Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
lượt xem 84
download
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 Quan hệ pháp luật lao động do TS. Đoàn Thị Phương Diệp biên soạn trình bày các nội dung sau: Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động, các thành phần của quan hệ pháp luật lao động, những căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
- BÀI 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1
- IKHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm quan hệ pháp luật lao động Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao 2 động điều chỉnh
- 2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động 1. Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động 2. Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động 3
- 3. Trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của đại diện tập thể lao động (tổ chức Công đoàn) 4
- II CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 5
- Thành phần của QHPLLĐ Chủ Khách Nội thể thể dung 6
- 1.Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: người lao động và người sử dụng lao động a) Người lao động 7
- Chủ thể của QHPLLĐ Công dân Việt Người nước Nam ngòai 8
- Công dân Việt Nam: năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động - Năng lực hành vi lao động: thể lực và trí lực, độ tuổi (15 tuổi và dưới 15 tuổi) - Một số trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật lao động trong những trường hợp luật định - Người nước ngòai: phải có giấy phép lao động (nếu làm việc từ 3 tháng trở lên, thời hạn giấy phép là không quá 24 tháng) 9
- b) Người sử dụng lao động Điều 3 Bộ luật lao động quy định: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động năng lực chủ thể của người sử dụng lao động cũng xác định trên hai phương diện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 10
- Năng lực pháp luật của người sử dụng lao động là khả năng pháp luật quy định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động. Còn năng lực hành vi của người sử dụng lao động là khả năng bằng chính hành vi của mình, người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động một cách trực tiếp và cụ thể 11
- 2. Nội dung của quan hệ pháp luật lao động Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ 12
- Nội dung của QHPLLĐ QUYỀN VÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NGHĨA VỤ CỦA NLĐ CỦA NGƯỜI SDLĐ 13
- a. Quyền và nghĩa vụ của người lao động a1 - Quyền của người lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau đây: Được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động; Được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động; Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên; Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn; Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, và theo nội quy lao động của đơn vị; Được đình công theo quy định của pháp luật. 14
- a2 - Nghĩa vụ của người lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau đây: Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và chấp hành nội quy của đơn vị; Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ luật lao động; Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Tham gia bảo hiểm xã hội, BH y tế 15
- b Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động b1 - Quyền của người sử dụng lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có các quyền cơ bản sau đây: Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác; Quyền được cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật; Quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp luật định. Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc 16
- b2 - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau đây : Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động; Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác; Đảm bảo kỷ luật lao động; Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình họ. 17
- 3. Khách thể của quan hệ pháp luật lao động khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. 18
- III NHỮNG CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật lao động phát sinh, thay đổi, chấm dứt dựa trên cơ sở là các sự kiện pháp lý. Căn cứ vào hệ quả pháp lý ta có ba loại sự kiện pháp lý sau đây: 19
- 1 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động: Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động là sự kiện người lao động vào làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở một hình thức tuyển dụng lao động nhất định 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật lao động - Đinh Thị Chiến
68 p | 1154 | 331
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 1 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 388 | 80
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 297 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 7 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
33 p | 208 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
16 p | 251 | 75
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
52 p | 238 | 68
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 4 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
28 p | 231 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
24 p | 215 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 6 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 176 | 60
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 10 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
89 p | 188 | 60
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 53 | 23
-
Bài giảng Luật Lao động Việt Nam
42 p | 113 | 20
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 61 | 16
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
19 p | 72 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Châu
25 p | 70 | 11
-
Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
32 p | 67 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 43 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn