Trình tự thủ tục giải quyết trọng tài thương mại
lượt xem 13
download
Tài liệu sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm được trình tự thủ tục giải quyết trọng tài thương mại bao gồm đơn kiện; thành lập hội đồng trọng tài; nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ, quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và các thủ tục khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trình tự thủ tục giải quyết trọng tài thương mại
- TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI TRỌNG TÀI: 1. Đơn khởi kiện: (Đ30 Luật TTTM 2010) ☻Để giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi trung tâm trọng tài. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. bản sao phải có các chứng thực hợp lệ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện, nếu các bên không có thỏa thuận khác, bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ.(điều 35) ☻Đơn khởi kiệt gồm các nội dung sau: . Ngày tháng năm viết đơn . Tên, địa chỉ các bên . Tóm tắt vụ tranh chấp . Cơ sở và chứng cứ khởi kiện(nếu có) . Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu . Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn Đơn khởi kiện gửi đến trung tâm trọng tài hoặc bị đơn. Nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí cho trọng tài sau đó bên thua kiện sẽ hoàn lại phí trọng tài. (điều 30) 2. Thành lập hội đồng trọng tài:(điều 40)
- ☺Nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì trong thời hạn 7 ngày,kể từ ngày hết hạn quy định, chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên trong trung tâm trọng tài cho bị đơn. ☺Các trọng tài viên đại diện cho các bên phải chọn trọng tài viên thứ 3 có tên trong danh sách làm chủ tịch hội đồng trọng tài. ☺Nếu không chọn được thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định một trọng tài viên theo quy định pháp luât. 3. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ: Hội đồng trọng tài có quyền gặp các bên để nghe trình bày ý kiến. theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, HĐTT có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ 3 với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên. (Điều 43 luật TTTM 2010) Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, HĐTT có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên cùng mời giám định thì cùng nộp phí giám định.( điều 46 luật TTTM 2010) 4. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Trong quá trình HĐTT giải quyết vụ tranh chấp, nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị
- xâm hại thì các bên có uyền làm đơn đến tòa án cấp tỉnh nơi HĐTT thụ lý vụ tranh chấp.(điều 48 luật TTTM 2010) Một số biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: (điều 49 luật TTTM 2010) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp Cấm hoặc buộc bất kì bên tranh chấp nào thực hiện 1 hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài. Kê biên tài sản đang tranh chấp Yêu cầu bảo tồn, cất giữ, bán hoặc định đoạt bất kì tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp. yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 5. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp: Thời gian mở phiên họp do chủ tich HĐTT quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác (điều 54 luật TTTM 2010) Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự cho phép của các bên HĐTT mới cho phép người khác tham dự( K1, điều 55) Nguyên đơn đã được triệu tập mà không tham dự ,không có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được HĐTT đồng ý thì coi như rút đơn kiện. (K1, Điều56)
- Bị đơn đã được triệu tập mà không tham dự không có lý do chính đáng, hoặc bỏ phiên họp mà không được HĐTT đồng ý thì vẫn tiếp tục theo tài liệu và theo chứng cứ(K2, điều 56) Trong trường hợp các bên yêu cầu, HĐTT có thể căn cứ hồ sơ để giải quyết không cần có mặt các bên( K3, diều 56) Quyết định trọng tài của HĐTT được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp do trọng tài viên duy nhất giải quyết. Ý kiến của thiểu số được ghi vào cuois biên bản phiên họp.(Diều60) 6. Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận phán quyêt trọng tài, nếu có bên không đồng ý thì làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi HĐTT ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy trọng tài Tòa án thụ lý kể từ ngày bên có yêu cầu nộp lệ phí.Sau khi thụ lý, tòa án phải thông báo cho HĐTT, các bên tranh chấp và viện kiểm soát cùng cấp. trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý, chánh án tòa án chỉ định một hội đồng xet xử gồm 3 thẩm phán, trong đó có 1 thẩm phán làm chủ tọa và mở phiên tòa để xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài(K1, K2, Điều 71) 7. Căn cứ để hủy phán quyết trọng tài Tòa án sẽ quyết định hủy phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng HĐTT đã ra quyết định rơi vào 1 trong các trường hơp sau: . Thỏa thuận trọng tài vô hiệu( Điều 18) . Thỏa thuận trọng tài không được lập băng văn bản hoặc hình thức khác được xem như văn bản(Điểm a, K2, Điều 16)
- . Người kí thỏa thuận không có thẩm quyền kí kết theo quy định của pháp luật . Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật . Thành phần HĐTT không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp lệnh này(Điểm b, K2, Điều 68) . Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam(Điểm đ, K2, Điều 68) Trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài,nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa án Trong trường hợp hội đòng xét xử không hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành(nếu không có kháng cáo, kháng nghị) 8. Thi hành quyết định trọng tài Nhà nước khuyến khích các bên thi hành phán quyết trọng tài(Đ.65) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu 1 bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài theo điều 69, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài( K1,Đ66)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI - PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ
14 p | 152 | 44
-
Bài giảng Luật kinh doanh (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 6: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp
35 p | 287 | 31
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Chuyên đề 3 - PGS.TS. Trần Văn Nam
4 p | 159 | 18
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Pháp luật về phá sản doanh nghiệp
72 p | 136 | 18
-
Bài giảng Bài 4: Phá sản doanh nghiệp, HTX - GV. Mai Xuân Minh
27 p | 128 | 17
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 61 | 16
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 6 - TS. Trần Phương Thảo
31 p | 70 | 14
-
Bài giảng Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục mức độ 3 bằng phần mềm một cửa điện tử
19 p | 104 | 11
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 7 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
27 p | 72 | 8
-
Bài giảng Luật kinh tế 1 - Chương 6: Phá sản doanh nghiệp
17 p | 38 | 6
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 5 - ThS. Phan Đăng Hải
14 p | 50 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
11 p | 18 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Luật tố tụng dân sự (Mã học phần: LKT103022)
17 p | 5 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật đất đai và kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai
11 p | 14 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Trọng tài thương mại quốc tế (Mã học phần: LUA112088)
10 p | 11 | 2
-
Bài giảng Pháp luật phá sản
28 p | 9 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật kinh tế (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
18 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn