intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trịnh Thành Công

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trịnh Thành Công (Trịnh Sâm - Quốc Tính Gia) là con trai của Trịnh Chi Long, người từng lưu lạc nhiều nơi trên thế giới, theo các giáo sĩ Tây Dương sang cả Philippines và là một trong số ít người Trung Hoa thời ấy theo đạo Cơ Đốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trịnh Thành Công

  1. Trịnh Thành Công Trịnh Thành Công (Trịnh Sâm - Quốc Tính Gia) là con trai của Trịnh Chi Long, người từng lưu lạc nhiều nơi trên thế giới, theo các giáo sĩ Tây Dương sang cả Philippines và là một trong số ít người Trung Hoa thời ấy theo đạo Cơ Đốc. Trịnh Thành Công mang hai giòng máu Nhật Hoa, là đệ tử một lãnh chúa Tây Ban Nha, đã từng tham dự nhiều cuộc viễn du nên kiến thức hơn hẳn những người bình thường. Chi Long là cướp biển nhưng sau được Minh triều thu phục, phong cho một chức quan chỉ huy một hạm đội. Họ Trịnh dùng chiêu bài phản Thanh phục Minh làm bàn đạp lên ngôi hoàng đế. Chính ảnh hưởng của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hòa Lan đã khiến cho họ Trịnh có chí hướng xây dựng một giang sơn riêng ngoài mặt biển. Khi quân Mãn Thanh chiếm Trung Hoa, một số tôn thất nhà Minh tiếp tục chiến đấu ở miền Nam. Trịnh Thành Công phò Minh
  2. phản Thanh, được ban cho họ vua, tôn làm Quốc Tính Gia (Koxinga). Hạm đội Trịnh Thành Công tiếp tục đánh nhau với quân Thanh dọc theo bờ biển Đông. Năm 1659, họ Trịnh làm một cuộc phiêu lưu đem quân đánh Nam Kinh nhưng bị đại bại. Năm 1661, Trịnh Thành Công đem tàn quân phá vòng vây chạy ra biển đánh đuổi người Hòa Lan chiếm lấy hải đảo Đài Loan. Trước thế kỷ thứ 17, Đài Loan chưa được công nhận như một phần đất của Trung Hoa. Cho đến cuối đời Minh, Đài Loan vẫn là một vùng đất không mấy ai biết đến, bão tố và sóng gió ngăn cách thổ dân với đại lục. Dân hải đảo lại có tiếng là dữ tợn nên không mấy khi tàu bè dám ghé vào, ngoài thổ dân chỉ có hải tặc mới dám ở. Trước đó người Bồ Đào Nha đã ghé qua và đặt cho hòn đảo cái tên Formosa có nghĩa là đẹp đẽ nhưng cũng không dám ở mà chỉ trú ngụ tại Macao. Thổ dân Đài Loan thuộc giống Mã Lai đã sống trên hòn đảo này từ nhiều ngàn
  3. năm trước. Đến năm 1624 thì người Hòa Lan đem quân chiếm hòn đảo và cai trị trong 37 năm. Người Tây Ban Nha chiếm mỏm cực bắc năm 1626 nhưng bị người Hòa Lan đánh bại năm 1642. Năm 1661, Trịnh Thành Công đánh đuổi được người Hòa Lan. Để ngăn ngừa họ Trịnh quấy phá duyên hải, năm 1661, Ngao Bái (Oboi) hạ lệnh cho dân cư duyên hải phải di dân vào nội địa, cách bờ biển 30 dặm để không cho tiếp ứng được với giặc ngoài biển. Khi vua Khang Hi lên ngôi, 1662, nhà Thanh hai lần đem quân đánh Đài Loan (1664 và 1665) nhưng không thành công. Về sau, Thanh triều cử Thi Lang (Shi Lang), một bộ tướng của Trịnh Chi Long trước đây về hàng, thống lãnh 300 chiến thuyền bình định Đài Loan. Thi Lang đem quân từ Phúc Kiến tiến ra đánh bại quân họ Trịnh do Trịnh Khắc Sảng kế nghiệp ở quần đảo Bành Hồ (Pescadores) vào đầu tháng 7,
  4. 1683 và đến cuối năm thì chiếm được toàn thể đảo Đài Loan. Vua Khang Hi di chuyển hết quân họ Trịnh lên mạn bắc để trấn giữ biên giới Nga-Hoa. Triều đình đề nghị phá hủy đảo Đài Loan rồi rút về nhưng Thi Lang khẩn thiết xin cho quân trấn đóng để làm tiền đồn chống giữ người Hòa Lan khỏi đến xâm lăng. Vua Khang Hi đồng ý và kể từ năm 1683, Đài Loan mới chính thức thuộc về Thanh triều, là một thuộc địa của tỉnh Phúc Kiến. Tuy nhiên, Thanh triều cũng vẫn giữ nguyên quan niệm từ trước tới nay của Trung Quốc hạn chế việc giao thương, ngại là nếu mở cửa sẽ đem tới rối loạn, tiết lộ tin tức bí mật quốc gia và tiêu hao vàng bạc, gia tăng trộm cướp, tội ác. Tuy lệnh phải cư ngụ cách bờ biển 30 dặm đã bãi bỏ nhưng nhà Thanh vẫn hết sức nghiêm cấm việc giao
  5. thiệp với nước ngoài, di cư hay liên lạc với Đài Loan. Hòn đảo luôn luôn bị nhìn với cặp mắt nghi kỵ, khinh miệt. Thành phần cư dân cũng không được coi ngang hàng với dân chúng trong nội địa. Chính vì thế, nhà Thanh rất dễ dàng nhường lại Đai Loan để đổi lấy một vài điều kiện trong khi giao thiệp với liệt cường sau này. Theo công pháp quốc tế thì các dử kiện trên đã chứng minh Đài loan là một thuộc địa chứ không phải thuộc về Trung Hoa từ cuối đời Minh. Trịnh Thành Công là người Trung Hoa đầu tiên tìm kiếm thuộc địa theo đường biển. Cuộc phiêu lưu của Trịnh Thành Công đã mở đầu cho một kỷ nguyên đại di cư của người Trung Hoa, mà ngày nay con cháu họ ở khắp nơi nơi vùng biển phía nam, từ Chợ lớn đến Singapore, từ Batavia đến Manila và Hawaii. Các cuộc di cư ấy có ý nghĩa hết sức quan trọng mà hậu quả tới nay cũng chưa đo lường hết được. Một số
  6. đông tàn quân nhà Minh và người Trung Hoa tị nạn cũng chạy sang Việt Nam, đáng kể nhất là nhóm của Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên đóng góp nhiều vào việc khai phá miền nam Việt Nam. Cộng đồng người Hoa nay đã trở thành những thế lực đáng kể tại các nước Đông Nam Á.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2