intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trĩ

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/Lí do khám: -Bệnh nhân thường đi khám với các lí do sau: • Chảy máu: khi đi tiêu. • Sa trĩ: tuy thuộc vào phân độ trĩ. • Đau: có thể là đau thật sự nhưng cũng có thể là cảm giác cồm cộm, vương vướng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trĩ

  1. Trĩ 1/Lí do khám: -Bệnh nhân thường đi khám với các lí do sau: • Chảy máu: khi đi tiêu. • Sa trĩ: tuy thuộc vào phân độ trĩ. • Đ au: có thể là đau thật sự nhưng cũng có thể là cảm giác cồm cộm, vương vướng. 2/Bệnh sử: -Chảy máu: Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi tiêu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu phải rặn nhìêu do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều cục máu. -Sa trĩ: tuy theo mà có biểu hiện khác nhau: Độ 1 và độ 2: thường không gây phiền hà. Độ 3: rất khó chịu mỗi khi đi cầu, khi đi lại nhiều, khi làm việc nặng. Độ 4: bệnh nhân thường xuyên khó chịu
  2. -Đau: đầu tiên có thể không đau hoặc chỉ có cảm giác cồm cộm, vương vướng. Nhưng sau đó có thể đau thực sự: • Tắc mạch: đau nhiều khiến bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt 1 mông trên ghế. • Sa nghẹt trĩ: búi trĩ phù nề, có khi sưng to, không thể đẩy lên được, bệnh nhân rất đau. • N ứt hậu mông đi kèm: làm cho bệnh nhân rất đau khi đi cầu, bệnh nhân sợ không dám đi cầu. • Ổ áp -xe đi kèm: nằm ngay d ưới lớp niêm mạc hay nằm ở trong hố ngồi hậu môn. 3/Tiền căn: -Tiền căn bản thân: • V iêm đại tràng mãn và táo bón kinh niên: làm BN đ i cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực ống hậu môn tăng lên 10 lần. • Tăng áp lực trong xoang bụng: Viêm phế quản m ãn, giãn phế quản: ho nhiều. Những người làm lao động nặng: khuân vác, …. • N hững người phải đứng lâu, ngồi nhiều: thư ký bàn giấy, nhân viên bán hang, thợ máy, … . • Các bệnh gây cản trởmáu tĩnh mạch: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gặp trong bệnh xơ gan. K trực tràng. U bướu vùng tiểu khung. Thai nhiều tháng. 4/Khám: -Nhìn: • Trĩ ngoại: da chung quanh lỗ hậu môn có nhưng chỗ căng bóng, dưới
  3. lớp da đó thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. • Trĩ nội: nếu trĩ độ 3 có thể thấy khối trĩ khi rặn mạnh. nếu trĩ độ 4 chung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ to nhỏ khác nhau, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau (phân biệt với sa trực tràng). -Sờ: sờ trĩ ngoại thấy mềm ấn xẹp. Khi có tắc mạch sờ cảm giác được những cục cứng nhỏ như hạt tấm rất đau. -Thăm hậu môn trưc tràng: khó phát hiện trĩ, nếu có kinh nghiệm sẽ phát hiện chỗ niêm mạc phồng lên ấn vào sẽ mất đi. Nhưng đây là động tác bắt buộc nhăm phát hiện các bệnh lí đi kèm (K hậu môn, K phần d ưới bóng trực tràng) hay để ∆ phân biệt. 5/Cận lâm sàng: -Soi hậu môn trực tràng: là phương pháp tốt nhất để ∆ trĩ nội ngay cả trĩ độ 1. Búi trĩ: là những chỗ niêm mạc phồng lên, thẫm màu hơn, thường ở vị trí 8h, 11h, 4h(có nhiều tác giả thì cho rằng ở vị trí 5h, 7h ,11h). Nứt hậu môn: mất niêm mạc ống hậu môn. Da thừa: gặp trong u hạt viêm mạn tính và xơ hóa. K bóng trực tràng và K đoạn dưới đại tràng trái: để ∆ phân biệt khi bệnh nhân có đi tiêu phân máu. -X -quang đại tràng có cảng quang: chủ yếu trong phân biệt sa trực tràng. 6/Chẩn đoán: -∆ xác định: • ∆ trĩ nội: chủ yếu dựa vào triệu chứng đi tiêu máu đỏ hay khối sa ra ngoài khi đi tiêu ( quan sát lúc bệnh nhân rặng nếu cần). búi trĩ có màu đỏ
  4. tươi, bề mặt ướt. Thăm HM – TT: khối mềm, ấn xẹp. Soi hậu môn: búi trĩ tại các vị trí 4h, 8h, 11h. • ∆ trĩ ngoại: quan sát thấy búi trĩ căng bóng có màu xanh cua tĩnh mạch, khi nặng có thể có màu đỏ sẫm, bề mặt khô.Có huyết khối thì trong búi tĩnh mạch thì các cục huyết khối có màu tím sẫm, sờ cức chắc ấn đau. • ∆ hỗn hợp: khi sa nghẹt, chúng ta sẽ thấy búi trĩ có 2 phần: phần trên đỏ tươi, ướt; phần dười đỏ sẫm và khô; giữa có rãnh tương ứng với đường lược -∆ phân biệt: • N V vì tiêu máu: K trực tràng, K đ ại tràng. Viêm trực tràng, viêm đại tràng. • N V vì đau vung hậu môn: Nứt hậu môn Viêm ống hậu môn. Áp-xe cạnh hậu môn. Ung thư ống hậu môn. 7/Biện luận: Trĩ ngoại dễ dàng chẩn đoán với các triệu chứng được mô tả ở phần chẩn đoán. Đối với trĩ nội, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh của ống đại trực tràng - hậu môn. Ta nên dựa vào tiền căn và soi hậu môn trực tràng đ ể chẩn đoán xác định chắc chắn. Một số đặc điểm phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại: Trĩ nội: -xuất phát trên đường lược
  5. -b ề mặt là niêm mạc. -không có thần kinh cảm giác. -diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa nghẹt, viêm da quanh hậu môn. Phân độ: tùy theo diễn tiến mà chia làm 4 độ: 1. Độ 1: chảy máu là triếu chính. 2. Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, nhưng tự lên. 3. Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên. 4. Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài và bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Trĩ ngoại: -xuất phát dưới đ ường lược. - bề mặt là biểu mô lát tầng sừng hoá. -có thần kinh cảm giác. - diễn tiến và biến chứng: đau do thuyên tắc, mẫu da thừa. 8/Điều trị: Đặc biệt đối với trĩ nội: 1. Điều trị bảo tồn: là phương pháp điều trị có hiệu quả nhật đối với mọi bệnh nhân trĩ, tuy nhiên đáp ứng tốt nhất dối với các bệnh nhân trĩ độ 1 và độ 2. Thời gian đáp ứng trung bình từ 30-45 ngày. Nội dung điều trị: - Ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, vận động thường xuyên, tránh gắng sức khi đi tiêu. - Sử dụng các chế phẩm chất xơ qua đường uống. - Các chế phẩm sử dụng tại chỗ (kembôi, tọa dược) , mặc dù sử dụng rộng rãi nhưng chưa chứng minh được hiệu quả rõ ràng. 2. Điều trị nội: Nhiều phương pháp: - Chích xơ búi trĩ, huỷ búi trĩ bằng đốt (nhiệt, điện, sóng cao tầng, tia hồng ngoại, …): đối với các búi trĩ độ 2.
  6. - Thắt búi trĩ bằng dây thun: chỉ định đầu tiên cho búi trĩ nội độ 2-3. 30- 50% tái phát sau 5 năm. - Thắt độ ng mạch chính búi trĩ dung đầu dò siêu âm Doppler, dùng cho búi trĩ độ 2-4. - Nong hậu môn: ít sử dụng vì có nhiều biến chứng. Biến chứng: đau, nhiễm trùng, chảy máu, hẹp hậu môn, tổn thương cơ thắt. 3. Điều trị ngoại: chỉ định với búi trĩ sa độ 3-4. Các búi trĩ nghẹt có thể chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Có nhiều phương pháp chia là 2 huớng chính: cắt trĩ từng búi và cắt trĩ vòng. Đối với trĩ ngoại: Huyết khối trĩ ngoại: có 2 hướng: Giảm đau, chờ búi trĩ teo roi cắt mẫu da thừa. Rạch búi trĩ nặn lấy cục huyết khối sau đó cầm máu bằng đốt điện hoặc thoa gel. Mẫu da thừa: cắt bỏ phần da thừa, hai mép vết thương tốt nhất là để hở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2