intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trở thành nhà ngoại cảm để đối phó với những đối tác lừa đảo

Chia sẻ: Minh Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

355
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương trường là một chiến trường khốc liệt, ở đây có rất nhiều sự láu cá và dối lừa. Phải làm thế nào để có thể phát hiện được những đối tác không chân thành? Đây là câu hỏi làm đau đầu không ít các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các ông chủ trẻ mới khởi nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trở thành nhà ngoại cảm để đối phó với những đối tác lừa đảo

  1. Trở thành nhà ngoại cảm để đối phó với những đối tác lừa đảo Thương trường là một chiến trường khốc liệt, ở đây có rất nhiều sự láu cá và dối lừa. Phải làm thế nào để có thể phát hiện được những đối tác không chân thành? Đây là câu hỏi làm đau đầu không ít các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các ông chủ trẻ mới khởi nghiệp. Hy vọng, với những kiến thức do các nhà tâm lý học cung cấp và sự chia sẻ của những chủ doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, các bạn trẻ mới bước vào kinh doanh sẽ tự tin hơn khi tiếp xúc với các đối tác của mình. Rất nhiều người muốn đọc được ý nghĩ của người khác với hy vọng có thể tránh cho mình khỏi bị lừa. Để làm được điều này, hoàn toàn không cần phải có khả năng ngoại cảm. Điều quan trọng là bạn cần chăm chú nghe và quan sát người nói chuyện với mình để phát hiện ra những dấu hiệu chứng tỏ họ đang có ý định muốn xỏ mũi bạn. Kẻ dối trá khi nói chuyện thường đưa ra rất ít thông tin cụ thể và thường dùng những từ chung chung như “thành công”, “thành đạt”,… Kết quả người nghe luôn phải bận tâm đoán xem những lời nói đó có ý gì, để cuộc nói chuyện cho kẻ lừa đảo điều khiển. Hoặc, nếu anh ta hay nhắc đi đi nhắc lại từ “tôi xin thề”, “có trời chứng giám”, thì cẩn tắc vô áy náy bạn hãy dừng lại đừng ký kết thỏa thuận với người này. Một mánh khóe mà kẻ lừa đảo thường hay sử dụng là giữa cuộc nói chuyện thường xuyên dừng lại và im lặng. Điều này làm bạn căng thẳng vì luôn phải đoán ý của người đối diện. Bầu không khí nóng lên một cách giả tạo rất dễ gây stress, điều rất có lợi cho kẻ lừa đảo, vì anh ta hiểu rằng bạn sẽ sơ xuất khi muốn thoát nhanh khỏi trạng thái bất lợi này. Những đề nghị hấp dẫn cộng với những lời tâng bốc thường làm cho người nói chuyện không nhận dạng ra kẻ lừa đảo. Để tránh được những cái bẫy này, cần tỉnh táo đánh giá tình hình và đặc biệt đừng vội vàng đưa ra các quyết định. Khi hắn ta nói thao thao bất tuyệt một cách tự tin, bạn đừng ngại bất lịch sự hãy ngắt lời bằng một câu hỏi đột ngột. Nếu bị đẩy ra khỏi mạch câu chuyện, anh ta sẽ lúng túng ngừng lại một chút để suy nghĩ tìm câu trả lời thích hợp. Đây là lúc bản chất thật của anh ta có thể bị bóc trần. Để buộc kẻ lừa đảo phải đối mặt với sự thật, bạn có thể hỏi, vừa qua, có chuyện gì đã xảy ra với công việc kinh doanh của anh ta. Nếu anh ta không thể nói được điều gì, có nghĩa chẳng có chuyện gì cả, thậm chí, hoàn toàn có thể còn chẳng có công việc kinh doanh nào cả. Lời nói có thể làm lộ tẩy kẻ lừa đảo. Nhưng cũng có những kẻ rất kinh nghiệm biết cách kiểm
  2. soát lời nói của mình. Đối với dạng cao thủ này cũng có cách phát hiện. Các nhà nghiên cứu tâm lý cho biết, chỉ có 30% thông tin con người truyền qua lời nói, còn 70% thông qua những cử chỉ không lời khác. Đó là ngữ điệu của giọng nói, cử chỉ và điệu bộ. Chủ một hệ thống các quán cà phê chia sẻ cách chị phát hiện kịp thời kẻ lừa đảo như thế nào: “Khi tôi tìm địa điểm thuê chỗ để mở quán, tôi thấy một thông báo rất hấp dẫn. Giá cả hợp lý. Tuy nhiên, thái độ của người phụ nữ đăng quảng cáo làm tôi không yên tâm. Chị ta rất hấp tấp, thậm chí có phần thô bạo và tỏ ra lúng túng trước những câu hỏi của tôi. Thêm nữa lại không chịu cho tôi xem những giấy tờ cần thiết. Sau đó, một người quen của tôi nhờ có kênh thông tin đặc biệt đã cho tôi biết địa điểm này nằm trong dự án cải tạo lại của thành phố, còn công ty đứng ra cho thuê chỉ là công ty ma”. Để có thể phát hiện được hành vi lừa đảo, bạn hãy chú ý đến những tín hiệu không lời. Ví dụ, nếu người đối thoại mặt tự nhiên tái đi, quanh trán lấm tấm mồ hôi, kích thước con ngươi thay đổi đột ngột, thì bạn nên có thái độ hoài nghi trước những lời nói của anh ta. Những dấu hiệu đặc trưng của người có điều gì đó không trung thực là thở mạnh, hay chớp mắt, liên tục liếm môi. Tuy nhiên, bạn nên lưu tâm, những người đang bối rối, sợ hãi hoặc cảm thấy khó chịu trong người cũng có những thái độ giống như vậy. Họ hoàn toàn có thể cảm thấy khó chịu vì ngồi ở chỗ bị gió thổi thẳng vào người. Do đó, để đánh giá người đối thoại còn tùy vào bối cảnh. Nếu người đối thoại ngồi với dáng điệu không cởi mở, hai chân bắt chéo, hai khoanh tay trước ngực hoặc giấu dưới gầm bàn, ánh mắt đảo ra xung quanh, thì gần như chắc chắn họ đang định lừa dối bạn điều gì. Tuy nhiên, để khẳng định bạn nên thận trọng, có thể chỉ đơn giản là họ có điều gì đó bất ổn. Cách kiểm tra tốt nhất, bạn hãy nhớ lại xem trước khi nói chuyện trạng thái tâm lý của người thế nào? Nếu hoàn toàn bình thường thì có nghĩa đúng là có điều gì không ổn thật. Kẻ lừa đảo có thể khống chế được điệu bộ, ánh mắt, cử động tay một cách dễ dàng, tuy nhiên, rất khó điều khiển tốc độ của cử chỉ. Nếu cử chỉ của người đối thoại chậm lại, nhiều khả năng họ đang phải suy nghĩ rất căng thẳng để đối phó với câu hỏi của bạn. Ngoài ra, các cử chỉ như: bồn chồn sờ mó những đồ vật lặt vặt; bật tanh tách chiếc bút máy; gõ ngón tay lên mặt bàn; hoặc đối với phụ nữ thì là chăm chút đến vẻ bề ngoài của mình ví dụ như sửa lại tóc; đều chứng tỏ họ có thể có điều gì cần giấu diếm bạn. Nguồn : bwportal
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2