intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi nước ở thực vật (tt)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình thoát hơi nước ở lá Cần nắm vững ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá trên cơ sở các số liệu sau: Trong 1000 gam nước cây hấp thụ qua rễ thì 990 gam nước thoát ra ngoài không khí qua lá dưới dạng hơi. Đó là quá trình thoát hơi nước . Macximôp nhà Sinh lý thực vật người Nga đã viết: "thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi nước ở thực vật (tt)

  1. Trao đổi nước ở thực vật (tt) 4. Quá trình thoát hơi nước ở lá Cần nắm vững ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở lá trên cơ sở các số liệu sau: Trong 1000 gam nước cây hấp thụ qua rễ thì 990 gam nước thoát ra ngoài không khí qua lá dưới dạng hơi. Đó là quá trình thoát hơi nước . Macximôp - nhà Sinh lý thực vật người Nga đã
  2. viết: "thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây". 4.1. Con đường thoát hơi nước ở lá: Có hai con đường thoát hơi nước ở lá: a) Con đường qua khí khổng: - Vận tốc lớn . - Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. b) Con đường qua bề mặt lá - qua cutin : - Vận tốc nhỏ . - Không được điều chỉnh. 4.2. Thoát hơi nước qua khí khổng: Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện
  3. tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Chú ý giải thích điều đó. - Cấu tạo khí khổng : (hình ảnh chụp khí khổng)
  4. 4.3. Các phản ứng đóng mở khí khổng: - Cơ chế đóng mở khí khổng :
  5. Quan sát sự đóng mở khí khổng, thấy rằng: Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại. Như vậy rõ ràng là ánh sáng là nguyên nhân gây nên việc đóng mở khí khổng. Đó chính là phản ứng mở quang chủ động. Tuy nhiên một số cây khi thiếu nước (bị hạn) khí khổng cũng đóng lại để tránh sự thoát hơi nước, mặc dù cây vẫn ở ngoài sáng - đó là
  6. phản ứng đóng thuỷ chủ động. Trong trường hợp này axit apxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra việc đóng khí khổng. Ngoài ra có một số cây sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, các cây mọng nước ở sa mạc) để tiết kiệm nước đến mức tối đa, khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ khi mặt trời lặn, khí khổng mới mở.
  7. Rõ ràng là: Quá trình thoát hơi nước ở lá đã tạo ra một lực hút rất lớn, kéo cột nước từ rễ lên lá. Tất nhiên cột nước này phải đảm bảo tính liên tục và tính liên tục này chỉ có thể có được khi quá trình vận chuyển nước ở thân hoạt động. Rõ ràng là một sự phối hợp hoạt động của ba quá trình này đã đưa
  8. được các phân tử nước từ đất vào rễ cây và sau đó nước được đưa lên tận ngọn cây, mặc dù cây có thể cao tới vài ba mét đến hàng trăm mét.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2