Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần IV
lượt xem 102
download
Lý tính là ý thức bản ngã tin tưởng rằng mình là tất cả sự vật trong thế giới. Ở đây, tư tưởng duy tâm của Hegel lên đến cao độ: ý thức chủ quan nhận thấy mình trong tất cả sự vật. Biện chứng pháp của lý tính thông qua 3 giai đoạn: 1 - Lý tính thực nghiệm, 2 - Lý tính thực tiễn gồm có 3 giai đoạn nhỏ: a) Hưởng lạc và định mệnh; b) Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng; c) Đạo đức và thời cuộc. 3 - Lý tính trong cái...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần IV
- Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần IV Chương V - Lý tính Lý tính là ý thức bản ngã tin tưởng rằng mình là tất cả sự vật trong thế giới. Ở đây, tư tưởng duy tâm của Hegel lên đến cao độ: ý thức chủ quan nhận thấy mình trong tất cả sự vật. Biện chứng pháp của lý tính thông qua 3 giai đoạn: 1 - Lý tính thực nghiệm, 2 - Lý tính thực tiễn gồm có 3 giai đoạn nhỏ: a) Hưởng lạc và định mệnh; b) Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng; c) Đạo đức và thời cuộc. 3 - Lý tính trong cái thực hiện của mình gồm có: a) Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy; b) Lý tính lập pháp; c) Lý tính kiểm pháp.
- Quá trình diễn biến của lý tính phản ánh quá trình đấu tranh giai cấp trong thời đại tư sản đang lên. 1 - Lý tính thực nghiệm (tiếp thu kinh nghiệm) Lý tính thực nghiệm là ý thức tin tưởng mình là mọi sự vật, trong thế giới chỉ có mình thôi. Nó phát triển bằng tư tưởng thực nghiệm, tìm tòi mình trong tự nhiên, vì tin tưởng trong tự nhiên chỉ có mình. Do đó mà phát triển khoa học thực nghiệm. Lòng tin tưởng của nhân loại vào mình đã thành lập trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, nhưng gặp mâu thuẫn khi chuyển lên vấn đề người: lúc nó đặt vấn đề con người là gì? tư tưởng là gì (tâm lý học)? Khoa học tự nhiên quan niệm người là một vật tự nhiên, nó là một bộ óc như vậy làm sao nó lại tư tưởng được (nó tự nhận nó trong vật ấy được). Do mâu thuẫn ấy, ý thức lý tính chuyển sang một lập trường mới: lý tính thực tiễn. Nó không thể nhận thấy nó trong tự nhiên, cho nên nó phải tự thực hiện nó trong tự nhiên. 2 - Lý tính thực tiễn thông qua 3 giai đoạn: a - Hưởng lạc và định mệnh Chủ yếu là hưởng lạc trong luyến ái, phát triển trong thế kỷ XVII, XVIII. Tư tưởng hưởng lạc là một hình thái tư tưởng cao hơn trình độ ham muốn, vì nó bao hàm ý thức bản ngã: đã tin tưởng mình là tất cả sự vật, mình thống trị thế giới. Nhưng nó lại gặp một ý thức khác (một người khác) cùng tin tưởng như thế. Hai bên rất xa cách nhau, vì mỗi người mang một thế giới trong đầu óc. Mỗi cá nhân đều tự giác về quyền lợi tuyệt đối của mình, nhưng lại gặp một cá nhân khác cũng tự giác. Như thế chỉ còn một cách giải quyết là gây ra một cái thông cảm để phá cái ngăn trở giữa cá nhân và cá nhân. Cái cản trở đó bị phá bỏ trong sự hưởng lạc. Sự hưởng lạc đó không phải chỉ nhằm hấp thụ đối tượng vào mình, mà có ý thức
- phá bỏ xa cách giữa cá nhân và cá nhân để gây nên một ý thức đại thể. Trong hưởng lạc, cá nhân thông cảm với toàn bộ thế giới, tìm sự giải phóng con người trong cái hưởng lạc đó, và đặt cho mình một giá trị tuyệt đối: đưa cá nhân lên đại thể. Đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn: đại thể đây không có ý nghĩa cụ thể, thông qua một cách chung chung, không nắm được điểm nào dứt khoát; rất trừu tượng. Đó chính là cái định mệnh. Thực tế, trong cái hưởng lạc không đạt được mức cao hơn, do định mệnh hai bên thông cảm với nhau mà hưởng được hạnh phúc, nhưng không biết dựa vào đâu, không hiểu vì sao có cái định mệnh ấy? Định mệnh là một khái niệm nghèo nàn không có nội dung. Nhưng trong cái nghèo nàn ấy, lý tính cảm thấy mình không còn là cá nhân hưởng lạc mà mình có giá trị đại thể. Do mâu thuẫn này, ý thức lại chuyển lên một hình thức cao hơn: luật của nhân tâm và tự cao điên cuồng. b - Luật của lương tâm và tự cao điên cuồng Đến đây, thấy trong lương tâm mình có luật đại thể mà mình có bổn phận thực hiện. Lương tâm chống lại thời cuộc, tức là cái thế giới xấu. Ta tốt, ta chống lại thế giới xấu. Nhưng đến đây, những lương tâm cá nhân lại mâu thuẫn với nhau, đi đến tự cao điên cuồng chỉ cho mình là tốt, và chống lại tất cả người khác. Luật của lương tâm căn bản chỉ là cá nhân, lương tâm của mỗi người khác nhau, không ai giống ai, nhưng ai cũng cho mình là tốt cả. Kinh nghiệm ấy cho ta thấy phải hy sinh cá nhân chuyển lên đạo đức. c - Đạo đức và thời cuộc Đạo đức không phải là lương tâm cá nhân, mà là lương tâm phải hy sinh cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đức tính chống lại thời cuộc, vì thời cuộc là xấu, thời cuộc chỉ là một số cá nhân làm theo quyền lợi của họ. Ai hy sinh cá nhân thì phải thắng. Nhưng trong lúc anh nói anh chống lại thời cuộc thì anh cũng chỉ làm một số việc biểu hiện tài năng của anh, mà tài năng thì nó có nội dung khách quan của
- nó. Quá trình phát huy tài năng là một quá trình khách quan không phải do hy sinh cá nhân. Tài năng được thực hiện như thế nào? Thực tế thời cuộc tạo điều kiện cho tài năng phát triển; tài năng cũng là một yếu tố của thời cuộc, cũng do thời cuộc mà có. Cho nên nó không chống lại được thời cuộc. Đúng hơn, ý thức đạo đức cá nhân thực hiện trong sự việc, chân lý của nó là sự việc nó không thoát khỏi thời cuộc. Do mâu thuẫn đó, lý tính lại chuyển sang một hình thái cao hơn. 3. Lý tính trong cái thực hiện của mình a - Giới động vật của tinh thần và cái lừa dối hay chính sự việc ấy đấy Cá nhân chỉ biết có mình thôi, không biết người khác, nhưng khi phát huy tài năng thì mỗi cá nhân lại làm công việc chung. Công việc của nó làm có ý nghĩa tinh thần: do đó gọi là giới động vật của tinh thần: mỗi sự nghiệp cá nhân là một bộ phận của sự nghiệp chung; nó tưởng là nó làm cho nó thì nó đã làm cho tập thể, nhưng thực tế thì nó lại cũng làm cho cá nhân nó. Mâu thuẫn đó Hegel kêu là lừa dối. Nhưng mà trong quá trình mâu thuẫn ấy, chúng ta đi đến ý thức cái mà ta nhầm chính là sự việc ấy đấy. Như thế, ý thức không phải là cá nhân, vì sự việc ấy có ý nghĩa đại thể. Nếu đã nhận thức được điểm ấy, thì ý thức đặt quy luật cho thế giới: đó là lý tính lập pháp. b - Lý tính lập pháp Đặt luật có giá trị phổ cập, nhưng cũng chỉ dựa vào cá nhân thôi, vì nó thấy nó có cơ sở đặt luật cho mọi người. Điểm này Hegel nhắm luận lý cảm tính của Rousseau[7], định ra luật pháp dựa vào cảm tính, cảm tính cho cái gì tốt là tốt, cái gì xấu là xấu. Nhưng lại có mâu thuẫn, vì cảm tính mỗi người một khác, không thể dựa vào cảm tính mà đặt luật pháp được. Nó chỉ có thể xem xét đặt luật này đúng hoặc sai: lý tính kiểm pháp. c - Lý tính kiểm pháp
- Điểm này Hegel nhắm luận lý của Kant với mệnh đề căn bản: «Hành động thế nào để cho châm ngôn hành động của mình có thể được đề ra thành một quy luật đại thể cho mọi người». Nhận xét lề lối hoạt động đó là lý tính kiểm pháp. Nhưng các mệnh đề của Kant cũng chỉ là hình thức chung của mọi quy luật thôi, không cho phép phân biệt đúng hay sai. Thí dụ: ta có quyền lấy của người không? Theo tiêu chuẩn trên thì có thể có và cũng có thể không, tùy theo ta có nhận chế độ sở hữu hay không. Thành ra không thể dựa vào lý tính cá nhân với bất kỳ hình thức nào để thực hiện cái tin tưởng của lý tính ấy: mình là thế giới ấy đấy. Nếu cái tin tưởng đó đúng, mình không còn là cá nhân mà là ý thức đại thể. Nó là ý thức tinh thần, là ý thức của xã hội. Phê phán: Đây Hegel đã trình bày trong tinh thần ý nghĩa của một số chủ nghĩa lớn trong thời đại cách mạng tư sản: 1. Chủ nghĩa khoa học thực nghiệm. 2. Chủ nghĩa hưởng lạc. 3. Chủ nghĩa cá nhân duy tâm, lấy cá tính làm quy luật cải tạo thế giới (chủ nghĩa anh hùng thưởng phạt theo cá tính của mình). 4. Chủ nghĩa đạo đức, phải hy sinh cá nhân chống lại thời cuộc để thực hiện đức tính, phát triển trong giai đoạn cao nhất của Cách mạng Pháp 1789 thời Robespierre[8] lãnh đạo. 5. Ngoài ra, Hegel cũng phản ánh luận lý cá nhân chủ nghĩa của Montaigne[9], một phần nào của Descartes[10], luận lý tình cảm của Rousseau, cuối cùng là luận lý của Kant. Nội dung rất phong phú. Mâu thuẫn Hegel nêu lên là mâu thuẫn có thật trong lịch sử tư tưởng và trong lịch sử nói chung. Ví dụ: mâu thuẫn đặc tính
- với thời cuộc là mâu thuẫn có thật giữa bọn Robespierre và giai cấp tư sản. Robespierre đề cao đức tính cũng chỉ là phục vụ tư sản, mà quyền lợi tư sản lại chỉ là quyền lợi cá nhân. Nội dung tuy phong phú nhưng chỉ diễn tả trong tinh thần: nói chung là mâu thuẫn giữa cá thể và đại thể, nhưng ta không hiểu vì sao mâu thuẫn lại diễn biến như vậy, cuối cùng đức tính phải đầu hàng thời cuộc. Hegel đã tách rời cơ sở thực tế. Cả công trình xây dựng lý tính trên cơ sở duy vật lại được trình bày một cách duy tâm: trình bày để chứng minh chủ nghĩa duy tâm; biện chứng pháp của Hegel đã đảo ngược cái ý nghĩa chân chính của phong trào cách mạng tư sản: ý nghĩa duy vật. Mâu thuẫn căn bản, đứng về mặt duy tâm mà Hegel nêu ra trong quá trình diễn biến của lý tính là mâu thuẫn giữa sự tin tưởng của bản ngã (ý thức cho mình là tất cả thế giới khách quan) và mặt khác là sự thực rằng ý thức bản ngã vẫn là cá nhân. Mâu thuẫn là: cái mà nó tin tưởng thì thực tế nó chưa thực hiện được. Từ mâu thuẫn đó, nó chuyển lên hình thức bản ngã đại thể tức là cái tôi đại thể. Hegel gọi cái tôi đại thể đó là tinh thần. Mâu thuẫn trên thực tế ở đâu ra? Trong thời tư bản chủ nghĩa, ngay trong lúc đang lên của nó đã có mâu thuẫn giữa cá nhân chủ quan và đại thể khách quan. Nhưng mâu thuẫn đó không phải xuất phát từ tinh thần như Hegel tưởng. Theo Hegel, trong lý tính thực nghiệm có mâu thuẫn ở chỗ nó tưởng nó có thể tìm thấy được nó trong thế giới vật chất, nhưng thực tế nó không tìm được. Do đó, phải chuyển sang một lập trường mới là lý tính thực tiễn. Hegel có phản ánh một phong trào tư tưởng có thực, như sau: một mặt thì phát triển khoa học thực nghiệm, một mặt lại phê phán khoa học thực nghiệm, cho khoa học thực nghiệm chỉ nắm được một số quy luật chết, không nắm được bản chất con người. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, mình mới thực hiện được tính chất nhân
- bản. Ví dụ: trong quyển Faust của Goethe[11] đã biểu hiện một tinh thần chán nản đối với khoa học, và đòi hỏi một hoạt động thực tiễn. Như câu: «Khoa học thì xám, nhưng cây của đời sống bao giờ cũng xanh». Đó là một xu hướng đã phát triển nhiều trong tư tưởng tư sản. Với tư tưởng này, thì một mặt phát triển khoa học, nhưng một mặt lại phê phán khoa học, đi vào hoạt động chủ quan chống lại khoa học. Sở dĩ như thế, vì thực tế khoa học máy móc không thỏa mãn được những nhu cầu của người ta, thành ra nó bắt buộc người ta phải tìm con đường giải phóng bằng cách phản lại khoa học, nó đòi hỏi cái mà Goethe đã gọi là «cây sống xanh tươi». Nhưng có phải chỉ vì mâu thuẫn tinh thần trong bản chất khoa học tự nhiên mà đi đến giải pháp đó không? Có phải vì khoa học tự nhiên lúc bấy giờ có tính chất máy móc mà phải đi tìm con đường giải phóng trong con đường phản lại khoa học không? Thực tế, những người đi vào con đường hoạt động phản lý hồi đó phần lớn không phải là những nhà khoa học. Sở dĩ khoa học tự nhiên hồi đó còn có tính chất máy móc như thế, là vì nó bị một cơ sở thực tế nào đó chi phối. Hegel đã không xét đến cơ sở thực tế của khoa học tự nhiên, mà chỉ quan niệm theo cách hiểu biết trong phạm vi tinh thần, giải thích khoa học tự nhiên theo kiểu duy tâm của Kant (quan niệm xây dựng đối tượng khách quan theo quy luật chủ quan). Vì thế mà Hegel nói đến chuyện tìm chủ quan trong thực nghiệm. Thực tế, trong giai đoạn tư sản đang lên, sự phát triển của khoa học tự nhiên không phải là do việc đi tìm mình trong tự nhiên, mà trái lại là tìm tự nhiên trong thế giới khách quan. Nó là thế giới quan duy vật, chứ không phải là duy tâm. Lúc đó, sở dĩ hướng về thế giới khách quan vì trong thực tế đã xuất hiện một phương thức hiểu biết mới theo toán lý, gây cơ sở để hiểu biết tự nhiên. Phương thức hiểu biết mới đó sở dĩ xuất hiện trong ta, căn bản lại do kinh nghiệm mới trong phương thức sản xuất mới của tư sản. Phương thức hiểu biết mới đó có hiệu lực hơn phương thức hiểu biết cũ, nó giúp
- con người hiểu biết sâu sắc hơn trước. Hiệu lực của phương thức hiểu biết mới chỉ là kết quả của hiệu lực thực tế của phương thức sản xuất mới. Hegel không thấy ý nghĩa thực tế đó mà chỉ nắm phần xuất hiện của phương thức hiểu biết mới, rồi cho rằng nó là ý thức đi tìm mình trong tự nhiên. Hegel đã biến phong trào duy vật thành một phong trào duy tâm. Do đó, đi đến kết luận rằng: vì mình không tìm thấy mình trong tự nhiên, nên phải tự thực hiện mình chống lại thế giới. Thực tế có hiện tượng chán nản khoa học tự nhiên thật, nhưng cản bản là do mâu thuẫn trong thực tế gây ra, chứ không phải do mẫu thuẫn trong tinh thần. Không phải là chuyện nhà khoa học tự cảm thấy trong tinh thần chán nản mà đi vào hoạt động chủ quan. Khoa học có tiến bộ là nhờ có phương thức sản xuất mới, nhưng trong phương thức sản xuất mới vẫn có thiểu số; có mâu thuẫn là: về mặt sản xuất thì có tính chất xã hội, nó mở rộng phạm vi sản xuất, nhưng về quan hệ sản xuất thì lại có tính chất tư hữu, cá nhân. Do đó, trong phương thức sản xuất mới đó tuy có cơ sở để phát triển lực lượng sản xuất, nhưng lại không có cơ sở để tổ chức quan hệ sản xuất cho hợp lý. Nó có một phần nào có tổ chức hợp lý, nhưng đó chỉ là trong phạm vi đơn vị cá thể, chứ xét toàn bộ xã hội thì nó không có cơ sở để tổ chức hợp lý được, vì nguyên lý của nó là cá nhân tự do cạnh tranh. Do đó mà nó đặt vấn đề giải quyết trên cơ sở cá nhân, và hoạt động thực tiễn có tính chất cá nhân chủ quan. Vì có tính chất cá nhân chủ quan nên nó mới đối lập với khoa học. Đó là mâu thuẫn căn bản trong xã hội tư bản (hoạt động thực tiễn mâu thuẫn với hoạt động khoa học). Do mâu thuẫn căn bản đó mới xuất hiện trong tinh thần hiện tượng chán nản đối với khoa học, đi tìm chân lý ở đời sống thực tiễn chủ quan. Xét lại những hiện tượng hoạt động cá nhân chủ quan mà Hegel đã mô tả, như hiện tượng chủ nghĩa hưởng lạc, mâu thuẫn trong chủ nghĩa hưởng lạc, luật của nhân tâm (lấy lương tâm cá nhân để cải tạo xã hội), đạo đức hy sinh cá nhân nhưng vẫn trên lập trường cá nhân... là những hiện tượng có thực mà Hegel mô tả đúng đắn phần lớn, nhưng những hiện tượng đó xuất hiện trên một cơ sở xã hội
- thực tế, chứ không phải xuất hiện do một biện chứng pháp tinh thần. Cơ sở thực tế đấy chính là điều kiện hoạt động trong các giai đoạn của cách mạng tư sản. Ở giai đoạn còn non, hoạt động đối lập có tính chất cách mạng tư sản ở chỗ nó lấy hưởng lạc cá nhân làm trung tâm để chống lại những ràng buộc của phong kiến. Ở Âu châu vào thế kỷ XVII, XVIII, có cả một phong trào như thế. Ở Việt Nam, tuy yếu tố tư bản chủ nghĩa chưa phát triển bằng Âu châu hồi đó, nhưng những tác gia như Hồ Xuân Hương cũng đã đi theo hướng đó. Đến mức cao hơn, lúc giai cấp tư sản thấy có đủ sức cải tạo xã hội (không phải chống lại xã hội cũ bằng thỏa mãn cá nhân nữa), thì mới lấy luật nhân tâm để chống lại xã hội cũ. Đến giai đoạn thứ ba tức là lúc nó đặt vấn đề hy sinh cá nhân để cải tạo xã hội. Hiện tượng đó có thực trong xã hội (như lúc Cách mạng Tư sản Pháp tiến lên nắm chính quyền), nhưng hiện tượng đó vẫn là do một cơ sở thực tế: lúc tư sản lên cầm chính quyền, cần hy sinh cá nhân để nắm chính quyền, nhưng chưa ổn định được tổ chức chính quyền. Do đó mà nó còn