intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần V

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

192
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện chứng pháp của tinh thần là biện chứng pháp duy tâm của những hiện tượng tinh thần nhằm biện chính chế độ nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo Hegel, tinh thần tức là lý tính đã tìm thấy mình trong thực tế, thấy thực tế là mình. Nó khác với lý tính ở trên (ở chương V) là tin tưởng chủ quan nhưng chưa thực hiện được. Ở đây, ý thức bản ngã đã tìm thấy mình trong thực tế; thấy thực tế là mình tức là đã thông cảm được với thế giới, thông cảm được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần V

  1. Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần V Chương VI - TINH THẦN Biện chứng pháp của tinh thần là biện chứng pháp duy tâm của những hiện tượng tinh thần nhằm biện chính chế độ nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo Hegel, tinh thần tức là lý tính đã tìm thấy mình trong thực tế, thấy thực tế là mình. Nó khác với lý tính ở trên (ở chương V) là tin tưởng chủ quan nhưng chưa thực hiện được. Ở đây, ý thức bản ngã đã tìm thấy mình trong thực tế; thấy thực tế là mình tức là đã thông cảm được với thế giới, thông cảm được giữa chủ quan và khách quan: tức là tinh thần. Có tinh thần là nắm được thế giới khách quan như mình: cái mà mình thấy xung quanh mình chính là mình, cái gì cũng là mình cả. Theo Hegel, tinh thần ấy diễn biến như sau: 1 – Tinh thần tự nhiên Lúc đầu, nó xuất hiện một cách trực tiếp tự nhiên, tự nhiên con người ấy có tinh thần, con người sống một đời sống mà mình thấy mình thông cảm với thực tế khách quan. Xã hội mà thực hiện được tinh thần tự nhiên như thế là xã hội thành thị Hy Lạp. Hegel đã theo truyền thông văn nghệ và tư tưởng cổ đại. Theo những tài liệu ấy, đời sống của người cổ Hy Lạp không có mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể. Họ thấy một cách tự nhiên không phải cố gắng cái ý nghĩa tập thể. Họ tự nhiên thấy mình thỏa mãn trong đời sống tập thể. Phân tích hiện tượng điều hòa tự nhiên trong đó ta thấy vẫn có mâu thuẫn, nhưng mâu thuẫn thống nhất trực tiếp. Đó là
  2. mâu thuẫn giữa gia đình và nhà nước. Gia đình là đời sống cá thể của mọi người, nhà nước là đời sống đại thể. Gia đình cung[12] cấp công dân cho nhà nước. Trái lại, nhà nước là điều kiện cho gia đình phát triển sinh sống. Lúc nào mà gia đình phát triển mâu thuẫn đối với nhà nước, nghĩa là lợi ích cá thể của mình trái với lợi ích của nhà nước, thì chiến tranh xuất hiện để củng cố quyền nhà nước đối với gia đình. Khi có chiến tranh, gia đình phải hy sinh cho nhà nước, và nhà nước phải củng cố, nhưng tuy thế trong đó vẫn có những mâu thuẫn để đi đến tiêu diệt xã hội, tiêu diệt sự điều hòa của xã hội Hy Lạp. Các thành thị tiêu diệt nhau, nhưng lại thống nhất hình thức. Cụ thể: nó thống nhất trong nhà nước La Mã. Dân không còn là công dân. Một mặt, họ thực hiện được đời sống cá nhân không bị ràng buộc trong đời sống tập thể, vì khi có đế quốc La Mã thì không có đời sống tập thể nữa, nó chỉ là một đại thể hình thức, mỗi một cá nhân thực hiện đời sống riêng biệt của mình. Nhưng mặt khác, nó lại bị tổ chức nhà nước đàn áp, tiêu diệt mất nội dung; nó chỉ còn là đời sống riêng biệt có tính cách hình thức. Hiện tượng điều hòa giữa cá nhân và tập thể một cách tự nhiên đã bị tiêu diệt. Cá nhân có quyền sống, cụ thể là có quyền tư hữu, không bị ràng buộc bởi tập thể, nhưng quyền tư hữu đó chỉ là trừu tượng, đã bị tổ chức nhà nước tiêu diệt mất nội dung. Vì thực tế là người nào cũng bị áp bức. Do hiện tượng ấy, cá nhân mà xuất hiện như thế thực ra không thực hiện được ý nghĩa chân chính trong đời sống cá nhân của nó, mà chỉ thực hiện bên ngoài thôi. Hegel gọi đó là hiện tượng tha hóa. Đời sống không còn tính chất điều hòa tự nhiên nữa. Thế giới là ngoài nó, nhưng thế giới ngoài nó mà lại phải nhận là thế giới của nó. Chính nó là thế giới của chủ nghĩa gia tộc đời Trung Cổ, quan niệm rằng con người sống ở đời như thế là sống trong nhà tù, cho rằng mình là người ở trên trời bị đầy xuống trần gian. Phê phán:
  3. Tinh thần điều hòa trực tiếp, giữa cá nhân và xã hội, giữa chủ quan và khách quan, có phát triển trong giai đoạn Hy Lạp, và có củng cố chế độ nhà nước ở Hy Lạp thực, nhưng nguồn gốc của nó là ở đâu? Đây, có thể nói Hegel đã hoàn toàn bỏ qua cơ sở là chế độ chiếm hữu nô lệ. Hegel không biết đến cơ sở thực tế, vì không muốn nói đến. Vì nói đến thì không còn tinh thần điều hòa ấy nữa. Chính tinh thần điều hòa ấy là một cách che lấp cái chế độ nô lệ; biện chính chế độ ấy bằng cách che lấp chế độ ấy. Sở dĩ trong một thành thị các công dân có liên đới với nhau một cách chặt chẽ, đến nỗi không ai đặt vấn đề đời sống cá nhân ngoài đời sống xã hội, chính là vì họ cùng nhau bóc lột nô lệ. Họ không liên đới với nhau thì họ sẽ bị nô lệ chống lại. Sự điều hòa giữa gia đình và nhà nước, giữa quyền lợi tư và chung xuất phát từ đấy. Nhà nước được củng cố, chiến tranh thôn tính các nhà nước khác, chỉ còn lại một nhà nước La Mã, nhưng nhà nước La Mã lại xa cá nhân, nó không phải là nhà nước mà mọi công dân đã đóng góp với tất cả tâm hồn của mình. Trái với nhà nước Hy Lạp trước đó là nhà nước mà mọi người công dân cảm thấy là của nó. Còn nhà nước La Mã thì họ thấy chỉ là một bộ máy quan liêu xa họ. Sở dĩ chiến tranh có tác dụng hai mặt đối lập như vậy chính vì: một mặt chiến tranh là một phương thức để phát triển chế độ nô lệ (có chiến tranh mới bắt được tù binh làm nô lệ), trong thành thị mọi công dân đều liên đới với nhau trong công việc bắt nô lệ ấy; nhưng một mặt khác, bắt nô lệ mãi thì những nước đến cướp nô lệ dần dần cũng chuyển lên chế độ nô lệ. Thế giới nô lệ to quá đối với thế giới thị tộc. Nó không có cơ sở để đi cướp nô lệ nữa, thành ra nó phải sống một cách tự túc. Lúc đó là lúc bắt buộc nó phải tan rã. Sở dĩ các thành thị thôn tính lẫn nhau đi đến một nhà nước hoàn toàn quan liêu không được ai ủng hộ (có thể nói nhà nước La Mã là hoàn toàn không được dân ủng hộ, nó chỉ sống bằng bộ máy quan liêu của nó), căn bản là do sự phát triển của chế độ nô lệ bắt buộc nó phải tự thôn tính nó. Vì đến một lúc nào đó, điều kiện bắt nô lệ khó hơn, do đó mà các thành thị chủ nô phải đi
  4. bắt lẫn nhau. Cuối cùng, chính những phần tử giàu có trong lớp trên của giai cấp chủ nô bắt buộc phải bóc lột tầng lớp dưới, biến dân tự do thành nô lệ. Đó tức là lúc nhà nước La Mã không được quần chúng tự do ủng hộ nữa. Hegel đã hoàn toàn bỏ qua thực tế đó, chỉ lấy tinh thần lý tưởng hóa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Hegel có thấy nó qua rồi, nhưng vẫn cứ duy trì cái tốt đẹp bề ngoài của nó, để sau này Hegel đặt vấn đề tái lập trong điều kiện khác. Biện chứng pháp tinh thần của Hegel thực hiện trong ba giai đoạn: - Giai đoạn đầu: Thực hiện một cách tự nhiên cá nhân, không đặt vấn đề mình là ngoài tự nhiên. - Giai đoạn 2 là giai đoạn tha hóa: đối lập cá nhân và tập thể, con người và thế giới, xem thế giới là nơi người bị đầy đọa. - Giai đoạn 3: lý tưởng qua giai đoạn tha hóa thì trở lại tinh thần cũ. Nhưng Hegel không thấy rằng chính tinh thần cũ có cơ sở thực tế của nó là chế độ áp bức, bóc lột nô lệ. Chính tư tưởng ấy là tư tưởng mà Hegel muốn tái lập. Ta phê phán không phải vì Hegel muốn tái lập, mà vì thực tế tư tưởng ấy đã là lý tưởng của giai cấp tư sản Âu Tây, trở lại đời sống con người và tự nhiên nhưng quan niệm theo kiểu duy tâm. Thực tế, lịch sử văn minh Hy Lạp có thực hiện những giá trị chân chính, nhưng những giá trị ấy có phải là tinh thần thân mật trực tiếp liên đới giữa cá nhân và tập thể không? Điểm đó phải xét lại. Thực tế, những giá trị mà ta còn công nhận trong văn minh Hy Lạp là những hiện tượng lịch sử đấu tranh giai cấp, chống áp bức bóc lột một cách có ý thức. Trong đó có những cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô. Chính cuộc đấu tranh giai cấp có ý thức đó đã được diễn tả trong văn nghệ, triết học. Nó là một cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm, đấu tranh chống tôn giáo, chống triết lý duy tâm. Nghệ thuật Hy Lạp với tính chất điều hòa cuối cùng là đề cao nhân loại chống mơ hồ tôn giáo. Trái lại, theo cách hiểu biết cũ thì cho
  5. rằng giá trị của thành thị Hy Lạp không phải là đấu tranh giai cấp có ý thức, mà là sự thống nhất của những công dân trong sự liên đới áp bức bóc lột nô lệ, thành ra là ngoài thì nó xuất hiện với một hình thức điều hòa, nhưng thực ra chỉ là kết quả của một tổ chức nhà nước đặc biệt tinh vi. Như thế, cái mà Hegel đề cao chính là phần mơ hồ trong tư tưởng Hy Lạp. Còn cái mà Hegel bỏ qua là phần chân chính, thiết thực, phần đấu tranh. Hegel mô tả thành thị Hy Lạp như một thiên đường đã mất với đế quốc La Mã và đạo Gia tô, mà xã hội tư bản cần phải trở lại. Thực tế, nó không phải là một thiên đường, mà chính xã hội Hy Lạp là xã hội lần đầu tiên đã xuất hiện chủ nghĩa nhân văn chống chủ nghĩa tinh thần mà Hegel đề cao. Do chỗ hoàn toàn bỏ qua cơ sở thực tế một cách có ý thức, do chỗ diễn tả một cách rất ngược giá trị lịch sử Hy Lạp, Hegel đi đến kết luận: chuyển sang đế quốc La Mã về thế giới Trung Cổ, con người đã thực hiện được mình bằng cách tha hóa, nghĩa là thực hiện mình ngoài mình, tức là mất thiên đường. Những hiện tượng Hegel nêu ra chỉ là diễn biến bên ngoài của lịch sử chuyển biến từ nô lệ sang phong kiến. Trong đó có một công cuộc giải phóng rất vĩ đại. Phần giải phóng vĩ đại đó bị Hegel cho là hiện tượng tha hóa. Thế giới gọi là tha hóa chính là thế giới mà lần đầu tiên người nô lệ đã thực hiện được phần nào quyền sống, quyền làm người của mình. Ý thức cá nhân mà Hegel cho là bị tha hóa, chỉ còn quyền lợi cá nhân mất tính chất tập thể, do đó trước mặt nó chỉ còn nhà nước quan liêu mà nó không thông cảm được, chính là người dân mới, là nhân dân trong đó không phân biệt dân tự do và nô lệ nữa. Nếu chỉ nhìn hiện tượng, nhớ lại thiên đường cũ như Hegel, thì thế giới là tha hóa thật, nhưng chính trong thế giới tha hóa, những giá trị thiết thực để thể hiện. Lịch sử của thế giới tha hóa chính là lịch sử của lao động và đấu tranh của nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2