1<br />
<br />
TRƯỜNG HỌC PHÁP-VIỆT TRONG THỜI KỲ 1920 - 1945 VÀ SỰ HÌNH THÀNH<br />
TẦNG LỚP NỮ TRÍ THỨC<br />
Trường hợp hai trường nữ trung học Đồng Khánh và Áo Tím<br />
Thái Thị Ngọc Dư, Dominique Rolland, Nguyễn Thị Nhận, Bùi Trân Phượng<br />
Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội - Đại học Hoa Sen<br />
& INALCO Paris<br />
Tóm tắt<br />
Bài nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh<br />
học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ<br />
1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng<br />
thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. Tuy trường Pháp – Việt trong bối cảnh của<br />
một thuộc địa có những khiếm khuyết, nhưng với tinh thần gạn đục khơi trong, các cựu nữ<br />
sinh đã tiếp thu những giá trị nhân văn tốt đẹp của nền văn hóa Pháp, bồi đắp thêm tinh thần<br />
dân tộc và đã trưởng thành trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Việt. Với việc<br />
thành lập hệ thống trường Pháp – Việt, lần đầu tiên nữ giới Việt Nam được chính thức đi học,<br />
thành đạt và tham gia vào các hoạt động trí thức của xã hội. Lòng tự tin của các thế hệ nữ trí<br />
thức đầu tiên này đã được tăng cường với những nhận thức bước đầu về vị trí vai trò quan<br />
trọng của phụ nữ trong xã hội.<br />
Từ khóa: giáo dục trung học, nữ sinh, giai đoạn 1920 – 1945, Pháp ngữ, di sản giáo dục,<br />
rèn luyện tư duy, giao thoa văn hóa.<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn chương trình VALOFRASE (Valorisation du<br />
français en Asie du Sud-Est của các tổ chức Pháp ngữ) của các tổ chức Pháp ngữ và trường<br />
Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện về chuyên môn và về tài chánh cho nhóm hoàn thành việc<br />
nghiên cứu đề tài này.<br />
Xin chân thành cảm ơn các cựu nữ sinh hai trường Áo Tím và Đồng Khánh đang sống tại<br />
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp thông tin và chia sẻ những suy nghĩ của mình<br />
về việc học ngày trước trong trường Pháp – Việt.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG BÁO CÁO<br />
<br />
I.<br />
<br />
DẪN NHẬP<br />
Bối cảnh và cách đặt vấn đề<br />
<br />
1.<br />
<br />
Nền giáo dục thời Pháp thuộc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã góp phần đào tạo nên những<br />
thế hệ trí thức Việt Nam sau này đã phục vụ đất nước trong thời kỳ độc lập. Kết hợp tinh thần<br />
yêu nước truyền thống với những giá trị mới của nền giáo dục phương Tây như tư duy độc<br />
lập, sáng tạo, tư duy phản biện, những thế hệ trí thức mới này khát khao tìm độc lập cho đất<br />
nước và xây dựng một nước Việt Nam hiện đại, thoát khỏi mô hình xã hội phong kiến lạc hậu.<br />
Trường học thời thuộc địa đã mở cửa tiếp nhận nữ sinh và trở thành một nhân tố quan<br />
trọng thúc đầy sự phát triển của phụ nữ và tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội<br />
Việt Nam.<br />
Trong hệ thống giáo dục ấy, những tư duy mới mẻ đã được truyền đạt và tiếp thu như<br />
thế nào để góp phần hình thành bản sắc mới của đội ngũ trí thức có khả năng thấu hiểu sự<br />
phức tạp của những thách thức chính trị – xã hội của thời đại?<br />
Từ mô hình giáo dục ấy, có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm gì cho: chấn hưng<br />
giáo dục hiện nay, bình đẳng giới, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?<br />
Văn hóa của cộng đồng Pháp ngữ, thông qua tiếng Pháp, làm phong phú thêm tính<br />
chất đa văn hóa, đa ngôn ngữ cho hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào?<br />
2.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nhằm trả lời những câu hỏi trên, đề án nêu mục tiêu chính là nghiên cứu tình hình giáo<br />
dục nữ sinh thời Pháp thuộc và sự hình thành các thế hệ trí thức, đặc biệt chú trọng giới nữ.<br />
Hai địa bàn chính được chọn: Huế và Sài Gòn với trường nữ Đồng Khánh1 ở Huế và Áo<br />
Tím 2 ở Sài Gòn. Trọng tâm nghiên cứu là những năm học cao đẳng tiểu học 3, tức khoảng 4<br />
năm sau bậc tiểu học. Đề tài không đề cập đến bậc tiểu học vì cho rằng cấp học này chỉ mới là<br />
cấp phổ cập, chưa đủ điều kiện góp phần đào tạo nên những trí thức tương lai.<br />
Để thực hiện mục tiêu chính nêu trên, đề án chú trọng nghiên cứu những khía cạnh sau:<br />
2.1 Hệ thống giáo dục thời Pháp được thiết lập cho các trường trung học: mục tiêu đào<br />
tạo, cách tổ chức nhà trường và hoạt động giáo dục, chương trình học, giáo viên, đào tạo giáo<br />
viên (Việt và Pháp). Đề tài chỉ đề cập một cách khái quát phần này qua hồi ức và nhận định<br />
của người học vì đã có những công trình nghiên cứu quan trọng, đáng chú ý là hai công trình<br />
sau:<br />
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860<br />
2<br />
<br />
3<br />
– 1945. L’Hamattan, 474 trang<br />
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris, 321 trang.<br />
2.2<br />
<br />
Nền giáo dục nhìn qua mắt người học: học sinh đã học được gì dưới mái trường thời<br />
<br />
Pháp? Đây là trọng tâm nghiên cứu, đề tài muốn tìm hiểu và phân tích góc nhìn của người<br />
học. Sự tiếp thu và chuyển hóa kiến thức của người học đã trải qua một quá trình cá thể hóa<br />
và có những chuyển biến qua năm tháng. Quá trình cá thể hóa ấy còn chịu ảnh hưởng của môi<br />
trường gia đình và bối cảnh chính trị – xã hội mà trong đó người học sống và học tập. Việc<br />
mở mang kiến thức có giúp nữ sinh quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh đất nước, đến mong<br />
ước về tương lai, nghề nghiệp của phụ nữ? Mặt khác, các phong trào yêu nước, phong trào<br />
văn hóa, xã hội thời ấy có là môi trường thuận lợi cho trưởng thành về nhân cách của nữ sinh?<br />
2.3<br />
<br />
Nhà trường sau 1945 và hiện nay có thể thừa kế gì từ nhà trường thời Pháp: tinh<br />
<br />
thần và phương pháp dạy và học, rèn luyện tư duy, nội dung chương trình, cách tổ chức.<br />
3.<br />
<br />
Phương pháp tiếp cận<br />
<br />
Đề tài có tính chất liên ngành, nhưng những phương pháp lịch sử vẫn chiếm ưu thế.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trọng tâm là tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của nền giáo dục Pháp – Việt qua mắt<br />
người học. Chú trọng các cựu nữ sinh, những người trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục ấy. Do<br />
đó, đề án chủ yếu dựa vào các cuộc phỏng vấn cựu nữ sinh, cựu giáo viên và sưu tầm các tài<br />
liệu, hồi ký, tiểu sử nhân vật của các gia đình. Đây là hướng tiếp cận chính, tuy nhiên với qui<br />
mô nhỏ bé của đề tài, nhóm chỉ thực hiện được 12 phỏng vấn sâu cựu nữ sinh Đồng Khánh,<br />
một cựu nữ sinh Marie Curie và 7 cựu nữ sinh trường Áo Tím. Các bà ở Áo Tím thuộc các<br />
khóa từ 1932 đến 1940, còn các bà ở Đồng Khánh thuộc các khóa trễ hơn, từ 1940 đến 1945.<br />
Nhờ đó, nhóm nghiên cứu có điều kiện để so sánh và theo dõi diễn tiến trong khoảng thời<br />
gian 15 năm.<br />
Ngoài ra, đề án còn khai thác các tài liệu khác:<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về giáo dục và các trường nữ trước 1945 lưu trữ tại<br />
<br />
trung tâm lưu trữ quốc gia số 4 ở Đà Lạt. Chúng tôi đã tham khảo tài liệu tại đây nhưng không<br />
thu thập được tài liệu liên quan đến việc học của nữ sinh. Trung tâm lưu trữ chỉ có các tài liệu<br />
tản mạn về báo cáo hàng quí, số lượng học sinh của một số các trường từ tiểu học đến trung<br />
học.<br />
-<br />
<br />
II.<br />
<br />
Kế thừa kết quả khảo cứu các đề tài tương cận.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Trường Pháp – Việt trong những năm 1920 - 1945<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
1.1 Hệ thống trường Pháp - Việt và việc đi học của nữ sinh<br />
Giáo dục ở thuộc địa phỏng theo mô hình giáo dục của Pháp. Tại Pháp, Đạo luật Guizot<br />
tháng 6/1833 chỉ mới bắt buộc mỗi xã trên 500 dân phải có một trường tiểu học cho nam sinh.<br />
Phải chờ đến đạo luật Falloux ngày 15/3/1850 mới qui định bắt buộc mỗi xã trên 800 dân phải<br />
có một trường tiểu học cho nữ sinh. Theo Pascale Bezançon 4, đạo luật ngày 28/3/1882, dưới<br />
thời bộ trưởng giáo dục Jules Ferry, là một cuộc cách mạng giáo dục lần thứ hai khi luật này<br />
ban hành giáo dục cưỡng bách cho cả trẻ trai lẫn trẻ gái từ 6 đến 13 tuổi. Jules Ferry ủng hộ<br />
giáo dục trẻ gái và mở nhiều trường cho nữ sinh. Chủ trương này không khỏi gặp sự chống<br />
đối từ nam giới, họ cho rằng nam giới có khả năng trí tuệ hơn nữ giới.<br />
Giáo dục ở Pháp vào nửa sau thế kỷ 19 đã thay đổi sâu sắc, từ đặc điểm chỉ dành cho một<br />
số ít tinh hoa, cho nam sinh và mang tính tôn giáo đã mở rộng sang giáo dục cho đại chúng.<br />
Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến quan niệm tổ chức giáo dục ở Đông Dương vào cuối thế kỷ<br />
19, đầu thế kỷ 20.<br />
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt 5 ở ba kỳ thừa hưởng những nguyên tắc của các đạo luật<br />
Jules Ferry được thiết lập trong những năm 1881 -1882: miễn phí, bắt buộc và phi tôn giáo /<br />
thế tục. Song song với hệ thống giáo dục Pháp hoàn toàn, hệ thống giáo dục Pháp – Việt được<br />
thiết lập tại Nam Kỳ năm 1879, tại Bắc Kỳ vào năm 1904 và tại Trung Kỳ năm 1906. Vậy là<br />
trường được thiết lập sau thời kỳ thử nghiệm 1878 – 1907, và đi vào giai đoạn theo những<br />
phương châm của trường phái Ferry (1908 – 1918) 6.<br />
Vì các trường ở Đông Dương theo mô hình các trường ở Pháp, nên nữ sinh cũng được đi<br />
học, và có những trường trung học dành cho nữ. Đối với nữ, đây là lần đâu tiên nữ giới được<br />
chính thức đi học, vì trong hệ thống giáo dục cũ, nữ không được đi học và đi thi.<br />
Các trường tiểu học công lập đã được thiết lập ở nhiều địa phương, tuy nhiên các trường<br />
làng chỉ dừng lại ở lớp ba. Vào cuối năm 1869, ở Nam Kỳ đã có 126 trường tiểu học với<br />
4.700 học sinh trên tổng số 1 triệu dân 7. Nam Kỳ là nơi có tỷ lệ học sinh / dân số cao nhất.<br />
Vào thời điểm 1931 – 1932, nghĩa là lúc các nhân chứng trong đề tài nghiên cứu vào học<br />
trung học ở Nam Kỳ, số học sinh tiểu học ở Nam Kỳ đã lên đến 131.985, chiếm 45,1% tổng<br />
số học học sinh tiểu học toàn quốc, nhưng khi lên bậc cao đẳng tiểu học và trung học, tỷ lệ<br />
này chỉ còn 37,7 % với 1.780 học sinh, tỷ lệ ở miền Trung tăng lên 26,4% với 1.245 học sinh<br />
8<br />
<br />
.<br />
<br />
Phần lớn học sinh, và nhất là nữ sinh thường nghỉ học sau ba năm tiểu học. “Thanh niên làng<br />
tôi, nhất là giới nữ thường chỉ được học hết lớp ba trường làng (cours elementaire). Thông<br />
thường chị em học thêm nữ công may thêu nấu nướng để khi lập gia đình trở thành người nội<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
trợ giỏi giang”.9<br />
Như thế mới hiểu niềm tự hào của các nữ sinh được học lên bậc trung học.<br />
Theo Trịnh Văn Thảo thì số nữ sinh đi học ngày càng tăng, dù chỉ chiếm 8% tổng số<br />
học sinh trong những năm 1918 – 1922. Điều này đã xóa tan những nghi ngờ về khả năng học<br />
tập của nữ sinh của một số viên chức Pháp vào cuối thế kỷ 19 10.<br />
Cần lưu ý là ở Pháp nếu tiểu học được mở cho nữ sinh từ năm 1850 thì phải đợi đến<br />
năm 1867 giáo dục trung học cho nữ sinh mới được thiết lập 11. Vậy mà năm 1875 tại Sài Gòn<br />
đã có một trường nữ tư thục được mở ra là trường Sainte Enfance (Hài Đồng), do các nữ tu<br />
dòng Áo Trắng (Sœurs de Saint Paul de Chartres) lập. Trường có nhiều chi nhánh và có cả<br />
bậc tiểu học lẫn trung học.<br />
Với ba trường nữ trung học công lập ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, số nữ sinh bậc cao<br />
đẳng tiểu học (còn gọi là bậc thành chung) đã tăng gấp ba lần từ 105 nữ sinh năm 1921 lên<br />
343 năm 1931, nhưng có đến 4.496 nam sinh, nữ chỉ chiếm 7,6% tổng số học sinh, 70% số nữ<br />
sinh tập trung ở Nam Kỳ.<br />
Chung quanh việc nữ sinh đi học, có hai luồng tư tưởng khác nhau trong các nhà cai trị Pháp:<br />
-<br />
<br />
Dumoutier và Muselier cho rằng mất thì giờ và tiền bạc.<br />
<br />
-<br />
<br />
Luồng tư tưởng tiến bộ thì cho rằng cần giáo dục phụ nữ vì họ thông minh, vì họ sẽ là những<br />
nhà giáo dục cho con cái 12.<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt<br />
Trong hệ thống trường công bậc tiểu học và trung học tại Nam Kỳ và Trung Kỳ, có bốn<br />
loại trường:<br />
<br />
-<br />
<br />
Trường Pháp: theo chương trình như ở Pháp, học sinh thi tú tài chương trình Pháp thường gọi<br />
là “bac métropole”. Ở Huế không có trường Pháp công lập, chỉ có trường tư là trường<br />
Pellerin.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trường Pháp – Việt tới bậc tú tài.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trường Sư phạm.<br />
<br />
-<br />
<br />
Trường Kỹ thuật và Mỹ thuật<br />
Ngoài ra còn có các trường tư, cũng có hệ Pháp, Pháp – Việt, phần lớn là trường của<br />
giáo hội Công giáo, trong đó có trường Sainte Enfance đã nêu ở trên.<br />
Trường tiểu học công lập đầu tiên cho nữ là ở Nam Định: học sinh học tiếng Việt và<br />
một ít tiếng Pháp. Việc phát triển trường cho nữ sinh ngày càng được phụ huynh hưởng ứng,<br />
từ đó chính quyền Pháp cũng ủng hộ vì trước tiên là có lợi cho việc phổ biến kiến thức vệ sinh<br />
thông qua sự hiểu biết của nữ giới.<br />
<br />
5<br />
<br />