Truyện ngắn Hương Xa
lượt xem 7
download
Tôi buông vội nàng ra. Nàng mở tròn mắt nhìn tôi. ánh mắt ngạc nhiên ròi đượm buồn. Chuyện xảy ra quá đột ngội làm tôi không biết nên nói gì. Nàng hình như cũng muốn nói điều gì đó mà không nói ra được. Thời gian trôi trong im lặng. Bỗng nàng rút từ trong túi ra một lá thư, một mảnh giấy thì đúng hơn, đặt vội lên bàn, rồi vùng đứng dậy, mở cửa và đi thẳng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện ngắn Hương Xa
- Hương Xa Dương Thượng Ứng Tôi buông vội nàng ra. Nàng mở tròn mắt nhìn tôi. ánh mắt ngạc nhiên ròi đượm buồn. Chuyện xảy ra quá đột ngội làm tôi không biết nên nói gì. Nàng hình như cũng muốn nói điều gì đó mà không nói ra được. Thời gian trôi trong im lặng. Bỗng nàng rút từ trong túi ra một lá thư, một mảnh giấy thì đúng hơn, đặt vội lên bàn, rồi vùng đứng dậy, mở cửa và đi thẳng. Tôi ngồi lặng người cho tới khi tiếng gót giầy của nàng đã khá xa mới liếc vào hàng chữ cuối lá thu: ...Em sắp đi léi chồng nhưng o coên anh". Tôi chẳng buồn đứng dậy cứ ngồi nguyên trên giường nghĩ miên man những chuyện xảy ra giữa tôi và nàng trong mấy tháng qua.... Chẳng nhớ hôm đó có việc gì mà tôi lang thang gần khu Triển lãm quốc tế giữa Bucarét. Người đi kẻ lại nườm nượp tôi vẫn kịp nhận ra một cô gái á đi lẫn trong đám bạn gái Âu. Nàng có dáng người thon thả, nét mặt thanh tú. Chiếc mũi hẹp hơi hếch chen giữa đôi mắt to, tinh nghịch. Nụ cười luôn nở trên môi mọng đỏ. Nàng đẹp, chỉ phải cái nước da nếu gọi là bánh mật thì đúng thứ mật hơi bị quá lửa. Tính tò mò khiến tôi muốn biết nàng người xứ nào. Ðoán là người Trung Quốc, tôi rảo bước tới gần và cất tiếng chào: "Nỉ hảo!: Nàng quay lại nhìn tôi, nhăm mũi cười, rồi nháy mắt bên phải và đi tiếp. Nàng huyên thuyên với đám bạn bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng đá tiếng Anh, cả tiếng Rumani nữa. Chắc họ là người tứ xứ. Tôi không bỏ cuộc, tiếp tục rảo bước bên cạnh nàng chỉ quay lại, nhắm mũi cười, rồi nháy mắt bên trái và đi thẳng. Tôi bị tên, rủa thầm "đồ quỷ cái" và quay gót. Tưởng mọi chuyện kết thúc ở đây, không ngờ khoảng tuần lễ sau, khi tôi đang đi dọc bờ sông xem người ta câu cá thì có tiếng "xin chào" từ phía sau. Tôi quay lại và quá ngạc nhiên, vì lại là nàng mà nàng lại nói tiếng Việt. Hỏi đi đâu thì nàng bao: "Chiều nào mình
- cũng ra đây thở ôxy". Tôi hơi ngớ người, nhưng hiểu ngay là người đi thở không khí trong lành. Hoá ra nàng ở bloc phía trong. Chúng tôi đi dọc bờ sông nói chuyện. Nàng kể qua chuyện lạc mẹ hồi năm bảy lăm, cùng bố chạy về rồi ông lấy vợ, nàng sống tự lập, nay sang Buc vì một áp phe nào đó. Tuổi chừng hai lăm, kém tôi chút ít. Ðến gần cầu tôi hỏi nàng vượt đường dài hay chui gầm. Nàng chẳng trả lời, cứ phăm phăm xuống sát bờ sông và đi qua gầm cầu. Dưới cầu khô ráo nhưng hơi tối, lại lắm chuột. Từng bầy chuột cống nối đuôi nhau chạy rầm rập. Một đôi chuột to sù vừa cắn nhau chí choé vừa chạy qua chân nàng. Tưởng phen này nàng sẽ rú lên và ôm chầm lấy tôi, nhưng không, nàng lại đuổi theo bọn chuột chạy một mạch qua bên kia gầm cầu. Tôi cứ lững thững một mình. Trên cầu, một chiếc tram-vai chạy qua kêu rầm rầm như máy bay ném bom xa. Tôi vừa nhô đầu lên khỏi dốc nàng đã đón hỏi: "Bạn gọi là gì nhỉ?". Tôi nói tên Bình. Nàng cũng tự giới thiệu: "Mình tên cũ là Hương, mẹ đặt cho, vì đẻ mình ở một vạn chài trên sông Hương. Nhưng sang đây người ta gọi khác rồi". Tôi hỏi là gì, nàng bảo: "Là Bạch Tuyết". Tôi không nén nổi, bật cười. Nàng cau mày hỏi cười gì. Tôi bảo: "Cười tên... tên cái cầu ấy mà" Suýt nữa tôi buột mồm nói là cười cái tên Bạch Tuyết, vì trót nghĩ tới làn da của nàng. Nàng lại hỏi: "Cầu Colentina có gì đáng cười". Sợ nói quanh co nàng sẽ nghi ngờ, tôi đành lấp liếm bằng câu chuyện được nghe từ nhỏ: "Cầu Long Biên ở Hà Nội còn có tên Tây là Ðu-me, để kỷ niệm ông Ðoumer. Có ông thày người Tây hỏi học trò ta tên chiếc cầu ấy. Cả lớp chẳng ai trả lời được. Thày bực mình đi đi lại lại, nện gót giầy đôm đốp. Một cậu học trò đâu người miền trong bực quá văng tục: đùmẹ! Ông thày quay lại, mặt mày rạng rỡ: Ðù mẹ, tốt tốt!.... Và cho điểm khá cao". Nghe tới đó, nàng cườiÕ phá lên rồi kéo tay tôi chạy băng qua công viên. Tôi vừa chạy vừa nghĩ tới cảnh trai gái đuổi nhau trong phim truyện, có điều chưa thấy đàn bà con gái kéo tay đàn ông chạy bao giờ. Chúng tôi gặp lại nhau hôm sau, rồi hôm sau nữa, kể chuyện thời thơ ấu cho nhau nghe.
- Thì ra nàng có một tuổi thơ đầy gai góc. Sống thiếu mẹ nàng rất buồn. Ông bố cũng buồn, nhưng ông đã giải quyết bằng cách lấy một bà đầm gốc Pháp hơn ông gần chục tuổi. Bà săn sóc ông chu đáo, nhất là khoản uýt-ky. Ông bảo rượu vào để quên cái quá khứ đáng nguyền rủa, và có lẽ cũng vì vậy mà quên luôn mình có đứa con gái pha dòng máu Việt. bà mẹ đầm tuy không xử tệ với nàng cho nàng ăn học tử tế, chỉ có điều bà thường không nhớ trong nhà có đưa con gái khi ở nhà thì lầm lì, khi ra khỏi nhà thì như sáo xổ lồng. Trong trường, nàng có mấy đứa bạn người Việt. Tuy nhiên, hầu hết đều ra đi từ nhỏ cho nên vốn liếng Việt ngữ chẳng đứa nào đọc được một mẩu chuyệnÕ hoặc viết nổi một lá thư bằng chữ Việt. Chưa kể có mấy đứa bạn, cha, mẹ là người Việt hẳn hoi, nhưng vì thường dùng tiếng nước ngoài cả khi ở nhà cho tiện, rốt cục con cái giỏi tiếng nước ngoài mà quên hẳn tiếng Việt. Riêng nàng thì khác, mong học được tiếng Việt để hy vọng có ngày về thăm mẹ, nên hằng ngày còn nghe đài nước ngoài phát tiếng Việt. Nội dung nàng chẳng quan tâm, chỉ cần nghe cho quen. Tôi với nàng trao đổi nhiều chuyện, trừ chuyện tình yêu trai gái. Tôi nghĩ lứa tuổi nàng chắc chắn đã có người yêu, hoặc nếu hiện tạiÕ không có thì chỉ là tạm chia tay. Một hôm nàng hỏi tôi với giọng rụt rè: "Muốn đến nhà Bình, nhờ giúp một việc. Ðược không?". Tôi hơi chột