intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trò chơi rèn luyện tinh thần đoàn kết

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

228
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những thách thức lớn nhất đối với giáo viên tiếng Anh trong giờ dạy nói là làm thế nào để khuyến khích học viên vận dụng tiếng Anh để nói trên lớp. Có rất nhiều hoạt động đa dạng mà giáo viên có thể sử dụng để giúp học viên luyện nói, một trong số đó là trò chơi “xếp tranh”. Hoạt động này không chỉ thúc đẩy học viên diễn đạt ý kiến bằng tiếng Anh mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Giáo viên tìm một đoạn truyện tranh, lý tưởng nhất là một câu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trò chơi rèn luyện tinh thần đoàn kết

  1. Trò chơi rèn luyện tinh thần đoàn kết Một trong những thách thức lớn nhất đối với giáo viên tiếng Anh trong giờ dạy nói là làm thế nào để khuyến khích học viên vận dụng tiếng Anh để nói trên lớp. Có rất nhiều hoạt động đa dạng mà giáo viên có thể sử dụng để giúp học viên luyện nói, một trong số đó là trò chơi “xếp tranh”. Hoạt động này không chỉ thúc đẩy học viên diễn đạt ý kiến bằng tiếng Anh mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Giáo viên tìm một đoạn truyện tranh, lý tưởng nhất là một câu chuyện được tạo thành từ nhiều bức vẽ, số lượng bức vẽ bằng số người trong lớp, hay ít nhất là sáu bức tranh khác nhau (sử dụng bản sao để nhiều học viên có thể nhận được mảnh giấy như nhau), rồi cắt truyện ra sao cho mỗi mảnh giấy chỉ chứa một bức vẽ. Đưa cho mỗi học viên một mẩu giấy trong khoảng thời gian 30 giây. Học viên phải xem tranh và cố ghi nhớ tất cả những gì họ thấy mà không ghi lại bất cứ cái gì. Sau 30 giây, giáo viên thu lại các bức vẽ. Đưa cho mỗi học viên một chữ cái tương ứng với bức tranh của họ. Bây giờ xếp cả lớp ngồi vào với nhau, giải thích với lớp là họ vừa nhận được những phần khác nhau của một câu chuyện và nhiệm vụ của họ bây giờ là sắp xếp câu chuyện theo đúng thứ tự. Đánh số thứ tự lên trên bảng (1-11); học viên sẽ phải trò chuyện
  2. với nhau, miêu tả bức tranh của mình và tranh luận xem nó nằm ở vị trí nào trong câu chuyện. Giáo viên không phải làm gì ngoài việc trợ giúp học sinh về từ mới và lưu ý các lỗi câu. Nếu học viên bị bế tắc, giáo viên không nên đưa ra đáp án đúng mà hãy để chúng cố gắng lại từ đầu. Một lúc sau, một học viên trong lớp sẽ làm nhiệm vụ “đầu tàu” và lên bảng cố sắp xếp câu chuyện. Cuối cùng, họ sẽ đưa ra các thông tin theo một thứ tự đã đề xuất. Họ sẽ viết một chữ cái bên cạnh số mà họ cho là thứ tự đúng của bức vẽ. Khi họ đã hoàn thành, giáo viên gắn bức tranh mà học viên đã đặt đúng thứ tự bên cạnh con số tương ứng, rồi lại ngồi xuống. Học viên sẽ lại tiếp tục cho đến khi họ tin là đã tìm được thứ tự đúng. Rồi giáo viên lại lặp lại thao tác như trước. Đây là một hoạt động rất bổ ích vì những lý do sau đây: Liên kết lớp. Bằng cách biến trò chơi này thành hoạt động · của cả lớp, về bản chất, giáo viên đang đặt cả lớp trên một chiến tuyến đối lập với mình, giúp hình thành tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong lớp. Giao tiếp thật. Hoạt động này hữu ích hơn những bài tập · được điều chỉnh tỉ mỉ thường ít liên quan đến những gì diễn ra bên ngoài lớp học. Ở đây, học viên phải vận dụng bất cứ kỹ
  3. năng giao tiếp nào họ sở hữu để truyền đạt được thông điệp của mình, giống như trong thế giới thực vậỵ. Nhiều cấp độ. Bằng cách lựa chọn cẩn thận truyện tranh phù · hợp, giáo viên có thể làm cho hoạt động này dễ hoặc khó hơn. Giáo viên cũng có thể giúp đỡ thông qua số lượng trợ giúp cung cấp cho học viên. Cơ cấu lớp. Giáo viên bắt đầu biết được những mối quan hệ · then chốt trong lớp là gì, bởi vì cơ bản là giáo viên sẽ lùi vào góc phòng và quan sát. Và từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh cần thiết để học sinh trong lớp gắn bó với nhau hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2