intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai hệ thống hỗ trợ học tập Elearning tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các tiêu chuẩn sử dụng trong E-learning, đánh giá kết quả triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống. Theo đó, một hệ thống E-learning chuẩn mực bao gồm hệ thống quản lý đào tạo và các nội dung số phục vụ công tác đào tạo đặc thù của Nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai hệ thống hỗ trợ học tập Elearning tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

  1. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP ELEARNING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Bùi Thanh Khiết 1 1. Ban Đề án Chuyển đổi số, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đã tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. E-learning cho phép học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạch học tập. Giảng viên cập nhật nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể nắm bắt mức độ thu nhận kiến thức của người học thông qua hệ thống tự đánh giá. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu các tiêu chuẩn sử dụng trong E-learning, đánh giá kết quả triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống. Theo đó, một hệ thống E-learning chuẩn mực bao gồm hệ thống quản lý đào tạo và các nội dung số phục vụ công tác đào tạo đặc thù của Nhà trường. Đối tượng mà hệ thống phục vụ là giảng viên, sinh viên bậc đại học. Việc ứng dụng E-learning trong dạy và học sẽ góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ khoá: Elearning, Moodle, LMS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT, đã tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đào tạo trực tuyến (E- learning) được coi là một công nghệ dạy học mới, mang tính cách mạng của thế kỷ 21 với những ưu điểm nổi trội mà các phương pháp giáo dục trước đó chưa có. Việc học không chỉ bó cụm cho học sinh sinh viên ở các trường ĐH mà còn dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, không có điều kiện đến trường. E-learning đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Những thành tựu của CNTT&TT đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi tư duy dạy và học. Việc áp dụng E-learning trong dạy học là một nhu cầu và đòi hỏi đối với thời đại hiện nay. E-learning tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, phục vụ cho việc ôn tập và tự ôn tập của sinh viên. Hơn thế nữa, Elearning hỗ trợ giảng viên quản lý quá trình thanh gia học tập của sinh viên, quản lý tài liệu học tập thuận lợi hơn trong đào tạo tín chỉ. E-learning cho phép học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi và chủ động trong việc lập kế hoạch học tập. Giảng viên cập nhật nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể nắm bắt mức độ thu nhận kiến thức của người học thông qua hệ thống tự đánh giá. Người quản lý thực hiện công tác quản lý một cách tự động. Bên cạnh những ưu điểm, E-learning cần có cơ sở hạ tầng CNTT (máy tính, đường truyền viễn thông,…) khá tốt. Các đối tượng (học viên, giảng viên) tham gia phải quen với việc ứng dụng công nghệ mới. Nội dung đào tạo phải được chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang một hình thức mới phù hợp với hệ thống. Hiện nay, việc triên khai đào tạo trực tuyến (online learning) được chia thành ba mô hình chính gồm đào tạo trực tuyến đồng bộ, đào tạo trực tuyến bất đồng bộ, đào tạo trực tuyến hỗn 489
  2. hợp (blended learning), và khóa học đào tạo trực tuyến mở (MOOCs)(Đức, 2020). Học tập trực tuyến không đồng bộ là hoạt động đào tạo trực tuyến, ở đó người học có thể chủ động tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến trên cơ sở kế hoạch dạy học của người dạy. Sử dụng hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) để cung cấp học liệu đào tạo trực tuyến là tập hợp các tài liệu và tài nguyên được thiết kế để hỗ trợ quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong môi trường trực tuyến như: Giáo trình, bài giảng trực tuyến, hình ảnh và biểu đồ, tài liệu điện tử, tài liệu tham khảo, phần mềm và ứng dụng học tập, tài liệu hướng dẫn; phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, bài kiểm tra đánh giá. Học tập trực tuyến đồng bộ là hoạt động đào tạo trực tuyến, ở đó người dạy và người học cùng tham gia các hoạt động đào tạo tại cùng một thời điểm (thời gian thực) trên cùng một không gian học tập. Sử dụng hệ thống LMS để cung học liệu đào tạo trực tuyến. Tổ chức các lớp học trực tuyến thông qua các phần mềm hội nghị trực tuyến như MS team, Zoom, Google Meet, v.v. Học tập trực tuyến hỗn hợp là hình thức triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và học tập truyền thống. Với hệ thống bài giảng được thiết kế rõ ràng, có tính định hướng để sinh viên dễ dàng xác định được các nội dung cần học, cộng với việc tăng cường tính tương tác giữa giảng viên và sinh viên và giữa sinh viên với nhau. Với đặc điểm này tạo cho phương pháp đào tạo hỗn hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới, kể cả tại các nước có nền giáo dục phát triển. Hình 1. Mối quan hệ giữa mô hình học tập trực tiếp (Face to Face), mô hình học tập hỗn hợp (Blended learning), và mô hình trực tuyến (Online Learning) Mô hình Khóa học trực tuyến mở đại chúng MOOCs là khóa học trực tuyến được cung cấp miễn phí hoặc với chi phí thấp, dành cho số lượng học viên không giới hạn. MOOCs phá vỡ rào cản về địa lý, thời gian và tài chính, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người. Giúp mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh hay điều kiện kinh tế, đều có cơ hội học tập và phát triển bản thân. Cung cấp nền tảng để học viên trau dồi kiến thức và kỹ năng mới, đáp ứng nhu cầu thay đổi của công việc và cuộc sống. Giúp người lao động cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh. Góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội. MOOCs được xem là xu hướng tất yếu trong tương lai giáo dục, mang đến nhiều lợi ích và tiềm năng to lớn như: thay đổi phương thức giảng dạy, giảng viên sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn, tạo điều kiện cho học viên tự học tập và khám phá tri thức; cá nhân hóa lộ trình học tập, mỗi học viên sẽ có lộ trình học tập riêng phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân; Học viên có thể học tập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ cần có kết nối internet; tạo cơ hội cho các 490
  3. trường đại học, tổ chức giáo dục và doanh nghiệp hợp tác, chia sẻ nguồn lực và phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao. Điều này thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy. 2. TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ELEARNING 2.1. Hướng tiếp cận xây dựng và triển khai hệ thống Elearning Để xây dựng được một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến thực sự hiệu quả trên môi trường internet, cần tiến hành với ba phương pháp nghiên cứu đó là: nghiên cứu lý thuyết, mô hình hóa và cuối cùng là phương pháp thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý thuyết về E-learning, nghiên cứu một số mã nguồn mở, nghiên cứu một số hệ thống đào tạo trực tuyến, thực trạng dạy học ở Việt Nam. Phương pháp mô hình hóa đề xuất mô hình cho trường. Phương pháp thực nghiệm thử nghiệm với mã nguồn mở, xây dựng hệ thống thử nghiệm tại trường. Cụ thể: ▪ Thu thập, phân tích và chọn ra một giải pháp xây dựng hệ thống E-learning phù hợp. Thu thập và phân tích các tài liệu tham khảo từ các tổ chức chuyên nghiên cứu về Elearning để đề xuất chuẩn và hệ quản lý đào tạo nền LMS phù hợp cho E-learning. ▪ Nghiên cứu và xây dựng các công cụ bổ sung, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ cho hệ nền đã chọn. ▪ Triển khai hệ thống qua các hoạt động: tổ chức xây dựng nội dung số gồm các bài giảng, ngân hàng câu hỏi; tổ chức tập huấn cho giảng viên, sinh viên sử dụng hệ thống; đưa hệ thống vận hành thực tế. Các giải pháp xây dựng hệ thống E-learning tại Việt Nam có thể được nhóm lại theo ba dạng sau: ▪ Xây dựng hệ thống bằng cách kết hợp với các đối tác bên ngoài. Ở giải pháp dạng này, toàn bộ hệ thống Elearning đều do phía đối tác cung cấp. Trong một số trường hợp, có cả sử dụng nội dung số (phần quan trọng nhất của hệ thống) do đối tác cung cấp và đưa chúng lên một LMS mã nguồn mở. Nhìn chung, giải pháp khai thác tối đa kinh nghiệm của các đối tác, triển khai hoạt động nhanh nhưng không chủ động về mặt kỹ thuật, công nghệ xây dựng hệ thống dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào đối tác bên ngoài trong việc điều chỉnh, mở rộng hệ thống cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị. ▪ Tự xây dựng toàn bộ hệ thống. Đây là một giải pháp rất tốn kém cả về mặt thời gian, tiền bạc cũng như công sức. Nó phù hợp với tổ chức đào tạo lớn với khả năng mạnh về tài chính cũng như nhân lực phát triển phần mềm. ▪ Xây dựng hệ thống dựa trên hệ quản lý đào tạo nguồn mở. Giải pháp dạng này không những giúp các đơn vị triển khai khá hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà vẫn có thể phát triển, nâng cấp hệ thống. Do vậy, phương án xây dựng hệ thống dựa trên hệ thống quản lý đào tạo nguồn mở là khả thi nhất, bên cạnh để tận dụng nguồn lực bên ngoài có thể chọn phương án kết hợp với các đối tác bên ngoài. 2.2. Một số chuẩn trong Elearning Trong hệ thống E-learning cũng có các chuẩn rất quan trọng. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp. 491
  4. ▪ Chuẩn đóng gói: Là chuẩn mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet,.. Chuẩn đóng gói SCORM hiện đang là một chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi cho các dự án về E-learning. SCORM là một mô hình kham khảo các chuẩn kỹ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các nhu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống. Các công cụ tuân theo chuẩn đóng gói SCORM: ReloadEditor, eXe. Ngoài ra, SCORM cung cấp các chuẩn kỹ thuật cho việc phát triển khả năng tái sử dụng các đối tượng hướng dẫn việc học máy tính và web-based. Hiện tại đa số các sản phẩm E-learning đều hỗ trợ SCORM. SCORM có lẽ là đặc tả được mọi người để ý nhất (Hải, 2016). ▪ Chuẩn trao đổi thông tin: Cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ và có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học sinh, quá trình học tập của học sinh. Trong E-learning các kiểu trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module.Chuẩn trao đổi thông tin gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên, ... ▪ Chuẩn metadata: Quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khóa học và các module của mình để hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết. Các chuẩn Metadata cung cấp các cách để mô tả các module và nó giúp nội dung E- learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua, học viên, người thiết kế. Metadata cung cấp các chuẩn mực để mô tả các khóa học, các bài, các chủ đề và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành các catalog (danh mục) hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng. Các chuẩn Metadata hiện có: Learning Object Metadata Standard, Learning Resources Metadata Specification, SCORM Metadata standards ▪ Chuẩn chất lượng: Nói đến chất lượng của các module và các môn học, chúng kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế khóa học cũng như khả năng hỗ trợ của khóa học với những người tàn tật. Chuẩn chất lượng thiết kế eLearning Courseware Certification Standards của ASTD ELearning Certification Institue, chứng nhận các khóa học eLearning tuân theo một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất và thiết kế giảng dạy. 2.3. Một số mã nguồn mở xây dựng Elearning Một số hệ thống LMS phổ biến hiện nay trên thế giới phải kể đến là: BlackBoard, WebCT, Atutor, Itias, Moodle, Atutor... Việc chọn lựa một hệ thống LMS phải được xem xét nhiều yếu tố, chủ yếu dựa trên: khả năng mở rộng, chuẩn hệ thống tuân theo, hệ thống đóng hay mở, tính thân thiện người dùng, sự hỗ trợ các ngôn ngữ và hệ điều hành khác nhau, khả năng cung cấp các mô hình học và giá cả. Hiện có ba mã nguồn mở phổ biến nhất cho việc xây dựng Elearning gồm: ▪ Mã nguồn mở Moodle (Mudular Object – Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Đây là hệ thống quản lý học tập trực tuyến mã nguồn mở (theo điều khoản Bản quyền công khai GNU General Public License), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. Thiết kế và phát triển Moodle được dựa trên một nguyên lý học tập cụ thể, một cách suy nghĩ mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu được, nói cách khác nó như là phương pháp “giáo dục mang tính xã hội”. 492
  5. ▪ Mã nguồn mở Atutor được phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Adaptive, ĐH Toronto vào cuối năm 2002, nó ra đời nhằm để đáp ứng với hai nghiên cứu tiến hành bởi nhà phát triển trong những năm trước đó đã xem xét các khả năng tiếp cận của các hệ thống học tập trực tuyến cho người khuyết tật. Đây là mã nguồn mở dựa trên Web Learning Content Management System (LCMS) đầu tiên thực hiện hoàn toàn với các chi tiết kỹ thuật, khả năng tiếp cận của W3C WCAG (World Wide Web Consortium Web Content Accessibility). ▪ Mã nguồn mở Claroline là nền tảng Claroline cho phép hàng trăm tổ chức từ 93 quốc gia tạo và quản lý các khóa học và cộng tác trực tuyến không gian. Đây là phần mềm ban đầu được phát triển bởi ĐH Louvain (Bỉ) vào năm 2000, Hugues Peeters là người đặt ra cái tên Claroline và nó được phát hành theo giấy mã nguồn mở GPL. Kể từ đó Claroline đã được phát triển bởi một mạng lưới quốc tế của giảng viên và các nhà phát triển phân tán trên khắp thế giới. Claroline bây giờ là hỗ trợ tài chính của Wallonne Resgion cho sự phát triển của mình thông qua chương trình WIST. Trong thời hạn chương trình này Claroline liên kết với 3 đối tác của Bỉ. Thực tế hiện nay, nhiều viện, trường ở Việt Nam đang triển khai e-learning dựa trên phần mềm mã nguồn mở (open source) như Moodle nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình triển khai nhưng vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản. Hệ thống Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dễ sử dụng với giao diện trực quan, cho phép giảng viên tạo, quản lý và cung cấp bài giảng trên môi trường web một cách rất dễ dàng với 4 nhóm chức năng chính như hầu hết các hệ thống e-learning khác. Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường ĐH lớn trên 50000 sinh viên (ví dụ ĐH Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là ĐH mở Anh - Open University of UK, trường ĐH cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và ĐH mở Canada, Athabasca University). Ngoài ra những đặc điểm nổi bật để Moodle so với các hệ thống E-learning khác như saikai, blick board là giải pháp mang tính hiệu quả là phần mềm mã nguồn mở được phát triển bởi những người tâm huyết với E-learning. Chúng ta có thể nâng cấp, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu thực tế của mình. Ngoài ra, Moodle còn hỗ trợ rất nhiều các chuẩn tạo bài giảng điện tử,... Moodle được đánh giá là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong giáo dục. Tại Việt Nam, cộng đồng Moodle đã được thành lập đầu tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường ĐH, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính phần mềm Moodle. Việc phát triển của Moodle là lớn mạnh và có rất nhiều ưu điểm khi ứng dụng tại Việt Nam so với các hệ thống học tập khác. Đó chính là lý do mà nhóm tác giả đã chọn phần mềm mã nguồn mở Moodle để triển khai hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến tại các trường. 2.4. An toàn và bảo mật thông tin Giải pháp an toàn và bảo mật thông tin được dựa trên các yếu tố sau: ▪ Kiểm tra lỗ hổng: Để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn các cuộc tấn công, các lỗ hổng nghiêm trọng phải liên tục được xác định, ưu tiên và khắc phục. Các công cụ quét lỗ hổng sẽ là một trong những công cụ không thể thiếu giúp phát hiện các lỗ hổng tiềm năng, góp phần giảm thiểu rủi ro bị khai thác. Việc quét lỗ hổng cần được thực hiện định kỳ hoặc khi có những bản cập nhật mới. Hiện nay có nhiều công cụ quét lỗ hổng. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi đề xuất công cụ Zed Attack Proxy (Jobin, Kanjirapally, Babu, & Scholar, 2021). Zed Attack Proxy (ZAP) là một công cụ quét lỗ hổng nguồn mở, miễn phí đang được duy trì dưới sự bảo trợ của 493
  6. Open Worldwide Application Security Project (OWASP). ZAP được thiết kế đặc biệt để thử nghiệm các ứng dụng web và vừa linh hoạt vừa có thể mở rộng. Về cốt lõi, ZAP có thể được xem như là “man-in-the-middle proxy”. Nó đứng giữa trình duyệt của người thử nghiệm và ứng dụng web để nó có thể chặn và kiểm tra các dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và ứng dụng web, sửa đổi nội dung nếu cần, sau đó chuyển tiếp các gói đó đến đích. Nó có thể được sử dụng như một ứng dụng độc lập và tiến trình ẩn. ▪ Kiểm tra khả năng tải: Vào thời điểm bất kỳ dự án phát triển phần mềm sắp hoàn thành, sẽ có nhiều đợt kiểm thử, đặc biệt là trong môi trường Agile nơi kiểm thử và phát triển diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, dù cho đã có nhiều đợt kiểm thử, thì khi ứng dụng gần hoàn tất, thực sự chỉ có một cách để biết liệu ứng dụng của bạn có thể đáp ứng các yêu cầu thực tế hay không đó là kiểm tra khả năng tải. Các tính năng cốt lõi sẽ được kiểm tra cơ bản (mock test) xem có đáp ứng các điều kiện chấp nhận đã được đặt ra trước hay không, khâu kiểm tra này cần một số lượng người dùng nhất định để đảm bảo có thể kiểm tra hết tất cả các tính năng cốt lõi. Ngoài ra, một trong những yếu tố cũng cần được quan tâm là liệu hệ thống có thể phục vụ được số lượng người dùng kỳ vọng hay không. Các công cụ kiểm tra tải áp lực cao (stress test) sẽ giúp xác định khả năng chịu tải tối đa của hệ thống. Một trong những công cụ kiểm tra tải áp lực cao miễn phí, nguồn mở phổ biến hiện nay là JMeter(Halili, 2008). JMeter là một công cụ mã nguồn mở dựa trên Java và thuộc dự án Apache. JMeter được sử dụng để thực hiện kiểm tra hiệu suất, kiểm tra chức năng và kiểm tra tải của các ứng dụng web. JMeter thường được sử dụng để kiểm tra hành vi chức năng kiểm tra tải và đo lường hiệu suất. JMeter có thể tạo một số lượng lớn người dùng đồng thời mô phỏng tải áp lực lớn. Ban đầu, JMeter được phát triển để kiểm tra các ứng dụng nhưng hiện nay đã mở rộng sang các chức năng kiểm tra khác. Chúng tôi đề xuất sử dụng JMeter để kiểm thử khả năng chịu tải của hệ thống khi khởi tạo cũng như khi tiến hành các cập nhật lớn. ▪ Ngăn chặn xâm nhập:Để hạn chế rủi ro từ các kết nối không mong đợi, các hệ thống thường cần cơ chế giám sát và kiểm soát các kết nối. Hệ thống ELearning được triển khai trên nền tảng hệ điều hành Ubuntu nên chúng tôi đề xuất sử dụng Uncomplicated Firewall để thực hiện các tính năng của tường lửa. Uncomplicated Firewall (UFW), là một giao diện quản lý tường lửa được đơn giản hóa, che giấu sự phức tạp của các công nghệ lọc gói cấp thấp hơn như iptables và nftables. Nếu bạn đang muốn bắt đầu bảo mật mạng của mình và không chắc nên sử dụng công cụ nào thì UFW có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn. Dựa trên công cụ UFW, chúng tôi đề xuất cài đặt các luật chặn giao thức không sử dụng và chỉ mở các port dùng cho ứng dụng web. ▪ Kiểm soát thao tác trên máy người dùng đầu cuối: Trong quá trình triển khai thi trên hệ thống ELearning, máy máy đầu cuối của sinh viên cần được kiểm soát và đảm bảo không thực hiện các hành vi vi phạm quy chế. Để đạt được yêu cầu trên, chúng tôi đề xuất sử dụng công cụ Safe Exam Browser (SEB)(Browser, 2020). SEB là một trình duyệt khóa nguồn mở cho phép giáo viên hạn chế quyền truy cập của học sinh vào các trang web bên ngoài, chức năng hệ thống hoặc các ứng dụng khác trong khi họ đang làm bài kiểm tra trực tuyến. SEB hỗ trợ giáo viên thực hiện các bài đánh giá trực tuyến được cải thiện và bảo mật bằng cách biến máy tính thành một máy trạm bảo mật. SEB được sử dụng trong nhiều tổ chức học tập (trường đại học, phổ thông, đào tạo nghề), chủ yếu cùng với giám thị trực tiếp để đảm bảo tính trung thực của đánh giá. 2.5. Một số kết quả triển khai Nhà trường đang triển khai hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến dựa trên mã nguồn mở Moodle với mục đích ban đầu cung cấp học liệu và kênh tương tác cho giảng viên và sinh viên. Tình hình triển khai hệ thống E-Learning qua các năm học từ 2019 đến 2023 với các khóa học được triển khai tăng dần cùng với chất lượng từng khóa học cũng được nâng cao. Cụ thể, trong 494
  7. năm học 2021-2022, có 4.144 khóa học đã triển khai với 168.239 lượt sinh viên ghi danh; trong năm học 2022-2023, tổng khóa học là 4.727 khóa học được triển khai với 206.079 lượt sinh viên ghi danh. Trong năm học 2022-2023, cũng là năm học thứ 2 triển khai kiểm tra kết thúc học phần trên hệ thống E-Learning, với 370 ca thi và 13.596 lượt sinh viên tham dự thi. Như vậy, hệ thống E-Learning đang đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về việc tổ chức lưu trữ học liệu, thiết kế bài giảng điện tử và tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá, khảo sát,… Với số lượng sinh viên và các yêu cầu cao hơn về việc tổ chức các khóa học E-Learning, dự kiến hệ thống cần phải được nâng cấp thêm về cấu hình phần cứng, phần mềm và hệ thống bảo mật mới đáp ứng được nhu cầu triển khai E-Learning. Hình 2. Kết quả triển khai khóa học trên hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến qua các năm 3. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Theo ý kiến của nhiều giảng viên sử dụng hệ thống e-learning của trường, các công cụ và tiện ích của hệ thống có khả năng hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và công tác đào tạo theo học chế tín chỉ tại nhà trường một cách hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ giảng viên nhưng vẫn bảo đảm điều kiện để sinh viên có thể học tốt. Có thể nói, việc triển khai ứng dụng e-learning ở các viện, trường trong thời gian qua cho thấy xu hướng tất yếu của thời đại. Bài viết này giới thiệu về e-learning, các mô hình phổ biến trong e-learning và việc ứng dụng elearning hỗ trợ dạy và học. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chưa điều tra về tính hiệu quả của việc sử dụng hệ thống thông qua nhận xét của nhiều nhóm giảng viên và sinh viên thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau; chỉ thu thập số liệu thông qua hệ thống e-learning. Vì thế, việc điều tra cụ thể về phản ứng, nhận xét của giảng viên và sinh viên cần được nghiên cứu kỹ hơn trong thời gian tới. Như được đề cập phần trên, với việc áp dụng elearning, giảng viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho sinh viên tự học, tự đọc tài liệu cung cấp sẵn trên khóa học nhưng vẫn đảm bảo được mối liên hệ chặt chẽ giữa giảng viên và sinh viên trong thời gian không học trên lớp. Vì vậy, để mô hình ứng dụng e-learning hỗ trợ dạy và học được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường cần có chính sách cụ thể về việc ứng dụng e-learning, giảng viên và sinh viên cần chủ động trong việc ứng dụng vào công việc dạy và học hàng ngày. Để thực hiện tốt điều này, cần chú trọng một số vấn đề sau: 495
  8. ▪ Tổ chức các buổi giới thiệu hệ thống e-learning cho toàn thể giảng viên, đặc biệt là giảng viên mới giữ lại trường, từ đó giảng viên hiểu hơn và áp dụng một cách phù hợp vào học phần do mình phụ trách giảng dạy. Đối với cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị đào tạo, khi được giới thiệu về các tiện ích của hệ thống này sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn và vận động giảng viên của đơn vị mình ứng dụng nhiều hơn, gắn việc ứng dụng e-learning trong công tác giảng dạy với đánh giá giảng viên. ▪ Tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên cho giảng viên có nhu cầu ứng dụng e-learning vào công tác giảng dạy cho học phần do mình phụ trách. Để làm tốt được điều này, nhà trường cần dành một phần kinh phí nhiệm vụ công nghệ thông tin hàng năm cho công tác đào tạo, tập huấn về elearning nói riêng và các phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng nói chung. Có như thế công tác đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ được phát huy hiệu quả hơn và từng bước tạo thành phong trào ứng dụng e-learning rộng khắp trong nhà trường. ▪ Theo phản ảnh của nhiều giảng viên đã sử dụng hệ thống e-learning thì tổng thời gian giảng viên dành cho học phần có ứng dụng e-learning nhiều hơn, thậm chí gấp đôi so với học phần giảng dạy trực tiếp trên lớp theo dạng truyền thống. Lý do là giảng viên phải dành thời gian soạn bài giảng và đưa lên mạng, trả lời các câu hỏi thảo luận của sinh viên thường xuyên, xây dựng bài tập trắc nghiệm, theo dõi quá trình tham gia học tập của sinh viên, tìm kiếm hoặc số hóa tài liệu tham khảo đưa lên khóa học cho sinh viên tham khảo,… Do đó, nhà trường cần có những quy định về giờ giảng phù hợp đối với học phần ứng dụng e-learning nhằm khuyến khích giảng viên sử dụng hệ thống này hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Cần xem đây là công tác quan trọng nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ, tăng cường khả năng tự học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Browser, S. E. (2020). Safe Exam Browser. In: URL: http://safeexambrowser. org/about overview en. html# Features (visited …. 2. Đức, N. V. (2020). Tiêu chuẩn E-Learning trong các khóa học đại chúng mở (MOOCs). Xu thế và cách tiếp cận. Paper presented at the PROCEEDINGS. 3. Hải, H. V. (2016). Đóng gói bài học E-learning. Tạp chí Khoa học(3 (81)), 191. 4. Halili, E. H. (2008). Apache JMeter. 5. Jobin, T., Kanjirapally, K., Babu, K. S., & Scholar, P. (2021). Owasp Zed Attack Proxy. Paper presented at the Proceedings of the National Conference on Emerging Computer Applications (NCECA), Kottayam, India. 496
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2