dạ, nhưng nghĩ chắc chắn không phải việc xấu liền đồng ý. Nhưng khi hỏi việc gì thì nàng cười bảo đến nhà hẵng hay. Tối hôm sau, lúc tôi đang xem ti vi thì có tiếng gõ cửa. Vừa kéo chốt nàng đã ùa vào. áo đầy tuyết. Người toả ra mùi hương là lạ. Nàng trao cho tôi một túm hoa dại, nói gấp trong hơi thở: "Tặng Bình, đến nhờ Bình giúp đây". Nàng vừa đi vào vừa nhìn quanh như quan sát căn buồng của cánh đàn ông độc thân. Tôi vừa cắm xong lọ hoa thì nàng rút trong túi hai lá thư đưa cho tôi. Thư giử từ Việt Nam. Tôi ngạc nhiên, thư của nàng liên quan gì tới tôi. Chả nhẽ nàng không đọc được. Nàng thường đọc sách Pháp, Anh cả sách Rumani lại nói tiếng Việt thạo thế cơ mà. Có lẽ hiểu được ý nghĩ của tôi, nàng cười: "Lạ lắm hả! Mình nói được tiếng Việt là nhờ có bạn bè, nhờ nghe radio, còn chữ thì ai dạy?". Thì ra
- vậy. Tôi đọc giúp nàng hai lá thư của mẹ, trong thư có nhắc tới Misen nào đó. Ðịnh hỏi nhưng không tiện nên thôi. Xong mấy việc thì đã mười hai giờ đêm. Nàng chào tạm biệt nhưng cứ nấn ná mãi chưa về. Bỗng nàng ngập ngừng hỏi tôi có dạy nàng đọc, viết tiếng Việt được không. Lúc đầu tôi hơi ngại, vì cả hai đều sống độc thân. Nhưng nghĩ lại thấy mình đàn ông, sợ quái gì. Vả lại đây là việc đáng làm. Hôm chúc mừng năm mới, và trong buổi họp về giáo dục gần đây, các bác trong Sứ quán và phụ huynh chả nhắc nhở các cháu người Việt ở bên này nên cố gắng nói được, đọc được, viết được tiếng Việt là gì. Mà đây lại là dịp được gần nàng, được hít thở mùi hương dễ chịu nàng mang lại. Thế là liên tiếp mấy tuần lễ trừ thứ bảy chủ nhật, tối nào nàng cũng đem theo sách vở đến chỗ tôi. Căn buồng gọn sạch hẳn ra, lại thường xuyên có lọ hoa făng, thứ hoa đẹp mà không thơm, để khỏi pha trộn với mùi hương khác. Nàng học khá nhanh. Ðọc ít sai, đọc tới đâu hiểu tới đó, trừ tên một số công ty. Gặp từ khó như "khú đỉn", "mộc tồn thì hỏi. Tôi phải tìm cách trả lời ngắn gọn nhất. Viết thì khó hơn. Tuy có thuận lợi là đã học một số tiếng khác, nhưng cũng vì thế mà gây rắc rối trong ivệc ghép vần. Có lẽ nàng chịu ảnh hưởng tiếng Pháp, tiếng Rumani nên cầy, cấy thì viết cèi, céi, yêu mẹ quá viết iêu mẹ coá. Bảo thế tiện hơn, việc gì ơhải dùng y, qu cho phức tạp. Tôi nói chữ quốc ngữ ta đàng dùng là do cụ Alexadre de Rhôde soạn ra, qua bao lần cải tiến đã dùng quen rồi, nay ta học ta phải theo. Nàng vẫn chưa nghe. Có lần tôi phải lấy tiếng Pháp, thứ tiếng được thế giới coi là chuẩn mực ra làm ví dụ: Trái tim và cái đuôi đều đọc "cơ", nhưng một đằng viết cocur!, một đàng viết queue thì sao. Nàng bí, nhưng vẫn cứ nói mặc họ, ta cứ đơn giản. Buồn cười là lúc học dấu. Dấu hỏi, dấu ngã nàng sai đã đành, vì sinh ra ở Huế. Nhưng đến dấu huyền, dấu sắc cũng lẫn lộn mới lạ mà chủ yếu là lẫn chiều hướng. Nàng nhờ tôi lúc nào đến dấu huyền thì đập vào vai phải để viết chéo từ trái sang phải. Còn đến dấu sắc thì đạp vào vai trái. Việc này không khó nhưng hơi rắc rối. Phải ngồi sát người nàng để sử dụng được hai tay. Lại phải tập trung chú ý kẻo đập nhầm chỗ. Lúc này mới thấy
- tiếng Việt nhiều dấu huyền, dấu sắc thật. Gần nàng mới thấy nàng sống có tình nghĩa. Một tháng mà hai lần viết thư cho mẹ. Viết cho bạn cũ nữa. Nàng viết sẵn ở nhà, đem tới tôi chữa lại. Nội dung phong phú, lời văn dí dỏm, chỉ phải giọng văn và cách ghép vần đều rất Tây. Bạn bè chẳng hiểu được vì cùng sống ở Tây, chỉ không biết bà mẹ sông Hương mà đọc thì sao đây. Liệu có thông cảm cho hoàn cảnh học tiếng mẹ đẻ khó khăn, và hiểu hết sự cố gắng quá sức của nàng để đạt được từng ấy không. Người ta bảo gần nhau thì tình cảm nẩy nở. Tôi mến nàng, mong luôn được gần nàng. Nàng cũng quý tôi, có điều không có gì đặc biệt, mà hình như còn coi tôi là "đàn em" nữa. Một buổi chiều nàng đến hơi muộn, không đem theo sách vở. Tôi định trách nhưng nàng đã cười nịnh và rủ tôi đi chơi. Chúng tôi lại chui gầm cầu, lại đuổi chuột. Về hết dốc, nàng đã lôi tuột tôi vào cửa hàng Măc Ðônan, trong phòng ấm hẳn, không còn biết bên ngoài đầy gió tuyết. Nàng bảo tôi ngồi vào bàn bốn ghế. Nàng sắp hàng. Tôi ngồi ghế trong cùng để tiện nhìn ra hồ. Mặt hồ đóng băng trắng xoá. Gió cuộn tuyết phả mạnh từng đợt vào cửa kính hai lớp, kêu giần giật. Xa xa bầy quạ đen chó hoang dượt đuổi, bay từng quãng rồi sà xuống tranh nhau miếng mồi trong đám tuyết. Cảnh vật đẹp nhưng có phần man dại. Tôi sực nhớ tới nàng. Ngoảnh lại thì đã thấy nàng và một anh chàng cao to đang cười nói với nhau rồi. Nàng bảo anh chàng mang khay bánh đi trước, nàng bê khay kem theo sau. Ðến trước mặt tôi, nàng giới thiệu tôi là thày dạy tiếng Việt, còn anh chàng là Misen. Tôi nhớ ngay cái tên đã có lần gặp trong thư nàng gửi mẹ. Thì ra họ quen nhau lâu rồi. Nhưng tại sao nàng giấu tôi? Thấy tôi mặt lạnh băng hắn chìa tay ra. Tôi đành đưa tay. Bàn tay đã to lại nắm quá chặt làm tôi đau điếng, giật mạnh tay về. Hắn chào tôi bằng tiếng Anh lơ lớ thật khó nghe. Tôi né người cho hắn ngồi xuống, chiếc ghế kêu cọt kẹt. Tôi liếc xéo
- qua hắn, người đâu mà thô thế, chẳng cân xứng với vóc dáng thon thả của nàng. Có mùi khen khét phả ra, tôi phải quay mặt về phía nàng. Kem lạnh cũng chẳng làm cho tôi mát được tý nào, lại hơi đăng đắng nữa. Hai người cứ tíu tít nói chuyện với nhau. Tôi thấy mình như bị lạc lõng. Ngồi mãi sẽ vô duyên, nên cáo bận ra về trước. Nàng chưng hửng nhìn tôi. Tôi cũng hơi áy náy, nhưng khi thấy hắn cứ thản nhiên nuốt kem ừng ực thì tôi không chịu được nữa, gật đầu chào nàng rồi mở cửa bước ra ngoài. Tôi đi ven theo bờ hồ trong công viên, thở mấy hơi dài. Gió lùa bông tuyết vào mắt, vào cổ làm tôi ớn lạnh. Người nhẹ nhõm, tỉnh táo. Chợt nghĩ tới chuyện vừa xảy ra, tôi cảm thấy buồn cười. Tại sao mình lại đột ngột bỏ đi. Hay là mình ghen? Vô lý thật. Tôi quyết định quay về với họ. Nhưng khi đi gần tới cửa hàng thì thấy họ đã ra tới sân. Nàng tựa đầu vào cánh tay của anh ta, mồm huyên thuyên không ngớt. Tôi lại tức, thầm nghĩ: đi chơi với mình bao nhiêu lần có bao giờ nàng tựa đầu vào vai mình. Tôi quay ra hướng khác, vượt đường cái, về nhà. Hôm đó tôi đi nằm sớm nhưng không sao ngủ được. Cố quên chuyện lúc chiều mà nó cứ lởn vởn trong đầu. Tôi đinh ninh thế nào nàng cũng lại đến và mọi chuyện sẽ qua đi. Thế nhưng đã hơn một tuần lễ trôi qua mà vẫn chưa thấy bóng nàng. Mấy lần đi tìm nhưng không biết nàng ở căn hộ số mấy. Tôi vừa buồn vừa ân hận nhưng đành chặc lưỡi nghĩ bụng: thời gian sẽ xoá nhoà tất cả... Câu chuyện xảy ra là như vậy nên việc nàng đến hôm nay thật bất ngờ đối với tôi. Lúc ra mở cửa thấy nàng tôi mừng đến sững sờ. Nàng cũng vậy, tuy có vẻ buồn. Nàng lặng lẽ ngồi sát tôi. Mùi hương quen thuộc lại toả ra. Tôi cố nhớ xem mình cảm nhận mùi hương ấy từ bao giờ.... Tôi đang nghĩ miên man thì nàng quay mặt về phía tôi, mắt từ từ nhắm lại. Ðôi môi mọng
- đỏ sát dần... Tôi lúng túng không biết phải làm gì. Thường tình thì đây là trạng thái trước khi hôn nhau. Tôi sinh trưởng ở vùng quê nên tuy lớn tuổi cũng chỉ mới thơm vào má nhau chứ đã hôn kiểu đời mới bao giờ. Không thể để tình trạng này kéo dài, tôi bèn ôm chầm lấy nàng rồi hít lấy hít để mùi hương quen thuộc toả ra từ mái tóc nàng. Cứ như vậy bao lâu tôi không nhớ nữa. Có lẽ hành động kỳ quặc của tôi khiến nàng ngạc nhiên. Nàng đẩy nhẹ tôi ra và nhoẻn miệng cười. Rồi đôi mắt từ ngạc nhiên chuyển dần sang đượm buồn và tiếp theo là những điều xảy ra đã nói từ đầu.... Tiếng gót giày xa dần. Tôi lại nhấc tờ giấy lên, đọc từ đầu: "Gẩi anh Bình" Lần đầu tiên nàng gọi tôi bằng anh. ".... em sắp đi lấy chồng, nhưng o coên anh". Tôi bất giác mỉm cười trong lòng lâng lâng vui buồn lẫn lộn. Vui vì đã giúp nàng đọc được, viết được tiếng Việt. Từ nay nàng có thể bày tỏ tình cảm với mẹ, hiểu và gắn bó với quê mẹ hơn nữa. Tuy vậy, lòng tôi cũng không khỏi xốn xang, vì rồi đây chắc là khó gặp nàng. Nàng nói không quên tôi, tôi cũng khó quên nàng. Tiếng gót giầy im hẳn. Một mùi hương thoang thoảng, bay xa..... __________________
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện ngắn Về Quê
7 p | 234 | 10
-
Truyện ngắn hay: Hương xả
11 p | 46 | 6
-
Ngày hoa hướng dương
8 p | 68 | 5
-
Truyện ngắn CƠN MƠ BIỂN
35 p | 85 | 5
-
Truyện ngắn Vết Thương
8 p | 165 | 5
-
Truyện ngắn Yêu anh hơn cả tử thần
0 p | 88 | 5
-
Truyện ngắn Cúc hương ngốc dại
7 p | 117 | 4
-
Truyện ngắn Xa vắng
8 p | 55 | 4
-
Truyện ngắn Hồng nhan bạc phận
7 p | 97 | 4
-
Nơi Ấy, Giờ Chia Xa
2 p | 67 | 4
-
Thoảng trong hương ổi
6 p | 63 | 3
-
Ðôi Bờ ... Xót Xa
6 p | 60 | 3
-
Truyện ngắn Cái Bóng Hình
11 p | 52 | 3
-
Truyện ngắn: Nắng ấm trở về
8 p | 71 | 3
-
Nỗi Niềm Hương Giang
2 p | 59 | 2
-
Trong Vườn
3 p | 58 | 2
-
Truyện ngắn Ba Mươi Năm Ấy
8 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn