intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 3/2024

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên – Tập 3/2024 được biên tập bởi Học viện Tài chính tập hợp các bài viết như: Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam - một số vấn đề đặt ra; chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay; tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng phương thức L/C; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến môi trường làm việc của kiểm toán viên hiện nay;... Mời các bạn cùng đón đọc để biết thêm những nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 3/2024

  1. NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN Taäp 03/2024 MUÏC LUÏC TÀI CHÍNH VĨ MÔ 3. Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra Nguyễn Khánh Quỳnh - CQ59/21.11 8. Chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Đức Anh - CQ58/61.01 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 13. h trư ng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cuối năm 2023 Dấu hiệu ấm d n T n Diệu Minh - CQ59/22.01CLC 16. AI in financial reporting information processing: Opportunities and challenges Bùi Việt Hà - CQ60/11.03CLC 18. ranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng phương thức L/C Lê Thị Quỳnh T ang - CQ59/11.03CLC 22. Ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam Nguyễn Nguyệt Anh - CQ59/22.01CLC; Nguyễn Anh Thư - CQ59/22.08CLC 25. The impact of cloud computing on accounting cycle Nguyễn Kiều T ang - CQ59/22.06CLC; Lê Thị Bích Ngọc - CQ59/22.03 28. Integrating technology into convenient payment methods in the future Vũ Thanh Ngân - CQ59/11.01CLC; Lê Đình Kiến Tùng - CQ59/11.02CLC 32. ác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến môi trư ng làm việc của kiểm toán viên hiện nay Đỗ Thị Hà Phương - CQ59/22.02CLC 35. Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam Nguyễn Tạ Bình Minh; T n Diệu Anh - CQ60/11.03CLC Nguyễn Thị Thu Hà - CQ60/11.04CLC 41. Chính sách thúc đẩy và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại Việt Nam Nguyễn Bảo Châu - CQ61/10.17; Nguyễn Duy Anh - CQ59/22.06 CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ 45. Biến động giá vàng ở Việt Nam Nguyên nhân và giải pháp Bùi Linh Chi - CQ60/11.01CLC 50. nh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến nghề kiểm toán Bài h c kinh nghiệm và giải pháp Nguyễn Kiều T ang - CQ59/22.06CLC; Lê Thị Bích Ngọc - CQ59/22.03 Sinh viªn 1
  2. Taäp 03/2024 NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC SINH VIEÂN 54. Xu hướng bỏ đại h c đi xuất khẩu lao động những thách thức cho nền kinh tế tri thức ở Việt Nam Lê Thị My - CQ59/62.02 57. rí tuệ nhân tạo (AI) và kế toán - kiểm toán hách thức hay cơ hội T ịnh Đình Hoàng; Vũ T n Thanh Hương; T n Thu Hằng - CQ59/22.08CLC 61. Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM): Cơ hội chuyển đổi xanh hay thách thức đến xuất khẩu của Việt Nam Doãn Hải Hà - CQ59/11.03; Đỗ Bảo Chi - CQ59/09.02 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 64. Luận bàn về đ u tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2017 - 2023 Lò Văn Diễm - CQ59/15.04 67. Amazon's growing presence in Vietnam e-commerce: Unlocking opportunities for Vietnamese businesses Phạm T n Huyền Khanh - CQ59/22.01CLC 70. Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam T n Thuỳ Nhung - CQ59/21.08CLC 74. Impact of global climate change on international finance T n Diệu Minh; Nguyễn Khánh Linh - CQ59/22.01CLC THÔNG TIN SỰ KIỆN 77. Cách mạng công nghiệp 4.0 Yêu c u nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán trong các trư ng đại h c là c n thiết Lê Nguyễn Yến Nhi - CQ59/22.05CLC thÓ lÖ Göi bµi Bài viết ngắn gọn, rõ ràng, đánh máy trên một mặt giấy A4 (độ dài không quá 5 trang, lề trái bằng 3,5cm, lề phải bằng 2,0cm, lề trên + dưới 3,0cm, cỡ chữ 14, khoảng cách dòng tối thiểu là 1,3cm), đánh số trang; các ký hiệu, công thức và hình vẽ phải chính xác, đúng quy định, đánh số và ghi rõ vị trí đặt hình, tiêu đề bài báo viết bằng chữ in hoa, họ và tên tác giả, số điện thoại... được đặt ngay dưới dòng tiêu đề sát với lề phải của trang 1. Tư liệu nước ngoài và dẫn liệu cần ghi rõ xuất xứ (tên tác giả, tên ấn phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản; báo chí phải ghi rõ số ra ngày, tháng, năm; tên trang Web và tên chuyên mục của trang Web. v.v...). Không nhận những bài viết đã đăng trên các ấn phẩm khác ở trong và ngoài Học viện. Bài viết và ý kiến trao đổi xin gửi về: Phòng 317 - Ban Quản lý Khoa học - Học viện Tài chính - Đức Thắng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại: 024.02191967; Email: noisansvnckh@gmail.com Sinh viªn 2
  3. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 03/2024 Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra Nguyễn Khánh Quỳnh - CQ59/21.11 Thực trạng nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh Theo ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Báo cáo điểm lại Kinh tế Việt Nam (tháng 8/2023), tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm của Việt Nam để xử lý những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2040, tƣơng đƣơng 6,8% GDP mỗi năm. Theo ƣớc tính của Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), để thực hiện cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050, Việt Nam cần khoảng 330 - 370 tỷ USD. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, nhu cầu tài chính cho các biện pháp giảm phát thải trong từng lĩnh vực theo cam kết môi trƣờng của Việt Nam đến năm 2030 là khoảng 68,75 tỷ USD. Trong đó, nguồn quốc gia tự thực hiện dự báo khoảng 24,722 tỷ USD, chiếm 36% và nhu cầu đối với nguồn lực hỗ trợ của quốc tế dự kiến khoảng 44,028 tỷ USD, chiếm 64%. Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác cần nhiều nguồn lực hơn nữa để đạt đƣợc các cam kết về khí hậu theo Hội nghị Thƣợng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc lần thứ 26 (COP26), nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trƣởng xanh, phát triển bền vững quốc gia. Do đó, việc huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc, từ các khu vực khác nhau trong nền kinh tế là rất quan trọng và cấp thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu tăng trƣởng xanh, hƣớng đến phát triển bền vững (PTBV). Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trƣởng xanh ở Việt Nam đã đƣợc xác định trong Kế hoạch hành động tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 22/7/2022) bao gồm: Nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc - NSNN (nhƣ ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, chính sách ƣu đãi về thuế); nguồn lực từ khu vực tƣ nhân (nhƣ tín dụng xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh; thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon…); nguồn lực từ hỗ trợ quốc tế (ODA, vốn hỗ trợ và vay ƣu đãi cho tăng trƣởng xanh), và nguồn cộng đồng xã hội khác (vốn huy động công - tƣ cho các dự án xanh, các quỹ trong nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu tăng trƣởng xanh, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu). Nguồn lực từ ngân sách nhà nước Nguồn lực từ NSNN đƣợc phân bổ hƣớng đến các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và góp phần thúc đẩy tăng trƣởng xanh, trọng tâm vào các khoản mục nhƣ chi NSNN cho sự nghiệp BVMT, chi NSNN cho các chƣơng trình mục tiêu quốc gia liên quan đến BVMT, nguồn vốn đầu tƣ phát triển (ĐTPT) tại kế hoạch đầu tƣ công trung hạn... Sinh viªn 3
  4. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Về chi cho sự nghiệp BVMT, hàng năm, NSNN bố trí không dƣới 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng (bao gồm cả ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng) nhằm hỗ trợ nhiệm vụ BVMT theo dự án; thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng quốc gia; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật và BVMT; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về BVMT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT... Trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, cân đối chi NSNN cho sự nghiệp BVMT trong những năm qua luôn đƣợc bố trí ƣu tiên hơn so với các lĩnh vực chi khác và đã đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trƣớc về số tuyệt đối; hàng năm đảm bảo bố trí không dƣới 1% tổng chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp BVMT. Tổng chi sự nghiệp BVMT những năm gần đây đạt 1,2% chi NSNN; cơ cấu chi NSĐP cho BVMT trong tổng chi sự nghiệp môi trƣờng của NSNN bình quân thực hiện trong giai đoạn từ 2013 - 2023 cao hơn mức 85% quy định. Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn cũng ƣu tiên vốn đầu tƣ NSNN cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng thƣờng xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời, các ƣu tiên đầu tƣ cho một số chƣơng trình mục tiêu cũng đã đƣợc gắn với tiêu chí tăng trƣởng xanh, PTBV. Một số chƣơng trình, dự án đã có sự phối hợp giữa các nguồn vốn NSNN, trái phiếu chính phủ (TPCP) và các nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài khác để tăng cƣờng hiệu quả các dự án tăng trƣởng xanh và tận dụng nguồn lực vốn hỗ trợ, đặc biệt là hoạt động kỹ thuật cho các chƣơng trình dự án về BVMT, tiết kiệm năng lƣợng và năng lƣợng sạch, tiêu biểu nhƣ: Dự án “tăng cƣờng năng lực ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (MD-ICRSL) do Ngân hàng Thế giới tài trợ... Dự toán chi đầu tƣ cho sự nghiệp môi trƣờng giai đoạn 2021- 2025 đƣợc bố trí ở mức khoảng 23,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Luật BVMT cũng đƣa ra các quy định về mua sắm công xanh, yêu cầu đơn vị sử dụng NSNN mua sắm các sản phẩm xanh, đặc biệt các sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng và vật liệu không nung. Cùng với các nguồn lực từ chi NSNN Trung ƣơng và địa phƣơng, các chính sách thuế, phí đã góp phần quan trọng vào việc định hƣớng, khuyến khích tổ chức, cá nhân cân nhắc lựa chọn phƣơng án đầu tƣ, công nghệ, thiết bị thân thiện với môi trƣờng, đầu tƣ vào lĩnh vực BVMT, thúc đẩy tăng trƣởng xanh. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã có sự điều chỉnh hƣớng đến hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, khuyến khích chế biến sâu trong nƣớc. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng có các quy định ƣu đãi để khuyến khích sử dụng mặt hàng xăng sinh học, xe ô tô thân thiện với môi trƣờng góp phần hạn chế ô nhiễm, BVMT. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có sự hỗ trợ đối với tăng trƣởng xanh với mức thuế suất ƣu đãi 10% đối với thu nhập của DN từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trƣờng, thu nhập của DN từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, sản xuất năng lƣợng tái tạo… Sinh viªn 4
  5. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 03/2024 Nhìn chung, kết quả thực hiện các chính sách thuế đã tạo thêm nguồn lực cho NSNN để đầu tƣ cho tăng trƣởng xanh, bù đắp chi phí cho các hoạt động BVMT. Số thu từ các khoản thu liên quan đến BVMT đƣợc mở rộng qua các năm. Trong vòng 12 năm (2012 - 2023) kể từ khi đƣa vào áp dụng, thuế BVMT đang dần trở thành một sắc thuế quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam từ giác độ tạo nguồn thu cho NSNN. Thu từ thuế BVMT (bao gồm hàng trong nƣớc và hàng nhập khẩu) năm 2020 tƣơng đƣơng khoảng 1% GDP, chiếm khoảng 4,1% tổng thu NSNN và có xu hƣớng ngày càng tăng. Năm 2021-2023, số thu từ thuế BVMT giảm, chủ yếu do thực hiện giảm mức thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, m nhờn. Nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân Nguồn lực tài chính từ khu vực tƣ nhân bao gồm các nguồn lực chủ yếu nhƣ tín dụng xanh, trái phiếu xanh; thu từ trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon… Về tín dụng xanh, Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 của Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam đặt ra mục tiêu thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trƣờng, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và các chƣơng trình tín dụng góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao mức sống của ngƣời dân, giải quyết từng bƣớc các vấn đề môi trƣờng. Các khoản vay tín dụng xanh chủ yếu đƣợc tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh (chiếm khoảng 50%), lĩnh vực quản lí nƣớc bền vững (chiếm khoảng 13%), gần đây có xu hƣớng dịch chuyển sang một số lĩnh vực khác nhƣ năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng sạch. Một số TCTD đã xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội nhƣ: Tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trƣờng và xã hội vào quy trình hoạt động tín dụng xanh; sử dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trƣờng và xã hội cho các ngành kinh tế. Dƣ nợ cấp tín dụng xanh trong 5 năm qua tăng trƣởng bình quân hơn 25%/năm, tuy nhiên, chỉ chiếm khoảng 4,3% tổng dƣ nợ. Về trái phiếu xanh, khung pháp lý cho phát hành TPCP xanh, trái phiếu chính quyền địa phƣơng xanh và TPDN xanh từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Nghị định số 95/2018/NĐ- CP ngày 30/6/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lƣu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trƣờng chứng khoán, trong đó có nội dung về việc phát hành trái phiếu chính phủ xanh. Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phƣơng, trong đó bao gồm các quy định về phát hành trái phiếu chính quyền địa phƣơng xanh. Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định rõ nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn, công bố thông tin đối với phát hành TPDN xanh. Ngoài ra, theo Thông tƣ số 101/2021/TT-BTC ngày 17/11/2021 của Bộ Tài chính, chủ thể phát hành và nhà đầu tƣ trái phiếu xanh đƣợc hƣởng ƣu đãi giảm 50% mức giá dịch vụ của trái phiếu xanh trên thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng trái phiếu xanh ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiêu biểu: BIM Land thuộc BIM Group đã huy động thành công trái phiếu Sinh viªn 5
  6. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ xanh 200 triệu USD trên thị trƣờng quốc tế năm 2021, Vingroup đã tiên phong phát hành trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu trị giá 425 triệu USD. Trong năm 2023, Ngân hàng BIDV đã phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu xanh theo nguyên tắc trái phiếu xanh của ICMA. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu xanh trên thị trƣờng quốc tế trong thời gian gần đây. Sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế tới thị trƣờng tài chính xanh Việt Nam, nhu cầu đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, quỹ đầu tƣ xanh, các thỏa thuận tài chính hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam nhƣ Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lƣợng công bằng (Tuyên bố JETP) cũng góp phần nâng cao vai trò của nguồn lực tài chính từ khu vực tƣ nhân trong thúc đẩy tăng trƣởng xanh. Về thị trƣờng các-bon, Luật BVMT năm 2020 và Điều 16 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn đã quy định về hàng hóa và đối tƣợng tham gia thị trƣờng các-bon trong nƣớc. Theo đó, hàng hóa trên thị trƣờng gồm 2 loại là hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu đƣợc từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nƣớc và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng là cơ quan tổ chức vận hành thị trƣờng các-bon trong nƣớc, chủ trì vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon, tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ các-bon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trƣờng các-bon. Bộ Tài chính đƣợc giao là cơ quan chủ trì xây dựng, thành lập thị trƣờng các-bon, sàn giao dịch tín chỉ các-bon; xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trƣờng các-bon. Tháng 8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCKNN) cũng đã phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ban hành Sổ tay Hƣớng dẫn Báo cáo phát thải khí nhà kính nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính dễ dàng hơn đáp ứng các quy định của pháp luật cũng nhƣ giúp các doanh nghiệp bắt đầu hành trình hƣớng tới phát thải ròng bằng 0. Nguồn lực từ hỗ trợ quốc tế Các cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn, lồng ghép để ƣu tiên các dự án tăng trƣởng xanh, huy động nguồn lực từ bên ngoài nhƣ: ODA và các quỹ khác trên thế giới (Quỹ toàn cầu, Quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu...) để phát triển tăng trƣởng xanh. Các nhà tài trợ nƣớc ngoài nhƣ Thụy Điển, Đan Mạch, Đức… đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cƣờng năng lực về thể chế chính sách, tài chính đầu tƣ cho tăng trƣởng xanh thông qua các chƣơng trình hỗ trợ trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo và ứng dụng mô hình biogas; hỗ trợ nâng cao năng lực và thể chế, chƣơng trình hỗ trợ ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu (SPRCC), trồng rừng, REDD+, phát triển nông thôn tổng hợp, trồng rừng ngập mặn ven biển, cải thiện lƣới điện nông thôn… Sinh viªn 6
  7. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 03/2024 Một số vấn đề đặt ra Mặc dù, đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong quá trình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho tăng trƣởng xanh, nhƣng thực tiễn vẫn còn một số vấn đề đặt ra. - Đối với nguồn lực từ NSNN: Tăng trƣởng xanh đòi hỏi nguồn lực không nhỏ để đầu tƣ cải tiến công nghệ, thực hiện các dự án đầu tƣ xanh trong khi nguồn lực trong nƣớc, đặc biệt là nguồn NSNN còn rất hạn chế và phải dành để thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng khác. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp, việc sử dụng kinh phí cho sự nghiệp BVMT của một số bộ, cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng còn dàn trải, chƣa thật hiệu quả. Một số nhiệm vụ chƣa sử dụng đúng mục đích (nhƣ phân bổ chi sự nghiệp BVMT cho các nhiệm vụ điều tra, khảo sát nhƣng thiếu gắn kết với các dự án, đề án cụ thể; chƣa chú trọng phân bổ kinh phí cho công tác hoàn thiện hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về BVMT…). Trong khi đó, chi đầu tƣ chƣa chú trọng đến các vấn đề về duy tu bảo dƣ ng trong khi đây là hoạt động giúp kéo dài vòng đời của các công trình trên cơ sở bền vững. Bên cạnh đó, các quy định về chi phí đầu tƣ xây dựng công trình chƣa có cơ chế cụ thể để khuyến khích đầu tƣ đƣợc vào các dự án công trình xanh và chƣa có hƣớng dẫn quy định chi tiết về chính sách ƣu đãi đối với mua sắm xanh, ƣu tiên mua sắm và sử dụng hàng hoá dán nhãn sinh thái. - Đối với nguồn lực huy động từ khu vực tƣ nhân: Chƣa có động lực thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung và cầu đối với thị trƣờng tài chính xanh. Các bên tham gia thị trƣờng còn hạn chế, thiếu vắng nhà đầu tƣ có tổ chức tham gia trên tất cả các mảng thị trƣờng tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu xanh này, dẫn đến thị trƣờng thiếu sự chuyên nghiệp và kém thu hút các nhà đầu tƣ quốc tế. Đối với kênh trái phiếu xanh, chỉ có số ít các doanh nghiệp lớn phát hành đƣợc ra quốc tế. Tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Bên cạnh đó, tín dụng xanh vẫn còn hạn chế (chỉ chiếm khoảng 4% dƣ nợ) khi nhiều lĩnh vực quan trọng trong công tác BVMT, ứng phó với BĐKH nhƣ quản lý chất thải, giao thông và xây dựng bền vững... còn chƣa đƣợc quan tâm. Việc xây dựng thị trƣờng các-bon tại Việt Nam có thể phải đối mặt với một số thách thức nhƣ nhận thức chƣa đầy đủ và ủng hộ của toàn xã hội; chƣa có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giao dịch hạn ngạch phát thải và tín chỉ các-bon; khó khăn trong thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt động kiểm kê khí nhà kính, hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho sàn giao dịch tín chỉ các bon, hệ thống đăng ký, lƣu ký hạn ngạch phát thải, tín chỉ các-bon, cũng nhƣ việc phát triển các tổ chức tƣ vấn, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Tài liệu tham khảo: Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính (2022), Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam”, tháng 10/2022. Phạm Thị Thanh Bình (2023), “Phát triển bền vững: Nhận thức, kết quả và vấn đề đặt ra”. Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận trung ương, ngày 12/04/2023. OECD (2011), “Tools for Delivering on Green Growth”, OECD Meeting of the Council at Ministerial Level, 25- 26 May 2011, Paris. Sinh viªn 7
  8. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Đức Anh - CQ58/61.01 ùng với tăng trƣởng và phát triển kinh tế, thời gian qua Đảng và Nhà nƣớc ta C cũng ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện tốt quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội của nhân dân. Trong các k đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam thƣờng xuyên nhấn mạnh vai trò của chính sách an sinh xã hội và quyết tâm của Đảng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; đặc biệt khi đại dịch đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu mà Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nội dung chính của an sinh xã hội của Viêt Nam Trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền nêu khái niệm về An sinh xã hội nhƣ sau: “Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình”. An sinh xã hội là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia. Đƣợc hƣởng an sinh xã hội là một trong những quyền và đòi hỏi chính đáng của con ngƣời. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhấn mạnh: “ n sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nh m giải quyết những khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. Ở Việt Nam, văn kiện Đại hội XII của Đảng một lần nữa tiếp tục kh ng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động... Chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Quan điểm, chủ trƣơng trên của Đảng đƣợc Nhà nƣớc và các lực lƣợng xã hội thực hiện bằng các chính sách và chƣơng trình nhằm bảo đảm cho mọi ngƣời dân ít nhất có đƣợc mức thu nhập tối thiểu, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, nhƣ giáo dục, y Sinh viªn 8
  9. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 03/2024 tế, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của ngƣời dân và sự trợ giúp của Nhà nƣớc. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đƣợc xác định tập trung vào 4 nội dung chính: Một là, tăng cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho ngƣời lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trƣờng lao động. Thông qua Chƣơng trình việc làm quốc gia, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các ƣu đãi về tín dụng kết hợp với đào tạo và giới thiệu việc làm và tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động đã góp phần thực hiện tốt chức năng an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Hai là, mở rộng cơ hội cho ngƣời lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già... Hệ thống an sinh xã hội đã có tác động tích cực, góp phần giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con ngƣời, khi bản thân không tự khắc phục đƣợc, nhƣ thất nghiệp, ngƣời thiếu việc làm, ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời già, ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, ngƣời nghèo nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội đƣợc thực hiện thông qua các hình thức, nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cứu trợ và cứu trợ xã hội, ƣu đãi xã hội... Ba là, hỗ trợ thƣờng xuyên đối với ngƣời có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho ngƣời dân khi gặp các rủi ro không lƣờng trƣớc hoặc vƣợt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, đói nghèo...) thông qua các khoản tiền mặt hoặc hiện vật từ ngân sách nhà nƣớc. Công tác an sinh xã hội đƣợc chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, tổng kinh phí huy động từ ngân sách trung ƣơng, các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo ngày càng tăng, hàng chục triệu thẻ bảo hiểm y tế, số thẻ/khám, chữa bệnh miễn phí đã đƣợc phát tặng cho các đối tƣợng chính sách trên địa bàn cả nƣớc. Bốn là, tăng khả năng tiếp cận của ngƣời dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, thông tin. Đa số ngƣời lao động đã tiếp cận đƣợc y tế cơ sở, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm. Theo đó, nhiều chính sách an sinh xã hội đƣợc ban hành, các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo cho ngƣời dân miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam đã thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, đƣợc dƣ luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Một số thách thức trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam Về thực hiện các chính sách an sinh xã hội chung Một là, phƣơng pháp tiếp cận phát triển chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo còn chƣa đƣợc thiết kế hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bảo đảm “quyền” của ngƣời dân. Sinh viªn 9
  10. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Các chính sách đƣợc xây dựng dựa vào ngân sách nhà nƣớc. Khả năng huy động nguồn lực từ các nhóm xã hội chƣa cao. Hai là, chất lƣợng thực hiện các mục tiêu chƣa cao, nhƣ: chất lƣợng việc làm còn thấp; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao; kết quả giảm nghèo chƣa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ có xu hƣớng gia tăng; tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT tăng chậm; chất lƣợng phổ cập giáo dục còn chênh lệch, đặc biệt với nhóm trẻ em dân tộc thiểu số, hộ nghèo và vùng đặc biệt khó khăn; tuyển sinh cao đ ng nghề, trung cấp nghề gặp nhiều khó khăn; vẫn còn gần 25% dân số chƣa tham gia bảo hiểm y tế; chậm triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt quy chuẩn quốc gia còn thấp. Ba là, hệ thống chính sách an sinh xã hội còn cồng kềnh, trùng chéo. Hiện có khoảng 233 văn bản chính sách do Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, cơ quan khác nhau ban hành và tổ chức thực hiện. Do quá nhiều chính sách, lại đƣợc ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tƣợng, thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho việc áp dụng chính sách, quản lý đối tƣợng. Chủ trƣơng tích hợp chính sách, lồng ghép chính sách cho cùng một nhóm hƣởng thụ chƣa thực hiện đƣợc. Bốn là, một số chƣơng trình an sinh xã hội chƣa thực sự hiệu quả. Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chƣơng trình trợ giúp xã hội còn phân tán về đối tƣợng, kinh phí, tổ chức thực hiện. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách về ASXH ở một số địa phƣơng còn yếu, hình thức thông tin, tuyên truyền chƣa hiệu quả. Năm là, bảo đảm an sinh tối thiểu cho ngƣời dân có nhiều thách thức. Phạm vi bao phủ của chính sách an sinh xã hội còn hẹp; thiếu tài chính và sự phân bố tài chính hợp lý giữa các chƣơng trình; các công cụ, chính sách thiếu nhạy bén, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cải cách kinh tế và biến đổi khí hậu. Sáu là, sự tham gia của cơ quan, đoàn thể và xã hội, huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách chƣa tốt, còn phân tán. Nhận thức về vai trò của an sinh xã hội của một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân chƣa đúng và chƣa đầy đủ. Còn tƣ tƣởng trông chờ vào Nhà nƣớc, vào Trung ƣơng về chính sách và kinh phí. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp, thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện an sinh xã hội chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tƣ nhân còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết tiềm năng tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp và các đối tác xã hội. Bảy là, việc quản lý ngƣời dân tham gia an sinh xã hội chƣa có hiệu quả: chƣa có mã số an sinh xã hội của ngƣời dân, các chỉ tiêu đánh giá, giám sát chƣa thống nhất, công tác kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Sinh viªn 10
  11. TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Taäp 03/2024 Giải pháp thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh việc nâng cao năng suất, hiệu quả lao động nhằm tăng trƣởng kinh tế, tạo nguồn lực tài chính để Nhà nƣớc có thể thực hiện tốt các chính sách hệ thống an sinh xã hội đối với mọi tầng lớp dân cƣ, cần đồng thời quán triệt thực hiện một cách đồng bộ những nhóm giải pháp sau: Một là, đổi mới nhận thức về chính sách an sinh xã hội. Đảng ta đã kh ng định chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hƣớng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu. Việc đổi mới nhận thức về an sinh xã hội cần tập trung: Hai là, đổi mới việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. - Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, chính sách phân phối và chính sách phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công b ng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của người dân, thu h p khoảng cách giàu - nghèo”. Phát triển kinh tế phải lấy phúc lợi xã hội và phúc lợi cá nhân làm mục tiêu, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để mọi thành viên trong xã hội đƣợc thụ hƣởng những điều kiện tối thiểu cần thiết. Nói cách khác, phát triển kinh tế cần một “cột chống” của an sinh xã hội. Chỉ có phát triển kinh tế mới có đƣợc cơ sở vật chất - thực lực để bảo đảm và kiện toàn chế độ an sinh xã hội, là điều kiện trọng yếu để điều chỉnh kết cấu kinh tế, xúc tiến công bằng xã hội. Phát triển kinh tế là điều kiện để nâng cao mức phúc lợi cho mọi thành viên trong xã hội, cải thiện các điều kiện về y tế, giáo dục, giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh, cải thiện chế độ dinh dƣ ng cho các gia đình có thu nhập thấp. - Thực hiện chính sách an sinh xã hội phổ quát và toàn diện. Để tạo cơ sở cho Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện và hoàn thiện an sinh xã hội lành mạnh, bền vững, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, những năm tới, chúng ta cần chú ý đến những trụ cột của nó, trƣớc hết là bảo hiểm xã hội. Xây dựng và phát triển trên hệ thống bảo hiểm xã hội an toàn, bền vững là cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội cần: + Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau (bao gồm hệ thống bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hƣu trí...); trợ giúp xã hội, ƣu đãi xã hội; chƣơng trình giảm nghèo... Hệ thống an sinh xã hội đa tầng nhƣng phải có trọng tâm, chú trọng xây dựng và hoàn thiện những trụ cột Sinh viªn 11
  12. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH VÓ MOÂ chính của nó là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, ƣu đãi xã hội, để bảo đảm tính bền vững của cả hệ thống an sinh xã hội. Cần xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh theo nguyên tắc đóng - hƣởng (bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Tách bảo hiểm xã hội đối với khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp, chú ý đến những nhóm yếu thế trong xã hội, nhƣ dân tộc thiểu số, bộ phận dân cƣ mất việc, các đối tƣợng nhận cứu trợ, trợ giúp xã hội... Đa dạng hóa các hình thức cứu trợ xã hội, chuyển mạnh sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội hoạt động không vì lợi nhuận, tạo cơ hội và ƣu tiên cho các đối tƣợng nhận trợ cấp tiếp cận các nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu, bình đ ng về giáo dục đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, văn hóa - thông tin... thông qua các chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội bằng việc phân bổ ngân sách nhà nƣớc và các chƣơng trình chống nghèo có mục tiêu theo địa lý nhằm chuyển nguồn lực tới các tỉnh nghèo và huyện nghèo; trực tiếp hỗ trợ các gia đình nghèo, các xã nghèo... - Xây dựng thị trƣờng lao động chủ động. Nhằm bảo đảm thực hiện quan hệ xã hội giữa ngƣời lao động có nhu cầu việc làm với ngƣời sử dụng lao động, thông qua các hình thức thỏa thuận giá cả tiền công và các điều kiện làm việc khác trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hay bất cứ một thỏa thuận nào khác. Thực tế cho thấy, trong các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị trƣờng lao động, cán cân thƣờng nghiêng về phía ngƣời sử dụng lao động, bởi số ngƣời tìm việc vẫn nhiều hơn số lƣợng việc làm, ngƣời tìm việc cũng thƣờng có nguồn lực hạn chế... Do đó, cần xây dựng chính sách thị trƣờng lao động chủ động, đây là biện pháp nhằm ngăn ngừa nạn thất nghiệp và thiếu việc làm với mục tiêu tạo việc làm và tăng thu nhập, điều hòa về cầu lao động, nâng cao công bằng xã hội (hỗ trợ nhóm lao động yếu thế)... Chính sách thị trƣờng lao động chủ động bao gồm: hỗ trợ tìm kiếm việc làm nhằm rút ngắn thời gian và chi phí của ngƣời tìm việc và chủ sử dụng lao động; đào tạo về thị trƣờng lao động; hỗ trợ khởi sự các doanh nghiệp; trợ cấp trả lƣơng, tạo việc làm chuyên biệt cho các nhóm đối tƣợng khác nhau... Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tài liệu tham khảo: Nguyễn Mai Phương (2013), “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về an sinh xã hội từ Đại hội X đến Đại hội XI”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12), tr.46- 50. Nguyễn Tiến Hùng (2022), “ n sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 01-02-2022. Bùi Sỹ Lợi (2021), “Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 11/2021. Sinh viªn 12
  13. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 03/2024 Th trư ng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cuối năm 2023: Dấu hiệu ấm d n Tr n Diệu Minh - CQ59/22.01CLC hị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, nhƣ một phần quan trọng của hệ T thống tài chính quốc gia, không thể tránh khỏi ảnh hƣởng của tình hình kinh tế toàn cầu. Từ khi bắt đầu hình thành vào năm 2000 và đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, thị trƣờng này đã chứng kiến sự phát triển đáng kể, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp chúng đa dạng hóa nguồn tài chính và tận dụng lãi suất thấp. Tuy nhiên, năm 2022, thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với những thách thức đáng kể do tác động của tình hình kinh tế toàn cầu. Sự giảm quy mô và giá trị phát hành trái phiếu, cùng với những vấn đề liên quan đến sự minh bạch và tính an toàn, đặt ra những câu hỏi lớn về sự ổn định của thị trƣờng này trong bối cảnh biến động toàn cầu ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh này, việc hiểu rõ và đánh giá những ảnh hƣởng của tình hình kinh tế toàn cầu trở nên quan trọng, từ đó phát triển chiến lƣợc quản lý rủi ro và điều chỉnh chiến lƣợc tài chính nhằm duy trì sự ổn định và minh bạch cho thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trƣớc những thách thức đang rình rập. Nh n lại nh ng con số thống kê về t nh h nh thực tế th trư ng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong th i gian qua Năm 2023, thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp trong nƣớc trải qua nhiều cung bậc. Sau một số vụ vi phạm bị truy tố trong năm 2022, thị trƣờng này gần nhƣ đóng băng trong quý IV/2022 và quý I/2023 và bắt đầu sôi động trở lại từ tháng 6/2023 đến nay, với giá trị phát hành bình quân hàng tháng vào khoảng 35.000 tỷ đồng, bao gồm cả phát hành riêng lẻ và ra công chúng. Trong nửa đầu năm 2023, một loạt chính sách đã đƣợc triển khai nhằm giải quyết những khó khăn đang đối mặt với thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp và đồng thời giảm áp lực lên hệ thống tài chính. Tuy nhiên, sau 6 tháng tích lũy, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ đạt đến 1/3 so với cùng k năm 2022, đánh dấu sự giảm sút đáng kể và thể hiện rằng niềm tin từ phía nhà đầu tƣ vẫn còn nằm ở mức thấp đối với thị trƣờng này. Tổng hợp số liệu từ trang thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong quý 2/2023 có 29 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nƣớc Sinh viªn 13
  14. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP thành công với tổng giá trị phát hành đạt khoảng 19.281 tỷ đồng, giảm 34,4% so với quý 1/2023 và giảm 83,1% so với cùng k năm trƣớc. Kể từ ngày 5/3/2023, Nghị định 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực, đƣợc ví nhƣ chiếc phao cứu sinh cho thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định 08: (1) cho phép doanh nghiệp phát hành gia hạn trái phiếu tối đa 2 năm với tỷ lệ đồng thuận từ 65% trở lên; (2) trong trƣờng hợp doanh nghiệp phát hành không có khả năng chi trả theo nghĩa vụ sẽ cho phép sử dụng các tài sản khác thay thế để hoàn thành nghĩa vụ; (3) tạm ngƣng các yêu cầu khắt khe trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến hết năm 2023 nhƣ định nghĩa nhà đầu tƣ chuyên nghiệp và yêu cầu xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, Nghị quyết 33/2023/NQ-CP nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành bất động sản; đƣa ra các giải pháp tập trung tháo g khó khăn cho ngành bao gồm các vấn đề về tài chính và khó khăn pháp lý. Tiếp đến, ngày 24/4/2023 Thông tƣ 03/2023/TT-NHNN có hiệu lực, cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chƣa niêm yết đã phân phối trong vòng 12 tháng. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp để ổn định thị trƣờng theo chỉ đạo của Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, kể từ Quý II/2023 tình hình thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện, khối lƣợng phát hành tăng. Trong tháng 10/2023, khối lƣợng phát hành là 41 nghìn tỷ đồng, tăng 17 nghìn tỷ đồng so với tháng 9. Từ đầu năm các doanh nghiệp đã mua lại lƣợng trái phiếu trƣớc hạn là 190,7 nghìn tỷ (cao hơn tổng số phát hành). Riêng trong tháng 10/2023, các doanh nghiệp đã mua lại khoảng 14,2 nghìn tỷ đồng. Tới hết tháng 11, có 77 doanh nghiệp phát hành khối lƣợng khoảng 220.000 tỷ đồng. Sự hồi phục tích cực của thị trƣờng trái phiếu là cộng hƣởng của các chính sách chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự chuyển biến của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Mặc dù chỉ hồi phục trở lại từ tháng 6 nhƣng tổng giá trị phát hành sơ cấp 11 tháng đầu năm 2023 đã bằng khoảng 80% tổng giá trị phát hành cả năm 2022. Nếu so với năm đỉnh cao năm 2021, với tổng giá trị phát hành 782.000 tỷ đồng thì thị trƣờng chƣa ổn định trở lại, nhƣng rõ ràng đã có những dấu hiệu khởi sắc nhất định. Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam, một số giải pháp cụ thể mà Chính phủ và các bên liên quan có thể xem xét và triển khai h nh t là để tạo ra một môi trƣờng tin cậy, bền vững cho các nhà đầu tƣ, quan trọng nhất là phải tăng cƣờng minh bạch, công khai, an toàn và cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính phủ và các cơ quan quản lý nên thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận Sinh viªn 14
  15. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 03/2024 lợi cho doanh nghiệp công bố thông tin một cách rõ ràng và đầy đủ. Đối với việc kiểm tra và giám sát, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cùng các cơ quan chức năng khác có liên quan cần tổ chức các đợt kiểm tra và thanh tra tập trung tại các doanh nghiệp phát hành và các công ty cung cấp dịch vụ. Mục tiêu là nâng cao chất lƣợng trong quá trình phát hành của doanh nghiệp, cũng nhƣ chất lƣợng cung cấp dịch vụ trên thị trƣờng, nhằm củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ. Sau các đợt kiểm tra, kết quả cần phải đƣợc công bố công khai ra thị trƣờng để thông báo về bất k sai phạm nào nếu phát hiện. h h i là xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ để thuận lợi cho quá trình phát hành và giao dịch trái phiếu. Các sàn giao dịch và hệ thống thanh toán nên đƣợc nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Ngoài ra, việc xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn và tính minh bạch trong giao dịch cũng là yếu tố quan trọng để thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tƣ. h là phát triển thị trƣờng thông qua chính sách thuận lợi. Chính phủ cần xem xét và thiết kế chính sách hỗ trợ linh hoạt để khuyến khích sự phát triển của thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp. Các ƣu đãi thuế và các biện pháp khác có thể đƣợc áp dụng để kích thích doanh nghiệp phát hành trái phiếu và thu hút nguồn vốn. Bộ Tài chính nên tiếp tục tăng cƣờng sự hợp tác chặt chẽ với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (KHĐT), cùng các bộ, ngành liên quan khác, nhằm triển khai chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các biện pháp vĩ mô khác. Mục tiêu là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, và tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ ổn định, an toàn. h t là sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, ngân hàng, và cơ quan quản lý, có thể tạo ra một môi trƣờng tốt để phát triển thị trƣờng trái phiếu. Việc này có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo, và cuộc họp để thảo luận về các vấn đề quan trọng và tìm kiếm giải pháp cộng đồng. Bộ Tài chính cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và đƣa ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp có sắp xếp hợp lý cho mọi nguồn lực nhằm thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi của trái phiếu, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán, cần tích cực làm việc và thƣơng lƣợng với các nhà đầu tƣ để đạt đƣợc sự thống nhất về kế hoạch cơ cấu lại trái phiếu. Tài liệu tham khảo: Tùng Thư. (2023). Trái phiếu doanh nghiệp xoay xở trong lận đận. Tạp chí Kinh tế Việt Nam, số 29, ngày 17/07/2023. nh Minh. (2023). Nỗ lực khôi phục niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Báo Điện tử Chính phủ. Nguyễn Thị Mai Huyên, Nguyễn Đặng Hải Yến, Ngô Sỹ Nam. (2023). Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển. Cổng thông tin Điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/lap-lai-trat-tu-tren-thi-truong-trai-phieu-vai-tro-cua-ban-tay-huu-hinh- post335583.html Sinh viªn 15
  16. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP AI in financial reporting information processing: Opportunities and challenges Bùi Việt Hà - CQ60/11.03CLC A rtificial Intelligence (AI) has become an integral part of the current technological landscape. With the advent of AI, businesses can now perform complex tasks that would have previously been impossible, including the financial reporting information processing. The integration of AI in financial reporting information processing offers a wide range of benefits to companies. By leveraging AI-powered systems, businesses can achieve greater efficiency, accuracy, and insight in financial operations. AI algorithms can automate many of the repetitive and time-consuming tasks involved in financial reporting, such as data extraction, validation, and analysis. This can reduce the burden on finance professionals and free up their time to focus on more strategic tasks and decision-making. In addition to improving efficiency, AI can also enhance the accuracy and reliability of financial data processing. With AI algorithms, data can be extracted, validated, and analyzed at a high speed and accuracy rate, minimizing the risk of errors or discrepancies in financial reports. Moreover, AI-powered systems can help identify anomalies in financial data that may be indicative of errors or fraudulent activity, providing an early warning system for potential issues. Another significant advantage of using AI in financial reporting processing is its ability to provide valuable insights and analytics. By analyzing large volumes of financial data, AI algorithms can generate valuable insights and trends that can inform decision- making and strategic planning. AI can also help identify areas where costs can be reduced or revenue can be increased, enabling businesses to make data-driven decisions that optimize their financial performance. Moreover, AI can significantly increase the efficiency of financial reporting processes. For instance, AI-powered chatbots can provide round-the-clock customer support, answering queries, providing recommendations, and offering personalized services. These chatbots can also handle straightforward tasks, such as account management, freeing up staff to focus on more complex issues. In general, integrating AI into financial reporting information processing can transform the industry by making processes faster, more accurate, and more accessible. It can help businesses gain insights from complex data, improve decision-making processes, and provide better customer service. The benefits of AI in financial reporting are numerous and will continue to drive innovation in the industry. The application of AI in processing financial reporting information has opened up new possibilities for businesses to streamline their operations and make more informed Sinh viªn 16
  17. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 03/2024 decisions. However, there are also several challenges that need to be addressed in order to fully realize the potential of this technology. First, ensuring the accuracy and reliability of the data that is being processed by AI algorithms. This requires careful attention to data quality and the development of robust data management systems that can detect and correct errors in real-time. Data quality is a critical factor in financial reporting, and businesses need to ensure that their AI algorithms are working with accurate and reliable data to avoid errors and inconsistencies. Second, there is a need for transparency and interpretability in AI systems. The intricate nature of financial data makes it difficult for AI models to interpret accurately without a high level of expertise and domain knowledge. Moreover, ensuring the accuracy and completeness of data used for training AI systems is crucial, as even a slight error or bias in the input data can lead to unreliable and misleading results. Financial reporting involves complex data sets and calculations, and it is important for businesses to be able to understand how AI algorithms are arriving at their conclusions. This requires the development of explainable AI models that can provide clear and concise explanations of their decision-making processes. Explainable AI is a crucial factor in building trust and credibility with stakeholders, and businesses that can demonstrate the transparency and interpretability of their AI systems are more likely to gain buy-in from stakeholders. Third, complying with regulations is a challenging task. Financial reporting is subject to a range of legal and regulatory requirements, and businesses need to ensure that their AI systems are compliant with these requirements. This requires careful attention to privacy and data protection, as well as adherence to ethical principles and standards. Regulatory compliance is critical in financial reporting, and businesses that can demonstrate compliance with legal and regulatory requirements are more likely to gain trust and credibility with stakeholders. In conclusion, while AI has the potential to revolutionize financial reporting, businesses need to be aware of the challenges involved and take steps to address them in order to fully realize the benefits of this technology. Addressing data accuracy, transparency, and regulatory compliance is crucial in building trust and credibility with stakeholders and unlocking the full potential of AI in financial reporting. By doing so, businesses can gain valuable insights and make more informed decisions, driving growth and success in today's competitive market. References: "Artificial Intelligence in Business: The Present and Future" - Forbes "How AI is Transforming Business Today" - TechRepublic http://vaa.net.vn/tac-dong-cua-tu-dong-hoa-va-tri-tue-nhan-tao-den-lap-ke-hoach-kiem-toan/ https://tapchitaichinh.vn/tri-tue-nhan-tao-trong-linh-vuc-tai-chinh-thuc-tien-ap-dung-va-thach-thuc.html https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/23639/xu-huong-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-linh-vuc-tai-chinh.aspx Sinh viªn 17
  18. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng phương thức L/C Lê Th Quỳnh Trang - CQ59/11.03CLC gày nay dƣới tác động của toàn cầu hoá, thƣơng mại quốc tế phát triển với quy N phú hơn. mô và tốc độ vô cùng lớn. Các mối quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, do vậy các hình thức giao dịch ngày càng đa dạng, phong Trong thanh toán quốc tế, có rất nhiều phƣơng thức thanh toán đƣợc thực hiện nhƣng có lẽ thanh toán bằng L/C đƣợc sử dụng phổ biến hơn bởi vì tính an toàn và giảm thiểu các rủi ro, bất trắc của nó. Phƣơng thức thanh toán này đƣợc nhiều doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng vì nó có nhiều ƣu điểm, đảm bảo quyền lợi của cả ngƣời mua và ngƣời bán. Đối với các ngân hàng nói riêng, thanh toán bằng thƣ tín dụng chứng từ là một trong những hình thức thanh toán xuất, nhập khẩu chủ yếu. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng phƣơng thức này không tránh khỏi những sai sót và phát sinh các tranh chấp từ các bên tham gia. Từ những yêu cầu trên và tu thuộc vào những điều kiện khác nhau, hai bên sẽ thoả thuận đi đến lựa chọn một phƣơng thức thanh toán hợp lý nhất. Những phƣơng thức thanh toán chủ yếu trong thanh toán xuất, nhập khẩu là: (i) Phƣơng thức chuyển tiền (Remittance); (ii) Uỷ thác thu; Thanh toán bằng thƣ tín dụng (L/C); Thanh toán biên giới về mậu dịch (thanh toán biên giới)… Tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả lại một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu ngƣời này xuất trình đƣợc bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thƣ tín dụng. Có thể nói L/C là một phƣơng thức quan trọng nhất trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán quốc tế: Các tranh chấp xảy ra trong thanh toán L/C phát sinh từ nhiều nguyên nhân và rất đa dạng nhƣng trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập đến các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các NHTM. Các NHTM bao gồm ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm đảm bảo cho việc thanh toán diễn ra theo đúng quy định chứ không chỉ đơn thuần là trung gian hỗ trợ cho các bên thực hiện việc thanh toán. Vi phạm trách nhiệm của ngân hàng phát hành L/C: Khi ngân hàng đã chấp nhận đơn xin mở L/C của ngƣời nhập khẩu thì đơn đó trở thành khế ƣớc dân sự ràng buộc quan Sinh viªn 18
  19. TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Taäp 03/2024 hệ giữa ngƣời mở L/C và ngân hàng mở L/C. Còn khi ngân hàng đã mở L/C cho ngƣời bán hƣởng thì L/C trở thành khế ƣớc dân sự một bên, trong đó ngân hàng cam kết có nghĩa vụ trả tiền đối với ngƣời bán khi ngƣời này xuất trình giấy tờ phù hợp. Nhƣ vậy, sau khi đã chấp nhận đơn xin mở L/C cho ngƣời hƣởng lợi, ngân hàng mở L/C lập tức có nghĩa vụ đối với cả hai bên, nếu ngân hàng vi phạm các nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm. Vi phạm trách nhiệm của ngân hàng thông báo: (i) Ngân hàng thông báo một L/C thiếu tính chân thật bề ngoài, (ii) Trƣờng hợp ngân hàng thông báo thực hiện không đúng các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành trong L/C Thực tế việc xác định các sai biệt là nặng hay nhẹ, hay không phải là sai biệt trong bộ chứng từ là một việc không phải dễ mà các điều khoản của UCP 600 cũng không quy định cụ thể vấn đề này mà các ngân hàng thƣờng hành động theo tập quán và quan điểm của từng quốc gia. Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2023 ƣớc đạt 145 triệu USD, giảm 22,3% so với cùng k năm trƣớc. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 930,6 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng k năm 2022; trong đó, xuất khẩu hàng hóa ƣớc đạt 730 triệu USD, giảm 14,4%; nhập khẩu ƣớc đạt 200,6 triệu USD, giảm 13,4% so cùng k . Cán cân thƣơng mại hàng hóa xuất siêu 529,4 triệu USD. Xuất khẩu hàng hóa: 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 730 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng k năm 2022, trong đó: Khu vực Nhà nƣớc 29,1 triệu USD, tăng 28,4%; khu vực ngoài Nhà nƣớc 606,4 triệu USD, giảm 17,7%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 94,5 triệu USD, tăng 1,1%. Mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng may mặc và lâm sản. Nguyên nhân xuất khẩu hàng hóa giảm là do: Xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã ảnh hƣởng đến nền kinh tế của thế giới nhất là châu Âu; Năm 2023 là một năm khó khăn cho hoạt động xuất, nhập khẩu khi nền kinh tế trên thế giới đƣợc dự báo lạm phát cao; kinh tế thế giới nhiều khả năng suy thoái... kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm, đơn hàng xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực đã giảm mạnh. Các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác. Việc thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng, lãi suất… gây quá nhiều áp lực cho doanh nghiệp, nhóm hàng bị ảnh hƣởng lớn nhất trên địa bàn tỉnh là ngành chế biến thủy sản và ngành sản xuất bàn ghế gỗ… Thị trƣờng chính của xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Mỹ đã có sự sụt giảm mạnh, giảm 70,8% so cùng k , do ảnh hƣởng của tình hình lạm phát cao, lãi suất tăng, nhiều ngân hàng tuyên bố phá sản, quốc gia suýt rơi vào tình trạng v nợ… đã tác động rất lớn đến sức cầu của nền kinh tế và ảnh hƣởng đến mức tiêu thụ thủy sản… Sinh viªn 19
  20. Taäp 03/2024 TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Những vƣớng mắc còn tồn tại trong công tác thanh toán xuất, nhập khẩu bằng L/C của các NHTM Việt Nam: h nh t, trình độ của các đơn vị xuất, nhập khẩu còn hạn chế: (i) Việc vận dụng UCP 600 vào thanh toán xuất nhập khẩu còn hạn chế, (ii) những tồn tại từ đơn vị xuất khẩu: Một số đơn vị xuất khẩu luôn gặp khó khăn trong việc lập bộ chứng từ đòi tiền (sai tên, địa chỉ, sai lỗi chính tả…) do vậy thời gian thanh toán bị kéo dài và bị ngƣời mua ép giá. (iii) Tồn tại từ phía đơn vị nhập khẩu: Một số đơn vị nhập khẩu do không am hiểu kỹ và không nắm vững khả năng của ngƣời bán nên mở L/C mà không nhận đƣợc hàng nên bị đọng vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh bị gián đoạn... h hai, ngân hàng luôn phải đối phó với sự lừa đảo: Ngân hàng có thể đƣợc miễn trách nhiệm trong các trƣờng hợp này, nhƣng nó lại ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng. Ngân hàng nên thận trọng trong việc thanh toán. Các vụ lừa đảo có thể chia thành hai nhóm chính nhƣ sau: Thông báo thƣ tín dụng giả để ngƣời hƣởng lợi giao hàng nhƣng không thể đòi tiền ngân hàng mở L/C; Lập bộ chứng từ giả gửi cho ngân hàng mở hoặc xác nhận L/C trong khi thực tế không có việc giao hàng. h ba, sự cạnh tranh của các NHTM nƣớc ngoài: Hiện nay xuất hiện rất nhiều ngân hàng liên doanh và chi nhánh các NHTM nƣớc ngoài nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các ngân hàng nƣớc ngoài và các ngân hàng liên doanh thƣờng xuyên thông báo L/C và giới hạn chỉ đƣợc thanh toán tại ngân hàng của họ nên các công ty liên doanh đã rút về ngân hàng của họ. Một số khách hàng xuất trình bộ chứng từ tại NHTM Việt Nam chỉ là để giữ mối quan hệ còn họ phần lớn xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà ngân hàng này có mối quan hệ với khách hàng của họ ở nƣớc ngoài. h t , nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu chƣa đƣợc triển khai rộng rãi: Đối với các nhà xuất khẩu thì nghiệp vụ chiết khấu chứng từ sẽ giúp cho họ thu hồi vốn nhanh và tránh đƣợc rủi ro trong quá trình thanh toán. Về phía ngân hàng khi chiết khấu bộ chứng từ sẽ dành đƣợc quyền của bộ chứng từ đó để đòi tiền qua đó thu đƣợc lãi suất chiết khấu và các lợi ích khác xuất phát từ chất lƣợng thanh toán. Nhƣng ngân hàng có thể chịu rủi ro khi bộ chứng từ bị từ chối thanh toán. Do đó NHTM Việt Nam không thể mạo hiểm trƣớc rủi ro thanh toán. Hoạt động thanh toán của NHTM Việt Nam nói chung chủ yếu xảy ra ở khu vực châu Á. Và trình độ cán bộ ở các đơn vị xuất, nhập khẩu còn hạn chế nên bộ chứng từ còn nhiều sai sót. Trong khi các ngân hàng Hàn Quốc hay Hongkong… lại bắt lỗi rất chặt chẽ ngay cả lỗi chính tả và những lỗi có thể bỏ qua đƣợc gây trì hoãn thanh toán và tìm cách hạ giá hàng hoá thì mới chấp nhận trả tiền. h năm, vấn đề cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công tác thanh toán tại ngân hàng: Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh toán xuất, nhập khẩu tại NHTM Việt Nam đã đƣợc chú ý nhƣng điều kiện làm việc vẫn còn chật hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu. Ngoài ra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thanh toán viên còn yếu kém về nhiều mặt. Với sự tham gia vào thị trƣờng của rất nhiều ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh và các NHTM cổ phần nhƣ hiện nay thì đòi hỏi NHTM Việt Sinh viªn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2