intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện ngắn Đom đóm

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều khi tôi nghĩ tại sao mình gặp người này ở thời điểm này mà không phải ở thời điểm nào khác? Việc gặp một người ở một khoảnh khắc nào đó có ý nghĩa gì với ta? Lâu nay tôi tưởng rằng tôi có quyền quyết định việc gặp gỡ ai, tạm biệt ai…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện ngắn Đom đóm

  1. Đom đóm Nhiều khi tôi nghĩ tại sao mình gặp người này ở thời điểm này mà không phải ở thời điểm nào khác? Việc gặp một người ở một khoảnh khắc nào đó có ý nghĩa gì với ta? Lâu nay tôi tưởng rằng tôi có quyền quyết định việc gặp gỡ ai, tạm biệt ai… Nhưng sau tôi mới biết rằng chính thời gian mới là thứ quyết định tạo ra những cuộc gặp gỡ hay chia ly. Thời gian là thứ luôn ở bên, gần ta nhất, vậy mà tôi không nghĩ đến nó. Lúc nào tôi cũng ngơ ngác như một đứa trẻ với những kỷ niệm đã trôi qua… Minh họa: Nguyễn Thanh Tôi viết những dòng trên khi nhìn thấy một con đom đóm bay ngang sân nhà. Lâu rồi tôi ít thấy đom đóm và cũng quên mất loại sinh vật dễ thương này. Có lẽ vì nó
  2. chỉ xuất hiện vào ban đêm, bay ngang qua, lập lòe cái bụng sáng rồi lặng lẽ bay đi chứ không nán lại lâu. Mỗi lần nhìn thấy đom đóm tôi lại nhớ mảnh sân nhà tôi ngày cũ. Ngày đó bọn trẻ chúng tôi thường chơi đùa trên sân đêm. Ánh sáng duy nhất hắt ra từ các ngôi nhà chỉ là ánh sáng đèn dầu vì thời đó chưa có điện. Mân ở sát nhà tôi. Ngày đó người ta không gọi tên chúng tôi như trong giấy khai sinh mà gọi “cu Tí”, “Bé”. Tôi là “Bé”, Mân là “cu Tí”. Mà hình như đứa trẻ nào, hễ là con trai đều bị gọi là Tí và con gái bị gọi là Bé hết. Mân khác lũ trẻ chúng tôi. Cả hai chị em Mân đều khác biệt so với chúng tôi. Họ cao lớn, da sáng, mũi cao, tóc màu nâu rất lạ. Sau tôi mới biết hai chị em Mân là “con lai”. Mẹ đã bỏ đi lưu lạc phương nào. Người cha Mỹ thì ở một nơi rất xa, tận phía bên kia địa cầu. Chị Mân mở một tiệm cắt tóc nho nhỏ sát nhà tôi. Thỉnh thoảng cũng có khách ra vô. Tôi nhớ mãi những buổi chiều chị Hương đứng bên cửa sổ, chờ khách tới gội đầu và tô son môi. Mặt trời đã xuống núi, chưa lặn hẳn, chỉ còn chút tia ối ối đỏ sót lại trên sân. Bầu trời xám, buồn. Thời đó nhiều đom đóm. Mà lạ, cứ mỗi lần chị Hương đứng tô son môi bên cửa sổ thì đom đóm lại bay tới. Tôi và Mân hay ngồi trên sân nhìn ô cửa sổ chị đứng, nhìn các chú đom đóm bay trong bóng tối phát ra những đóm lập lòe. Tôi cũng nhìn cây son của chị. Lúc đó tôi ước gì mình có cây son ấy để... tô tranh. Tôi hay nằm trên thềm nhà vẽ tranh và thời ấy tôi không có nhiều màu để tô đầy các bức tranh vừa vẽ. Lúc nhỏ tôi ước mơ lớn lên trở thành họa sĩ.
  3. Thứ bảy và chủ nhật, buổi chiều, ăn cơm xong chị Hương không đứng tô son môi mà cầm theo một chiếc đèn dầu lớn. Tôi và Mân cũng tung tăng chạy theo chị Hương và chị gái tôi. Trên con đường làng có khá nhiều người giống chị Hương, cầm đèn dầu, đi trên con đường làng vắng vẻ. Rồi tất cả họ bước vào một căn phòng. Những chiếc đèn dầu được đặt ngay ngắn trên bàn. Những cuốn vở được giở ra. Trên chiếc bàn lớn của chị gái tôi cũng đặt một cây đèn dầu. Chị gái tôi làm cô giáo. Chị dạy bổ túc cho những người đang ngồi trong ánh sáng chập chờn dưới kia. Chị gái tôi viết bảng và mọi người viết theo. Đa số lớp học là con gái. Không phải vì ngày đó con trai biết chữ nhiều hơn con gái mà mấy chàng trai sợ quê, không dám đi học. Họ đứng ngoài cửa lớp, xì xào, quan sát lớp học, cười đùa và chờ các cô gái học xong để đi theo... tán. Lớp học không đủ ánh sáng nhưng vui làm sao. Đánh vần, làm toán, đọc thơ và chấm điểm... Tất cả giống như một lớp học ban ngày. Chỉ khác là ban ngày tôi và Mân ngồi ở lớp đó thì buổi tối thứ bảy và chủ nhật chị Hương và những người khác đến học. Trong ánh sáng chập chờn của những chiếc đèn dầu có lúc tôi cảm thấy chị gái tôi, chị Hương và những người khác sao giống... những bóng ma. Họ lượn lờ trong căn phòng. Lúc ấy các chị mới tròn đôi mươi, tóc chị nào cũng để dài. Họ đánh vần, cười khúc khích, đọc to những bài đọc vần theo tiếng thước gõ nhịp. Và họ còn nhoài đầu ra cửa... chọc ghẹo lại một anh chàng chọc phá họ, không cho họ học. Lớp học nghiêm trang nhưng cũng vui nhộn làm sao. Trên bàn mỗi người là một chiếc đèn dầu. Ai cũng giữ gìn chiếc đèn dầu của mình. Khi lớp học tan, trên con đường làng lại là một hàng đèn dầu tỏa đi các ngõ giống như những con đom đóm bay lạc. Không biết chị Hương học buổi tối thế nào chứ ban ngày Mân - em của chị - học dở ẹc. Mân to con nhất lớp, hiền nhất lớp và có vẻ cũng... học dở nhất lớp luôn. Mân không bao giờ đánh lộn như mấy đứa con trai lóc chóc khác. Trong lớp Mân
  4. thường ngủ gục và bị cô đánh. Nhưng có việc gì cần tới sức mạnh như khiêng ghế bàn là Mân làm ngay. Một buổi tối chị Hương, tôi và Mân ngồi trên thềm nhìn ra sân nhà đầy bóng tối. Thời đó chưa có điện, bóng tối bao trùm khắp nơi. Trong các căn nhà chỉ có ánh đèn dầu hoặc nến. Lúc ấy những chú đom đóm lại bay trong bầu trời. Tôi có cảm giác rằng hình như nơi nào còn bóng tối thì nơi đó có nhiều đom đóm. Tôi chẳng có thông tin khoa học nào để chứng minh điều này, tôi chỉ nói bằng cảm nhận của mình. Vì bóng tối, hay vì trong tuổi thơ mà tôi tin rằng đom đóm xuất hiện trong ngày đó nhiều hơn bây giờ? Có lẽ cả hai, tôi nghĩ vậy. Tôi còn mơ mộng tưởng tượng rằng những con đom đóm là “thiên sứ”. Nơi nào nhiều bóng tối chúng sẽ bay đến, để thắp lên chút tia sáng nhỏ nhoi, và làm người ta hi vọng về một điều gì đấy. Thời ấy vì được sống trong cảnh đầm ấm của gia đình nên tôi chẳng có hi vọng gì cháy bỏng. Tôi chỉ thích vẽ và ước có nhiều màu để tô. Ước muốn của tôi cũng giống như những đứa trẻ khác: vô hại, hời hợt. Nhưng chị em Mân thì khác. Họ hi vọng rất nhiều. Hi vọng của họ thoát ra mảnh sân buồn của chúng tôi, bay qua lớp học bổ túc chập chờn ánh đèn, bay qua cả một vùng tối mênh mông. Hình như hi vọng của họ bay theo con đom đóm. Mà chú đom đóm bay về đâu làm sao ai biết? Chúng xuất hiện đó, lập loè đó, gây cho người ta hi vọng và một chút buồn ảo ảnh, rồi nó lặng lẽ bay đi, mất hút ở phương trời nào. Chị Hương lớn hơn tôi và Mân nên nỗi buồn của chị cũng khác. Chị ngồi trên thềm, nhìn theo chú đom đóm đang mất hút vào bóng đêm, ánh mắt buồn thăm thẳm. Tôi nhìn môi chị nhưng không thấy son vì trời tối.
  5. - Sao em không cố gắng học? - Chị vuốt đầu Mân, thở dài. Em phải học giỏi ở trường rồi học tiếng Anh nữa chớ. - Học tiếng Anh để làm gì hở chị? - Mân hỏi. - Thì để... nói chuyện với ba. - Ba mình ở đâu? - Chị không biết, hình như xa lắm. Chị nhoẻn cười, rồi phụ họa thêm. - Chị gái của Bé còn dạy cho chị tiếng Anh nữa đó. Người nước đó gặp nhau là nói “Hế-lô”. - Tiếng gì lạ vậy? - Mân le lưỡi. Vì không thích nói chuyện với ba, không thích học tiếng Anh hay sao mà Mân vẫn học dở ẹt. Một ngày Mân xách cặp về, không chịu đi học, đi chăn bò cho một người trong làng. Chị Hương thương em, dù buồn nhưng không đánh. Mà quán cắt tóc của chị mới đầu mở ra có người ra người vô, sau khách cũng thưa dần. Hai chị em Mân sống khá khó khăn. Nhưng tối thứ bảy và chủ nhật nào chị cũng xách đèn
  6. đi học. Chị còn dành dụm tiền mua một quyển từ điển tiếng Anh, nhờ chị gái tôi chỉ cách học. Chị Hương tin vào một điều gì đó mà không ai biết. Chị ráng học chữ để biết viết, biết đọc, ráng học tiếng Anh dù thời đó chưa có điện, cũng chưa có một người nước ngoài nào xuất hiện ở vùng của chúng tôi. Chị chỉ biết hình như chị có một người cha, ông ta nói tiếng Anh và đang ở xa lắm, nên chị ráng học tiếng Anh để có ngày lỡ gặp được ổng, chị nói chuyện được với ổng. Càng ngày lớp học bổ túc càng ít dần học sinh đi. Vì nhiều lý do: vài người không kiên nhẫn để theo hết lớp học, đi làm ăn xa và để... lấy chồng. Các chàng trai không đi học nhưng tán gái rất giỏi. Nhiều cô đã nghỉ học để theo chồng. Lớp trong đêm đã vắng buồn nay ít học sinh càng buồn hơn. Có đêm chỉ có chị gái tôi là cô giáo và chị Hương là học trò. Hai chị sợ ma nên tôi và Mân phải đi theo. Bốn chị em cầm đèn lầm lũi đi trên con đường tối. Tự nhiên tôi thấy buồn khi nhắc tới thời gian. Tôi không biết thời gian từ đâu mà đến? Nhưng nó có thật, nó tồn tại, nó cụ thể, nó đến vào lúc ta bất ngờ và ra đi nhẹ nhàng cho đến khi ta quên mất nó. Nhưng nó vẫn có đó, lúc thì ta nhớ, lúc ta quên... Tôi không nhớ lúc nào chị Hương và Mân đã rời khỏi không gian của chúng tôi. Có nhiều thứ đã rời khỏi không gian của tôi, từ lúc nào tôi cũng không biết. Những chiếc đèn dầu, lớp học bổ túc của chị gái tôi, chị Hương, Mân và cả những con đom đóm. Tự nhiên những thứ đó có bên ta, ta đã quen với nó, rồi nó biến mất mà ta không thể nhớ chúng đã rời khỏi ta như thế nào?
  7. Có một ngày tôi đứng trên sân nhà tôi với những ánh điện sáng hắt ra, tôi bỗng nhìn về bên hàng xóm nơi cửa sổ ngày xưa. Tôi không còn thấy ai đứng bên cửa sổ tô son môi nữa. Trong sân cũng không có Mân, không có cả đom đóm ngày nào. Sự nhớ nhung dẫn tôi về những chiếc đèn dầu nhưng chúng đã bị xếp xó đâu đó. Cái thời đó đã trôi qua, một thời khác đang hiện hữu. Thời của điện, của ánh sáng. Ngày sáng và đêm cũng sáng. Không có sự khác biệt lớn lao giữa ngày và đêm như lúc trước. Ngày nhỏ tôi hí hoáy tô màu dưới ánh đèn tù mù. Còn bây giờ tôi lại lười vẽ dù ban đêm điện sáng. Tôi bỗng nhớ về Mân và chị Hương. Họ ra đi lúc nào trong không gian của tôi? Lúc Mân đã nghỉ học, làm một cậu bé chăn bò, lúc Mân bị người chủ đánh vì nghi ăn cắp lúa trong khi cả chị Hương và tôi đều tin Mân không có cái tính ăn cắp. Lúc chị Hương khóc tức tưởi khi bị người yêu phụ bạc, chị đứng khóc bên cửa sổ, mong thấy anh tới nhưng anh ta không bao giờ quay lại và chị không còn tô son môi nữa, hay lúc hai chị em Mân sống trong khó khăn, không thể vượt qua nổi? Họ giống như những người ở vùng tôi, đón một chuyến xe, vào thành phố. Cứ ở quê không sống được thì người ta phải vào thành phố để mong có được một cơ may. Chị Hương và Mân đi trong một buổi tối. Chị Hương còn ghé lớp học bổ túc của chị gái tôi, lúc này lớp học bổ túc toàn là những học sinh mới. Chị tặng lại lớp học cây đèn dầu, “bảo bối” thời đó của chị, nắm tay chị gái tôi, bảo, giờ gặp ba, chị sẽ nói “Hế - lô” cho ổng tròn mắt chơi. Vì chị cũng biết bập bẹ tiếng Anh rồi. Chị tôi hỏi: - Vào thành phố Hương làm gì?
  8. - Em không biết nhưng chắc là... làm đủ thứ. Em không sợ khổ, em cũng có bằng rồi mà, bằng... bổ túc chị dạy em nè - Chị Hương đùa nhưng rơm rớm nước mắt. Rồi chị quay sang Mân: - Cái thằng nhỏ này sao nó không giống em gì hết? Em thích đi học, còn nó lại thích đi chăn bò. Mân đứng bẽn lẽn cạnh bên, nhìn tôi, le lưỡi. Mân kéo nhẹ tay tôi, úp vào lòng bàn tay tôi một con đom đóm. Nhưng hình như Mân nắm chặt con đom đóm quá lâu, nên khi thả ra con đom đóm cũng không bay được. Hồi đó trò chơi của chúng tôi chỉ là bắt chuồn chuồn, đom đóm, bắt bướm, bắt ve. Nên Mân chỉ biết tặng tôi cái con vật đó rồi khoe răng cười. Cái đêm chị gái và tôi đứng bên lớp học bổ túc nhìn hai chị em Mân đi đón xe đã không bao giờ trở lại. Lần đi đó của họ biền biệt. Sau này họ cũng chưa có dịp về thăm làng. Nhưng cuộc đời sau này của họ cũng có hậu. Họ đã được gặp cha, người mà mấy chục năm họ không biết mặt mũi. Chị Hương lanh lẹ mở tiệm tóc ở nước ngoài và giống như ngày xưa chị nghiện tô son môi. Mân ở bên đó đã học nghề, rồi có việc làm, có vợ con. Cuộc sống của hai chị em khá ổn. Một lần liên lạc qua mail, tôi hỏi chị Hương tại sao ngày đó chị hay tô son môi đến vậy?
  9. - Chị cũng không biết nữa. Có lẽ là vì sợ - Chị trả lời - Lúc đó tiệm của chị thì bấp bênh, học hành thì không đến nơi đến chốn, cha mẹ ở đâu không biết. Chị tô son môi để bớt sợ, vì có son môi, soi gương chị thấy mình đẹp hơn, tự tin hơn... - Vậy tại sao bây giờ sung sướng rồi chị vẫn tô son môi? Chị cười lớn, không trả lời. - Chính lớp học bổ túc của chị gái em đã giúp đời chị rất nhiều - Chị trầm ngâm. Ngày đó chị không biết chữ, lớp học bổ túc đã giúp chị biết chữ, viết được tên mình và viết thư cho ba. Nhờ những lá thư mà ông mới biết hai đứa con của ông vẫn còn sống. Lớp học cũng đã giúp chị tự tin hơn rất nhiều. Học chữ chị thấy đầu óc mình sáng ra. Khi nhắc về lớp học, chị gái tôi lại thực tế hơn. - Thời đó khổ nhưng ai cũng chịu được, chớ bây giờ dạy như vậy không dạy nổi đâu. Tự nhiên tôi thấy nhớ mấy con đom đóm.
  10. Tôi đang đứng trên mảnh sân nhà tôi nhưng cảm giác tôi đang ở một thời khác chứ không phải thời nảo thời nao. Cũng trên mảnh sân này hay mảnh sân nhà bên, tôi và Mân đùa nghịch, bên cửa sổ chị Hương đứng tô son môi... Những hình ảnh đó chập chờn như ánh đèn đom đóm... Tại sao tôi và Mân lại ở cùng nhau chơi đùa trên mảnh sân trong thời điểm đó? Rồi tại sao Mân ra đi không còn xuất hiện gì trong không gian của tôi nữa? Tại sao ngày đó những con đom đóm lại bay qua mảnh sân của chúng tôi, hết con này tới con khác, nhìn tôi và Mân chơi giỡn rồi nhìn chị Hương tô son? Chúng biết gì về cuộc đời của chúng tôi? Mân không nhớ tôi - cô bé chơi cùng Mân năm nào. Bằng chứng là hắn tặng tôi một con đom đóm... đã bị ngạt thở rồi đi luôn, không hề quay trở lại. Nhưng tôi tức lắm. Nếu là tôi, tôi sẽ nhớ người từng chơi đùa trên mảnh sân với mình. Vì ngày đó, hai đứa đã chơi vui quá trời. Vậy mà chỉ có chị Hương nhớ, còn Mân thì không. Bạn đọc câu chuyện của tôi đừng hiểu nhầm tôi mê “Mân Việt kiều” mà trách cứ xa xôi đâu nghe. Tôi chỉ thấy nhớ nên trách. Chẳng vì cái gì cả. Chỉ vì cái không gian nào đó tôi đã từng ở rồi từng cảm nhận nó rất êm đềm. Nỗi nhớ đôi khi kỳ quặc, vu vơ... Một lớp học đêm, những ánh đèn, một chú đom đóm, một thỏi son môi... Lớp học ấy đã trôi vào quên lãng, ngay cả chị gái tôi - cô giáo tuổi hai mươi dạy lớp học đó - cũng không còn nhớ nó.
  11. Đom đóm ơi, có nhớ giống tôi không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2