Trình tự, thủ tục khi nhận nuôi con nuôi
lượt xem 4
download
Đối với trường hợp nhận nuôi con trong nước thì người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trình tự, thủ tục khi nhận nuôi con nuôi
- Trình tự, thủ tục khi nhận nuôi con nuôi
- Hiện tại, pháp luật có quy định 2 trường hợp nuôi con nuôi là nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với trình tự, thủ tục thực hiện như sau: 1. Nuôi con nuôi trong nước: Đối với trường hợp này, người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. * Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 3. Phiếu lý lịch tư pháp; 4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 5. Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận
- hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. * Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm có: 1. Giấy khai sinh; 2. Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; 3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng; 4. Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Toà án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Toà án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự;
- 5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Ngoài ra, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày (Theo quy định tại Điều 17, 18, 19, 21 Luật Nuôi con nuôi 2010). Lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước là 400 nghìn đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi). 2. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: a) Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi Công dân Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải lập hồ sơ như trường hợp nhận con nuôi trong nước gửi Bộ Tư pháp.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, công dân Việt Nam có trách nhiệm làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Sở Tư pháp và UBND cấp xã nơi người đó thường trú (theo quy định tại Điều 40 Luật Nuôi con nuôi 2010). b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi * Người nhận con nuôi nộp 2 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2, Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- 3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; 4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình; 5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ; 6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; 7. Phiếu lý lịch tư pháp; 8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh. Các giấy tờ, tài liệu từ điểm 2 đến điểm 8 trên do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. * Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập 3 bộ hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
- * Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có: 1. Các giấy tờ, tài liệu như trường hợp người được giới thiệu làm con nuôi trong nước; 2. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; 3. Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành (Theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật Nuôi con nuôi 2010). Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9 triệu đồng/trường hợp. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện là 3 triệu đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 40, Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thủ tục xử lý và giải quyết đơn khiếu nại lần đầu của công dân
11 p | 692 | 74
-
Thủ tục Xác nhận trái phiếu cầm cố, thế chấp
2 p | 341 | 67
-
Thủ tục hoàn thuế, các khoản đã thu bằng tiền mặt qua cơ quan Kho bạc Nhà nước
2 p | 320 | 66
-
Thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc mọi nguồn vốn có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 200ha
2 p | 248 | 56
-
Thủ tục đăng ký giá của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty cổ phần, Công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp thuộc phạm vi Sở Tài chính
4 p | 372 | 48
-
Thủ tục nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá tại Kho bạc Nhà nước
3 p | 232 | 45
-
Khai thuế TNCN dành cho cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhận cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức ghi tăng vốn góp
3 p | 278 | 44
-
Thủ tục đăng ký giá của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, CTCP, Công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp thuộc phạm vi Bộ, ngành quản lý chuyên ngành quản lý
4 p | 254 | 37
-
Thủ tục giao tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản
2 p | 229 | 31
-
Thủ tục xác nhận viện trợ bằng tiền
6 p | 208 | 13
-
Thủ tục Lưu giữ, bảo quản trái phiếu hộ khách hàng
2 p | 143 | 13
-
Thủ tục đăng ký dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá các lần tiếp theo
4 p | 172 | 11
-
Khai thuế thu nhập cá nhân dành cho cá nhân cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài
3 p | 137 | 10
-
Thủ tục Cấp đổi thẻ thẩm định viên về giá
3 p | 149 | 8
-
Thủ tục Công nhận cơ sở có đủ điều kiện đào tạo môi giới, định giá bất động sản
2 p | 123 | 7
-
Thủ tục phê duyệt các khoản viện trợ phi phê duyệt thuộc thẩm quyền PD của các Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP, UBND tỉnh, TP .....
2 p | 131 | 6
-
Thủ tục Cấp lại thẻ thẩm định viên về giá do bị mất, bị rách
3 p | 196 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn