu dao du II --Tề vật luận III -Dưỡng sinh chủ IV -Nhân gian thế V ---Đức sung phù VI --Đại tôn sư VII - Ứng đế vương. NGOẠI THIÊN gồm 15 chương VIII ---- Biền mẫu IX -------Mã đề X --------Khư khiếp XI -------Tại hựu XII ------Thiên địa XIII ---- Thiên đạo XIV -----Thiên vận XV ------Khắc ý XVI -----Thiện tính XVII ----Thu thuỷ
- XVIII ---Chí lạc XIX -----Đạt sinh XX ------Sơn mộc XXI -----Điền Tử Phương XXII ----Trí bắc du TẠP THIÊM gồm 11 chương XXIII ----Canh Tang Sở XXIV ----Từ Vô Quỉ XXV -----Tắc Dương XXVI ----Ngoại vật XXVII ---Ngụ ngôn XXVIII --Nhượng vương XXIX ----Đạo Chích XXX -----Thuyết kiếm XXXI ----Ngư phủ XXXII ---Liệt Ngự Khấu XXXIII --Thiên hạ Cũng theo Hoàng Cẩm Hoành, người đầu tiên nêu ra vấn đề chân nguỵ trong Trang tử là Tô Đông Pha đời Tống. Đại khái Tô bảo Trang có ý bênh vực Khổng tử mà lời văn thì lại không phải vậy. Bề ngoài thì công kích, mà bề trong là ngầm giúp đỡ (…). Như chương Thiên hạ phê bình các đạo thuật từ Mặc tử đến Bành Mông, Thận Đáo, Lão, Trang, mà không hề nhắc đến Khổng tử, như vậy là cực tôn sùng Khổng tử. Nhưng lại có những chương Đạo chích, Ngư phủ thì rõ ràng công kích Khổng tử. Còn những chương Nhượng vương, Thuyết kiếm thì lời thô thiển, bỉ lậu, không
- hợp nghĩa lí. Vậy Tô đã nghi ngờ bốn chương đó (Đạo chích, Ngư phủ, Nhượng vương, Thuyết kiếm) do người đời sau nguỵ tác. Sau Tô, số học giả nghi ngờ sự nguỵ tác trong Trang tử càng ngày càng nhiều. Chẳng hạn như La Miễn Đạo và Tống Liêm đều đồng ý với Tô; riêng La còn ngờ hai chương Khắc ý, Thiện tính nữa, vì lời cũng nông cạn, không phải của Trang. Trịnh Viện (đời Minh) hoài nghi thêm hai chương Mã đề, Khư khiếp, và cho rằng chỉ có bảy chương trong Nội thiên là của Trang tử, còn hai mươi sáu chương kia đều do môn đồ của Trang viết rồi thêm vào. Sau đó, Vương Phu Chi, Diêu Nại, Vương Tiên Khiêm đều bảo Ngoại thiên không phải của Trang tử. Gần đây, vấn đề chân nguỵ ngày càng phân tích kĩ hơn nữa, như La Căn Trạch trong Chư tử Khảo sách (Nhân dân xuất bản xã – 1958). Hoàng Cẩm Hoành trong Trang tử độc bản đã làm một bản liệt kê ý kiến của mỗi nhà về sự chân nguỵ của mỗi thiên. Đại khái thì ai cũng nhận rằng Nội thiên của Trang tử (trừ một số bài) còn Ngoại thiên và Tạp thiên thì đại đa số của người đời sau. Nhưng tôi nhận thấy điều này: cơ hồ tất cả các học giả đều xét tổng quát từng chương để xem chương nào trong Ngoại thiên và Tạp thiên là của Trang hay của môn phái Trang, môn phái Lão; chưa ai đặt thành vấn đề rằng mỗi chương có thể do nhiều người viết, hỗn tạp chứ không nhất trí. Theo tôi những người đời Hán hay Lục Triều (Nguỵ, Tấn) khi thu nhập các bài để cho vào mỗi chương, đã không chú trọng tới điểm nhất trí đó, có lẽ không hề đặt ra vấn đề chân nguỵ nữa . Xung hư chân kinh (tức Liệt tử) như vậy, mà Nam Hoa kinh (tức Trang tử) cũng vậy. Đó là một lỗi chung của nhiều công trình sưu tập thời đó.
- Trong bộ Liệt tử (Lá Bối - 1973) tôi bảo không sao phân biệt được bài nào của Liệt Ngự Khấu viết, bài nào của người sau viết (có thể toàn thể đều do người đời sau viết), cho nên tôi chỉ sắp đặt lại theo nội dung, chia thành các chương: Vũ trụ, Sinh tử, Đạo, Huyền thoại và Truyền thuyết, Cố sự và ngụ ngôn… cho dễ kiếm. Trong bộ Trang tử này, vấn đề chân nguỵ quan trọng nhất, mà sự nhận định về chân nguỵ chỉ là những giả thuyết có thể đúng nhiều hay ít, có đúng cũng chỉ đúng về đại cương: của Trang hay của người đời sau; chứ không căn căn cứ vào đâu để quả quyết bài này của phái Trang, phái Lão, phái Khổng được. Vì vậy sắp đặt lại các bài theo phái là một việc mạo hiểm. Còn sắp đặt theo từng vấn đề (như trong Liệt tử tôi đã làm) là một việc vô ích, vì mỗi vấn đề có nhiều chủ trương khác nhau (tuỳ người viết ở trong môn phái nào), có khi trái ngược nhau nữa (chẳng hạn vấn đề Đạo, có bài hiểu Đạo theo Lão, Trang, có bài lại phân biệt ra Thiên đạo, nhân đạo; vấn đề vô vi, có bài chủ trương vô vi như Lão, Trang nghĩa là cứ thuận theo tự nhiên mà hành động, có bài bảo vua thì vô vi mà bề tôi thì hữu vi; nhất là thái độ đối với các ông thánh của đạo Nho, như Nghiêu, Thuấn… có bài mạt sát kịch liệt, có bài đề cao, có bài ôn hoà). Do đó mà tôi vẫn giữ lối trình bày của cổ nhân, giữ nhan đề và thứ tự các chương, chia mỗi chương ra nhiều bài để độc giả dễ kiếm, mỗi bài mang một số Á Rập, và không có nhan đề; sau cùng, tôi một phần dựa vào ý kiến của người trước, một phần tôi đưa ra ý kiến của riêng tôi để phỏng định chương nào hoặc bài nào là chân hay nguỵ, nếu là nguỵ thì có thể là của phái nào. NỘI THIÊN Trước hết chúng ta hãy xét sự phân biệt Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên có hợp lí không đã. Có điều này chắc chắn, ai cũng công nhận là Trang tử khác hẳn Lão tử (tức Đạo Đức kinh), Luận ngữ, Mạnh tử…, thành hình lần lần trong một thời gian rất dài, từ
- sinh thời của Trang tử tới cuối thời Chiến Quốc hay đầu đời Hán, trong khoảng hai trăm năm hay hơn nữa. Xét chung thì Nội thiên do Trang tử viết, còn hai thiên Ngoại và Tạp thiên do người sau thêm vào. Sự phân biệt Nội thiên ra một bên, Ngoại và Tạp thiên ra một bên là điều rất hữu lí và rất dễ nhận. Vì Nội thiên có nhiều đặc điểm, khác hẳn Ngoại và Tạp thiên: 1. Nội thiên có tính chất nhất quán: Chương I đưa ra một quan niệm về hạnh phúc: thảnh thơi tự tại; và cho ta biết làm sao thì có thể hoàn toàn tự do mà thảnh thơi tự tại được. Chương II bàn về lẽ mọi vật trong vũ trụ đều tuyệt đối bình đẳng, không vật nào quí, không vật nào tiện, hơn nữa không có cả thị phi, chung thuỷ, thiện ác nữa, mình và vật nữa. Chương III chỉ cho ta phép dưỡng sinh để có thể hưởng được tuổi trời (chung kì thiên niên) mà sống cuộc đời vui thú. Chương IV chỉ cho ta phép xử thế trong thời loạn. Chương V đưa ra một tiêu chuẩn về bậc chí đức: Theo thiên tính, trút bỏ hết thế tính. Chương VI luận về Đạo và sự đắc Đạo. Chương VII thuộc về chính trị luận, đại ý là các đế vương trị thiên hạ phải vô vi, nghĩa là hư tâm, thuận theo lẽ tự nhiên mà không dùng cơ trí.
- Như vậy trong phần Nội thiên chúng ta được thấy quan niệm của Trang về vũ trụ, tri thức, nhân sinh, chính trị, đủ thành một hệ thống triết lí. Nhiều học giả thời trước đã nhận thấy tính nhất quán đó. Chử Bá Tú bảo: “Nội thiên bắt đầu chương Tiêu dao du và kết thúc bằng chương Ứng đế vương, cho thấy điều quan trọng trong đạo học là cầu ở chính mình thì gặp cảnh nào cũng vui, rồi sau quan sát vạn vật ở ngoài sẽ thấy mọi vật đều ngang nhau (tề); thấy vật ngang nhau rồi thì mình quên mình được; tự quên mình đó là chủ yếu của phép dưỡng sinh. Dưỡng sinh để cho mình sung sướng, ứng vật để cho vật phát triển tự nhiên (thiện vật), hai việc đó đều cần có đức sung mãn, đức sung mãn thì vạn vật phù hợp mà tôn lên làm thầy (?) (…) mà ở trong, mình thành thánh, thần, ở ngoài (tức trị dân) mình thực hiện được lí tưởng của đế vương”. Gần đây, Tưởng Phục Thông cũng bảo chương Tiêu dao du là cái mào cho toàn thể Nội thiên, mà chương Tề vật luận quét sạch cái quan niệm thị phi, mình và vật, mở đường cho lập luận (tức lí thuyết chính trị); các chương sau hoặc bàn về phép dưỡng sinh, hay cách xử thế, cách đạt được cái đức sung mãn, đều phải lấy Đạo làm thầy; Đạo đó ứng dụng vào việc trị nước thì thành đế, vương. Cũng có thể hiểu một cách khác được, chẳng hạn: Thảnh thơi tự tại (Tiêu dao du) là mục đích của loài người cũng như của vạn vật. Muốn đạt được cảnh giới đó chúng ta phải bỏ quan niệm thị phi, mình và vật đi (Tề vật luận), phải biết phép dưỡng sinh (Dưỡng sinh chủ), cách xử thế (Nhân gian thế); cao hơn nữa, phải tu dưỡng, cho đức được sung mãn (Đức sung phù), mà lấy Đạo làm thầy (Đại tôn sư); và muốn cho mọi người trong thiên hạ được thảnh thơi tự tại thì người cầm quyền phải theo Đạo vô vi mà trị dân.
- Hiểu theo cách nào, chúng ta cũng thấy có một sự nhất quán trong bảy chương của Nội thiên, tính cách đó Ngoại và Tạp thiên thiếu hẳn. 2. Tư tưởng trong Nội thiên rất ít mâu thuẫn nhau; trái lại trong Ngoại và Tạp thiên, tư tưởng rất hỗn tạp, rõ ràng là của nhiều người trong nhiều phái viết; điểm này sẽ được xét kĩ trong tiết sau. 3. Bút pháp trong Nội thiên cao hơn Ngoại và Tạp thiên, đặc biệt là bút pháp trong hai chương đầu: Tiêu dao du và Tề vật luận. 4. Trong Nội thiên nhan đề tóm tắt được đại ý trong chương, còn trong Ngoại và Tạp thiên, người ta dùng vài chữ trong câu đầu để đặt tên chương, thành thử nhan đề không liên quan gì tới ý chính trong chương cả; nhiều chương cũng không có cả ý chính nữa. Đó là bốn đặc điểm khiến Nội thiên phải được tách rời khỏi hai thiên kia. Tuy nhiên, Nội thiên có thực do Trang tử viết không? Một số người còn nghi ngờ và đưa ra mấy lí do không vững lắm. Họ bảo: 1. Tư Mã Thiên trong Sử kí chỉ nói rằng Trang tử viết những chương Ngư phủ, Đạo chích, Khư khiếp để mạt sát Khổng tử chứ không hề bảo Trang tử viết Nội thiên. Điều đó có thể do Tư Mã Thiên không khảo sát kĩ lưỡng, không đủ chứng rằng Nội thiên không phải của Trang tử. 2. Cổ nhân thường lấy mấy chữ đầu trong chương để đặt tên cho chương, như trường hợp Luận ngữ, Mạnh tử… rồi đời sau mới lấy ý chính trong chương mà đặt tên, vậy Nội thiên phải xuất hiện sau Ngoại và Tạp thiên, tức vào khoảng đời Hán,
- và không thể do Trang tử viết. Lẽ đó sai. Thời Chiến Quốc, đã có nhiều nhà dùng ý chính để đặt tên chương, như Tôn tử, Công Tôn Long, Khuất Nguyên…, Mạnh tử chỉ là một ngoại lệ. 3. Lối chia tác phẩm thành Nội và Ngoại thiên bắt đầu từ đời Hán. Nhưng Quản tử cũng chia ra Ngoại ngôn, Nội ngôn; Hàn Phi tử cũng có Nội trừ thuyết, Ngoại trừ thuyết; vậy lối chia ra Nội, Ngoại đã có từ đời Chiến Quốc rồi. Vả lại, dù lối chia đó xuất hiện từ thời Hán thì cũng chỉ chứng minh được sự phân chia ra Nội, Ngoại bắt đầu từ đời Hán chứ không chứng minh được rằng Nội thiên do một người đời Hán viết, không phải của Trang tử. Nhưng xét kĩ Nội thiên, chúng ta cũng phải nhận có vài chỗ khả nghi trong hai chương Nhân gian thế và Đại tôn sư, vì những lí do dưới đây: 1. Nhân gian thế. - Có sách bảo rằng bút pháp của chương này không giống bút pháp sáu chương kia vì chép toàn cố sự. Tôi thấy lời đó không đúng: Nhân gian thế cũng có hai b ài 6 và 9 dùng thể nghị luận; mà chương Đức sung phù gồm 6 bài thì 5 bài đầu là cố sự còn bài cuối là nghị luận. Vả lại, trong cố sự có thể có nghị luận, trong nghị luận có thể đưa cố sự vào. Như bài 5 và 6 Nhân gian thế, nếu gom làm một thì có thể bảo là cố sự; nếu tách ra làm hai như tôi đã làm thì bài 5 là cố sự, bài 6 là nghị luận. Bài 8 và 9 cũng vậy, nếu gom làm một thì là cố sự; tách làm hai thì 8 là cố sự, 9 là nghị luận. Mà theo ý nghĩa thì phải tách làm hai, không thể gom làm một được. - Bài 1 chép rằng xưa vua Nghiêu đánh các nước Tùng Chi và Tư Ngao, mà bài 9 Tề vật luận lại bảo vua Nghiêu muốn đánh các nước Tông, Khoái và Tư Ngao. Không lẽ một người viết chỉ cách có mấy mươi trang đã chép khác nhau như vậy.
- Vậy nếu Tề vật luận do Trang tử viết thì Nhân thế gian phải do người khác viết. Lẽ này có thể chấp nhận được nhưng không quan trọng lắm: có thể do người sau chép sai, cũng có thể một lần vua Nghiêu muốn đánh ba nước Tông, Khoái và Tư Ngao, lần khác muốn đánh hai nước Tùng Chi và Tư Ngao. - Bài 4 và 5 trùng ý nhau: Cả hai đều nhắc ta rằng hễ vô tài thì hưởng hết tuổi trời. Bài 5 kém bài 4 do người sau bắt chước Trang tử, viết rồi cho thêm vào. Rất có thể như vậy nhưng vẫn chưa đủ làm chứng cứ được. - Lí do này vững hơn: Trong bài 1, tác giả cho Khổng tử sáng suốt về Đạo, đặt vào miệng Khổng tử những tư tưởng của Trang, chẳng hạn: “Từ cái hư không của tâm thần mà phát ra ánh sáng; cái phúc ở cả trong sự hư tĩnh của tâm thần”. - Bài 1. Thế mà trong bài 8, lại cho Khổng tử là người không biết cái lẽ tiến lui. Như vậy là tư tưởng mâu thuẫn. Nhất là bài 8 này rất giống bài 5 trong chương Vi tử sách Luận ngữ: “Một người cuồng nước Sở đi ngang qua Khổng tử, hát: Con phượng kia, con phượng kia, Sao mà đức suy như vậy! Việc đã lỡ rồi, không can gián người được nữa, Nhưng việc sẽ tới, (nếu ngươi tỉnh ngộ) thì còn kịp đấy: Thôi đi, thôi đi, đời nay làm chính trị là một việc nguy hiễm. Khổng tử bèn xuống xe muốn nói chuyện với người cuồng đó, nhưng ông ta đã nhanh chân đi xa rồi, Khổng tử không nói được gì cả”. Bài 8 không có câu kết, còn hai bài hát cũng bắt đầu bằng hai câu như trong Luận
- ngữ, mà ý nghĩa cũng vậy, tuy rườm hơn: Con phượng kia, con phượng kia, Sao mà đức suy như vậy? Không thể biết trước được tương lai, Không thể trở lui được về dĩ vãng. Khi thiên hạ thịnh trị Thì thánh nhân thực hiện sứ mệnh mình. Khi thiên hạ loạn lạc Thì thánh nhân bảo toàn thân mình. Như thời này thì chỉ nên cầu đừng bị hình phạt. Hạnh phúc nhẹ hơn cái lông Mà không biết nhận lấy nó. Tai hoạ nặng hơn trái đất Mà không ai biết tránh nó. Thôi đi, thôi đi! Đừng mong lấy đức cảm hoá người nữa. Nguy thay, nguy thay! Đừng tự làm khổ mình Gai góc, gai góc! Đừng cản ngăn bước đường của ta . Đi vòng, đi vòng, đừng để gai đâm vào chân. Trang tử đâu lại bắt chước người khác như vậy. - Hơn nữa, ngay trong một bài – bài 2 – bút pháp cũng không thông. Giữa bài cho Khổng tử khuyên Diệp Tử Cao: “Con thờ cha mẹ thì phải thích ứng với hoàn cảnh, như vậy là chí hiếu; bề tôi thờ vua phải chấp nhận mọi nguy hiểm, như vậy là tận trung”. Chủ trương đó đúng là chủ trương hữu vi của Khổng giáo. Nhưng cuối bài, Khổng tử lại có giọng vô vi của Trang tử: “Nên vượt ra ngoài sự vật mà tiêu dao tự tại, thuận theo cái lẽ tất nhiên để dưỡng tâm, đó là đạt được Đạo”.
- 2. Đại tôn sư cũng có vài chỗ mâu thuẫn với các chương khác. - Chẳng hạn bài 1 hơi trọng lễ nghi, hình pháp và trí tuệ: “[Bậc chân nhân] coi hình pháp là thân thể, lễ nghi là cặp cánh, trí tuệ là thủ đoạn để ứng phó (…). Coi hình pháp là thân thể mình, nên khoan hồng khi trừng trị; coi lễ nghi là cặp cánh của mình, nên làm việc theo thế tục mà thành công; dùng trí tuệ để ứng phó, nên chỉ hành động khi bất đắc dĩ”. Ý đó có màu sắc Khổng giáo, trái ngược với ý trong Đức sung phù 5: “Thánh nhân tiêu dao ở chốn hư không, coi trí tuệ là mầm thừa (gây tư lự), lễ tín là thứ keo [câu thúc người ta], đức huệ như thứ để tiếp dẫn, công nghệ [cũng đáng khinh] như thương mại. Thánh nhân không mưu tính cái gì, đâu cần tới trí tuệ? Không đẽo gọt cái gì, đâu cần tới keo? Không mất cái gì, đâu cần phải tiếp dẫn? Không chế tạo cái gì, đâu cần đến thương mại?”. Bài 2, Nhữ Vũ bảo mình đắc đạo là nhờ học được của con của [bút] mực; con của mực là cháu của sự đọc sách. Ý đó cũng đáng ngờ là không phải chủ trương của Trang. Trang trọng trực giác, hư tâm để đạt Đạo, đâu có dùng đến bút mực nhất là sách vở, cái “cặn bả của cổ nhân” đó? - Bài 4 cho chết là vui, nên khi bạn là Tử Tang Hộ chết. Mạnh Tử Phản và Tử Cầm Trương hoà đàn ca hát: Ôi anh Tang Hộ, Ôi anh Tang hộ, Anh đã trở về bản thể của anh, Mà tụi tui vẫn còn làm người.
- Bài này cũng như bài XVIII.2 tôi đã dẫn ở chương I, không chắc là của Trang vì Trang coi sinh tử như nhau, có lẽ nào lại cho họ ca hát mừng cho bạn được và than thở mình còn phải sống như vậy? Bài 8, Tử Tang than vì số bệnh mà phải nghèo và cực khổ. Tư tưởng đó tầm thường quá, nhất định không phải của Trang. Tóm lại, Nội thiên tư tưởng nhất quán, thành một hệ thống, chắc do Trang tử viết, nhưng hai chương Nhân gian thế và Đại tôn sư có một số bài ý nghĩa mâu thuẫn với học thuyết của Trang, có thể do người đời sau viết thêm vào và khi tìm hiểu Trang tử, chúng ta nên gạt những chỗ mâu thuẫn đó ra. NGOẠI THIÊN VÀ TẠP THIÊN Vương Phu Chi trong Trang tử giải so sánh Nội thiên với Ngoại thiên, bảo: - Nội thiên ý liên tục và có hệ thống, Ngoại thiên ý rời rạc, - Nội thiên ý man mác mà qui về một mối, Ngoại thiên không hàm súc mà ý phồn tạp, - Nội thiên không cố chấp như Ngoại thiên, - Nội thiên tuy “nén” Khổng tử xuống, nhưng không có giọng khinh bạc, - Nội thiên tuy có điểm giống Lão giáo nhưng dựng được một thuyết riêng. Ngoại thiên nông cạn, bắt chước Lão giáo mà không phát huy được gì, kém nhất là những chương Biền mẫu, Mã đề, Khư khiếp, Thiên đạo, Thiện tính, Chí lạc.
- So sánh Ngoại thiên với Tạp thiên, Vương bảo Tạp thiên tuy không thuần, nhưng phát huy được ý nghĩa của Nội thiên, và hơn Ngoại thiên ở điểm đó; nhưng có mấy chương Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phủ lời và ý đều bỉ lậu, tầm thường quá đỗi. Tuyên Dĩnh bảo Tạp thiên sở dĩ gọi là tạp vì mỗi bài đều tuỳ hứng mà viết, tuy nhiên đối với đạo, không nhất thiết là tạp loạn. Vương bảo “không thuần”, Tuyên bảo là “tuỳ hứng”, ý nghĩa đại khái như nhau. Tôi thấy từ Nội thiên bước qua Ngoại thiên, không khí khác hẳn, như đương ở một nơi có ngăn nắp qua một nơi hỗn độn, càng về sau, cảm giác hỗn độn đó càng tăng. - Điều ta để ý tới trước hết là nhan đề mỗi chương không còn liên quan gì với ý nghĩa của chương, như chương VIII, lấy hai chữ “biền mẫu” mà đặt tên cho chương. Biền mẫu có nghĩa là ngón chân dính nhau, còn ý cả chương là phải thuận theo cái tính của mỗi vật, đừng làm cái gì hại tới bản tính tự nhiên (bất dĩ nhân hại thiên). Tất cả các chương khác đều như vậy. - Điểm thứ nhì là tư tưởng không thuần. Trong Nội thiên, trừ mấy bài đáng ngờ của người sau thêm vào hai chương Nhân gian thế và Đại tôn sư, còn thì tư tưởng nhất quán, có hệ thống. Trong Ngoại và Tạp thiên trái lại, ta thấy có ít nhất là năm xu hướng: * một xu hướng giữ đúng tư tưởng của Trang, tôi gọi là học phái Trang; * một xu hướng theo Lão rõ rệt, tôi gọi là học phái Lão; trong phái này có nhà ôn
- hoà (La Căn Trạch gọi là hữu phái); có nhà cực đoan, muốn đạp đổ mọi tổ chức xã hội, bỏ đạo đức, nhân nghĩa, lễ nghi, “tuyệt thánh khí trí” mà trở về thời nguyên thuỷ (La Căn Trạch gọi là tả phái); lại có các nhà chủ trương ở ẩn, tu tiên, họ thuộc về phái Đạo gia ở đầu đời Hán, thờ Thái Thượng Lão Quân và Lão tử, Trương Đạo Lăng, nhưng không tìm hiểu triết học của Lão, chỉ lo dùng bùa, phép, luyện đan để trường sinh. * lại có một số tác giả chịu ảnh hưởng cả Lão, Trang lẫn của Khổng, muốn dung hoà, phân biệt đạo Trời thì vô vi, đạo người thì hữu vi, hoặc chủ trương vua nên vô vi mà bề tôi thì hữu vi, * một số khác đứng hẳn về Khổng phái, bảo phải phân biệt quí tiện, vì trời đất kia còn có tôn ti (trời cao, đất thấp) huống hồ là người, thật là trái hẳn với chủ trương của Trang. Tác giả bài đó (XIII.4) mà đứng chung với tác giả bài Tề vật luận, trong một bộ mang tên Trang tử thì thật là mỉa mai, * lạ lùng hơn nữa là có một số chịu ảnh hưởng của Pháp gia, trọng công nghệ, dùng hình danh thưởng phạt để trị dân. Ba chương XII (Thiên địa), XIII (Thiên đạo) và XIV (Thiên vận) có thể tiêu biểu cho sự hỗn tạp về tư tưởng trong Ngoại thiên và Tạp thiên. - Điểm thứ ba là sự hỗn tạp đó chẳng những hiện trong mỗi thiên (Ngoại và Tạp) mà nhiều khi trong cả từng chương nữa. Ba chương VIII, IX, X tương đối thuần nhất; tới chương XI (Tại hựu) đã bắt đầu thấy hỗn tạp rồi: quan niện đối với thánh nhân trong bài 6 chương đó trái ngược với quan niệm chung trong chương, rõ ràng là của người sau viết rồi thêm càng vào. Nội dung chương XXI còn phức tạp hơn (coi nhận định ở cuối chương đó, phần III).
- Tạp thiên lại hỗn tạp hơn Ngoại thiên nhiều: trong số 11 chương (từ XXIII đến XXXIII) có tới bốn chương: XXIV, XXV, XXVI, XXVII, gồm toàn những tạp văn ngắn không liên lạc gì xa gần với với nhau cả. Nhất là hai chương XXIV (Từ Vô Quỉ) và XXXII (Liệt Ngự Khấu) rõ ràng là do người đời sau lượm lặt ở nhiều nơi rồi tiếc rẻ, gom lại chung cho khỏi mất. (Coi nhận định về hai ch ương đó ở phần IV). Có thể vì tính cách hỗn tạp đó, nên người ta mới gọi thiên đó là Tạp chăng? Thiên đó còn hỗn tạp ở điểm có bài rất hay mà có những bài rất dở. Nhiều bài trong những chương Ngoại vật (XXVI), Ngụ ngôn (XXVII), nhất là trọn chương cuối (Thiên hạ) bút pháp cao, trái lại những chương Nhượng vương (XXVIII), Đạo chích (XXIX), Thuyết kiếm (XXX), Ngư phủ (XXXI), như Tô Đông Pha và Vương Phu Chi đã nhận thấy, bút pháp quá thô lậu, không xứng được đứng chung trong một bộ với những chương Tiêu dao du, Tề vật luận. Ngoại thiên cũng có mấy chương hỗn tạp, mà bút pháp cũng không đều: những chương Thu Thuỷ XVII, Sơn mộc XX, Đạt sinh XIX, nghệ thuật cao hơn Tại hựu XI, Thiên địa XII, Khư khiếp X, v.v…; nhưng sự cách biệt đó không quá nổi bật như trong Tạp thiên. - Sau cùng Ngoại thiên và Tạp thiên còn khác với Nội thiên ở vài điểm nhỏ này nữa: * Như Vương Phu Chi đã nhận thấy, Nội thiên có một giọng nhã nhặn, ôn hoà đối với Nghiêu, Thuấn, Khổng tử. Ngoại và Tạp thiên có giọng quá khích, khen thì khen quá, như chương XXXIII (Thiên hạ) hoặc bài XII.9 (gọi Khổng tử là phu tử) mà mạt sát thì mạt sát kịch liệt như chương XXIX (Đạo chích).
- * Trong Nội thiên, có chỗ cho Lão lên tiếng như bài V.3, nhưng đó chỉ là truyện tưởng tượng, tuyệt nhiên không dẫn một lời nào trong Đạo Đức kinh cả, vì kinh này thời Trang tử có lẽ chưa xuất hiện, hoặc mới xuất hiện mà Trang không được đọc; trái lại trong Ngoại thiên, chúng ta thấy chương Khư khiếp dẫn Đạo Đức kinh bốn lần, Tại hựu dẫn hai lần, Thiên địa hai lần, Thiên đạo một lần, Chí lạc ba lần, Đạt sinh một lần, Sơn mộc hai lần, Điền Tử Phương một lần, Trí bắc du ba lần; và trong Tạp thiên, Canh Tang Sở dẫn hai lần, Tắc dương một lần, Ngụ ngôn một lần, Thiên hạ một lần (Coi Lão tử độc bản của Dư Bồi Lâm – Tam dân thư cục – 1973). Điều đó đủ tỏ rằng Ngoại và Tạp thiên xuất hiện sau thời Trang tử. * Ngoại và Tạp thiên có nhiều bài chép trong các sách khác như Sử kí của Tư Mã Thiên, nhất là Liệt tử, còn trong Nội thiên chỉ có mỗi một bài phỏng theo Luận ngữ như trên tôi đã dẫn. Như vậy ta thấy Ngoại và Tạp do nhiều người viết vào nhiều thời đại và người sau thu thập lại mà không cân nhắc kĩ lưỡng. Về vấn đề chân nguỵ, đa số các học giả đều cho rằng xét chung, Ngoại v à Tạp thiên có rất nhiều chương chắc chắn không phải của Trang tử, còn những chương khác nếu Trang có viết một phần nào thì cũng khó nhận ra được đích xác. Trong phần III và IV, khi nhận định về các chương, tôi sẽ xét về chân nguỵ của mỗi chương và tôi cho rằng không có chương nào hoàn toàn của Trang cả, nhưng có một số chương của môn đồ Trang. Dưới đây tôi làm một bảng tóm tắt những nhận định đó để độc giả thấy được một cách tổng quát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của văn hóa Việt Nam
2 p | 747 | 155
-
Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp của các công ty Hàn Quốc và áp dụng cho Việt Nam
97 p | 1205 | 137
-
TRANG PHỤC THỜI LÝ
2 p | 500 | 67
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 1: Thảnh thơi tự tại
12 p | 333 | 63
-
11 Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam
14 p | 251 | 61
-
TOÀN CẦU HÓA THẾ GIỚI
3 p | 164 | 33
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Học thuyết của Trang (tiếp theo)
11 p | 157 | 31
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 5: Đức sung mã và tự nhiên
12 p | 140 | 28
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Phép dưỡng sinh
5 p | 144 | 28
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Văn bộ Trang Tử
17 p | 167 | 27
-
Phân tích và vận dụng quy luật Cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng của Lênin - 1
7 p | 159 | 24
-
TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 4: Thế gian
16 p | 115 | 22
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương
4 p | 211 | 19
-
Vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam - 3
7 p | 152 | 15
-
Trang phục dân tộc Kinh
5 p | 315 | 14
-
Áo Yếm – Trang phục truyền thống của phụ nữ miền Bắc xưa
4 p | 209 | 10
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 0: Giới thiệu môn học
7 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn