intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh Đồ Họa thành phố Hồ Chí Minh qua một số ý kiến

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm đồ hoạ có vẻ như không tương xứng và mờ nhạt hơn các thể loại khác, hoạ sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này? Hoạ sĩ Lê Thanh Trừ: Tranh đồ hoạ? Nói về tác phẩm, về cả nhân lực thì yếu thật và rất mờ nhạt… Tìm nguyên nhân là cả một vấn đề… Trước đây, tranh được vẽ ra để tham dự triển lãm ở Hội Mỹ thuật, ở khu vực, ở Trung ương 5 năm một lần,… sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh Đồ Họa thành phố Hồ Chí Minh qua một số ý kiến

  1. Tranh Đồ Họa thành phố Hồ Chí Minh qua một số ý kiến Trong hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm đồ hoạ có vẻ như không tương xứng và mờ nhạt hơn các thể loại khác, hoạ sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này? Hoạ sĩ Lê Thanh Trừ: Tranh đồ hoạ? Nói về tác phẩm, về cả nhân lực thì yếu thật và rất mờ nhạt… Tìm nguyên nhân là cả một vấn đề… Trước đây, tranh được vẽ ra để tham dự triển lãm ở Hội Mỹ thuật, ở khu vực, ở Trung ương 5 năm một lần,… sau đó được Bảo tàng Mỹ thuật mua, cơ quan nhà nước mua, mà nhất là khách nước ngoài mua… đã tạo nên một không khí sáng tác rộn rã. Những điều này, giờ đây không còn nữa (hay đúng hơn là rất hạn chế). Hoạ sĩ vẽ tranh triển lãm xong, phần lớn là đem về nhà, dựng đâu đấy. Đã tốn công, tốn sức cho sáng tác, mà nhất là vật liệu thì khá đắt. Khi đưa đến triển lãm phải thuê xe đưa đi rồi chở về… chỉ bằng ở “cái túi” của vợ con. LÊ THANH TRỪ. Chuyển qua sản xuất sau khi nước nhà thống nhất. Khắc gỗ
  2. Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông: Hội Mỹ thuật Trung ương có 26 hội viên, Hội Mỹ thuật Thành phố có 62 hội viên. Trong đo, chỉ có 8 hoạ sĩ thường xuyên sáng tác đồ hoạ. Phương tiện, thiết bị in ấn chuyên ngành chỉ ở trường đại học mới có, còn 100% các hoạ sĩ đồ họạ chỉ khai thác phương tiện in ấn thủ công cổ truyền để làm tác phẩm, chưa có được các nhà sáng tạo đồ hoạ chuyên nghiệp. Số sống được với nghề “Tranh đồ hoạ” là khó khăn, nếu tạm tính chỉ được một đến hai người. Do yêu nghề, họ phải bươn chải ở các lĩnh vực khác cũng thuộc chuyên ngành để nuôi sáng tác đồ hoạ giá vẽ. Đó cũng là nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến yếu kém của các chất liệu tranh đồ hoạ. NGUYỄN XUÂN ĐÔNG. Bánh tráng. Khắc gỗ. 100x130cm Hoạ sĩ Nguyễn Duy Nhi: Đã có một thời hoạt động mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đồ hoạ tưng bừng khởi sắc, hàng năm Hội Mỹ thuật Thành phố kết hợp với Chi hội Đồ hoạ, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm các tác phẩm đồ hoạ tạo hình, tác phẩm có chất lượng tốt, quy mô triển lãm hoành tráng, ngoài ra còn thu hút được các hoạ sĩ địa phương lân cận, các em sinh viên đang học tại trường mỹ thuật hoặc vừa tốt nghiệp. Dấu ấn của những triển lãm đáng nhớ ấy là các vựng tập giới thiệu tác giả- tác phẩm. Dù rất hiếm hoi nhưng Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng mua một số bức tranh đồ hoạ của các tác giả tham dự triển lãm. Triển lãm toàn quốc 2000-2005, có nhiều hoạ sĩ đã đoạt được giải thưởng ở các triển lãm
  3. nói trên và đoạt giải thưởng khu vực do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hàng năm… Nói như vậy để thấy không phải là tác phẩm yếu, có điều là rất ít hoạ sĩ chọn lĩnh vực đồ hoạ làm lĩnh vực chính của mình và dấn thân chuyên nghiệp trên con đường này. Có hai điểm kém hấp dẫn các hoạ sĩ đồ hoạ là thực tế các hoạ sĩ cũng cần phải có thu nhập ở thời điểm kinh tế thị trường và thị trường tranh ở Thành phố Hồ Chí Minh thì lại rất ít người mua tranh đồ hoạ, rất ít người thích nên khó bán, hoạ sĩ đành chuyển sang vẽ các chất liệu khác dễ bán hơn. Thứ hai là trong các cuộc triển lãm tranh khắc được xếp vào vị trí rất khiêm tốn, chính trong nghề cũng ít người thích thể loại này. Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: Những năm gần đây các chất liệu như sơn dầu, sơn mài,… phát triển mạnh nhưng đồ hoạ ngày nay càng sa sút vì những nguyên nhân sau đây: Về phong cách thể hiện vẫn đa phần theo lối mòn cũ, phối cảnh xa gần, ít chịu tìm tòi cách tân, vì thế mà hình thức kém hấp dẫn. Mặt khác, tranh đồ hoạ bị sự cạnh tranh của các ấn phẩm in ấn hiện đại. Hầu hết các tranh đồ hoạ vẫn in ấn bằng phương pháp thủ công, truyền thống. Do đó, khả năng nhân bản bị hạn chế, màu sắc kém tươi sáng. Đồ hoạ là loại tranh thông qua một công cụ in ấn để nhân bản. Tại sao chúng ta chấp nhận các phương tiện in ấn truyền thống như in gỗ, in cao su, in kẽm mà chúng ta lại không chấp nhận các phương tiện in ấn hiện đại hơn? Hàng năm Khoa Đồ hoạ- Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ra rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực đồ hoạ, nhưng khi ra trường lại có rất ít người theo đuổi và sáng tác đồ hoạ. Theo hoạ sĩ, nguyên nhân tại đâu? Phải làm gì khắc phục được vấn đề này? Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông: So với Hà Nội- Huế thì trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh có số lượng đào tạo lớn nhất, đã có 187 hoạ sĩ đồ hoạ tốt nghiệp. Anh em đồ hoạ tạo hình cũng hiện đang công tác tại khắp nơi, khắp các lĩnh vực tại thành phố. Hầu hết anh chị em tốt nghiệp ra trường đều cuốn hút vào các lĩnh vực đồ hoạ ứng dụng và số anh em tại các cơ quan quản lý sự nghiệp chế độ lương bổng khá cao, hầu hết anh em sống tốt với nghề và có một số ít
  4. giàu có chính đáng. Khoa Đồ hoạ tạo hình phối hợp với Hội Mỹ thuật Thành phố, Chi hội đồ hoạ Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức sáu triển lãm chuyên ngành với nhiều chuyên đề. Hai lần cuộc thi triển lãm tranh cổ động toàn quốc thì hai giải nhất thuộc về hoạ sĩ đồ hoạ Tp. Hồ Chí Minh. Hoạ sĩ Trần Văn Quân: Đúng vậy! Nguyên nhân thứ nhất là do quan niệm cũng như sự đánh giá về đồ hoạ tạo hình chưa đúng mực, mà điều này chỉ có ở Việt Nam, còn nhìn sang các nước như Thái Lan, Trung Quốc và xa hơn nữa như Pháp, Đức, Y,… thì đồ hoạ tạo hình là nghệ thuật danh giá và có những thành công vang dội. Tranh đồ hoạ không nổi bật về kích thước, không mạnh ở màu sắc nên người học phải thật sự tâm huyết với nghệ thuật vì chất liệu của đồ hoạ tương đối ít so với các chất liệu mỹ thuật khác. Sinh viên cũng rất nhạy cảm với điều này, họ học cái nghề mà họ yêu thích, nhưng để kiếm sống thì trước hết họ phải tạm xa rời đồ hoạ tạo hình mà tập trung phần lớn vào đồ hoạ ứng dụng. Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi, trong thời gian tới Hội Mỹ thuật nên tổ chức các triển lãm tranh đồ hoạ vẽ trên máy tính nhằm tạo thêm một sân chơi cho anh em hoạ sĩ đang bận rộn công tác có thể tham gia được. Các tranh vẽ trên máy tính được in ấn bằng phương tiện hiện đại, không hạn chế về khuôn khổ, cần được ban tổ chức triển lãm đối xử bình đẳng như các loại hình nghệ thuật khác. Có như thế tranh đồ hoạ mới có điều kiện phát triển. Hoạ sĩ Nguyễn Thành Công: Hàng năm, sinh viên Khoa Đồ hoạ sau khi tốt nghiệp thì lại ít sáng tác tranh đồ hoạ. Riêng tôi là một sinh viên điêu khắc nhưng khi tốt nghiệp lại theo nghề đồ hoạ, có lẽ do lòng yêu thích thể loại này. Vì thế, sinh viên đồ hoạ không làm tranh đồ hoạ, xét lại họ có đam mê với nghề mà mình đã học, đã chọn không? Theo tôi điều này phải đào tạo sinh viên trở thành người thợ giỏi sau đó mới trở thành người nghệ sĩ. Thợ giỏi phải biết chế
  5. tác dụng cụ cho phù hợp với tính năng chuyên môn. Phải biết mài các mặt lưỡi cắt định hình. Phải biết đục, xủi một cách thuần thục, vận lực khéo léo. Nếu khắc phục được những điều kiện trên, sinh viên ra trường sẽ mạnh dạn làm tranh khắc gỗ, vì nguyên vật liệu làm tranh khắc gỗ rẻ so với các vật liệu làm tranh sáng tác. NGUYỄN THÀNH CÔNG. Xe không kính. Khắc gỗ. 77x150cm. Giải Đầu tư Hội Mỹ thuật Tp.HCM, giải LHVH Tp.HCM 2006 Tranh đồ hoạ có nhiều hạn chế: hạn chế về kích thước, về bảng màu,… Chính vì lẽ đó, tranh đồ hoạ có vẻ kém hấp dẫn người xem. Vậy, chúng ta phải làm gì để khắc phục? Hoạ sĩ Lê Thanh Trừ: Đúng như bạn đã thấy! Khi tranh đồ hoạ được đưa ra triển lãm chung, bởi ở kích thước nên chỉ được treo ở… góc xó tối tăm, kể cả treo ở dọc hành lang, dọc cửa sổ,… Khách hiểu đồ hoạ, yêu đồ hoạ lắm mới chịu khó đứng sát mà ngắm, mà nghía. Hành lang chật, chỗ đâu mà lùi xa để xem, chưa nói là nơi mà khách đi ngang, họ qua trước mặt, họ qua sau lưng, rất phiền. Còn về màu sắc thì ở tranh sơn dầu, tranh lụa, sơn mài,… màu sắc xem “đã mắt hơn”, mà nhất là nó giống với thiên nhiên phong phú và có khối rõ ràng, y chang… ảnh chụp, “không thích sao được”. Thực ra, cũng có một số anh em hoạ sĩ vẫn yêu mến đồ hoạ (dù khá ít) trong đó có các thầy dạy chuyên khoa đồ hoạ ở trường, một vài người sáng tác tự do, trong số ấy có tôi. Có lẽ do yêu mến nghề hay mắc nợ với nghề cũng nên. Tôi đã tìm cách khắc phục những hạn chế như khắc trên thạch cao, trên bìa MDF, v.v. để có được khổ to, cho được khổ
  6. lớn. Và thực tế, đôi lần tranh tôi được giải thưởng hẳn hoi ở triển lãm khu vực… Nói chung, vì yêu thích đồ hoạ mà chịu cực. Cực lắm đấy! Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông: Các tính chất, yếu tố của đồ hoạ đều cô đọng, khái quát, ước lệ rất cao. Có hạn chế, để vẽ ít nói nhiều, hạn chế lại trở thành lợi thế, quá trình sáng tạo là quá trình hấp dẫn liên tục. Chính vì thế mà đồ hoạ nói chung, đồ hoạ tạo hình nói riêng đã thôi thúc các hoạ sĩ nổi tiếng trưởng thành từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nay ít nhiều đều có tác phẩm tranh đồ hoạ tạo hình đạt chất lượng nghệ thuật cao. Hoạ sĩ Nguyễn Duy Nhi: Tôi thấy trong lĩnh vực đồ hoạ tạo hình ở thành phố không có người thực sự chuyên nghiệp, không có “sao” nhưng không phải là không có tác phẩm đẹp. Mặc dù có bước thăng trầm trong hoạt động nhưng nếu có được thủ lĩnh tổ chức và hướng đạo, quan tâm về tinh thần và vật chất, khuấy động hoạt động kiểu “buôn có bạn, bán có phường” như các lĩnh vực khác thì đồ hoạ lại sôi nổi, lại có nhiều tác phẩm, có nhiều triển lãm, nhiều người tham gia và không bị biến mất. NGUYỄN DUY NHI. Buổi sáng trên đảo Phú Quốc. Khắc gỗ. 80x115cm Hoạ sĩ Trần Văn Quân: Để làm cho đồ hoạ phát triển, thiết nghĩ vấn đề cơ bản đầu tiên vẫn là con người, cần tìm ra những người say mê, có tâm huyết, có hoài bão thực sự để đào tạo. Mặt khác, bên cạnh việc dạy cho sinh viên nắm vững chất liệu đồ hoạ tạo hình cơ bản, thì cần phải mở rộng
  7. ngôn ngữ đồ hoạ tạo hình trong đào tạo, giảng dạy cái mới, tinh hoa của đồ hoạ thế giới trong nhà trường. Đồng thời khuyến khích sinh viên tìm tòi thử nghiệm và mạnh bạo trong sáng tác. Tất cả điều đó cho thấy trách nhiệm của những người thầy dạy đồ hoạ hiện nay là rất lớn và có trách nhiệm làm cho nghệ thuật đồ hoạ mang được những âm hưởng thẩm mỹ riêng, phản ánh cuộc sống xã hội một cách trung thực và đậm chất nghệ thuật. Hoạ sĩ Nguyễn Thành Công: Vì đặc thù riêng, tranh khắc gỗ thường có kích thước hạn chế. Nhưng tôi nghĩ ngày nay, vấn đề kích thước không quan trọng, vì trên thị trường có MDF khổ 1,2mx2,4m và giấy cuộn khổ 1,2m. Tranh khắc gỗ muốn làm to bao nhiêu cũng được, chỉ sợ không đủ sức để làm, nói là khổ nhỏ vì đó là quan niệm của một số hoạ sĩ. Về màu sắc trong tranh khắc gỗ cũng không hạn chế. Tranh khắc gỗ lại có lợi thế in được nhiều bản phục vụ quần chúng, cùng một bản khắc sẽ in được tranh đen trắng, tranh đơn sắc và tranh nhiều màu pha trộn. Hoạ sĩ có thể cho một vài ý kiến đóng góp vào việc đào tạo, xã hội hóa đồ hoạ tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới? Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Đông: Để làm tốt điều này tôi đề nghị: - Tiến tới thành lập xưởng đồ hoạ, mở rộng tổ chức đáp ứng cho các hoạ sĩ đồ hoạ về trường nghiên cứu thể hiện tác phẩm đồ hoạ tạo hình vào thời điểm hợp lý. - Mở các hội nghị, hội thảo chuyên đề, mời các hoạ sĩ, các nghệ nhân thành đạt nhất về tọa đàm hội thảo chuyên ngành đồ hoạ nói chung và tranh đồ hoạ. - Phối hợp tốt các cơ quan tổ chức các đoàn đi thực tế, dự trại sáng tác đồ hoạ tạo hình. - Tổ chức và có chế độ đầu tư hỗ trợ cả tinh thần vật chất, để anh chị em giảng viên, hội viên đồ hoạ có thêm thuận lợi về phương tiện, kinh phí sáng tác?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1