Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám
lượt xem 87
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 10 tuần 7: Tấm cám
TẤM CÁM
(Truyện cổ tích)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
* Giúp học sinh:
- Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về thể loại TCT đã học trong chương trình THCS, nhận thức được tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện Tấm Cám.
+ ý nghĩa của sự biến hóa của Tấm, từ đó khái quát được chủ đề, giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện.
+ Khăc sâu TY đối với người LĐ, người PNVN.
+ Củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống và XH.
- Tích hợp các TCT thần kì khác: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa....
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, kể, PT nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong TCT thần kì.
3. Thái độ: Hình thành ở HS có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1: (15 phút)
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phẩm chất của các nhân vật trong sử thi Ramayana? Những phẩm chất ấy bây giờ có còn quan trọng nữa không?
* Đáp án:
- Phẩm chất các nhân vật trong sử thi là những phẩm chất tiêu biểu, mẫu mực của phẩm chất chất đồng.
- Ra-ma và Xi-ta tiêu biểu cho vẻ đẹp được tôn vinh của người Ấn Độ. Đó là lòng dũng cảm, tinh thần trọng danh dự, đề cao cái thiện, là phẩm chất thuỷ chung, trong sáng. Ngày nay, những phẩm chất ấy vẫn được đề cao, vẫn được coi là phẩm chất đẹp đẽ của con người.a. Câu hỏi:
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: (1phút).
Có một nhà thơ đã viết:
“Ở mỗi bài học hôm nay
Có buổi trưa đầy nắng
Cánh cò ngang qua quãng vắng.
Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.
Cô Tấm hoá bà hoàng.
Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm”.
Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hoá, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình. Để góp phần thấy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện “Tấm Cám”.
HĐ CỦA GV |
HĐ CỦA HS |
NỘI DUNG GHI BẢNG |
Hoạt động 2 ( 25phút) GV : yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn của sgk GV? Truyện cổ tích chia làm mấy loại? Lấy ví dụ cho từng loại?
GV? Nêu đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
GV? Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, có thể lấy ví dụ?
GV: hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu bố cục. - Yêu cầu đọc gợi không khí cổ tích, chú ý những câu đối thoại, những câu văn vần, kết hợp đọc và kể. - Giáo viên nhận xét kết quả.
GV? Nêu bố cục và nội dung của từng phần?
Hoạt động 3( 60ph). GV ? Trong VB có sự đối lập và mâu thuẫn gì? Vì sao? ( Giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truỵên? Mâu thuẫn nào là chủ yếu)
Tiết 23 GV? Diễn biến của mâu thuẫn được thể hiện ntn? GV: Lập bảng so sánh.
GV? Từ so sánh đó, em có nhận xét gì? ? Tấm là người ntn?
GV? Mẹ con Cám là người ntn?
GV? Nhân vật Bụt đóng vai trò gì?
GV? Con đường tiến hóa của Tấm ra sao?
GV: Lập bảng so sánh. ? MT giữa Cám và Tấm được thể hiện ra sao?
|
* HS trả lời: - Phân loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích chia làm ba loại:
* HS trả lời: - Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì: + Truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng lớn nhất. Đó là loại truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện (Tiên, Bụt, vật báu trả ơn). + Nội dung truyện cổ tích là đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
- Truyện Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Kiểu truyện này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
* HS trả lời: - Nếu căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn: + Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ, cùng thế hệ). + Tấm >< Dì ghẻ (dì ghẻ và con chồng) -> Mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. ( Mâu thuẫn dì ghẻ- con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục). Đó là mâu thuãn gia đình: Tấm >< Cám và dì ghẻ. + Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện - ác. (Các nhân vật Bụt, nhà vua… đều thuộc phe thiện, đứng về phía Tấm nhưng tham gia rất ít và có mức độ vào quá trình phát triển và giải quyết mẫu thuẫn xung đột trong truyện ).
Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên…
* HS trả lời: (a) Bắt cua-> chăn trâu-> xem hội-> thành hoàng hậu. (b) Bốn lần bị giết-> bốn lần hoá thân (c) Trả thù.
- Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, dễ khóc, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao được vui chơi. - Mẹ con Cám là người độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, cướp công lao và quyền lợi vật chất với tinh thần, luôn ghen ghét Tấm. - Nhân vật Bụt đóng vai trò là yếu tố thần kì, hiện ra kịp thời trợ giúp tìm cách giải quyết khó khăn, bế tắc của nhân vật bất hạnh. Đó là nét đặc biệt hấp dẫn của loại truyện này. - Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm. Cá bống để Tấm làm bạn, đàn chim sẻ đến giúp Tấm để Tấm đi hội làng, chiếc giày là chiếc cầu nối, dẫn đến gặp vua và trở thành hoàng hậu. - Từ cô gái mồ côi Tấm trở thành hoàng hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có được ở con người ở hiền gặp lành. Mặt khác, trở thành hoàng hậu là ước mơ, khát vọng của người lao động bị dè nén áp bức.
* HS trả lời: * Nhận xét: - Mâu thuẫn Tấm - Cám và dì ghẻ không những không giảm mà còn ngày một phát triển, ngày một căng thẳng gay gắt quyết liệt. -> Đây không còn là mâu thuần gia đình mà phát triển thành mâu thuẫn giữa cái ác và cái thiện trong xã hội: mẹ con Cám tìm đủ mọi cách và nhiều lần truy đuổi hòng tiêu diệt bằng được Tấm để độc chiếm ngôi hoàng hậu. - Còn Tấm cô cũng dần trưởng thành hơn. Thực tế khốc liệt cũng thay đổi tính nết và cách nói năng, ứng xử của cô. Sau mỗi lần bị giết, bị chết, bị chặt, bị đốt, Tấm đều không chết, đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác, vật khác, đều tìm cách mắng rủa, tố cáo tội ác cướp chồng giết chị của Cám. - Bốn lần bị giết, bốn lần hoá thân chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm, thể hiện quan niệm luôn luân hồi của đạo Phật trong tinh thần nhân dân, thể hiện mơ ước của nhân dân gửi vào nhân vật Tấm. Tấm phải sống để hưởng hạnh phúc, để trừng trị những kẻ thù độc ác, mẹ con Cám nhất định phải đền tội. - Ở giai đoạn biến hoá về sau của Tấm, ta không thấy Bụt xuất hiện nữa. Vai trò của Bụt chấm dứt khi bước vào cuộc đấu tranh giành lại sự sống. Tính tích cực, chủ động của nhân vật Tấm thể hiện ở điểm này |
I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Giới thiệu vài nét về chuyện cổ tích. - Phân loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích chia làm ba loại: + Truyện cổ tích sinh hoạt (Cái cân thuỷ ngân) + Truyện cổ tích về loài vật ( Quạ và Công) + Truyện cổ tích thần kì (Thạch Sanh, Chử Đồng Tử). - Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì: + Truyện cổ tích thần kì chiếm số lượng lớn nhất. Đó là loại truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện (Tiên, Bụt, vật báu trả ơn). + Nội dung truyện cổ tích là đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người.
- Truyện Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Kiểu truyện này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. - VD: + Cô bé Lọ Lem (Pháp). + Chiếc hài cườm pha lê (Đức).
2. Văn bản: a. Đọc văn bản:
b. Bố cục: - Mở truyện: Ngày xưa.. việc nặng - Giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh truyện. - Thân truyện: Một hôm… về cung - Diễn biến câu chuyện. - Kết truyện: Tấm trở lại thành người. II. ĐỌC HIỂU: 1. Nhân vật và mâu thuẫn- xung đột chủ yếu. - Nếu căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn: + Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ, cùng thế hệ). + Tấm >< Dì ghẻ (dì ghẻ và con chồng) -> Mâu thuẫn Tấm - Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Đó là mâu thuãn gia đình: Tấm >< Cám và dì ghẻ. + Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện - ác.
2. Diễn biến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám. - Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám và mẹ con Cám có thể chia thành các chặng nhỏ. a) Chặng 1: Khi còn ở nhà. *Bảng hệ thống- đối sánh: *Tiểu kết: - Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, dễ khóc, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao được vui chơi.
- Mẹ con Cám là người độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, c....... luôn ghen ghét Tấm.
- Nhân vật Bụt đóng vai trò là yếu tố thần kì, ........ Đó là nét đặc biệt hấp dẫn của loại truyện này.
- Đó là con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm.
- Từ cô gái mồ côi Tấm trở thành hoàng hậu.
b. Mâu thuẫn 2: * Bảng hệ thống đối sánh. * Nhận xét: - Mâu thuẫn giữa Tấm - Cám và dì ghẻ không những không giảm mà còn ngày một phát triển, ngày một căng thẳng gay gắt quyết liệt.
-> Đây không còn là mâu thuần gia đình mà phát triển thành mâu thuẫn giữa cái ác và cái thiện trong xã hội:
- Còn Tấm cô cũng dần trưởng thành hơn.
- Bốn lần bị giết, bốn lần hoá thân chứng minh sức sống mãnh liệt của Tấm, thể hiện quan niệm luôn luân hồi của đạo Phật trong tinh thần nhân dân, thể hiện mơ ước của nhân dân gửi vào nhân vật Tấm. |
Trên đây,TaiLieu.VN vừa trích dẫn một phần giáo án bài học Tấm Cám, quý thầy cô vui lòng đặng nhập và tải toàn bộ giáo án về máy tham khảo. Ngoài ra, quý thầy cô cũng có thể tìm tham khảo thêm bài giảng Tấm Cám, các em học sinh có thể xem phần soạn bài Tấm Cám để chuẩn bị cho bài chu đáo hơn, nắm được nội dung, giá trị của câu chuyện.
Và để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, các em có thể tham khảo thêm những gợi ý soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều giáo án hay và ý nghĩa, các em học sinh có thêm những tài liệu tham khảo hay, hỗ trợ tốt các em trong quá trình soạn bài trước khi đến lớp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy
16 p | 1349 | 74
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
8 p | 658 | 67
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
9 p | 796 | 62
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
17 p | 1062 | 61
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Chiến thắng Mtao Mxây
14 p | 1415 | 57
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1: Tổng quan văn học Việt Nam
17 p | 859 | 55
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5: Uy Lít Xơ trở về
20 p | 825 | 52
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Đọc thêm Lời tiễn dặn
10 p | 385 | 49
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Ca dao hài hước
13 p | 625 | 47
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự
9 p | 616 | 36
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tt)
9 p | 638 | 33
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
8 p | 477 | 31
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Khái quát văn học dân gian việt nam
43 p | 860 | 30
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Viết bài làm văn số 1
6 p | 371 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Văn bản
11 p | 778 | 29
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 2: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
9 p | 726 | 24
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Trả bài làm văn số 2, ra đề bài số 3
9 p | 295 | 19
-
Giáo án Ngữ văn 10 tuần 3: Văn bản (tt)
7 p | 287 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn