Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
lượt xem 63
download
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 Địa vị pháp lý của công đoàn do TS. Đoàn Thị Phương Diệp biên soạn trình bày các nội dung sau: Vị trí, vai trò và chức năng của công đoàn, thẩm quyền của công đoàn, quyền của công đoàn trung ương và cấp trên cơ sở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
- Bài 3. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN 1
- I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG ĐOÀN 1.Vị trí và vai trò của Công đoàn Vị trí của Công đoàn được hiểu là địa vị Công đoàn giữa các tổ chức khác của hệ thống chính trị, xã hội và mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó. Vai trò của Công đoàn là tác dụng của Công đoàn đối với công đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước thông qua đó phát huy tác dụng đối với toàn xã hội. 2
- Điều 10 Hiến pháp 1992 quy định : “ Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 3
- Tính chất, vị trí và vai trò của Công đoàn cũng được khẳng định tại điều 1 Luật Công đoàn 1990 : “ Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng rãi của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động” 4
- 2. Cơ cấu tổ chức Công đoàn cơ cấu tổ chức của Công đoàn Việt Nam bao gồm : - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. - Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng và Công đoàn ngành Trung ương. - Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở : + Liên đoàn lao động quận, huyện + Công đoàn Tổng công ty 91 + Công đoàn Tổng công ty 90 - Công đoàn cơ sở, công đoàn lâm thời và nghiệp đoàn 5
- 6
- 1.Cơ quan Trung ương Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của các cấp Công đoàn, Thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động, tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lơị, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động . 7
- 2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và Công đoàn ngành Trung ương. Là tổ chức Công đoàn theo địa bàn, tỉnh, thành phố có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn. Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt đông xã hội của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các 8 chính sách về lao động
- 3. Liên đoàn lao động quận huyện và tương đương( Công đoàn cấp trên cơ sở) Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn ngành nghề địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan Bộ. + Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. + Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động trong các công ty. 9
- 4. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn + Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên Quyết định công nhận. + Nghiệp đoàn lao động tập hợp những người lao động tự do, hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận. 10
- 3. Chức năng của Công đoàn Điều 2 Luật Công đoàn 1990 quy định : - “ Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế-xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của minh thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. 11
- Các chức năng cơ bản của công đòan: Thứ nhất, chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Thứ hai, chức năng tham gia quản lý kinh tế- xã hội, quản lý Nhà nước. Thứ ba, chức năng tổ chức, giáo dục, vận động người lao động. 12
- II. THẨM QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN. 1. Khái niệm Thẩm quyền của Công đoàn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Công đoàn được pháp luật ghi nhận, có thể được thực hiện hoặc phải được thực hiện một cách độc lập với tư cách là một chủ thể trong một giới hạn nhất định. 13
- Thẩm quyền của Công đoàn mang các đặc điểm sau : Thứ nhất : thẩm quyền của Công đoàn không phải do Công đoàn sáng tạo ra mà do ý chí của Nhà nước. Thứ hai, mặc dù chịu sự điều chỉnh của pháp luật song giới hạn của thẩm quyền không chỉ ở pháp luật mà còn ở ngay các hành vi của tổ chức Công đoàn, nó còn bị chi phối bởi luật pháp quốc tế. Thứ ba, về mặt hình thức, thẩm quyền của Công đoàn trong mối quan hệ với người sử dụng lao động là các quyền của Công đoàn trong phạm vi pháp luật ghi nhận. 14
- 2. Phân loại quyền của Công đoàn a- Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quyền của Công đoàn thể hiện trên hai lĩnh vực: - Tham gia quản lý nhà nước về lao động, quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền làm chủ của tập thể lao động. - Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. 15
- b Căn cứ tính chất của quyền, quyền của công đoàn có ba loại chính : + Loại quyền tham gia : Công đoàn chỉ được tham gia góp ý kiến hoặc được hỏi ý kiến, còn quyền quyết định do cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động. (Vd: quyền xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động) + Loại quyền chung : Công đoàn có quyền ngang nhau với cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động trong khi quyết định một vấn đề nào đó. (vd quyền không đồng ý với kỷ luật sa thải đối với người lao động) + Loại quyền độc lập : Công đoàn có quyền quyết định còn nghĩa vụ thuộc về Nhà nước, người sử dụng lao động. (Quyết định đình công) 16
- c Căn cứ vào cấp công đoàn có : + Quyền của Công đoàn trung ương : Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. + Quyền của công đoàn cấp trên cơ sở : Công đoàn tỉnh, ngành, quận, huyện. + Quyền của Công đoàn cơ sở : Công đoàn của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ … 17
- III. QUYỀN CỦA CÔNG ĐOÀN TRUNG ƯƠNG VÀ CẤP TRÊN CƠ SỞ 1.Quyền của Công đoàn trung ương : a. Quyền được hỏi ý kiến : - Khi Chính phủ công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, …( Điều 56, 131, 132 BLLĐ). - Điều 57 BLLĐ - Điều 106 BLLĐ.. 18
- b Quyền tham gia : - Khi Chính phủ xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động. ( Điều 95 BLLĐ). - Khi Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội và thành lập hệ thống tổ chức Bảo hiểm xã hội. ( Điều 150 BLLĐ). - Khi Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của tổ chức công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp ( Điều 153 BLLĐ). 19
- 2. Quyền của Công đoàn cấp trên cơ sở. - Xem xét, giúp đỡ để công đoàn cơ sở thực hiện việc thương lượng ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể ( Điều 47 BLLĐ). - Tham gia với các cơ quan, nhà nước và đại diện của người sử dụng lao động bàn bạc, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động ( Điều 56 BLLĐ). - Lập tổ chức giới thiệu việc làm, học nghề, tư vấn pháp luật ( Điều 156 BLLĐ). - Giám sát việc quản lý nhà nước về lao động ( Đièu 181 BLLĐ ). - Là thành viên của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh ( Điều 161 BLLĐ ). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật lao động - Đinh Thị Chiến
68 p | 1154 | 331
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 376 | 84
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 1 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 387 | 80
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 297 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 7 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
33 p | 208 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
16 p | 250 | 75
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
52 p | 237 | 68
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 4 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
28 p | 231 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 6 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 176 | 60
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 10 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
89 p | 188 | 60
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 53 | 23
-
Bài giảng Luật Lao động Việt Nam
42 p | 112 | 20
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 61 | 16
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
19 p | 71 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Châu
25 p | 70 | 11
-
Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
32 p | 66 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 42 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn