Truyện ngắn Mẹ tôi
Chia sẻ: Nhungbuoichieuvang Nhungbuoichieuvang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16
lượt xem 3
download
Ba xuất hiện, mẹ thấy như trời bừng sáng khi nhìn thấy ba lững thững đi vào nhà,trong người mẹ có cảm giác lâng lâng như muốn bay bổng, như muốn nhảy la, như muốn làm cái gì đó thật ồn ào náo nhiệt, nhưng mẹ chỉ đứng nhìn và khóc. *** Trời ơi. Hai tiếng cửa miệng của dân gian, nhiều sách vở nói lắm rồi nhưng có nói nữa cũng không sao. Đó chỉ là tiếng than vãn hay là tiếng kêu đau xót hay tiếng ngạc nhiên trước cảnh tượng không chịu nổi với cái nhìn bình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện ngắn Mẹ tôi
- Mẹ tôi
- Ba xuất hiện, mẹ thấy như trời bừng sáng khi nhìn thấy ba lững thững đi vào nhà,trong người mẹ có cảm giác lâng lâng như muốn bay bổng, như muốn nhảy la, như muốn làm cái gì đó thật ồn ào náo nhiệt, nhưng mẹ chỉ đứng nhìn và khóc. *** Trời ơi. Hai tiếng cửa miệng của dân gian, nhiều sách vở nói lắm rồi nhưng có nói nữa cũng không sao. Đó chỉ là tiếng than vãn hay là tiếng kêu đau xót hay tiếng ngạc nhiên trước cảnh tượng không chịu nổi với cái nhìn bình thường. Mẹ tôi thường bắt đầu câu chuyện với hai chữ trên, trời ơi sao cuộc đời của mẹ khổ quá, trời ơi sao ba con chết sớm quá v.v…Với cái tuổi được hưởng tiền già của nhà nước kể cũng thọ lắm rồi, mặc dù không nhìn thấy gì nhưng bù lại bà rất thính và phán đoán rất chính xác khi sờ mó vào một vật gì. Được cái bà hay nói ,ở dạng kể lể sự đời nên tôi cũng dần dà tưởng tượng ra cuộc sống thời thơ ấu cho đến tuổi thanh niên của bà.
- Thời xưa, giống như chuyện cổ tích, chỉ là thời của những năm 1930, thời niên thiếu của các cụ già hiện nay, mẹ nói rằng khi nhỏ mẹ thuộc loại người ham chơi, con nhà nghèo, không có ruộng vườn rộng lớn nên phải đi mò cua, bắt ốc, mốt lúa mốt khoai, thường thì mẹ cứ chạy chơi đâu đó còn dì Bốn cứ lo tìm kiếm cua, ốc…đến khi nào đầy được hai cái giỏ (ra sao nhỉ, tôi không tưởng tượng được) thì dì gọi ới ới là mẹ chạy đến và hai chị em cùng về. Ngày ấy mẹ bảo từ nhà ông ngoại nhìn xuống Cồn nổi (bây giờ đã xây một siêu thị to đùng tại đó rồi,Metro đó)có những ngày có thể biết được là đang có rất nhiều cá, cua, ốc…thế là chị em rủ nhau đi “bắt ốc mò cua”, dì thì lo bắt còn mẹ lo “chơi” thơ thẩn vậy thôi, đuổi bướm hái hoa, bứt những cọng cỏ dại buộc tóc hay là đi quanh quanh, vào những lúc làng đào khoai hay gặt lúa cũng vậy, dì lo làm còn mẹ thì không chú tâm lắm vào công việc nhưng khi về cũng đầy giỏ như ai, vậy đó, cuộc sống ở một làng quê nghèo cũng đơn giản và thanh đạm, không ruộng vườn bao la nhưng vẫn có cái ăn, có cái để vui… Ông ngoại (theo lời mẹ kể, chứ tôi làm sao biết được) cũng thuộc loại người hay làm, lo cho con cái, vợ mất sớm, ông lại cưới thêm bà nữa, mà vụ lấy vợ kế này của ông cũng là một việc đáng nghe, theo lời mẹ tôi kể thì ông có thêm nghề mộc, những ngày không việc đồng áng thì ông làm thêm nghề này để kiếm tiền, vào những năm vợ chết sớm (bà tôi chết khi mẹ mới được 6 tuổi, mẹ nói rằng ngày bà
- mất, mẹ và dì vui sướng vì được mặc áo mới đi khoe quanh xóm), ông phải làm nhiều hơn và trong một lần sửa chữa mái nhà cho một người trong làng, nhà này có cô con gái đã quá tuổi cập kê, nên cô thấy ông cứ trèo lên trèo xuống mái nhà mà ông chỉ mặc mỗi cái quần đùi (ngày xưa chắc không có quần sịp bên trong như bây giờ), việc này khiến cô gái lỡ thì kia không ngủ được và cứ lân la vào nhà của ông ngoại, mẹ bảo thế là có việc mai mối xảy ra, và vì ông thương các con còn nhỏ quá và cũng là cứu giúp người lỡ thì. Bà ngoại kế có với ông ngoại tôi một người con gái (lại cũng con gái,bà trước có 3 cô con gái,chị hai của mẹ tôi bị chết khi còn nhỏ) khi sinh ra con còn nhỏ,bà đẩy nôi thế nào mà làm rơi đứa bé xuống nồi lửa,ông nổi giận đánh bà chạy ra khỏi nhà, bà cũng đi khỏi làng từ đó, giao lại cho ông chăm lo cô con gái bị bỏng một bên mặt, là dì Năm của tôi bây giờ (trong giai đoạn chưa giải phóng, tôi thực ra ít gặp dì Năm này mà chỉ biết dì Bốn nhiều hơn,mẹ và dì Bốn có vẻ thân thiết hơn, dù sao cũng cùng mẹ nhưng dì Bốn lại rất thân tình với dì Năm, dù sao cái thời mẹ bỏ làng đi thì chỉ còn dì Bốn với dì Năm,mà dì Bốn thì con cái quá đông nên cũng phần nào nhờ vả dì Năm nhiều, mẹ thì có vẻ phải lo toan cho chồng con nhiều hơn nên mẹ ít gần gũi chị em, tôi thấy vậy từ khi lớn lên đâu khoảng học cấp 2, đó cũng là giai đoạn mà mẹ tôi có khó khăn vì việc gia đình, vì đó là thời kỳ mà ba tôi đem về nhà một đứa con trai,cậu Nam bây giờ,để có cậu con trai này trong nhà đối với cái nhìn của tôi bây giờ thì mẹ thật là phi thường,thể hiện tình yêu với ba rất
- là…khó nói quá vì đến giờ ba mất hơn 25 năm mà mỗi lần nói đến mẹ tôi vẫn bắt đầu bằng cái từ: tội ba mi qúa.) Nhưng mẹ không thích dì Năm lắm, có lẻ từ nhỏ ông dành tình thương cho dì nhiều, bắt hai chị em mẹ phải chăm lo cho em út,thật tội nghiệp cho ông, lấy vợ thêm để cho con đỡ khổ ai ngờ con lại càng khổ hơn. Ngay từ nhỏ mẹ tôi thuộc loại bướng bỉnh, nên khi đến tuổi phải lấy chồng, hồi đó con gái 15-16 tuổi là có người mai mối rồi.Mẹ cũng không ngoài cái thông lệ ngày xưa của làng, có người mai mối mẹ cho một người ở đâu bên Trung Lương, là xứ đạo Hòa Xuân bây giờ, người này rất thích mẹ vì ngày xưa mẹ cũng được gái nên ông ấy cứ qua nhà ông ngoại để làm những việc mà ngày xưa gọi là “làm rể”,phải thăm chừng khi nào bên nhà gái có công việc đồng áng hay việc gì nặng nhọc là phải có mặt để phụ giúp, cũng là cái cớ để nói chuyện với người mình thích,nhưng mẹ kể mẹ không thích, không ưa, thậm chí là thấy ghét, không hiểu sao nhìn là thấy ghét, có lẻ do hàm răng nhuộm đen của “lão” (nguyên văn như vậy),rồi thì cũng đầy đủ các lễ nghĩa theo phong tục, từ lễ xem mắt đến lễ dạm ngõ, lễ bỏ trầu cau…tôi cũng không rành lắm, theo như tôi biết thì thời của tôi thủ tục đơn giản hơn: Hai bên cha mẹ gặp nhau do con cái tự dàn xếp, rồi thì thống nhất để đi đến ngày làm đám hỏi và rồi đám cưới, giữa khoảng thời gian hỏi cưới thì hai gia đình gặp nhau đôi lần để bàn bạc việc tổ chức đám cưới,mẹ kể thời mẹ rắc rối hơn, nên
- mẹ sợ, cũng không dám cải lời cha, rồi các ông chú bà cô trong họ, ai cũng cho là đám đó được, họ đâu biết là bản thân mẹ thấy không được lại còn thấy ghét nữa, vậy làm sao mà ở đời ở kiếp được, nên mẹ lên kế hoạch bỏ trốn (ghê không?), mẹ bàn bạc với các chị em bạn, ai cũng khuyên là thôi nhưng mẹ cương quyết, và có suy nghĩ làm sao để không liên lụy đến cha mình, nên mẹ vẫn im lặng trước việc cưới xin, và rồi thì cưới, nhưng cưới về được ba ngày là mẹ bỏ trốn, nhà chồng về bên nhà ông ngoại để tìm nhưng làm sao có, mẹ đâu có ngu mà về đó, mẹ đi một mạch vào tận Bình Định, có nhà của bà cô trong họ ở đó, rứa là cuộc sống tự do bắt đầu, ở tuổi 19 thời đó mẹ rất khôn,à à người ta phải làm rể suốt tận 3 năm mới cưới về được có 3 ngày mà mất vợ, nhà bên đó đi tìm dữ lắm, dọa nạt dữ lắm nhưng không bắt đền ông ngoại được, cái đó là do họ không biết cách quản vợ mà thôi,ông ngoại cũng đi tìm dữ lắm, đến khi ông biết mẹ ở nhà cô Sáu,nhưng mẹ đâu chịu về, mẹ bôn ba từ đó. Mẹ tôi có cá tính đấy chứ, đã quyết là làm cho bằng được, không biết cái gen đo có di truyền vào và rồi vào con gái của tôi không? Nhưng ngẩm nghĩ thấy hình như cũng có chút gì đó giông giống. Mẹ tôi ở nhà bà cô Sáu được thời gian rồi mẹ có đi làm thuê cho một đình ông tây có vợ là người VN, giữ con cho gia đình của họ, chiều chiều đẩy xe nôi cho con họ dạo mát ở bờ biển Quy Nhơn, rồi cũng có người theo tán tỉnh, những người dân
- chài ven bờ biển, đó cũng là lý do gia đình chủ không đồng ý, họ sợ gì đó, thời đó Pháp cũng hơi sợ “Việt minh”, mẹ nói thế, rồi mẹ nghỉ việc để đi buôn bán, mẹ cũng làm đủ thứ để kiếm sống trong thời gian 3 năm mới gặp được ba, khi đó mẹ được 22 tuổi rồi. Sự việc quen biết với ba tôi cũng như một câu chuyện tiểu thuyết lảng mạn, thời đó dân tình ở ĐN phải bỏ thành phố mà đi vì sợ bị Pháp bắt đi lính hoặc là cũng do không thích làm việc cho Pháp, người dân bỏ đi gọi là chạy “tản cư”, ba tôi nằm trong số đó, ba đi và làm việc cho khu kháng chiến, làm thợ đúc, đúc các quả lựu đạn tự chế của quân Việt minh thời đó, chủ yếu cơ quan đóng ở trong rừng sâu, thỉnh thoảng được về “đồng bằng”,rồi trong một lần được về “phép”, ba đã gặp được mẹ đang bán tại cửa hàng bán cơm,lúc này mẹ tôi đang bán phụ cho người ta, vậy là làm quen, nhận là đồng hương,dăm ba câu hỏi xã giao,lân la trò chuyện, cả hai đều thấy thích, có lẻ do duyên trời định vì mẹ nói cũng có nhiều người bắt chuyện nhưng mẹ không hào hứng còn với ba lại khác, lạ quá. Khi đó ba trẻ hơn mẹ nhiều,rồi thì gặp được sau hai kỳ phép đã cùng nhau đi dạo chơi ban đêm, ra bờ sông ngồi chuyện trò, thời đó con sông ở Bồng Sơn rút ra xa, người người ban đêm ra ngồi ngay dưới lòng sông chơi đùa, trò chuyện tâm tình, và rồi ba lại phải về lại đơn vị,kể từ khi quen đến lúc đó cỡ chừng hai năm,đợt này ba về cơ quan hơi bị lâu, mẹ chờ, chờ hoài rồi mẹ bị đau, đau dữ lắm, ở nhà chị bạn
- và cứ nóng sốt liên miên, người mẹ cứ như mất hồn, mọi người nói mẹ ốm tương tư, cứ chiều chiều ngồi dậy ngóng ra cửa, mong chờ điều gì đó, mong chờ ai đó. Mẹ không làm ăn gì cả trong gần hai tháng trời, người gầy đét và xanh xao, lúc nào cũng không khỏe nhưng cũng không ra đau nặng phải nằm liệt gường, mẹ bảo người mẹ lúc đó như không có hồn, không làm được việc gì cả, chỉ đi ra đi vào trông chờ vào cái gì đó, chị em bạn cũng thương tình, để ở nhà và lo sửa soạn cơm nước để mẹ khỏe ra, nhưng mẹ không khỏe được… Và rồi chừng sau gần 3 tháng kể từ ngày mẹ ngã bệnh, ba xuất hiện, mẹ thấy như trời bừng sáng khi nhìn thấy ba lững thững đi vào nhà,trong người mẹ có cảm giác lâng lâng như muốn bay bổng, như muốn nhảy la, như muốn làm cái gì đó thật ồn ào náo nhiệt, nhưng mẹ chỉ đứng nhìn và khóc. Ba thảng thốt nhưng không dám ôm, mặc dù chắc là muốn lắm, chỉ ngồi xuống ghế và cười cười nói nói, mẹ kể lại cho tôi nghe, bà vẫn nhớ như in mặc dù bà đã ở tuổi tám mươi mấy rồi, lúc đó cứ nghe như có tiếng nhạc, tiếng nước róc rách, lời của ba nói bà cứ nghe thấy như du dương, nhẹ nhõm trong người khi nghe được giọng nói của người yêu, như vậy đó. Mà cũng hay nhỉ, mẹ sống chung với ba trong thời gian ở An Lão (nơi cơ quan bamẹ cùng làm và được anh em cơ quan tổ chức đám cưới cho) cũng khá lâu, những gần 3năm vậy mà không có em bé.
- Rồi do tình hình biến động, mẹ cũng không rỏ chỉ biết là cơ quan giải tán, mẹ và ba về lại đồng bằng để sinh sống, cũng có người cho đất và che chắn được một ngôi nhà nhỏ, mẹ thì đi buôn bán, ba thì gặp gì làm đó (tôi không biết cụ thể là làm gì, mẹ tôi cũng không nói rỏ), cũng đến lúc có con, mẹ và ba cũng chuẩn bị có em bé, đến ngày mẹ sinh chị đầu tiên thì là sinh thiếu tháng, sinh non, hình như mới 7 tháng đã sinh, với thời hiện tại như bây giờ thì việc đó vẫn nuôi được, nhưng ở cái thời kháng chiến chống Pháp, người dân đang ban ngày thì trốn máy bay của Pháp càng quét, ban đêm mới lội sông nước để đi mua bán hoặc thậm chí là trồng lúa,gặt lúa nữa,do đó chị tôi đã đi ngay sau khi ra đời được khoảng một giờ đồng hồ,mẹ bảo do trong thời gian mang thai chị, mẹ lội nước bạc để đi hằng ngày nên chị không đủ khỏe để sống. Ngay khi sinh chị tôi ra, mẹ đã linh tính không hay lắm, tối đến ba về nhà ngủ, mẹ ở nhà thương với con, nửa đêm ba nằm mơ thấy kiến bò đầy người của chị, ba chạy vội vào nhà thương dù đã 1 giờ khuya, lúc vào thì thấy mẹ ôm chị vào lòng và nói chị đi rồi và mẹ trùm khăn ôm chị lại, ba và mẹ ngồi ôm chị và khóc suốt đêm. Ngày tháng trôi qua, cũng được gần hai năm sau thì mẹ tiếp tục sinh ra một anh nữa, rất trắng trẻo và to khỏe, nhưng cũng nuôi được tròn một tuổi thì anh cũng đi, do bị bịnh gì mà gựt tay chân, không có thuốc, nếu như bây giờ thì y học đã chửa được thôi, những chứng bệnh thông thường của trẻ nhỏ, mà thời ấy chiến tranh,
- phải lo chạy trốn đạn của Pháp, rồi lo miếng ăn hàng ngày cũng vất vả, cơ thể không đầy đủ dinh dưỡng, rồi thì mẹ cũng chịu nhiều vất vả hơn ba, dù sao ba cũng thong thả hơn, đi săn, đi câu hay đi chơi với bạn bè, đàn hát…mẹ vẫn thấy thích ba như thế, rồi lại ra đời thêm người thứ ba, con trai, rồi thì cũng được một năm thôi, ba như bị điên lên, càng không làm gì chỉ tối ngày đi lang thang, thơ thẩn ra chổ chôn cất 3 người con, mẹ vẫn đòn gánh đè vai để kiếm sống, mẹ nói cũng không thấy khổ, đó cũng là công việc mà từ nhỏ đã làm rồi, việc buôn bán là việc của người phụ nữ phải lo toan cho gia đình, nhà chỉ có hai vợ chồng nên không thấy khó khăn, mình mẹ lo buôn cũng đủ ăn, cũng thấy vui ngoài việc thương nhớ các con. Và rồi thì chiến tranh cũng chấm dứt, năm 1954,chia hai đất nước, những ai muốn ra bắc thì đi tiếp còn ai về lại quê hương thì về , không còn Pháp nữa, ba mẹ lại cùng nhau về lại ĐN, cũng gian nan khi trở về, mẹ bảo là trong bụng ba với mẹ chỉ về thăm nhà xong rồi đi ra bắc, nhưng về đến nhà nội thì thấy tội bà quá, các em cũng có vẻ khổ nhưng dù sao họ cũng đang có công ăn việc làm còn ba mẹ thì không có gì,trước khi về lại trong nhà có gì cũng cho hết những người ở lại, cũng không có gì nhiều, mà lại có thông tin là bà nội ở ĐN cũng khá giả lắm, cái người đưa tin đấy cũng lừa gạt của ba mẹ hết một số tiền dành dụm bấy lâu, cũng là quá tin người.
- Rồi cuộc sống cũng dần dần ổn định, mẹ nhờ lượm được một chỉ vàng nên bán đi cũng có vốn để buôn bán và ba cũng tìm được nghề thợ đúc,sống ở nhà nội cũng đông đúc, ngoài bà nội ra còn có vợ chồng chú và ba cô,chỉ có cô út là chưa chồng. Hai cô lớn đi làm gì đó, chồng của hai cô cũng có công ăn việc làm, thế mà không hiểu sao sự phân chia trách nhiệm trong nhà theo mẹ kể tôi thấy không công bằng chút nào, việc ăn uống hằng ngày trong nhà thì các cô chỉ lo phần gạo còn lại ba và mẹ phải lo thức ăn hằng ngày.Mặc dù ba là anh hai nhưng ba cũng mới từ vùng tự do về, có nhiều khó khăn còn mẹ cũng hơi gọi là quê mùa một tí, không lanh lợi lắm, làm sao cán đáng được thức ăn cho cả nhà đến gần chục miệng ăn như thế. Vậy đó, cũng xong, nhưng suốt khoảng thời gian đó mẹ sống trong sự lo âu và cảm thấy thân phận mình thua xa các cô em chồng. Mẹ tôi cũng thuộc tuýp người hay lo, càng kinh khủng hơn cả tôi nữa, cũng vì cái lo này mà tôi đã không được ra Huế học y mà phải học bách khoa ĐN, mà cũng phải thôi, thời những năm mới giải phóng sự đi lại ĐN-H cũng xảy ra bao chuyện kinh hoàng ở đèo Hải Vân, được cái sau gần 25 năm đã có hầm chui qua đèo, tai nạn giao thông đỡ hẳn. Cuộc sống của bamẹ tôi cũng thay đổi nhờ vào một trận “hỗn chiến” xảy ra giữa hai anh em của ba tôi, tôi đã nói rồi một đại gia đình sống chung với nhau không
- bao lâu cũng xảy ra xung đột, theo như mẹ tôi kể lại thì do tranh giành sách vở giữa tôi với con của chú Em là thằng chó nhỏ (đến giờ thực ra hắn tên gì tôi cũng không biết, tệ quá, bà con mà rứa, thực ra thì tôi không thích, bất đắc dĩ tôi mới đến nhà nội để thắp hương, còn qua lại với các người con của ông chú, bà cô thì… tôi không đồng quan điểm, kể cả mọi sự việc), thế là xảy ra đánh nhau giữa hai bà mẹ bênh con, bà thím thuộc loại hung hơn, cầu cấu mặt mẹ tôi rách cả nên ba sốt ruột la lên nhưng chưa kịp làm gì bà thím thì chú đã xách ghế phang vào đầu ba tôi rồi. Vậy đó, bamẹ tôi ra đi thuê nhà ở, cũng vất vả thăng trầm lắm nhưng nhờ đó chị em tôi xa được nơi “ô tạp”, ba tôi rất lo chuyện học hành của con cái, bù lại tôi cũng thuộc loại chăm nên có lẻ cũng là niềm vui của ba,…. Cuộc sống của mẹ tôi rồi cũng đỡ vất vả, con cái lớn lên nhưng số mẹ đúng là số khổ, ngày dì Lan đi dạy học trên Tiên Phước mẹ cũng chạy lên chạy xuống, đó là chưa kể lúc tôi làm đồ án tốt nghiệp ngoài HN, mẹ cũng nhớ thương đòi ba chở ra thăm, mà tôi chỉ đi có 4 tháng thôi đó, nhờ đó mẹ được đi HN, tôi còn nhớ đã mượn được xe đạp chở mẹ đi khắp HN rồi còn vô lăng bác Hồ nữa chớ,rồi mẹ kể khi bọn tôi đi học, mẹ ra chợ Hôm mua đồ ăn, không nhớ đường về may mà hỏi được đúng những người biết nhóm con gái miền nam ra thực tập ở khu BK của Đại học BKHN, một kỷ niệm đáng nhớ, tôi nhớ mẹ chịu khó mua đồ ăn về nấu thêm , lũ con gái của lớp mình mang cơm về và ăn cùng thật là vui, ai cũng nói mình thật
- sướng, ừ à chỉ tội hơi không có tiền, bù lại có mẹ bên cạnh gần nửa tháng trời, thật là vui, thật là hạnh phúc. Rồi mẹ lại vất vả lo toan cho lũ con của dì Lan, dì lấy chồng sớm hơn mình nhiều, sinh bé Tú ra thì mình mới làm tốt nghiệp, sinh cu Tin thì mình vừa đi làm được tháng đầu tiên.(khi mình lấy được chồng thì dì đã 4 con rồi…) *** Khi dì Lan có đứa con thứ 4 được ba tháng thì ba mình mất, giai đoạn ba đau và mất đúng là chỉ có hai mẹ con lo với nhau, lúc đó dì đang lo cho bày con nhỏ còn cậu Nam thì còn đi học.Bác sĩ bảo chỉ đem ba về chăm sóc thôi chứ đừng nghỉ đến chuyện chạy chữa, may mà mẹ cũng nghe mình chứ bà cũng muốn bán nhà để có tiền đem ba ra HN chữa trị, nhưng ung thư mà làm sao khỏi được, giai đoan đó kéo dài 5 đến 6 tháng mà mình thấy sao mà lâu quá vậy.Những ngày đó nghỉ lại thấy mẹ rất thương ba, chăm lo từng chút một, từ những cái đấm bóp hằng ngày cho đến từng muỗng cháo bà đút cho ba ăn , bà đều làm rất tỉ mỉ, và cứ nói chuyện như là ba nghe được mặc dù ba chẳn bao giờ trả lời vì ba bị liệt nửa người, có nói chỉ là ú ớ thôi.Bây giờ nghỉ lại thấy mẹ mình sao mà chan chứa tình thương với ba như rứa, làm mình có mệt lắm cũng phải theo bà thôi,rồi mỗi buổi sáng trước khi đi làm tôi phải hoàn thành nồi sửa đậu nành để mang ra nhà dì cho dì bán, hồi đó mỗi người góp một tay, cậu thì dậy sớm đi xay đậu, về thì mình pha chế và nấu, phần đặc và
- ngon nhất là để 1 ly cho ba uống, còn lại bán, thì cũng làm đủ cách để kiếm thêm tiền, mình nhớ hồi đó TVinh, bạn mình hay uống ủng hộ, còn Nga thì ở đâu nhỉ, mãi đi tìm kiếm việc làm mới trong miền nam (chuyện đó là của mình,sẽ nói sau)…Những tháng ngày vất vả với ba rồi cũng qua đi, ba đi sớm quá , vừa 56 tuổi, chỉ nhìn được lũ con của dì Lan, còn mình thậm chí ba còn không biết mình có lấy chồng được không nữa chứ, những ngày ba đau, khi đó mình cũng đã quen Nga rồi, ảnh lên nhà chơi có giúp mình cưa cái ghế gỗ để cho ba ngồi vào đi toalét, rồi thì những lúc mình phải hong quần áo của ba trên bếp than (do trời mưa dầm, không có nắng) nhớ hình như Nga có đến chơi, anh chàng chắc thấy cảm động lắm, … Rồi tôi cũng lấy chồng, ngày tôi lấy chồng mẹ lo lắm vì mẹ là vô sản, mẹ nói không biết làm răng, nhưng tôi cũng đã đi làm được mấy năm và tôi cũng biết chơi biêu để dành, tôi nhớ ngày đám cưới của tôi, bạn bè cùng cơ quan cho tôi được ưu tiên bốc biêu trước (cũng có sự sắp xếp mới được) Và rồi thì cuộc sống của mẹ đớ vất vả, mẹ luôn luôn ở bên con. Mẹ luôn ở bên con, ở đến cuối cuộc đời. Rồi đợt đó mẹ khăn gói theo ba vào núi, vào địa điểm của cơ quan kháng chiến thời đó, ba thì vẫn là thợ đúc còn mẹ được nhận vào làm phụ việc, phải đập các cục
- than để cho vào lò lửa nấu nhôm, đồng…ăn uống thì ăn tập thể ngày ba bữa rồi, không lo gì, còn ngủ…mọi người khi đó cũng ngủ “tập thể”, một cái sạp dài từ đầu này đến đầu kia cũng phải 20 mét, mọi người tối lại nằm sắp lớp theo thứ tự đã phân chia, ba và mẹ nằm cuối dãy và chỉ mẹ là đàn bà,nhưng chỉ trong thời gian mấy tháng đầu thôi, anh em trong đơn vị đã cùng nhau che một lán trại riêng cho bamẹ sau khi tổ chức một bửa tiệc gọi là “đám cưới” cho hai người. Đó là giai đoạn mẹ hạnh phúc nhất, không lo nghĩ đến chuyện buôn bán lời lỗ, không lo sợ ông ngoại đi tìm bắt về lại nhà chồng, mẹ chỉ lo mỗi việc hằng ngày phải đập than cho nhiều để mọi người có đủ để đốt lò; Thi thoảng cũng có những ngày được thay đổi không khí, như là có khi ba đi săn cùng mọi người trong cơ quan, cũng bắt được hưu, dê…và mẹ trổ tài nội trợ pha chế,cũng có khi cả hai cùng nghỉ phép: lĩnh tiền rồi đi xuống đồng bằng để mua sắm, tiêu pha một chút cho mình, mẹ bảo: ba và mẹ rất vui và sung sướng khi ở với nhau, mẹ không dùng từ hạnh phúc, có lẻ mẹ chưa biết hoặc chưa hiểu (bản thân mẹ chưa được đi học, chưa được đọc sách báo, thậm chí mẹ kể khi còn ở nhà ông ngoại mỗi khi đi chợ phải qua một điểm chốt bắt người dân phải đọc các chữ quốc ngữ ghi sẵn trên bảng, ai đọc được thì cho qua, ai không đọc được thì không cho đi, để bắt buộc người phải đi học mà mẹ cũng không chịu đi học, thấy khó quá, cứ
- trốn được thì trốn đã, tìm cách lách để đi) nhưng mẹ đâu biết rằng đấy là hạnh phúc, rất trong sáng, cái hạnh phúc thật sự của một đời người ….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập 100 truyện ngắn hay Trung Quốc (Tập 2): Phần 1
259 p | 307 | 75
-
Tuyển tập 100 truyện ngắn hay Trung Quốc (Tập 2): Phần 2
338 p | 162 | 51
-
Tuyển tập 100 truyện ngắn hay Trung Quốc (Tập 3): Phần 1
294 p | 193 | 44
-
Truyện ngắn Khái Hưng
147 p | 156 | 24
-
Truyện ngắn Hồ Dzếnh
102 p | 112 | 11
-
Văn học Hungary - Tập truyện ngắn Csáth Géza: Phần 1
66 p | 90 | 10
-
Truyện ngắn Dị Hương: Phần 2
103 p | 95 | 9
-
Truyện ngắn 'Mẹ không thích con kêu khó...'
9 p | 98 | 7
-
Truyện ngắn Cô Gái Mù
9 p | 99 | 7
-
Truyện ngắn Cha Tôi
10 p | 202 | 7
-
Truyện ngắn Cây Khế Ngày Xưa
11 p | 78 | 6
-
Truyện ngắn Ma Văn Kháng (Tập 3): Phần 1
243 p | 22 | 6
-
Truyện ngắn Làm mẹ
8 p | 78 | 5
-
Truyện ngắn Tình Xưa
8 p | 67 | 4
-
Truyện ngắn Bản Năng Làm Mẹ
8 p | 88 | 4
-
Truyện ngắn Hoa Thiên Lý
7 p | 67 | 3
-
Truyện ngắn: Lộc đầu xuân
9 p | 69 | 3
-
Truyện ngắn Một Nửa Hồn Tôi
13 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn