intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC KHU VỰC I HÀ NỘI-NHỮNG GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến hẹn lại gặp, anh em ngành điêu khắc được tụ hội thông qua những sáng tác mới nhất của mình sau một năm kiếm tìm. Chưa thể nói là toàn bộ nhưng điểm danh lại những gương mặt tiêu biểu cho thấy triển lãm đã qui tụ được nhiều thế hệ: từ Cần Thư Công, Dương Đăng Cẩn, Nguyễn Trọng Đoan, Lê Liên, Vũ Tiến, Đỗ Quốc Vị, Hoàng Uyên, Nguyễn Bá Trạch cho đến Khổng Đỗ Tuyền, Lương Văn Việt, Lê Hồng Yến... Sự hiện diện của họ cho thấy đội ngũ những người làm điêu khắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC KHU VỰC I HÀ NỘI-NHỮNG GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT

  1. TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC KHU VỰC I HÀ NỘI-NHỮNG GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT
  2. Đến hẹn lại gặp, anh em ngành điêu khắc được tụ hội thông qua những sáng tác mới nhất của mình sau một năm kiếm tìm. Chưa thể nói là toàn bộ nhưng điểm danh lại những gương mặt tiêu biểu cho thấy triển lãm đã qui tụ được nhiều thế hệ: từ Cần Thư Công, Dương Đăng Cẩn, Nguyễn Trọng Đoan, Lê Liên, Vũ Tiến, Đỗ Quốc Vị, Hoàng Uyên, Nguyễn Bá Trạch cho đến Khổng Đỗ Tuyền, Lương Văn Việt, Lê Hồng Yến... Sự hiện diện của họ cho thấy đội ngũ những người làm điêu khắc đủ tầm và lực cho những cuộc hội ngộ, dẫu biết rằng chặng đường để đến thành tựu không nhung lụa êm ả. ở đây tôi muốn trực diện cùng các bạn trong nghề nhìn nhận một cách không thỏa hiệp với những rào đón nặng tính khách sáo kiểu “xin vỗ tay cho đều”. Dễ nhận ra ở triển lãm này sự thiếu vắng đỉnh cao những tác phẩm đặc sắc, nổi trội về tầm vóc tư tưởng và cách thức biểu đạt. Đa số hiện diện tại đây là những tác phẩm tự lặp lại mình, tự dẫm lên vết chân của mình, một bước lùi thể hiện sự bế tắc trong tư duy của mỗi tác giả. Ngôn ngữ điêu khắc ít thay đổi, nghèo nàn về ngữ và nghĩa trong sáng tạo nên nhìn chung toàn bộ tác phẩm trong triển lãm đều rất monotol. Một câu hỏi được đặt ra là, đâu rồi vai trò sáng tạo không ngừng bền bỉ của người nghệ sĩ? Phải chăng là những sản phẩm được ra đời bằng sự quen tay, có khi rất cẩu thả và vội vàng. Một điểm yếu dễ dàng nhận ra là tính thời vụ trong các tác phẩm tham dự triển lãm. Hình như để kịp tham gia triển lãm mà các tác giả phải nhanh chóng hoàn thành tác phẩm của mình trên cơ sở những ý tưởng còn thô sơ, rời rạc thiếu chiều sâu, cách thể hiện nóng vội gặp đâu hay đó thiếu hoàn chỉnh và rành mạch. Chúng ta kỳ vọng những tác
  3. phẩm tâm huyết, tầm vóc nhưng chỉ thu được những tác phẩm dễ dãi, vội vàng, đó là điều cần phải nghiêm túc suy nghĩ. Trong sáng tác nghệ thuật ghi nhận những giây phút xuất thần, đột biến. Tia sáng đó không phải xuất hiện ngẫu nhiên, trời cho, mà là kết quả của những cọ xát, trăn trở, lao tâm khổ tứ của người nghệ sĩ. Nghệ thuật là một con đường dài và nhiều cạm bẫy. Dài vì khôn cùng trong khi sức lao động sáng tạo có hạn độ. Còn cạm bẫy không gì khác chính là thái độ buông xuôi không dám dấn thân, tự bằng lòng với cái đã đạt được. Không có con đường ngắn, con đường đi tắt để đến với nghệ thuật, để khẳng định được tư duy và ngôn ngữ như là một cá tính riêng của mình thì từng tác giả phải đi hết con đường mà nghệ thuật đặt ra. Về cơ bản một tác phẩm phải là sự tổng hoà của yếu tố nội dung và hình thức. Nội dung của tác phẩm thường xoay quanh vấn đề thuộc xã hội hoặc ẩn chứa trong nội tâm tác giả còn hình thức là sự biểu hiện nội dung đó thông qua ngôn ngữ điêu khắc. Có những tác phẩm trong triển lãm này mới chỉ dừng lại ở như là những sáng kiến về nội dung hay cách thức biểu đạt chứ chưa phải là tác phẩm hoàn chỉnh. Có khi tác giả đặt ra một nội dung rất “đao to búa lớn” nhưng lại giải quyết nông cạn, bé mọn như mặc áo khỉ cho voi vậy. Có lúc nội dung thì giản dị nhưng hình thức lại trang kim, diêm dúa khiến tác phẩm trở nên kệch cỡm, hợm hĩnh. Gốm năm nay nhiều nhưng thiếu sáng tạo. Những tác phẩm gốm nhưng lại thiếu ngôn ngữ đặc sắc của gốm gần như với tác phẩm đó nếu được đục đá, đẽo gỗ hay đúc đồng thậm chí đổ thạch cao, xi măng cũng không khác gì mấy. Yếu tố chất liệu đã bị các tác giả bỏ qua. Hầu như, các tác giả không hề quan tâm đến gốm như một chất liệu với những đặc trưng có sở trường, sở đoản mà chỉ lựa chọn nó
  4. như người ta đi chợ tìm một cái gì đó hợp với túi tiền hoàn cảnh. Chính vì lý do đó mà những tác phẩm gốm năm nay từa tựa như nhau từ nội dung, ngôn ngữ cho tới kích thước... Mỗi tác giả có phông văn hoá của riêng mình cũng như có một gu thẩm mỹ nhất định nhưng từ một tác phẩm của cá nhân để đến được với công chúng, ở lại được với nghệ thuật thì không thể “con hát mẹ khen hay” là được. Có nhiều người quan niệm nghệ thuật là tự thân, nếu có động lực vẽ bạn có thể thành hoạ sĩ mà không hề cần biết đến các qui tắc hình hoạ hay xử lý màu sắc thế nào, cũng như bạn có thể hát mà không cần biết một nốt nhạc nào. Điều này có thể đúng với một vài cá nhân kiệt xuất nào đó của nhân loại nhưng không thể trở thành một kinh nghiệm phổ biến. Sự xuất hiện của các thiên tài nghệ thuật là kết quả hội tụ nhiều nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” nên không phải bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu đều có thể có thiên tài được. Chính vì vậy cho rằng với nghệ thuật chỉ cần tự học là ngộ nhận, phiến diện. Người nghệ sĩ cần phải đào luyện liên tục, cần có những kiến thức cơ bản và những kỹ năng chuyên nghiệp, tất nhiên việc học không chỉ giới hạn trong trường ốc mà sự học đối với người nghệ sĩ là cả cuộc đời làm nghệ thuật, học từ cuộc sống, từ các bậc thầy, từ đồng nghiệp và từ những thành công và thất bại của bản thân mình... Hiện nay với công nghệ thông tin những giới hạn không gian và thời gian được co kéo lại, thế giới chưa lúc nào lại trở nên đại đồng như lúc này, nhưng bước từ bờ ao, sân vườn nhà mình sang những sân chơi quốc tế, nhiều nghệ sĩ của ta không tránh được sự choáng ngợp. Khác với những người vốn như “ếch ngồi đáy giếng”, có những người lại trở nên tự tin thấy hình như không còn gì lạ lẫm, không còn gì chưa được thể nghiệm sáng tạo trên thế
  5. giới, mảnh đất nào dường như cũng đã có người trồng cấy. Lúc nào họ cũng thấy thế giới hiện giờ đã không còn làm như những gì chúng ta đang làm nữa. Nếu nghĩ như vậy và cố chạy theo đuôi thế giới như vậy, theo tôi chúng ta cũng sẽ không gặt hái được gì bởi nghệ thuật không thể đốt cháy giai đoạn cũng như không thể phân định bằng các khái niệm lạc hậu, tiên tiến hay phát triển được. Chưa kể hậu quả nhãn tiền việc sính ngoại đó là sự xa rời cá tính thẩm mỹ dân tộc đến mất bản sắc mà có thể thấy ngay sự không logic biện chứng của tư duy đó. Nghệ thuật với tôi ở một mức độ nào đó cần có một sự bảo thủ. Đây là sự bảo thủ miễn nhiễm những xu hướng ngoại lai, ngoài mình và xa lạ với mình. Nghệ thuật châu Phi luôn tiềm ẩn những giá trị làm kinh ngạc mọi thiên tài của thế giới. ấy là nghệ thuật chỉ soi rọi vào bản thân mình, tự chiêm nghiệm và đối thoại không ngừng. Điều đó cũng đúng với mỗi chúng ta, là bài học cho mỗi chúng ta bước tiếp con đường nghệ thuật. Tạ Quang Bạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2