intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trò chơi cho bé vào lớp 1: Trò chơi với những quân bài

Chia sẻ: Abcdef_12 Abcdef_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

• Trò chơi này bao gồm rất nhiều kỹ năng toán học khác nhau như xếp thành đôi, phân loại, nhận biết, ghi nhớ. Bạn hãy khuyến khích để các bé chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Việc đó sẽ rất có ích cho sự phát triển năng lực tư duy về không gian của bé. • Đồ dùng cần thiết: Hai bộ bài, những chiếc cúc áo, môt ít mì ống, bát ăn, hai cuốn mục lục và những tấm thiế, kéo, hồ dán. • Đối với các bé khá nhỏ, thì rất nhiều trò chơi với bàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trò chơi cho bé vào lớp 1: Trò chơi với những quân bài

  1. Trò chơi với những quân bài • Trò chơi này bao gồm rất nhiều kỹ năng toán học khác nhau như xếp thành đôi, phân loại, nhận biết, ghi nhớ. Bạn hãy khuyến khích để các bé chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Việc đó sẽ rất có ích cho sự phát triển năng lực tư duy về không gian của bé. • Đồ dùng cần thiết: Hai bộ bài, những chiếc cúc áo, môt ít mì ống, bát ăn, hai cuốn mục lục và những tấm thiế, kéo, hồ dán. • Đối với các bé khá nhỏ, thì rất nhiều trò chơi với bàn cờ tướng là tương đối khó, các bé thường không biết cách bố trí nước đi và gần như không hề có một chút khái niệm nào ề chiến lược. Hơn nữa, nếu không giành được chiến thắng trong cuộc chơi thì các bé sẽ cảm thấy buồn chán, thất vọng. Một nguyên tắc cơ bản là, nếu để cho các bé chưa đến độ tuổi đi học chơi các trò chơi với bàn cờ tướng thì những người lớn và những em bé lớn tuổi hơn chơi cùng các bé sẽ cảm thấy rất vô vị và không hứng thú gì. Nhưng trò chơi với những quân bài lại là một ngoại lệ. Khả năng
  2. ghi nhớ bằng thị giác của các bé khi chưa đến tuổi đi học thường tốt hơn của người lớn rất nhiều, nên cho dù không có một chiến lược cụ thể nào trong trò chơi thì khả năng ghi nhớ của bé cũng có thể bù đắp được phần thiếu hụt đó. 1. Xếp thành đôi - Bạn hãy lấy ra 2 bộ bài giống hệt nhau rồi lần lượt lấy từ mỗi bộ bài các quân bài sau: át cơ, 10 bích, 2 nhép, 6 bích, 3 nhép, 7 bích, 4 rô, K bích. Tất cả các quân bài đã lấy ra đều được đặt lên trên bàn. - Người thứ nhất chọn lật 2 quân bài. Nếu 2 quân bài đó giống hệt nhau thì ta cất 2 quân bài đó đi, nhưng nếu chúng không giống nhau thì lại úp ngược xuống và đến lượt người thứ hai tiếp tục lật 2 quân bài. Kỹ năng để chơi tốt trò chơi này là người chơi phải cố gắng ghi nhớ vị trí của các quân bài. Sau khi người chơi tìm được tất cả các đôi, trò chơi lai được bắt đầu lại từ đầu. - Nếu số đôi quân bài ít hơn thì trò chơi sẽ đơn giản đi rất nhiều và ngược lại, nếu tăng số đôi quân bài lên thì trò chơi sẽ khó hơn nhiều lần. Bạn cũng có thể thay những quân bài bằng những tấm thiếp có các hoa
  3. văn trang trí giống nhau. Những tấm thiếp này có thể được tìm thấy dễ dàng tại các cửa hàng bách hóa lớn. Bạn cũng có thể giúp bé chơi được trò chơi này bằng cách tự vẽ những bức tranh có họa tiết trang trí giống hệt như nhau. 2. Phân loại - Bạn hãy đưa cho bé một bộ bài và yêu cầu bé phân loại các quân bài - Liệu bé có thể phân chia các quân bài theo thứ tự lớn nhỏ của chúng không? Điều này có vẻ hơn khó khăn đối với các bé. Nếu thấy thực sự khó khăn như vậy, bạn hãy rút bó những quân bài lớn trong bộ bài ra (những quân bài lớn hơn 10). 3. Ghép thành quân bài hoàn chỉnh - Bạn hãy lấy ra các quân bài từ 1 - 4 ở tất cả các chất (cơ, rô, bích, nhép). Sau đó bạn cắt mỗi quân bài 2 thành 2 mảnh, quân bài 3 thành 3 mảnh và mỗi quân bài 4 thành 4 mảnh. Bạn hãy yêu cầu bé xếp những mảnh quân bài đã cắt vụn đó thành những quân bài hoàn chỉnh.
  4. Theo Dorothy Woolfson - Nhà xuất bản Hồng Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2