intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ nhỏ cần ăn lương thực phụ không?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ nhỏ cần ăn lương thực phụ không? Trẻ mới sinh ra có thể được thưởng thức “thực đơn” qua sữa của mẹ. Khi trẻ được 5, 6 tháng tuổi cùng với việc ăn các loại thức ăn ở thể lỏng như các loại sữa, trẻ có thể được bắt đầu nếm thử các loại thức ăn ở dạng sệt... Trẻ mới sinh ra có thể được thưởng thức “thực đơn” qua sữa của mẹ. Khi trẻ được 5, 6 tháng tuổi cùng với việc ăn các loại thức ăn ở thể lỏng như các loại sữa, trẻ có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ nhỏ cần ăn lương thực phụ không?

  1. Trẻ nhỏ cần ăn lương thực phụ không? Trẻ mới sinh ra có thể được thưởng thức “thực đơn” qua sữa của mẹ. Khi trẻ được 5, 6 tháng tuổi cùng với việc ăn các loại thức ăn ở thể lỏng như các loại sữa, trẻ có thể được bắt đầu nếm thử các loại thức ăn ở dạng sệt... Trẻ mới sinh ra có thể được thưởng thức “thực đơn” qua sữa của mẹ. Khi trẻ được 5, 6 tháng tuổi cùng với việc ăn các loại thức ăn ở thể lỏng như các loại sữa, trẻ có thể bắt đầu nếm thử các loại thức ăn ở dạng sệt. Mùi vị trẻ được thưởng thức khi nhỏ càng đa dạng thì kho trí nhớ đối với mùi vì thức ăn càng phong phú. Sau này lớn lên khả năng tiếp nhận và tính thích ứng mới những “thực đơn” khác nhau cũng càng tăng. Cùng với số tháng tuổi ngày một nhiều, cần từng bước mạnh dạn cho bé ăn thêm các thức ăn ở dạng rắn, không nên dừng lại ở những thức ăn dạng nước và dạng sệt.
  2. Khi được 5 tháng tuổi, ngửi thấy mùi thức ăn của người lớn trẻ sẽ tiết nhiều nước bọt. Điều này cho thấy chúng đã không bằng lòng với “thực đơn” chỉ có sữa. Chúng đòi hỏi mạnh mẽ được ăn các thực phẩm đa dạng, hơn nữa có thể đáp ứng yêu cầu với thức ăn ở dạng rắn. Nếu không được ăn, trẻ sẽ đưa mọi thứ vơ được đưa vào miệng.
  3. Thực ra yêu cầu của bé rất đơn giản: “Mình cần phải thử một chút, thử gặm xem sao…” và cái việc gặm bất cứ thứ thú gì đó làm cho cái lợi đáng ngứa ngáy của bé dễ dịu hơn một chút. Mà lúc này, dạ dày và ruột của bé cũng đã có sự chuẩn bị tốt để tiếp nhận những thức ăn dạng cứng. Cha mẹ nên nắm bắt nhu cầu của trẻ ở giai đoạn này, kịp thời bổ sung thức ăn phụ, đừng bỏ lỡ thời cơ tốt này. Bởi vì hàm lượng và mật độ chất dinh dưỡng trong thức ăn phụ gần giống với sữa, đơn thuần chỉ cho uống sữa trong một thời gian dài sẽ khiến tốc độ phát triển của trẻ chậm. Đồng thời liên tục xuất hiện các loại bệnh do thiếu dinh dưỡng, sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé sau này.
  4. Những đứa trẻ được kịp thời bổ sung thức ăn phụ chính là cung cấp thức đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Người mẹ nên kịp thời, mạnh dạn bổ sung thức ăn rắn cho trẻ. Hơn nữa thức ăn càng thô càng kích thích khoang miệng, dạ dày, đường ruột, lực đẩy của cơ thịt thành ruột cũng mạnh. Như vậy mới có thể rèn luyện cho trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Nói chung, bổ sung thức ăn rắn quá sớm cho trẻ sẽ gặp một số vấn đề như ăn gì đi nấy, phân thường còn nguyên lá rau, tép quýt,... thành cục, thành viên, không khô không nhão, số lần đi lúc nhiều lúc ít, khiến cha mẹ không khỏi băn khoăn lo lắng. Người lớn bắt đầu tự hỏi liệu trẻ có ăn nhiều quá không, liệu ăn như thế có tốt không, tiêu hoá có kém không, ... thế là lập tức thay đổi phương pháp.
  5. Thực ra, bạn không cần lo lắng quá, chỉ cần trẻ không quấy khóc, vẫn vui chơi và sức khoẻ bình thường. Thức ăn chưa tiêu hoá hết ra ngoài với nguyên dạng là vì nó chưa phát huy được tác dụng cung cấp dinh dưỡng. Nó chỉ đảm nhiệm việc rèn luyện dạ dày ruột. Vận động là việc cần thiết của bộ máy, ruột dạ dày cũng không ngoại lệ. Dần dần, trẻ sẽ thích ứng với việc huấn luyện này. Thức ăn đưa vào cũng sẽ được tiêu hoá, hấp thu hoàn toàn, hình dạng của phân cũng sẽ có chuyển biến tốt. Người lớn lúc này mà “rút lui” thì trẻ sẽ mất đi cơ hội được rèn luyện cho bộ máy tiêu hoá của mình. Lực đẩy của đường ruột và khả năng thích ứng cũng sẽ phát triển chậm lại. Chỉ cần hơi có sự thay đổi một chút về độ nóng lạnh, độ cứng, số lượng thức ăn thì đường dạ dày, ruột của trẻ sẽ khó thích ứng, lập tức
  6. biểu hiện ra ngoài qua “màu sắc” của phân. Đây chính là điều mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Có một số trẻ khó nuôi, ăn nhiều, ăn đồ ăn lạnh hoặc thức ăn cứng là trẻ không nuốt được, dễ bị nôn, trớ. Ngày nay, điều kiện của các gia đình ngày càng nâng cao. Vì vậy thức ăn cho trẻ ngày càng phong phú nhưng nhất định cần phù hợp với quy luật phát triển của trẻ. Cho trẻ ăn hơi thô một chút, cứng một chút, lạnh một chút xem ra đều không gây ảnh hưởng xấu. Trẻ 5 – 6 tháng tuổi sau khi ăn dặm có thể xem xét cho ăn một chút lương thực phụ. Lương thực phụ là chỉ các loại ngũ cốc ngoài gạo tinh luyện, bột giàu dinh dưỡng hoặc bột đạt tiêu chuẩn, như: gạo, ngô, cao lương… Ăn các loại lương thực phụ này có ưu điểm: Các loại lương thực phụ đều chứa các chất dinh
  7. dưỡng, như gạo có chứa nhiều canxi, như vậy có thể khiến trẻ thu được phụ có chứa nhiều chất xơ hơn lương thực chính, có tác dụng tốt trong việc phòng tránh táo bón ở trẻ. Do vậy, khẩu hiệu của các nhà dinh dưỡng là “Không nên đổ lương thực phụ từ bàn ăn của chúng ta đi”. Tuy nhiên, khi trẻ ăn lương thực phụ, cần chế biến thành những món ăn dễ tiêu hoá có thể làm bột gạo thành bánh trứng mềm, nấu cháo ngô... Lưu ý: Qua quá trình chế biến, gạo tinh luyện và mỳ tinh luyện mất đi một phần dinh dưỡng, nghiêm trọng nhất là mất đi lượng Vitamin B1 và muối vô cơ. Do Vitamin B1 chủ yếu nằm ở vỏ ngoài của các loại ngũ cốc, khi vỏ trấu, cám mất đi thì Vitamin B1 cũng không còn.
  8. Bởi vậy người ăn gạo tinh luyện, mỳ tinh luyện dễ thiếu Vitamin B1, gây ra bệnh tê phù. Vì thế, gạo tinh luyện, mỳ tinh luyện không phải là lựa chọn hoàn hảo cho con cái chúng ta.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0