đối lập với thế giới, chủ quan vẫn đối lập với khách quan. Dù có hy sinh cá nhân nhưng vẫn đối lập với thế giới. Thực tế, đạo đức hy sinh cá nhân như vậy nhất định phải thua thời cuộc. Hegel đã giải thích hiện tượng mâu thuẫn giữa đạo đức và thời cuộc, trong đó thời cuộc thắng, đạo đức thua, bằng cách cho rằng đạo đức dù chống lại thời cuộc, nhưng đạo đức vẫn phải phát triển tài năng trong thời cuộc, thời cuộc là điều kiện để phát triển tài năng. Nói như Hegel thật là trừu tượng. Thực tế, những hy sinh cá nhân của tư sản là nhằm thỏa mãn quyền lợi cá nhân trong toàn bộ giai cấp của họ. Vì như thế người chủ trương đạo đức đó cuối cùng cũng phải thua bọn đầu cơ. Bọn chủ trương đạo đức chỉ là đặt điều kiện cho bọn đầu cơ làm giàu để rồi thắng mình. Và cuối cùng, mình cũng không giữ được lập trường đạo đức ấy nữa. Ở Pháp, Robespierre chủ
- trương thực hiện đạo đức thì rút cuộc cũng bị thất bại. Hegel đã không thấy nguồn gốc thực tế đó mà chỉ thấy bề ngoài của hiện tượng, do đó đi đến kết luận: cá nhân tự thấy mình trong thời cuộc, vậy tự nó nó phủ định nó. Nói như thế là phủ định hoàn toàn phần đạo đức chân chính mà giai cấp tư sản đã thực hiện được trong giai đoạn cách mạng của nó. Vì phủ định như thế, nên khi đến mặt thứ ba của quá trình phát triển của lý tính (lý tính trong sự thực hiện của mình), Hegel nhận rằng lý tính không phải là cái gì ngoài khách quan mà chính lý tính là khách quan ấy. Lập trường ở đây vẫn là cá nhân. Nó quan niệm thực chất của bản ngã là đời sống khách quan, sự nghiệp của mỗi người. Chân lý chủ quan chính là thực tế khách quan ấy. Ở đây, Hegel có ưu điểm lớn là đã mô tả được mâu thuẫn căn bản trong đời sống cá nhân của xã hội tư bản. Trong lúc cá nhân chỉ nhằm quyền lợi cá nhân của nó thì thực tế nó có phục vụ xã hội, hành động của nó vẫn có ý nghĩa đại thể. Trái lại, cái mà nó làm để phục vụ xã hội thì lại chỉ là phục vụ cá nhân. Nhận xét của Hegel là đúng, vì phương thức sản xuất tư sản dựa vào quyền lợi cá nhân. Do quyền lợi cá nhân mà nó làm phát triển sản xuất, phát triển xã hội. Động cơ phát triển xã hội của tư sản là động cơ cá nhân. Nhưng cũng do đấy mà xuất hiện mâu thuẫn: không bao giờ chúng ta nắm được cái giá trị tập thể của hoạt động cá nhân, vì bao giờ cũng chỉ là nhằm quyền lợi cá nhân. Mâu thuẫn đó xuất phát từ phương thức sản xuất tư sản. Mâu thuẫn đó chỉ giải quyết được bằng cách đánh đổ phương thức sản xuất tư sản, để thay vào một phương thức sản xuất mới là phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Hegel vì đặt vấn đề trong tinh thần nên không giải quyết được. Vì nếu chỉ thấy mâu thuẫn ấy trong tinh thần, thì cũng chỉ giải quyết trong tinh thần, tức là đặt vấn đề bản ngã trong tinh thần là bản ngã đại thể, bản ngã của mọi người. Đó là một giải pháp hoàn toàn duy tâm. Từ đó, Hegel đã chuyển lên hiện tượng tinh thần, cho rằng tinh thần là bản ngã đại thể, thực tế đã nắm được đối tượng khách quan, thấy rằng chủ quan là khách quan. Trong thực tế lịch sử, có hiện tượng ấy thực. Đó là giai đoạn xây dựng chế độ tư sản, mỗi người với tính chất chủ quan cá nhân của mình, chống lại chế độ cũ, xây
- dựng một lý tưởng có giá trị đại thể. Nhưng một khi xây dựng được rồi thì nó củng cố Nhà nước tư sản, bằng tư tưởng rằng: bây giờ không có đối lập nữa giữa chủ quan và khách quan, không có đối lập giữa cá nhân và xã hội nữa, vì xã hội cũ đã bị tiêu diệt. Bây giờ trong xã hội mới, chủ quan là khách quan, lý tưởng chủ quan đã được thực hiện rồi, mọi người đều là một trong xã hội mới ấy. Đó là tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản lúc đã nắm được chính quyền. Họ muốn dung hòa mọi mâu thuẫn trong một lý thuyết bình đẳng có tính chất hình thức. Chính đó là cái mà Hegel đã gọi là tinh thần. Hegel đưa vấn đề tinh thần ra với danh nghĩa giải quyết mâu thuẫn giữa chủ quan và khách quan; nếu xét cơ sở thực tế của nó, thì ta thấy cách đưa ra như thế thực tế là nhằm xóa nhòa những mâu thuẫn mới, mặc dù có giải quyết mâu thuẫn cũ. Chỗ nó tiến lên tinh thần là chỗ nó che lấp những mâu thuẫn mới của thực tế. Hegel lấy hiện tượng dùng để che lấp đó làm chân lý. Đó là những cái mà tư sản đặt làm lý tưởng để che lấp những mâu thuẫn mới trong thực tế. Chủ nghĩa tinh thần của Hegel về nhà nước và xã hội đã có rất nhiều ảnh hưởng, vì nó biện chính đề cao nhà nước tư bản, đồng thời nó cũng biện chính cho nhà nước của chủ nô cũ. Nó biến nhà nước ấy thành tinh thần, thành chân lý, để dung hòa mọi cá nhân trong xã hội, dung hòa cá nhân và xã hội. Có thể nói, sau này trong thế kỷ XIX, thế kỷ XX, mọi chủ nghĩa đề cao nhà nước mà không xét đến tính chất giai cấp của nhà nước ấy, đề cao nhà nước một cách chung chung (tức nhà nước cũ) đều bắt nguồn từ chủ nghĩa nhà nước của Hegel, cái mà Hegel gọi là tinh thần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn tập triết học
15 p | 1592 | 695
-
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel
11 p | 472 | 208
-
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel – Phần VII
17 p | 484 | 151
-
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần II
11 p | 231 | 104
-
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần III
9 p | 189 | 93
-
Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel Phần V
5 p | 186 | 90
-
Tài liệu về Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel
10 p | 219 | 87
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Hai: Triết Học Cổ Điển Đức từ Kant đền Hegel
86 p | 192 | 70
-
Lý tính phê phán thuần túy: Phần 1
491 p | 154 | 52
-
Bản chất phép biện chứng và lịch sử tư duy phép biện chứng của nhân loại - 2
6 p | 207 | 44
-
Tìm hiểu về phạm trù Qui luật trong lịch sử triết học phương Tây: Phần 1
73 p | 161 | 43
-
Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức I. Cantơ: Phần 2
155 p | 125 | 33
-
Bài giảng triết học 1
5 p | 168 | 23
-
Phép biện chứng và lịch sử của nó (Tập III: Phép biện chứng cổ điển Đức): Phần 1
236 p | 118 | 14
-
Nghiên cứu lịch sử triết học: Phần 2
117 p | 15 | 5
-
Imanuen Kant bàn về cái cao cả
8 p | 38 | 4
-
Quan điểm của Ludwig Feuerbach về vấn đề hạnh phúc
7 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn