Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
lượt xem 16
download
"Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Pháp luật về đình công và giải quyết các cuộc đình công" thông tin đến người học khái niệm và phân tích được các dấu hiệu của đình công; các quy định của pháp luật liên quan đến đình công; liệt kê được các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công; trình tự, thủ tục giải quyết đình công, tư vấn được cách thức khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216
- BÀI 6 PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ GIẢI QUYẾT CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm và phân tích được các dấu hiệu của đình công. • Trình bày được các quy định của pháp luật liên quan đến đình công. • Phân tích được các yếu tố dẫn đến một cuộc đình công bất hợp pháp. • Liệt kê được các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công. • Chủ thể có quyền yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Trình bày được thẩm quyền của Toà án trong việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Trình bày được trình tự, thủ tục giải quyết đình công, tư vấn được cách thức khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. v1.0015103216 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Dân sự. • Luật Kinh tế. v1.0015103216 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về pháp luật về đình công và giải quyết đình công. v1.0015103216 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 6.1 Đình công 6.2 Pháp luật về giải quyết đình công 6.3 Quyền và trách nhiệm của công đoàn đối với vấn đề đình công v1.0015103216 6
- 6.1. ĐÌNH CÔNG 6.1.1. Khái niệm và dấu 6.1.2. Phân loại đình công hiệu cơ bản của đình công 6.1.4. Hành vi bị cấm thực 6.1.3. Thủ tục chuẩn bị hiện trước, trong và sau đình công quá trình đình công 6.1.5. Quyền của các bên trước, trong và sau quá trình đình công v1.0015103216 7
- 6.1.1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA ĐÌNH CÔNG • Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động (Khoản 1 Điều 209 Bộ Luật Lao động 2012). • Trên cơ sở khái niệm hiện hành của pháp luật lao động Việt Nam, có thể thấy, đình công phải đảm bảo các điều kiện sau: Là sự ngừng việc có tính chất tạm thời; Do những người lao động tự nguyện tiến hành; Có mục đích nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động. Thứ nhất, đình công phải có sự ngừng việc của tập thể lao động. Dấu hiệu của Thứ hai, sự ngừng việc có tính tổ chức. đình công Thứ ba, là sự ngưng việc nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 8 v1.0015103216
- 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG Đình công kinh tế: là những cuộc Pháp luật Việt đình công nhằm đạt được những Nam không thừa lợi ích về việc làm, tiền lương, nhận đình công thu nhập. chính trị thông Căn cứ vào qua việc đưa ra mục đích khái niệm đình Đình công chính trị: là những công theo nghĩa cuộc đình công nhằm gây sức hẹp (như đã nêu ép để phản đối Nhà nước hoặc ở trên). các đảng phái chính trị cầm quyền hay đối lập nhằm đạt được những mục đích chính trị mà người đình công quan tâm. v1.0015103216 9
- 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG Đình công doanh nghiệp: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. Đình công bộ phận: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh Căn cứ vào nghiệp (hoặc của đơn vị sử dụng lao động) tiến hành. phạm vi đình công Đình công ngành, khu vực: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi một ngành, một khu vực tiến hành. Tổng đình công: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi nhiều ngành hoặc nhiều khu vực trong toàn quốc tiến hành. v1.0015103216 10
- 6.1.2. PHÂN LOẠI ĐÌNH CÔNG Đình công hợp pháp: là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật lao động Việt Nam. Một cuộc đình không vi phạm một trong các điểm được quy định tại Điều 215 Bộ luật Lao động 2012 thì được gọi là một cuộc đình công hợp pháp. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể Căn cứ vào về lợi ích. tính hợp pháp Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động Đình công bất hợp đình công. pháp là: những cuộc đình công vi Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa phạm một trong được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá những trường hợp nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này. (Điều 215 Bộ luật Lao động 2012) Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định. Khi đó có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. v1.0015103216 11
- 6.1.3. THỦ TỤC CHUẨN BỊ ĐÌNH CÔNG Lấy ý kiến tập thể lao động. Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Ra quyết định đình công. Lao động 2012 Tiến hành đình công. v1.0015103216 12
- 6.1.4. HÀNH VI BỊ CẤM THỰC HIỆN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH ĐÌNH CÔNG Theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2012: • Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. • Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. • Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lí kỉ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lí do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công. • Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. • Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác. v1.0015103216 13
- 6.1.5. QUYỀN CỦA CÁC BÊN TRƯỚC, TRONG VÀ SAU ĐÌNH CÔNG • Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị cơ quan quản lí nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tiến hành hoà giải (Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Lao động 2012). • Người sử dụng lao động có quyền sau đây: Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công; Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản; Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp (Khoản 3 Điều 214 Bộ luật Lao động 2014). • Ban chấp hành công đoàn có quyền sau đây: Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công; Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp. v1.0015103216 14
- 6.2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG 6.2.1. Chủ thể có quyền 6.2.2. Thẩm quyền của Toà yêu cầu xét tính hợp pháp án trong việc xét tính hợp của cuộc đình công pháp của cuộc đình công 6.2.3. Chuẩn bị giải quyết 6.2.4. Thủ tục giải quyết đình công đình công 6.2.5. Khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công v1.0015103216 15
- 6.2.1. CHỦ THỂ CÓ QUYỀN YÊU CẦU XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Ban chấp hành công đoàn cơ sở Chủ thể có quyền yêu hoặc đại diện tập thể lao động cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công Người sử dụng lao động • Đơn yêu cầu phải có những nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án nhận đơn; Tên, địa chỉ người yêu cầu; Họ tên, địa chỉ của những người lãnh đạo cuộc đình công; Tên, địa chỉ người sử dụng lao động; Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi tập thể lao động đình công; Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết; Các thông tin khác… v1.0015103216 16
- 6.2.2. THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG VIỆC XÉT TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Điều 225 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: “Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.” v1.0015103216 17
- 6.2.3. CHUẨN BỊ GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Lao động 2012: • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau: Đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét; Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công. • Tòa án đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp: Người yêu cầu rút đơn yêu cầu; Hai bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết. v1.0015103216 18
- 6.2.4. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐÌNH CÔNG • Theo quy định tại Điều 227, Điều 229, Điều 231, Điều 232 và Điều 233 Bộ luật Lao động 2012 Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công sẽ được tiến hành trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Thành phần tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công bao gồm: hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công; đại diện của hai bên tranh chấp; đại diện của cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án. • Kết quả của phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là quyết định của Tòa án về cuộc đình công là hợp pháp hoặc bất hợp pháp: Nếu cuộc đình công bị kết luận là bất hợp pháp thì phải nêu rõ trường hợp bất hợp pháp của cuộc đình công. Trong trường hợp này, tập thể lao động phải ngừng ngay cuộc đình công và trở lại làm việc chậm nhất là một ngày sau ngày Tòa án công bố quyết định; Nếu cuộc đình công là hợp pháp có thể hiểu là tập thể lao động được phép tiếp tục đình công cho đến khi đạt được quyền lợi. v1.0015103216 19
- 6.2.5. KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA CUỘC ĐÌNH CÔNG Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Lao động 2012 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao. v1.0015103216 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật lao động - Đinh Thị Chiến
68 p | 1154 | 331
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 376 | 84
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 1 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 387 | 80
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 297 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 7 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
33 p | 208 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
16 p | 250 | 75
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
52 p | 237 | 68
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 4 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
28 p | 231 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
24 p | 215 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 6 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 176 | 60
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 10 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
89 p | 188 | 60
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 53 | 23
-
Bài giảng Luật Lao động Việt Nam
42 p | 112 | 20
-
Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
32 p | 66 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
19 p | 71 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Châu
25 p | 70 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 42 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn