Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
lượt xem 68
download
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 Tuyển dụng lao động do TS. Đoàn Thị Phương Diệp biên soạn trình bày các nội dung sau: Những vấn đề chung về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động - hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu trong nền kinh tế thị trường,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
- BÀI 5 TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG 1
- I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG 1. Khái niệm về tuyển dụng lao động Tuyển dụng lao động là một quá trình tuyển chọn và sử dụng lao động của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân do Nhà nước quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mình. 2
- 2. Ý nghĩa của việc quy định chế độ pháp lý về tuyển dụng lao động Thông qua công tác tuyển dụng lao động, Nhà nước quản lý được nguồn nhân lực, Đảm bảo cho người lao động khả năng lựa chọn công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và điều kiện hoàn cảnh Đơn vị sử dụng lao động có thể chủ động tuyển chọn, sa thải, duy trì và phát triển lực lượng lao động cần thiết tạo điều kiện cho người lao động thực hiện quyền có việc làm và nghĩa vụ lao động của 3 mình.
- 3. Thủ tục tuyển dụng lao động B1. Trước khi tuyển dụng người tuyển dụng phải có trách nhiệm giới thiệu nội dung và yêu cầu công việc, điều kiện lao động, nội quy, tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các chế độ khác B2. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, người tuyển dụng phải tiến hành thẩm tra lý lịch, kiểm tra sức khỏe, trình độ nghề nghiệp. B3. Người sử dụng lao động tiến hành lập hợp đồng hoặc cơ quan nhà nước ra quyết định chính thức nhận vào làm việc đối với tuyển dụng vào biên chế 4
- Ở Việt Nam hiện nay có các hình thức tuyển dụng lao động sau đây : - Bầu cử - Tuyển dụng vào biên chế nhà nước - Tuyển dụng lao động thông qua hợp đồng lao động 5
- II. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm, đối tượng áp dụng và các nguyên tắc của hợp đồng lao động a. Khái niệm về hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật lao động). Có ba yếu tố cấu thành hợp đồng lao động : Có sự cung ứng một công việc; Có sự trả công lao động dưới dạng tiền lương; Có sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người lao động 6 trước người sử dụng lao động.
- Hợp đồng lao động có những đặc tính sau đây : - Có bồi thường khi vi phạm. - Là hợp đồng song vụ. - Thực hiện liên tục và không có hiệu lực hồi tố nhưng được tạm hoãn trong những trường hợp bất khả kháng theo pháp luật để được tiếp tục thực hiện sau đó và có thể ký lại trong điều kiện mới. - Giao kết và thực hiện trực tiếp, không được giao người khác làm thay nếu người sử dụng không chấp nhận, không được chuyển công việc cho người thừa kế nếu không có chính sách ưu đãi của người sử dụng lao động 7
- b. Phạm vi và đối tượng áp dụng hợp đồng lao động Hợp đồng lao động áp dụng cho các đối tượng người lao động làm công ăn lương sau đây: - Người lao động (không phải là công chức nhà nước) làm việc trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp quốc phòng, các đơn vị kinh tế của lực lượng vũ trang nhân dân. - Người lao động làm việc trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, làm việc cho các cá nhân, hộ gia đình, làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Người lao động làm việc trong các công sở nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện và cấp tương đương, nhưng không phải là công chức nhà nước. 8
- Các trường hợp không áp dụng hợp đồng lao động quy định tại Điều 4 của Bộ luật Lao động gồm: a) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức; b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ; c) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước; d) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp; đ) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó; e) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp; g) Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền 9lương, tiền công;
- Các tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động: a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; b) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; c) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nước; d) Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; đ) Hợp tác xã (với người lao động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động; e) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập; g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài 10
- c. Các nguyên tắc của hợp đồng lao động HĐLĐ được giao kết phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng - Nguyên tắc không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể: những thỏa thuận trong hợp đồng không được trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể ở những nơi có ký kết thỏa ước lao động tập thể. - Nhà nước đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên được thể hiện trong hợp đồng lao động. 11
- 2. Nội dung, hình thức, các loại hợp đồng lao động a. Nội dung của hợp đồng lao động Nội dung của hợp đồng lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động. 12
- b. Hình thức của hợp đồng lao động HÌNH THỨC CỦA HĐLĐ HĐLĐ XÁC LẬP HĐ XÁC LẬP BẰNG MIỆNG BẰNG VĂN BẢN 13
- - Hợp đồng bằng miệng (bằng lời nói) chỉ áp dụng với tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng. - Hợp đồng lao động bằng văn bản được giao kết hoàn toàn dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên và phải lập bằng văn bản có chữ ký của các bên. Văn bản hợp đồng phải theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và thống nhất quản lý.(áp dụng cho loại hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo công việc hoặc theo mùa vụ mà thời hạn xác định dưới 12 tháng ) 14
- c. Các loại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: 1) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. 2) Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. 3) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 15 tháng.
- Các bên không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. 16
- 3. Giao kết hợp đồng lao động - Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. - Hợp đồng lao động có thể được ký kết giữa người sử dụng lao động với người được uỷ quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động; trong trường hợp này hợp đồng có hiệu lực như ký kết với từng người. - Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết. - Công việc theo hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. 17
- 4. Thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động a. Thực hiện hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: phải thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bên kia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Việc thực hiện hợp đồng của người lao động phải tuân thủ tính đích danh chủ thể, Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực 18 hiện hợp đồng.
- b. Thay đổi hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hai bên thoả thuận chấm 19 dứt hợp đồng.
- c. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Sự tạm hoãn biểu hiện là sự tạm thời không thi hành các quyền và nghĩa vụ lao động thuộc về người lao động, hết thời hạn này sự thi hành có thể được tiếp tục. thường gọi đây là sự đình ước. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật lao động - Đinh Thị Chiến
68 p | 1154 | 331
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 379 | 84
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 1 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 390 | 80
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 302 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 7 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
33 p | 209 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
16 p | 261 | 75
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 4 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
28 p | 233 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
24 p | 218 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 6 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 177 | 60
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 10 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
89 p | 188 | 60
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 55 | 23
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 4: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
13 p | 58 | 18
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 64 | 16
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Châu
25 p | 71 | 11
-
Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
32 p | 69 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
19 p | 82 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 44 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn