Truyện "Tấm Cám" và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong_1
lượt xem 14
download
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thuộc loại hay nhất của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sức mạnh, mơ ước của nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyện "Tấm Cám" và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong_1
- Truyện "Tấm Cám" và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong
- Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thuộc loại hay nhất của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó là sự kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sức mạnh, mơ ước của nhân dân. Qua nhiều thế kỷ tồn tại, Tấm Cám đã khẳng định sức sống cũng như vẻ đẹp của một nền văn học. Vẻ đẹp ấy càng ngời lên nhờ có những công trình đã phân tích, bình luận, bình giảng của nhiều nhà nghiên cứu như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm, Bùi Văn Tiếng, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thanh Hùng… Như nhiều truyện cổ tích khác, các nhân vật của Tấm Cám cũng trải qua bao biến cố thăng trầm để cuối cùng mỗi nhân vật được nhận những kết cục xứng đáng với việc làm của họ. Người hiền lành, nhân hậu được hưởng hạnh phúc; kẻ ác bị trừng trị đích đáng. Việc Tấm trừng trị Cám sau bao nhiêu tội lỗi Cám gây ra cho Tấm cũng không đi ngoài quy luật ấy, theo cách nói của Phạm Xuân Nguyên: “Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại”(1). Tuy nhiên, truyện cổ tích không chỉ là những giấc mơ đẹp với bao điều kỳ thú và hấp dẫn, mà còn là bài học, niềm tin, ước mơ về những điều tốt đẹp và lương thiện. Con người hướng về cổ tích không chỉ thỏa mãn cho riêng mình niềm say mê đối với văn học mà còn tìm đến sự trong sáng và bình an cho tâm hồn. Trong nhà trường, việc đưa vào chương trình giảng dạy những câu chuyện cổ cũng nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tình yêu thương, lòng nhân hậu, tính vị tha và những đức tính quý báu khác. Đây là một việc làm thiết yếu và đúng đắn góp phần rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh - những mầm non của đất nước, những người đang ở độ tuổi phát triển cần một sự định hướng đúng đắn để hoàn thiện nhân cách. Đi vào truyện Tấm Cám, trong bài viết này, chúng tôi không có ý nhắc lại những vấn đề về nội dung văn bản vốn đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, mà chỉ quan tâm đến hình tượng Tấm đã ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm của giáo viên và học sinh khi tiếp nhận, phân tích văn bản, nhất là việc Tấm xử lý mẹ con Cám ở cuối truyện. Sở dĩ như vậy là vì hai lý do. Thứ nhất, sự trở lại của truyện Tấm Cám trong chương trình văn học ở bậc
- trung học phổ thông (THPT), sách giáo khoa (SGK)Văn 10(2). Thứ hai, phản ứng từ phía người dạy, người học đối với tác phẩm ra sao? Bởi theo chúng tôi, sự tiếp nhận một tác phẩm văn chương trong nhà trường là vô cùng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy mà còn tác động nhiều mặt đến tình cảm, đời sống, tâm lý, đạo đức của học sinh trong quá trình hoàn thiện tri thức và nhân cách. Khảo sát những ảnh hưởng của truyện Tấm Cám trong nhà trường, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo nghiệm trên hai đối tượng giáo viên và học sinh THPT ở một số trường thuộc các tỉnh miền Trung Tây Nguyên (học kỳ I-2009). Cụ thể như sau: - Bình Định: 4 trường (THPT Chuyên Lê Quí Đôn, THPT Trưng Vương, THPT Hùng Vương, THPT Trần Cao Vân) - Gia Lai: 4 trường (THPT Chuyên Hùng Vương, THPT Phan Bội Châu, THPT Huỳnh Thúc kháng, THPT PleiKu) - Kon Tum: 2 trường (THPT Chuyên Kon Tum, THPT bán công Duy Tân) - 48 giáo viên tham dự đợt tập huấn “Nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán THPT” của 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, ĐăkNông học tại thành phố PleiKu (tỉnh Gia Lai). Hình thức khảo sát: Phiếu Số giáo viên tham dự khảo sát: 185 Số học sinh tham dự khảo sát: 1.537 Hệ thống câu hỏi dành cho giáo viên: Câu 1: Anh (chị) suy nghĩ gì về hành động Tấm giết Cám, làm mắm gửi cho mẹ Cám ăn? Câu 2: Theo anh (chị), kết thúc truyện Tấm Cám có thỏa đáng với tinh thần truyện cổ tích không? Câu 3: Theo anh (chị), hành động của Tấm có gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giáo dục nhân cách cho học sinh? Nếu có thì ảnh hưởng trên những phương diện nào?
- Câu 4: Theo anh (chị), việc viết lại kết thúc truyện Tấm Cám như sách giáo khoa Văn 10 hiện nay có cần thiết không? Vì sao? Hệ thống câu hỏi dành cho học sinh: Câu 1: Em có thích truyện Tấm Cám không? Câu 2: Về nhân vật Tấm, theo em: Tấm hiền? Tấm ác? Tấm vừa hiền vừa ác? Câu 3: Em có đồng tình với hành động Tấm trừng trị mẹ con Cám? Câu 4: Em có suy nghĩ gì về sự thay đổi kết thúc truyện Tấm Cám (sách giáo khoa Văn 10)? Dưới đây là kết quả chúng tôi thu nhận được: a) Về phía giáo viên. Câu 1, đa số ý kiến đều khẳng định, việc Tấm trừng phạt Cám là hoàn toàn hợp lý, thuận theo quy luật truyện cổ tích. Tuy nhiên, về hành động trả thù có nhiều sự đánh giá, tập trung theo hai ý: thứ nhất, 25,4% giáo viên cho rằng việc Tấm giết Cám là thuận theo quy luật “ác giả ác báo”. Mẹ con Cám đã gây nhiều tội ác, do vậy phải bị trừng phạt thích đáng. Thứ hai, 74,8% giáo viên cho rằng hành động trả thù của Tấm quá dã man và tàn nhẫn, không phù hợp với tính cách người con gái hiền lành, nhân hậu; và hơn thế, hành động đó cũng không phù hợp với đạo lý và truyền thống của dân tộc. Câu 2, có 45,27% ý kiến cho rằng kết thúc truyện Tấm Cám thỏa đáng với tinh thần truyện cổ tích. Có 54,73% không đồng tình. Câu 3, có 17,6% ý kiến xác định không ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của học sinh vì đó là một văn bản dân gian. Hơn thế, mẹ con Cám đã làm bao nhiêu điều ác, sự trừng phạt của Tấm là thực hiện lẽ công bằng. Trong khi đó, có 82,4% ý kiến cho rằng hành động đó gây ảnh hưởng đến tình cảm cũng như tâm lý của học sinh khi tiếp nhận tác phẩm. Những ảnh hưởng đó tác động trên nhiều mặt. Về phương diện tâm lý: Học sinh THPT là lứa tuổi nhạy cảm, chưa có suy nghĩ chín chắn, tâm lý chưa ổn định, đánh giá mọi vấn đề còn nặng về cảm tính. Do vậy dễ dẫn đến những hành động sai lầm, cực đoan, thiếu suy nghĩ. Vì thế, khi tiếp cận với hành động “bạo lực” (cách trả thù của Tấm), ít nhiều có khả năng hướng các em đến những hành vi không đúng, ảnh hưởng xấu đến sự
- phát triển tâm lý. Về phương diện lối sống, tính cách, đạo đức: Từ những suy nghĩ lệch lạc về hành động trả thù, học sinh vô tình hướng về cái xấu, chạy theo những hành động bạo lực để trừng phạt những người hại mình. Nói như cô giáo Nguyễn Kim Loan (Trường THPT Trường Chinh - Gia Lai): “Tiếp nhận theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng và hình thành cách trả thù phi đạo đức”. Điều này không chỉ gây tác hại đến bản thân học sinh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, đạo đức cộng đồng... Về phương diện nhận thức về bạo lực và hận thù: Thời của cổ tích, con người còn sống theo bản năng, tư duy đơn giản. Với họ, không tồn tại cái gọi là pháp lý, pháp luật. Trên một phương diện nhất định, lối hành xử như Tấm có thể gây ra những ngộ nhận về một kiểu trả thù rất nguy hại cho xã hội. Đặc biệt, học sinh chúng ta còn chưa có sự chín chắn, sâu sắc trong nhận thức nên dễ sinh ra tâm lý trả thù cực đoan, dẫn đến những hành động đáng tiếc... Về phương diện tình cảm: Hành động trả thù dã man đó không phù hợp với bản chất nhân vật Tấm vì Tấm là một cô gái trong sáng, nhân hậu. Việc Tấm nghĩ ra cách trả thù ghê sợ như vậy đã khiến cô giáo Nguyễn Thanh Tùng (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Gia Lai) nghĩ rằng: “Tấm còn độc ác hơn cả mẹ con Cám. Tại sao một người phụ nữ hiền lành lại có thể nghĩ ra cách trả thù ghê rợn như vậy?”. Câu hỏi của cô giáo Nguyễn Thanh Tùng cũng là cách đặt vấn đề của hàng triệu người đã từng yêu mến truyện Tấm Cám. Hơn thế, quan hệ giữa Tấm và mẹ con Cám là mối quan hệ con chồng - dì ghẻ - con dì ghẻ. Mối quan hệ tế nhị này hiện nay có nhiều trong xã hội. Việc những người trong gia đình mưu hại, giết chết lẫn nhau sẽ tạo ra một mối tình cảm xấu, tác động rất lớn đến những học sinh có hoàn cảnh tương tự. Theo tôi, để lý giải một vấn đề vốn đã ăn sâu vào tâm thức dân gian là điều không dễ. Việc một cô Tấm hiền lành, nhân hậu là thế, cả một đời chịu thương, chịu khó, ngây thơ (đến mức nhu nhược), ấy vậy mà chỉ trong khoảnh khắc, bằng một hành động (có tính toán, chủ ý, chủ động) đã làm người đọc phải bất ngờ, kinh ngạc. Sự thay đổi về tính cách và hành động của Tấm làm người đọc hoang mang, thậm chí nghi ngờ. Phải chăng, cuộc đời này không tồn tại những giấc mơ - những câu chuyện cổ - và những con người tốt bụng, lương thiện, vị tha?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám
14 p | 886 | 87
-
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám
19 p | 782 | 71
-
Đọc truyện Tấm Cám,anh(chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
5 p | 1140 | 69
-
Tìm hiểu về truyện cổ tích Tấm Cám
11 p | 291 | 37
-
Văn mẫu lớp 10: Nhập vai cá bống kể chuyện Tấm Cám
8 p | 251 | 16
-
Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam
5 p | 92 | 12
-
SKKN: Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám
65 p | 225 | 12
-
Truyện "Tấm Cám" và vấn đề tiếp nhận trong trường trung học phổ thong
5 p | 85 | 11
-
Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 118 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác không gian và tư duy triết học để nâng cao chất lượng dạy học truyện Cổ tích Tấm Cám trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT
18 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 10 qua hai văn bản đọc hiểu Tấm Cám, Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Ngữ văn 10 - tập 10)
86 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
7 p | 16 | 5
-
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 p | 235 | 4
-
Phân tích cái thiện và ác trong "Tấm Cám"
4 p | 409 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác không gian và tư duy triết học để nâng cao chất lượng dạy học truyện cổ tích Tấm cám trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông
21 p | 26 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Truyện cổ tích Tấm Cám - Trường THPT Bình Chánh
69 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác không gian và tư duy triết học để nâng cao chất lượng dạy học truyện cổ tích Tấm cám trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông
18 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn