intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh chấp phát sinh trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả trình bày những nội dung liên quan đến phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, những sai sót, tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức thư tín dụng: Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam để đề xuất một số ý kiến nhằm phòng ngừa, giải quyết khi tranh chấp xảy ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh chấp phát sinh trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C ThS Hoàng Hồng Hạnh - ĐH Tài chính Ngân hàng Hà nội ThS Hoàng Duy Mạnh - BIDV Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả trình bày những nội dung liên quan đến phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, những sai sót, tranh chấp trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức thư tín dụng: Lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam để đề xuất một số ý kiến nhằm phòng ngừa, giải quyết khi tranh chấp xẩy ra Từ khóa: L/C, tranh chấp L/C 1. MỞ ĐẦU Ngày nay dưới tác động của toàn cầu hoá, thương mại quốc tế phát triển với quy mô và tốc độ vô cùng lớn. Các mối quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, do vậy các hình thức giao dịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Trong thanh toán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán được thực hịện nhưng có lẽ thanh toán bằng L/C được sử dụng phổ biến hơn bởi vì tính an toàn và giảm thiểu các rủi ro, bất trắc của nó. Phương thức thanh toán này được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng vì nó có nhiều ưu điểm, đảm bảo quyền lợi của cả người mua và người bán. Đối với các ngân hàng nói riêng, thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ là một trong những hình thức thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương thức này không tránh khỏi những sai sót và phát sinh các tranh chấp từ các bên tham gia. Hoạt động mua bán trong ngoại thương tất yếu liên quan tới nhiều đồng tiền, nhiều quốc gia khác nhau, do đó vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu càng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng của Việt Nam còn trẻ và đang hoàn thiện dần, vì vậy yêu cầu về quy trình thanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả của công tác này là cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán xuất nhập khẩu là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ 456
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào từ tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. Việc lựa chọn phương thức thanh toán xuất nhập khẩu nào tuỳ thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Nhưng xét cho cùng thì việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và đúng hạn; yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời hạn. Từ những yêu cầu trên và tuỳ thuộc vào những điều kiện khác nhau, hai bên sẽ thoả thuận đi đến lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý nhất. Những phương thức thanh toán chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu là: (i) Phương thức chuyển tiền (Remittance); (ii) Uỷ thác thu; Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C); Thanh toán biên giới về mậu dịch (thanh toán biên giới)… Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả lại một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. Có thể nói L/C là một phương thức quan trọng nhất trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là một bản cam kết trả tiền do ngân hàng phát hành (ngân hàng mở L/C) mở theo chỉ thị của người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C. L/C được mở dựa trên những điều kiện do người nhập khẩu đưa ra xuất phát từ hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Nhưng khi nó đã được mở thì nó là một giao dịch riêng biệt, độc lập với hợp đồng ngoại thương, trở thành bản cam kết trả tiền cho ngân hàng. Khi thanh toán bằng L/C các bên xuất nhập khẩu phải thoả mãn với nhau về việc sử dụng: “Bản quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” - viết tắt là UCP do phòng thương mại quốc tế ICC tại Pari phát hành để dẫn chiếu trong L/C. UCP đã được phát hành, xuất bản nhiều lần, hiên nay bản mang số hiệu UCP 600- Theo bản sửa đổi 2007 của ICC. UCP không chỉ được xem như là một cẩm nang đối với nhà xuất nhập khẩu mà còn đối với các ngân hàng khi thực hiện các giao dịch thương mại và thanh toán. Trong buôn bán quốc tế có thể áp dụng rất nhiều loại thư tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể: (i) Theo phương thức sử dụng: L/C không xác nhận - Confirmed Irrevocable L/C; L/C xác nhận; L/C trực tiếp - Straight L/C; L/C cho phép chiết khấu - L/C available by negotiation; L/C giáp lưng - Back to back L/C; L/C chuyển nhượng - 457
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Transferrable L/C; L/C tuần hoàn - Revolving leter of credit. (ii) Theo phương thức thanh toán L/C gồm: L/C trả ngay - L/C payable by draft at sight; L/C trả chậm - L/C available by deffered payment. Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ có rất nhiều ưu điểm, đảm bảo được quyền lợi của các bên nhưng việc vận dụng phương thức này trong thực tiễn thanh toán xuất nhập khẩu vẫn làm phát sinh nhiều tranh chấp, khá nhiều ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp đó nên đã phần nào chịu thiệt về mình. Việc xem xét và phân tích kỹ các nguyên nhân gây tranh chấp làm cơ sở để họ phòng tránh và xử lý chúng một cách có hiệu quả hơn. * Ưu điểm: L/C là phương thức thanh toán có quy trình thanh toán rất chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên trực tiếp thanh toán: (i) Đối với người xuất khẩu: vì L/C là cam kết trả tiền của ngân hàng, cho nên mọi trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C được xác nhận qua việc kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình) thì chắc chắn nhận được tiền hàng hoá. Mặt khác, người xuất khẩu (người sở hữu L/C) có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ khi dùng bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu để chiết khấu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu L/C. (ii) Đối với người nhập khẩu: có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã thảo thuận trong hợp động ngoại thương và những chỉ thị trong L/C như: số lượng, quy cách phẩm chất, đơn giá… đồng thời chỉ phải trả tiền khi mọi quy định trong L/C được thực hiện đầy đủ. (iii) Đối với các ngân hàng tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C: có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí (phí mở L/C, phí thông báo…) đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác nhờ vào mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. * Nhược điểm: L/C là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên cần nhiều thời gian và công sức: (i) Đối với người nhập khẩu: Người nhập khẩu phải ký vốn mở L/C nên sẽ bị đọng vốn; Do việc trả tiền trong L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà không dựa vào thực tế hàng hoá,nên người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuất khẩu có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng; Do quy trình thanh toán L/C rất phức tạp nên ngân hàng phải thu phí cao hơn so với các hình thức thanh toán khác, người nhập khẩu sẽ bị tốn kém nhiều hơn. (ii) Đối với người xuất khẩu: Trong thanh toán L/C, các chứng từ thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho việc thanh toán. Chỉ cần một suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì người xuất khẩu có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán. Chính vì vậy đòi hỏi người xuất khẩu phải có kiến thức chuyên môn, phải nắm chắc những yêu câu trong việc lập và kiểm tra chứng từ; Do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi người xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi ngân hàng xin thanh toán. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán quốc tế: Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán L/C phát sinh từ nhiều nguyên nhân và rất đa dạng nhưng trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập đến các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các NHTM. Các NHTM bao 458
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” gồm ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra theo đúng uy định chứ không chỉ đơn thuần là trung gian hỗ trợ cho các bên thực hiện việc thanh toán. *Vi phạm trách nhiệm của ngân hàng phát hành L/C: Khi ngân hàng đã chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu thì đơn đó trở thành khế ước dân sự ràng buộc quan hệ giưã người mở L/C và ngân hàng mở L/C. Còn khi ngân hàng đã mở L/C cho người bán hưởng thì L/C trở thành khế ước dân sự một bên, trong đó ngân hàng cam kết có nghĩa vụ trả tiền đối với người bán khi người này xuất trình giấy tờ phù hợp. Như vậy, sau khi đã chấp nhận đơn xin mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng mở L/C lập tức có nghĩa vụ đối với cả hai bên, nếu ngân hàng vi phạm các nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm. + Trường hợp ngân hàng không mở L/C đúng như yêu cầu trong đơn xin mở L/C: Ví dụ như: công ty nhập khẩu viết đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C trị giá 400.000 USD, ngân hàng phát hành do sơ suất mở L/C trị giá 400.000 SGD, người mua phát hiện đề nghị ngân hàng mở lại L/C. Việc mở lại L/C làm cho người mua bị người bán quy kết là mở L/C chậm. + Trường hợp ngân hàng không phát hiện được những sai biệt của chứng từ hoặc không thông báo hết các sai biệt. Nếu ngân hàng thông báo không hết các sai biệt làm cho người mua quyết định chấp nhận các sai biệt đó, đồng ý cho ngân hàng thanh toán cho người bán nhưng sau đó các sai biệt không được phát hiện đó lại làm cho người mua không nhận được hàng, nhận được hàng kém chất lượng… thì khi đó người mua nếu không thể khiếu nại người bán thì có thể quay lại khiếu nại hoặc kiện ngân hàng đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải hết sức cẩn then khi kiểm tra chứng từ và thông báo sai biệt của chứng từ. + Trường hợp ngân hàng không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người bán: Trường hợp chứng từ không phù hợp, ngân hàng phát hành làm thông báo từ chối thanh toán và nói rõ là ngân hàng đang cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người xuất trình. Khi đó nếu chứng từ này bị thất thoát hoặc ngân hàng từ chối chứng từ, không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người bán mà lại vẫn giao chứng từ cho người mua, cho người mua cơ hội nhận hàng thì ngân hàng phát hành mất quyền khiếu nại về chứng từ. Trong trường hợp này, người bán có thể trực tiếp đi khiếu nại người mua theo quan hệ hợp đồng vì người mua đã nhận hàng thì phải có nghĩa vụ thanh toán. Nhưng trên thực tế người bán sẽ khiếu nại ngân hàng vì ngân hàng mất quyền từ chối chứng từ và buộc phải thanh toán cho người bán. + Trường hợp ngân hàng vi phạm thời gian kiểm tra chứng từ theo UCP 600. 459
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Điều 13b UCP 600 quy định ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận nếu có, sẽ có một thời gian hợp lý không quá 5 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ để kiểm tra chứng từ và quyết định tiếp nhận hay từ chối chứng từ. Tranh chấp có thể phát sinh nếu ngân hàng kiểm tra chứng từ vượt quá thời gian quy định. Khi đó, dù bộ chứng từ có sai biệt, ngân hàng cũng sẽ mất quyền từ chối thanh toán. *Vi phạm trách nhiệm của ngân hàng thông báo: (i) Ngân hàng thông báo một L/C thiếu tính chân thật bề ngoài: Một L/C có tính chân thật bề ngoài là một thư tín dụng nếu được mở bằng điện telex thì phải có mã khoá Testkey, nếu mở bằng điện SWIFT thì phải có Codeswift, nếu mở bằng thư thì phải có chữ ký văn bản của ngân hàng phát hành. Tranh chấp phát sinh trong trường hợp, ngân hàng thông báo nhận được một L/C không có TEST hoặc có test nhưng không giải mã được nhưng ngân hàng thông báo vẫn thông báo L/C cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu do ít hiểu biết hoặc do chủ quan không kiểm tra lại nên đã giao hàng. Cuối cùng người bán đã không lấy được tiền từ ngân hàng phát hành và có thể kiện ngân hàng thông báo do làm không hết trách nhiệm của mình. Tranh chấp cũng có thể phát sinh giữa người xuất khẩu và ngân hàng thông báo một sửa đổi L/C nhận được từ người nhập khẩu, chứ không phải từ ngân hàng phát hành, sửa đổi một điều kiện nào đó của L/C (chẳng hạn người nhập khẩu muốn sửa đổi điều kiện cơ sở giao hàng của L/C gốc từ điều kiện FOB sang điều kiện CIF). Người xuất khẩu vì nôn nóng giao hàng mặc dù điều kiện sửa đổi là bất lợi cho mình nhưng đã giao hàng và lập chứng từ theo sửa đổi. Kết cục người xuất khẩu không lấy được tiền từ ngân hàng phát hành vì chứng từ không phù hợp điều kiện cơ sở giao hàng của L/C gốc. Những trường hợp trên chủ yếu là do người xuất khẩu bị người mua và ngân hàng phát hành lừa đảo nhưng ngân hàng thông báo vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của người bán do làm không đúng với trách nhiệm của ngân hàng thông báo theo quy định của UCP 600. (ii) Trường hợp ngân hàng thông báo thực hiện không đúng các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành trong L/C: Ví dụ: L/C chỉ định ngân hàng trả tiền là chi nhánh B của ngân hàng phát hành A, nhưng hối phiếu do người xuất khẩu ký phát lại đòi tiền ngân hàng phát hành A, ngân hàng thông báo đã chiết khấu bộ chứng từ cho người xuất khẩu sau đó đòi tiền ngân hàng phát hành thì bị ngân hàng phát hành từ chối trả tiền, và như vậy là tranh chấp phát sinh. Thực tế việc xác định các sai biệt là nặng hay nhẹ, hay không phải là sai biệt trong bộ chứng từ là một việc không phải dễ mà các điều khoản của UCP 600 cũng không quy định cụ thể vấn đề này mà các ngân hàng thường hành động theo tập quán và quan điểm của từng quốc gia. 2.2. Thực tiễn Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2023 ước đạt 145 triệu USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 930,6 triệu USD, giảm 14,2% so với 460
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 730 triệu USD, giảm 14,4%; nhập khẩu ước đạt 200,6 triệu USD, giảm 13,4% so cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 529,4 triệu USD. Xuất khẩu hàng hóa: 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 730 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực Nhà nước 29,1 triệu USD, tăng 28,4%; khu vực ngoài Nhà nước 606,4 triệu USD, giảm 17,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 94,5 triệu USD, tăng 1,1%. Mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng may mặc và lâm sản. Nguyên nhân xuất khẩu hàng hóa giảm là do: Xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của thế giới nhất là Châu Âu; Năm 2023 là một năm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu khi nền kinh tế trên thế giới được dự báo lạm phát cao; kinh tế thế giới nhiều khả năng suy thoái... kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm, đơn hàng xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực đã giảm mạnh. Các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác. Việc thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng, lãi suất… gây quá nhiều áp lực cho doanh nghiệp, nhóm hàng bị ảnh hưởng lớn nhất trên địa bàn tỉnh là ngành chế biến thủy sản và ngành sản xuất bàn ghế gỗ… Thị trường chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Mỹ đã có sự sụt giảm mạnh, giảm 70,8% so cùng kỳ, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát cao, lãi suất tăng, nhiều ngân hàng tuyên bố phá sản, quốc gia suýt rơi vào tình trạng vỡ nợ… đã tác động rất lớn đến sức cầu của nền kinh tế và ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thủy sản. Ngoài ra, ngành thủy sản vẫn đang phải giải quyết nhiều vấn đề. Đó là thẻ vàng IUU và những qui định thủ tục đối với hải sản khai thác xuất khẩu sang thị trường EU; những qui định “IUU” của Nhật Bản và Mỹ, xu hướng này có thể tiếp tục tại những thị trường khác… Bên cạnh đó, các nước sản xuất thủy sản đang nổi lên mạnh mẽ, từng bước chiếm vị thế cạnh tranh bằng nguồn cung lớn, giá thành rẻ hơn và bằng sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ các nước. Sáu tháng đầu năm 2023, nhóm hàng thủy sản ước đạt 55,9 triệu USD, chỉ bằng 66,7% so cùng kỳ, do ảnh hưởng lạm phát thế giới nên người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu. Hiện nay, hàng thủy sản Bình Định xuất khẩu đến 46 thị trường, xuất khẩu nhiều nhất là thị trường Mỹ ước đạt 11,2 triệu USD, chiếm 20,8%; Mê-hi-cô ước đạt 6,4 triệu USD, chiếm 11,8%; Nhật Bản ước đạt 6,2 triệu USD, chiếm 11,5%; I-xra-en ước đạt 5,3 triệu USD, chiếm 9,8% kim ngạch xuất khẩu thủy sản trực tiếp. Nhóm sản phẩm bàn ghế gỗ ước đạt 203,8 triệu USD, bằng 69,9% so cùng kỳ. Do tình hình lạm phát toàn cầu nên sức mua giảm mạnh, dẫn đến đơn hàng của ngành gỗ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Đây là thực tế rất khó khăn đối với ngành gỗ. Hiện tại, những doanh nghiệp có đơn hàng chủ yếu là những đơn hàng nhỏ và chỉ nhận được các 461
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đơn hàng tới tháng 6/2023. Dự kiến lĩnh vực nhà ở tại Mỹ có thể sẽ vẫn suy yếu trong năm 2023, khiến nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ giảm, là yếu tố chính khiến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới Mỹ sẽ chậm lại trong năm 2023. Đối với thị trường EU, mới đây EU đã đạt được một thỏa thuận về dự luật mới, cấm các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Châu Âu những sản phẩm nông nghiệp liên quan đến nạn phá rừng trên toàn cầu, trong đó có mặt hàng gỗ. Khi EU áp dụng luật mới, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU gặp nhiều thách thức hơn, nếu ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định mới từ nhà nhập khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp gặp khó khăn ở ngành chế biến đồ gỗ nội thất, ngoại thất, sân vườn và sản phẩm từ nhựa đan/hàng giả mây, ngành này thu hút đông lao động trên địa bàn tỉnh nên việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Với tình hình hiện tại, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm 2023 chưa có nhiều khả quan, khi người dân các nước tiếp tục thắt chặt chi tiêu trước áp lực của lạm phát Những vướng mắc còn tồn tại trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C của các NHTM Việt Nam: Thứ 1. Trình độ của các đơn vị xuất nhập khẩu còn hạn chế: (i) Việc vận dụng UCP 600 vào thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế, (ii) những tồn tại từ đơn vị xuất khẩu: Một số đơn vị xuất khẩu luôn gặp khó khăn trong việc lập bộ chứng từ đòi tiền (sai tên, địa chỉ, sai lỗi chính tả…) do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài và bị ngưòi mua ép giá. (iii) Tồn tại từ phía đơn vị nhập khẩu: Một số đơn vị nhập khẩu do không am hiểu kỹ và không nắm vững khả năng cảu người bán nên mở L/C mà không nhận được hàng nên bị đọng vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh bị gián đoạn... Thứ 2. Ngân hàng luôn phải đối phó với sự lừa đảo: Ngân hàng có thể được miễn trách nhiệm trong các trường hợp này, nhưng nó lại ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Ngân hàng nên thận trọng trong việc thanh toán. Các vụ lừa đảo có thể chia thành hai nhóm chính như sau: Thông báo thư tín dụng giả để người hưởng lợi giao hàng nhưng không thể đòi tiền ngân hàng mở L/C; Lập bộ chứng từ giả gửi cho ngân hàng mở hoặc xác nhận L/C trong khi thực tế không có việc giao hàng. Thứ 3. Sự cạnh tranh của các NHTM nước ngoài: Hiện nay xuất hiện rất nhiều ngân hàng liên doanh và chi nhánh các NHTM nước ngoài nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh thường xuyên thông báo L/C và giới hạn chỉ được thanh toán tại ngân hàng của họ nên các công ty liên doanh đã rút về ngân hàng của họ. Một số khách hàng xuất trình bộ chứng từ tại NHTM Việt Nam chỉ là để giữ mối quan hệ còn họ phần lớn xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà ngân hàng này có mối quan hệ với khách hàng của họ ở nước ngoài. Thứ 4. Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu chưa được triển khai rộng rãi: Đối với các nhà xuất khẩu thì nghiệp vụ chiết khấu chứng từ sẽ giúp cho họ thu hồi vốn nhanh và tránh được rủi ro trong quá trình thanh toán. Về phía ngân hàng khi chiết khấu bộ chứng từ sẽ dành được quyền của bộ chứng từ đó để đòi tiền qua đó thu được lãi suất chiết khấu và các lợi ích khác xuất phát từ chất lượng thanh toán. Nhưng ngân hàng có thể chịu rủi ro khi bộ chứng 462
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” từ bị từ chối thanh toán. Do đó NHTM Việt Nam không thể mạo hiểm trước rủi ro thanh toán. Hoạt động thanh toán của NHTM Việt Nam nói chung chủ yếu xảy ra ở khu vực Châu á. Và trình độ cán bộ ở các đơn vị xuất nhập khẩu còn hạn chế nên bộ chứng từ còn nhiêu sai sót. Trong khi các ngân hàng Hàn Quốc hay Hongkong… lại bắt lỗi rất chặt chẽ ngay cả lỗi chính tả và những lỗi có thể bỏ qua được gây trì hoãn thanh toán và tìm cách hạ giá hàng hoá thì mới chấp nhận trả tiền. Thứ 5. Vấn đề cơ sở vật chất kĩ thuật phục vu công tác thanh toán tại ngân hàng: Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh toán xuất nhập khẩu tại NHTM Việt Nam đã được chú ý nhưng điều kiện làm việc vẫn còn chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu. Ngoài ra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thanh toán viên còn yếu kém về nhiều mặt. Với sự tham gia vào thị trường của rất nhiều ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các NHTM cổ phần như hiện nay thì đòi hỏi NHTM Việt Nam phảI có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thanh toán viên để quá trình thanh toán. Nguyên nhân phát sinh các tranh chấp trong thanh toán L/C tại các NHTM Việt Nam: (i) Các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn chưa thống nhất. Nhiều nội dung trong đièu khoản của UCP 500 còn chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, một số nội dung còn thiếu, ví dụ chưa có các điều khoản hướng dẫn xét xử các trường hợp lừa đảo quốc tế. (ii) Do các bên tham gia vào giao dịch thanh toán hiểu biết pháp luật còn hạn chế, quan niệm về quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các cam kết con đơn giản,tuỳ tiện, hành động theo suy diễn chủ quan của bản thân. (iii) Do ý thức pháp luật kém, thiên về quyền lợi của công ty mà quên quyền lợi chung của quốc gia, làm thất thoát nhiều tài sản của đất nước. (iv) Do phía Việt Nam tìm hiểu các đối tác không kĩ, thiếu thông tin, các doanh nghiệp còn tâm lý ỷ lại vào ngân hàng trước một món lợi lớn do hợp đồng mang lại đã không tỉnh táo nhận ra bọn lừa đảo, dễ gây thất thoát tiền bạc cho bản thân doanh nghiệp và cho quốc gia. (v) Do trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ yếu, dẫn đến việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng, nội dung đơn xin mở L/C không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, gây bất đồng và tranh chấp phát sinh. (vi) Các công tác đào tạo, giảng dạy, tổ chức và giới thiệu tư vấn pháp luật về các chuyên đề như: kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, thanh toán quốc tế, giải quyết tranh chấp còn thiếu và yếu. 2.3. Giải pháp ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C Thứ nhất. Giải pháp ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C: (i) Tích cực phổ cập các kiến thức về phương thức tín dụng chứng từ; (ii) Hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và xuất nhâp khẩu; (iii) Giải pháp đối với các bên tham gia giao dịch tín dụng chứng từ Thứ hai: Giải pháp giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng L/C: (i) Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp: Khi giải quyết tranh chấp, trên thế giới cũng như ở Việt nam thường có 4 phương pháp sau: Thương lượng (Negotiation), 463
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Kiện ra trọng tài (Arbitration), Hoà giải (Mediation), Kiện ra toà án (Litigation); (ii) Dẫn chiếu UCP 600 vào L/C, (iii) Giải thích vận dụng đúng các điều khoản của L/C và các quy định của pháp luật áp dụng cho L/C, kết hợp với hợp đồng ngoại thương, (iv) Lập và nộp đầy đủ, đúng hạn, hồ sơ chứng từ, (v) Kiên trì, thiện chí trong qua trình giải quyết tranh chấp, kết hợp với sự tác động của các cơ quan quản lý Nhà nước, (vi) Nghiên cứu kỹ hồ sơ khiếu nại, hồ sơ kiện, cung cấp thêm bàng chứng, lập luận hợp lý logic KẾT LUẬN Qua nghiên cứu có thể thấy rằng tranh chấp trong thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng xuất nhập khẩu theo L/C còn rất nhiều bất cập cần giải quyết. Một khi các tranh chấp đã xảy ra, cho dù giải quyết bằng cách thức nào, ở quốc gia nào và do ai phán quyết thì quyền lợi của một trong các bên liên quan đều bị ảnh hưởng, tốn kém thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng, không những thế còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của từng quốc gia. Tuy nhiên, kinh doanh thương mại phải chấp nhận rủi ro và tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là phải tìm ra các giải pháp để ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghiêm Văn Bảy (2012) Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, NXB Tài chính năm 2012 2. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính năm 2011 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022), Báo cáo thường niên năm 2021 4. Nguyễn Thị Quy (2003), Thanh toán quốc tế bằng L/C các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2003. 5. Nguyễn Văn Tiến (2017), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, NXB Lao động năm 2017 6. Đinh Xuân Trình (2012), Hướng dẫn áp dụng văn bản quốc tế pháp lý mới về điều chỉnh L/C - UCP 600 - Bản sửa đổi 2007 của ICC, NXB lao động năm 2012 464
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2