Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
lượt xem 11
download
"Bài giảng Luật lao động - Bài 4: Kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất" phân tích và đánh giá được về hiệu quả của các biện pháp tăng cường kỉ luật lao động đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; các hình thức xử lí, luật, trình tự thủ tục và thời hiệu xử lí kỉ luật lao động qua đó phân biệt trách nhiệm kỉ luật lao động với trách nhiệm pháp lí khác; làm rõ trách nhiệm vật chất, phân biệt được trách nhiệm vật chất trong kỉ luật lao động trong Luật Lao động với trách nhiệm bồi thường trong Luật Dân sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật lao động: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Châu
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG Giảng viên: PGS. TS. Lê Thị Châu v1.0015103216
- BÀI 4 KỈ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216 2
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, phân tích được ý nghĩa của kỉ luật lao động. • Phân tích và đánh giá được về hiệu quả của các biện pháp tăng cường kỉ luật lao động đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. • Phân tích được các hình thức xử lí, luật, trình tự thủ tục và thời hiệu xử lí kỉ luật lao động qua đó phân biệt trách nhiệm kỉ luật lao động với trách nhiệm pháp lí khác. • Phân tích và làm rõ trách nhiệm vật chất, phân biệt được trách nhiệm vật chất trong kỉ luật lao động trong Luật Lao động với trách nhiệm bồi thường trong Luật Dân sự. v1.0015103216 3
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và pháp luật • Luật Dân sự • Luật Kinh tế v1.0015103216 4
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học một cách thấu đáo. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất. v1.0015103216 5
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 4.1 Kỉ luật lao động 4.2 Trách nhiệm vật chất v1.0015103216 6
- 4.1. KỈ LUẬT LAO ĐỘNG 4.1.1.Khái niệm 4.1.2. Ý nghĩa 4.1.3. Những biện pháp tăng 4.1.4. Xử lí kỉ luật lao động cường kỉ luật lao động v1.0015103216 7
- 4.1.1. KHÁI NIỆM • Kỉ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các đơn vị sử dụng lao động để hướng hoạt động theo một trật tự chung, hoàn thành kế hoạch sản xuất đã định. • Kỉ luật lao động là cơ sở để tổ chức hoạt động sản xuất, người sử dụng lao động thông qua kỉ luật lao động nhằm thực hiện quyền uy của mình trong tổ chức, xử lí kỉ luật lao động và điều hành lao động. • Là một chế định của luật lao động, kỉ luật lao động là cơ là tổng hợp các quy phạm pháp luật xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, những biện pháp khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỉ luật lao động cũng như các hình thức xử lí đối với người lao động vi phạm kỉ luật lao động. • Trong phạm vi một đơn vị sử dụng lao động, kỉ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động (Điều 118 Bộ luật Lao động 2012). v1.0015103216 8
- 4.1.2. Ý NGHĨA Về phương diện Về phương diện chính trị - Về phương diện pháp lí kinh tế xã hội Kỉ luật lao động là cơ Kỉ luật lao động là cơ sở Kỉ luật lao động là căn sở để người sử dụng pháp lí để người lao động cứ pháp lí để người sử lao động tổ chức lao phấn đấu hoàn thành dụng lao động thực hiện động có khoa học, nghĩa vụ lao động của quyền uy của mình trong xây dựng các mối mình, đồng thời là căn cứ việc tổ chức, điều hành quan hệ lao động để đấu tranh với người vi lao động theo nhu cầu giữa người sử dụng phạm nội quy lao động, giữ của sản xuất, kinh lao động và người lao vững trật tự trong sản xuất doanh, trong việc khen động được hài hòa. kinh doanh và đảm bảo thu thưởng những người nhập cho chính bản thân chấp hành tốt và xử lí người lao động. đối với người vi phạm. v1.0015103216 9
- 4.1.3. NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG KỈ LUẬT LAO ĐỘNG Biện pháp giáo dục, thuyết phục. Biện pháp khuyến khích, khen thưởng (Điều 103 Bộ luật Lao động 2012). Biện pháp tác động xã hội. Biện pháp kết hợp thuyết phục và cưỡng chế. v1.0015103216 10
- 4.1.4. XỬ LÍ KỈ LUẬT LAO ĐỘNG • Các hình thức xử lí kỉ luật lao động (Điều 125 Bộ luật Lao động 2012) Kéo dài thời hạn nâng Khiển trách lương không quá 6 tháng Sa thải hoặc cách chức • Áp dụng đối với • Áp dụng đối với người Áp dụng đối với người người lao động lao động đã bị khiển lao động phạm một trong phạm lỗi lần đầu, ở trách bằng văn bản mà những trường hợp quy mức độ nhẹ. tái phạm trong thời hạn 3 định tại Điều 126, Bộ luật • Bằng miệng hoặc tháng kể từ ngày bị Lao động 2012. bằng văn bản. khiển trách. • Hết thời hạn 6 tháng thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc cũ cho người lao động. v1.0015103216 11
- 4.1.4. XỬ LÍ KỈ LUẬT LAO ĐỘNG (tiếp theo) • Nguyên tắc xử lí kỉ luật lao động (Điều 123 Bộ luật Lao động 2012) Không áp dụng nhiều hình thức xử lí kỉ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỉ luật lao động. Khi đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỉ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỉ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Không xử lí kỉ luật lao động đối với người lao động: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; Đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm; Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; Người lao động vi phạm kỉ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. v1.0015103216 12
- 4.1.4. XỬ LÍ KỈ LUẬT LAO ĐỘNG (tiếp theo) • Trình tự xử lí kỉ luật lao động (Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP) Thông báo: Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lí kỉ luật lao động cho ban chấp hành công đoàn cơ sở. Họp xử lí kỉ luật lao động: Phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Quyết định xử lí kỉ luật lao động: phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lí kỉ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lí kỉ luật lao động và phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lí kỉ luật lao động. • Thời hiệu xử lí kỉ luật lao động: Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2012 thì thời hiệu để xử lí vi phạm kỉ luật lao động tối đa là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trong trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lí kỉ luật lao động tối đa là 12 tháng. v1.0015103216 13
- 4.2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 4.2.1. Khái niệm 4.2.2. Ý nghĩa 4.2.4. Mức bồi thường và cách thức thực hiện 4.2.3. Căn cứ xác định bồi thường trong trách nhiệm vật chất v1.0015103216 14
- 4.2.1. KHÁI NIỆM • Trách nhiệm vật trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lí người sử dụng lao động áp dụng với người lao động vi phạm kỉ luật lao động bằng cách buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do có hành vi vi phạm kỉ luật lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm của người lao động gây ra trong quá trình lao động. • Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động chủ yếu có hai trường hợp: Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép; Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp. v1.0015103216 15
- 4.2.2. Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Trách nhiệm vật chất được quy định là nhằm bảo vệ người sử dụng lao động, góp phần vào việc đảm bảo và tăng cường kỉ luật, nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành kỉ luật lao động ở đơn vị. Ý nghĩa Người chủ và người thợ đều có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau nhất là trong việc xác định trách nhiệm vật chất khi tham gia vào quá trình lao động. v1.0015103216 16
- 4.2.3. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH • Có hành vi vi phạm kỉ luật lao động: Hành vi vi phạm kỉ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đó. Hành vi vi phạm kỉ luật lao động còn được hiểu ở góc độ là người lao động có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động. • Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động: Thiệt hại là sự giảm bớt số lượng hoặc giá trị của tài sản của người sử dụng lao động. Xác định căn cứ này là việc tìm ra tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, tài sản đó bị hư hỏng hay bị mất, số lượng và giá trị của sự thiệt hại là bao nhiêu. • Có quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra: Xác định quan hệ nhân quả này là quá trình chứng minh rằng sự thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động là do hành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động gây ra và sự thiệt hại là kết quả tất yếu của sự vi phạm đó. Nếu giữa hành vi vi phạm kỉ luật lao động và thiệt hại tài sản xảy ra không có mối quan hệ nhân quả này thì người vi phạm không phải bồi thường. • Có lỗi của người vi phạm: Người lao động không phải bồi thường thiệt hại về vật chất có thật cho người sử dụng lao động khi họ vi phạm kỉ luật lao động gây thiệt hại nhưng không bị coi là có lỗi do bị mất năng lực hành vi lao động hoặc do sự kiện bất khả kháng. 17 v1.0015103216
- 4.2.4. MỨC BỒI THƯỜNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG TRONG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT • Về nguyên tắc, mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất của người lao động không vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ đã gây ra. • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 thì: "Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động 2012). • Đối với trường hợp làm mất tài sản: Khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 quy định phải bồi thường theo thời giá thị trường và tùy từng trường hợp phải bồi thường một phần hay toàn bộ số thiệt hại đã gây ra theo thời giá thị trường. • Thời hiệu để xử lí bồi thường thiệt hại tối đa là ba tháng, đặc biệt không quá sáu tháng kể từ ngày xảy ra hư hỏng hoặc mất mát tài sản. v1.0015103216 18
- TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau: • Kỉ luật lao động: khái niệm, ý nghĩa; • Trách nhiệm vật chất: Khái niệm, ý nghĩa, căn cứ xác định và mức bồi thường thiệt hại. v1.0015103216 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 2 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 379 | 84
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 1 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
27 p | 389 | 80
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 8 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 301 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 7 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
33 p | 209 | 76
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
16 p | 258 | 75
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 5 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
52 p | 238 | 68
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 4 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
28 p | 233 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 3 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
24 p | 217 | 63
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 6 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
18 p | 176 | 60
-
Bài giảng Luât lao động: Bài 10 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
89 p | 188 | 60
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 2: Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
16 p | 87 | 24
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về luật lao động
10 p | 55 | 23
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 4: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
13 p | 58 | 18
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 6 - PGS.TS. Lê Thị Châu
23 p | 61 | 16
-
Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
32 p | 69 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Châu
25 p | 70 | 11
-
Bài giảng Luật lao động: Bài 7 - PGS.TS. Lê Thị Châu
21 p | 43 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn