intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những đề xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu như: Tận dụng tối đa sức mạnh của quảng cáo, quảng cáo có trọng điểm và kết hợp đan xen với các hình thức truyền thông khác để tạo nên chiến dịch truyền thông thương hiệu; định hướng phân khúc thị trường, lựa chọn đối tượng mục tiêu và khoanh vùng phù hợp; tiến hành hoạt động PR có trọng tâm và trọng điểm, kết hợp với quảng cáo và marketing để tiết kiệm ngân sách và gia tăng hiệu quả truyền thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp vừa và nhỏ

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TRUYỀN THÔNG THƢƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Võ Minh Tuấn, Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong các chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của mỗi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng thương hiệu không phải là điều dễ dàng, vì thế họ cần phải biết tận dụng các hình thức truyền thông thương hiệu như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở phân t ch đặc trưng của các hình thức truyền thông thương hiệu bao gồm quảng cáo, marketing và PR, bài viết đưa ra những đề xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu như: tận dụng tối đa sức mạnh của quảng cáo, quảng cáo có trọng điểm và kết hợp đan xen với các hình thức truyền thông khác để tạo nên chiến dịch truyền thông thương hiệu; định hướng phân khúc thị trường, lựa chọn đối tượng mục tiêu và khoanh vùng phù hợp; tiến hành hoạt động PR có trọng tâm và trọng điểm, kết hợp với quảng cáo và marketing để tiết kiệm ngân sách và gia tăng hiệu quả truyền thông. Từ khóa: truyền thông, thương hiệu, doanh nghiệp, vừa và nhỏ TRADEMARK COMMUNICATIONS FOR MEDIUM AND SMALL-SIZE COMPANIES Abstract: Trademark is the first and important factor in the strategies to penetrate and develop market of each company. For medium and small-size companies, it is not easy to build the trademark, so that they need to use forms of trademark communications up as one of effective solutions for raising competitive ability. Based on analyzing the characteristics of forms of trademark communications which include advertisement, marketing and PR, the article proposes how to build and develop trademark for medium and small-size companies: making the much more of the power of advertising, targeted advertising and combining with other forms of communication to create a brand communicational campaign; defining market segmentation, selecting of target subjects and appropriate zoning; conducting PR activities with focus, combining with advertising and marketing to save budget and increase communicational effectiveness. Key words: communications, trademark, companies, medium and small-size 374
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. Mở đầu 1.1. Thương hiệu và vai trò, ch c năng của thương hiệu Thương hiệu (tiếng Anh: trademark, đôi khi là brand), nghĩa đen là đóng dấu, dán nhãn, được hiểu là một tập hợp các dấu hiệu nhận diện đối với một doanh nghiệp, một hàng hóa, một dịch vụ… để phân biệt với các doanh nghiệp, các sản phẩm, các dịch vụ… khác. Về cấu trúc, một thương hiệu thường được cấu tạo bởi hai bộ phận: phát âm được (ví dụ như: Nike, Coca Cola, La Vie…), không phát âm được (ví dụ như: biểu tượng lưỡi liềm của Nike, màu đỏ của Coca Cola, kiểu dáng công nghiệp của chai nước La Vie…). Tại các nước phát triển có nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện, hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông thương hiệu nói riêng đã có một lịch sử lâu dài, và việc nghiên cứu về lĩnh vực này rất được chú ý. Stephen P. Banks (2000), Multicultural public relation, phân tích những đặc trưng của truyền thông thương hiệu trong môi trường đa văn hóa [1]. Anne Gregory (2003) chủ yếu trình bày các vấn đề về thực hành như lên kế hoạch, quản trị một chiến dịch truyền thông như thế nào trong Planning and managing public relation campaigns [5]. Thomas H. Bivins (2005), Public Relations Writing: The Essentials of Style and Format, trình bày khá chi tiết cách viết thông cáo báo chí, bài báo, báo cáo thường niên, tờ rơi… [2]. David M. Scott (2007), The New rules of marketing and public relation, đưa ra những nguyên tắc về tiếp thị và truyền thông thương hiệu [9]. David Phillips & Philip Young (2009) tập trung làm rõ vai trò của internet đối với truyền thông và đề xuất cách kết hợp giữa internet với truyền thông thương hiệu trong Online Public Relations [7]. Tại Việt Nam gần đây, vấn đề truyền thông và truyền thông thương hiệu bắt đầu được quan tâm. Theo đó, những tác phẩm về truyền thông và truyền thông thương hiệu cũng lần lượt xuất hiện, chủ yếu là sách dịch. Al Ries & Laura Ries, Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, phân biệt sự khác nhau giữa quảng cáo và PR, và chứng minh vai trò ngày càng quan trọng của PR đối với truyền thông thương hiệu [8]. Bussiness Egde, Quan hệ công chúng: biến công chúng thành fan của doanh nghiệp, cung cấp những gợi ý cho doanh nghiệp khi làm truyền thông thương hiệu [4]. Nguyễn Quốc Thịnh & Nguyễn Thành Trung (2005) trong Thương hiệu với nhà quản lý, gợi ý những biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu [10]. Nguyễn Trần Hiệp (biên soạn, 2006) với Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, đã nêu bật vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp [6]. Nguyễn Minh Trí (2008), Thương hiệu quản lý và phát triển, đề xuất những cách thức để quản trị và khuếch trương thương hiệu doanh nghiệp [11]. Thương hiệu có hai vai trò: Thứ nhất là vai trò pháp luật: thương hiệu là đối tượng điều chỉnh của các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp. Một thương hiệu được pháp luật bảo hộ sẽ là một bảo đảm pháp lý chắc chắn cho quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì đối với thương hiệu này trong tương quan với những thương hiệu khác. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng trong một thị trường toàn cầu hiện nay. Thứ hai là vai trò kinh tế: thương hiệu là một phần giá trị của doanh nghiệp, của hàng hóa, của dịch vụ, có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp, của hàng hóa, của dịch vụ trong điều 375
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 kiện giá trị vật chất tự nhiên của doanh nghiệp, của hàng hóa, của dịch vụ không thay đổi. Một hàng hóa, dịch vụ này có giá trị vật chất tự nhiên tương đương với một hàng hóa, dịch vụ khác, nhưng nếu mang thương hiệu mạnh hơn sẽ có giá trị cao hơn và thu hút khách hàng mạnh hơn, tạo dựng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, và là rào cản các thương hiệu khác thâm nhập thị trường. Thương hiệu có bốn chức năng: Thứ nhất là chức năng nhận diện: đây là chức năng đặc trưng của thương hiệu, giúp cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng phân biệt được sự khác biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ. Về phía doanh nghiệp, sự nhận diện này giúp doanh nghiệp tiến hành quản trị thương hiệu, phân khúc thị trường, phát triển chiến lược kinh doanh. Về phía khách hàng, nó hỗ trợ đáng kể trong việc đưa ra quyết định mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Thứ hai là chức năng thông tin: các thông tin về công dụng, đặc điểm, xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ, về nhà sản xuất hàng hóa, nhà cung cấp dịch vụ… phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Thứ ba là chức năng cảm nhận: thương hiệu mang đến sự cảm nhận, sự tin cậy của khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ đã được sử dụng và khẳng định sau một thời gian nhất định được thử nghiệm trong thực tế. Thứ tư là chức năng giá trị: mang giá trị vô hình, nhưng chức năng này được thể hiện rõ nét khi mua bán, nhượng quyền thương hiệu, nhiều khi không có căn cứ xác định chính xác mà phụ thuộc vào danh tiếng của thương hiệu và nhu cầu của hai bên mua và bán. Với những vai trò và chức năng quan trọng trên đây, thương hiệu có một giá trị đặc biệt to lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển cũng như giá trị sản phẩm và giá trị của bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi khảo sát hoạt động truyền thông thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy không phải doanh nghiệp nào trong số đó cũng nhận thức đầy đủ và có chiến lược hành động phù hợp đối với lĩnh vực này, thậm chí một số hầu như không quan tâm. Điều này đã làm doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội chiếm lĩnh và phát triển thị phần một cách bền vững. Vì vậy, việc khảo sát, đánh giá hoạt động truyền thông thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và từ đó đưa ra những đề xuất có tính tham khảo là những gì sẽ được đề cập dưới đây. 1.2. Phương pháp nghiên c u Khảo sát là phương pháp được chúng tôi sử dụng, dưới góc độ tiếp cận thương hiệu như là đối tượng của truyền thông. Việc khảo sát này được tiến hành từ hai kênh đồng thời: thứ nhất là trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi xây dựng và điều hành chiến lược truyền thông theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp này; thứ hai là các hoạt động truyền thông thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong thực tế (trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện được tổ chức) cũng được ghi nhận như một kênh khảo sát khác. Các khảo sát này là kết quả hoạt động thực tiễn trực tiếp của tác giả với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 376
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 hàng chục năm qua với tư cách là một copy-editor trực tiếp lập kế hoạch và tham gia điều hành các chiến dịch truyền thông. Tiếp đến, phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm của các hình thức truyền thông, làm rõ các ưu điểm và nhược điểm cơ bản của mỗi hình thức truyền thông đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, và là căn cứ để đưa ra một số đề xuất. 1.3. Khung nghiên c u Trên cơ sở các kênh khảo sát thực tế về hoạt động truyền thông thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi tiến hành việc đánh giá hoạt động này từ ba hình thức truyền thông chủ yếu: quảng cáo, marketing và PR, từ đó đưa ra những đề xuất chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiến hành truyền thông thương hiệu. 2. Kết quả nghiên cứu Để tạo lập và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp một mặt phải cạnh tranh nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và giữ chữ tín với khách hàng, mặt khác phải triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu. Việc truyền thông thương hiệu không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, mà còn đối với cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với một ngân sách hạn hẹp và khả năng cạnh tranh khiêm tốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có những bước đi phù hợp trong các hình thức truyền thông thương hiệu như được trình bày dưới đây. 2.1. Quảng cáo Quảng cáo là hình thức truyền thông mà doanh nghiệp phải trả chi phí để được giới thiệu, quảng bá thương hiệu của mình cũng như hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, tivi, mạng xã hội…) và các hình thức khác (panô, ápphích, biển bảng…) trong một thời gian xác định với một nội dung cụ thể. Ưu điểm: dễ triển khai, chuyển tải thông điệp nhanh và trực tiếp, có thể sử dụng kết hợp các hiệu ứng (âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, động, tĩnh…) để tác động mạnh đến công chúng trong một khoảng thời gian xác định, có thể lặp đi lặp lại. Nhược điểm: tương đối tốn kém, có nguy cơ rủi ro (về kỹ thuật, pháp lý và đạo đức), đôi khi tạo hiệu ứng ngược ở công chúng (không tin, không thích, không nghe – đọc – xem quảng cáo). Cách tiếp cận ở Việt Nam: hầu hết các doanh nghiệp hiện nay khi đưa ra mục tiêu quảng bá thương hiệu đều nghĩ đến quảng cáo như là hình thức đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều quảng cáo không quan tâm đến hiệu ứng đối với công chúng, mà chỉ chú tâm kể lể về công dụng của sản phẩm và khả năng của nhà sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ít tính sáng tạo và chưa ấn tượng. Có thể thấy rất rõ điều này trong các spot quảng cáo trên tivi của các công ty Việt Nam chuyên sản xuất hàng tiêu dùng. Chẳng hạn một quảng cáo bột giặt đưa lên hình ảnh một cậu bé bị ngã và quần áo lấm bẩn, nhưng ngay lập tức mẹ cậu nhúng vào chậu bột giặt và quần áo thoắt trở nên trắng sạch, khiến người xem rơi vào cảm tưởng quảng cáo dễ dãi thiếu sáng tạo và thậm chí có chút gì đó mang tính giả tạo. Hay quảng cáo về một loại thực phẩm chế biến, thế nhưng toàn cảnh nhà máy và công nhân đang sản xuất trong dây chuyền được đưa trọn vẹn từ giây đầu đến giây gần cuối, sau đó sản phẩm chỉ xuất hiện ở giây cuối cùng khiến người xem sẽ có cảm giác doanh nghiệp đang ―khoe‖ cơ sở vật chất thay vì chú tâm đến sản phẩm và tạo hiệu ứng cho 377
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 người xem. Một số quảng cáo khác trên báo in thì thiên về đưa thành tích của doanh nghiệp hoặc cá nhân người điều hành doanh nghiệp, hoặc dùng nhiều chữ để kể lể về sản phẩm mà quên mất rằng người ta không đọc mà là xem quảng cáo. 2.2. Marketing Marketing ―là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người‖ [3, 10]. Hoạt động marketing chủ yếu là của người bán, hướng đến việc tìm hiểu đặc điểm thị trường và nhu cầu khách hàng để đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chương trình bán hàng phù hợp. Ưu điểm: giúp tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, sử dụng được các phương pháp nghiên cứu thị trường một cách khách quan khoa học, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng tới phù hợp với thị trường, qua đó đưa hình ảnh thương hiệu đến với công chúng. Nhược điểm: phạm vi và thời gian tiếp cận khách hàng còn hạn chế, có những trường hợp khách hàng cho thông tin phản hồi sai lệch, hoặc thậm chí từ chối sự tiếp cận của doanh nghiệp trong những đợt khuyến mại, khảo sát thị trường. Cách tiếp cận ở Việt Nam: nhiều doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch marketing khá hiệu quả, nhưng cũng có những doanh nghiệp tiến hành hoạt động marketing chưa hiệu quả vì thiếu phương pháp, một số doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến lĩnh vực này với lý do hạn chế về tài chính. Có những doanh nghiệp thực hiện phát phiếu điều tra khách hàng, nhưng khi thu phiếu về thì không biết cách xử lý hoặc thậm chí nếu xử lý cũng không đưa ra được những kết luận mang tính định hướng kinh doanh. Có doanh nghiệp tổ chức gian hàng để tiếp thị sản phẩm của mình tại các hội chợ, triển lãm, siêu thị… nhưng hình thức sơ sài, nhân viên trực thiếu chuyên nghiệp. Có doanh nghiệp không có nhân sự marketing và cho rằng hành vi marketing với hành vi bán sản phẩm, dịch vụ là một. Thực tiễn làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cho tác giả thấy rõ những cách làm có tính tự phát (do thiếu nguồn lực, thiếu chuyên môn, thiếu sự quan tâm đúng mức…) của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. 2.3. PR PR (public relation: quan hệ công chúng) là việc một doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình trong công chúng và khách hàng. Trên con đường hướng tới thành công, mọi doanh nghiệp đều cần ―chiếc xe‖ quan hệ công chúng để đưa thương hiệu của mình đến với mọi người. Ưu điểm: là hình thức truyền thông thương hiệu khá hiệu quả. Các tác giả Al Ries và Laura Ries cho rằng PR hiện đại ngày càng chiếm vai trò quan trọng hơn quảng cáo [8, 3-12]. Lý do là quảng cáo chỉ tạo nên chiều rộng, còn PR thì tạo nên cả chiều rộng lẫn chiều sâu của thương hiệu, qua việc xây dựng được hình ảnh của thương hiệu và niềm tin của khách hàng. Quá trình truyền bá thông điệp từ doanh nghiệp cũng dễ được khách hàng tiếp nhận hơn so với hai hình thức trên. Nhược điểm: đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên và mang tính chuyên nghiệp cao, khó gây ấn tượng mạnh trong một thời gian hạn hẹp xác định, thông điệp đôi khi thiếu rõ ràng và trực tiếp. Cách tiếp cận ở Việt Nam: nhiều công ty đã chú ý đến PR, qua việc thành lập bộ phận PR trực thuộc hoặc thuê công ty PR chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hoạt động PR mang tính thời 378
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 vụ, ít quan tâm đến khách hàng một cách thường xuyên, lâu dài và thiết thực. Thậm chí, không ít doanh nghiệp không biết đến PR hoặc nếu biết thì cũng không đánh giá cao vai trò của PR. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy đây là vùng trũng lớn nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong truyền thông thương hiệu. Có doanh nghiệp cho rằng PR là không cần thiết, có thể làm tăng chi phí và sẽ khiến khách hàng nghi ngờ (?), vì PR chẳng qua chỉ là hành vi ―tự đánh bóng‖ tên tuổi, trong khi chất lượng sản phẩm mới nói lên tất cả và khách hàng sẽ tự tìm đến với mình theo phương thức truyền thống ―hữu xạ tự nhiên hương‖ . 3. Một số đề xuất Một số đề xuất với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung, căn cứ vào các ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại hình truyền thông, cũng như căn cứ vào đặc điểm áp dụng mỗi loại hình này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay, bao gồm: Đối với quảng cáo: tận dụng tối đa sức mạnh của quảng cáo, chú ý hiệu ứng đối với công chúng, tránh các chiến dịch quảng cáo rầm rộ và kéo dài gây tốn kém, nên quảng cáo có trọng điểm và kết hợp đan xen với các hình thức truyền thông khác để tạo nên chiến dịch truyền thông thương hiệu. Có thể thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp nếu có điều kiện tài chính, còn không thì có thể tìm kiếm những cá nhân có nghiệp vụ quảng cáo và có khả năng sáng tạo để thiết kế sản phẩm quảng cáo, điều hành hoạt động quảng cáo nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả. Đối với marketing: do khả năng tài chính hạn chế, các doanh nghiệp này trước khi tiến hành hoạt động marketing quảng bá thương hiệu cần có sự định hướng phân khúc thị trường, lựa chọn đối tượng mục tiêu và khoanh vùng phù hợp. Về mặt nhân sự, nếu không có chuyên trách thì có thể thuê chuyên gia ngoài trong một thời hạn xác định để họ giúp khảo sát, đánh giá thị trường và lên kế hoạch hành động cho doanh nghiệp. Đối với PR: trước hết cần nhận thức đúng về PR và vai trò của PR trong kinh doanh hiện đại. Tiếp đến, có thể tổ chức bộ phận PR hoặc thuê công ty PR chuyên nghiệp, tiến hành hoạt động PR có trọng tâm và trọng điểm với những phân khúc mục tiêu, định vị khách hàng, kết hợp với quảng cáo và marketing để tiết kiệm ngân sách và gia tăng hiệu quả truyền thông. Chú ý các hoạt động PR dưới đây: - Tổ chức và tài trợ sự kiện (chính trị-xã hội, văn hóa nghệ thuật…). - Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động xã hội (từ thiện, môi trường…). - Xây dựng các quỹ vì cộng đồng (giải thưởng, học bổng…). - Tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo. - Xuất bản các ấn phẩm (bản tin, tờ rơi, thông cáo báo chí…) của doanh nghiệp. - Kết hợp với báo giới (tổ chức họp báo, đưa tin, viết bài). - Giữ mối quan hệ tốt với các nhà hoạch định chính sách. - Xây dựng và duy trì trang thông tin điện tử của doanh nghiệp (website). Trên thực tế, tác giả đã cùng với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (BizLink, Diana, Hoàng Gia, Thegioihocduong, 3P,…) thực hiện được những công việc gạch đầu dòng trên đây trong khả năng nguồn lực nhất định của mình. 379
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 4. Kết luận Với mọi doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu là công việc khá lâu dài, phức tạp và kiên trì, đòi hỏi có sự hỗ trợ không nhỏ của truyền thông. Riêng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tận dụng ưu thế của truyền thông thương hiệu, cần chú trọng những phân khúc nhỏ, thị trường ngách, khách hàng mục tiêu và thời gian xác định. Sự ôm đồm và dàn trải có thể khiến doanh nghiệp bị ―hụt hơi‖ trong quá trình triển khai công tác truyền thông. Tuy nhiên, dù có quy mô vừa và nhỏ, nhưng các doanh nghiệp này vẫn cần có một tầm nhìn xa, sự kiên trì trong hoạch định mục tiêu và tính nhất quán trong hành động để vươn tới những thương hiệu quốc gia và quốc tế. Những đề xuất trên đây, thoạt nghe có vẻ to tát, nhưng trên thực tế đã được triển khai ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới sự tham gia hỗ trợ của tác giả, phù hợp với quy mô và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp, có tính cá biệt hóa các nguyên tắc chung vào từng trường hợp riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Banks, Stephen P. (2000), Multicultural public relation. 2. Bivins, Thomas H. (2005), Public Relations Writing: The Essentials of Style and Format. 3. Trần Minh Đạo và cs (2006), Giáo trình Marketing căn bản, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Egde, Bussiness, Quan hệ công chúng: biến công chúng thành fan của doanh nghiệp, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2006. 5. Gregory, Anne (2003), Planning and managing public relation campaigns. 6. Nguyễn Trần Hiệp (biên soạn, 2006), Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội. 7. Phillips, David & Philip Young (2009), Online Public Relations. 8. Ries, Al & Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, Nxb. Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 9. Scott, David M. (2007), The New rules of marketing and public relation. 10. Nguyễn Quốc Thịnh và cs (2005), Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Trí (2008), Thương hiệu quản lý và phát triển, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 380
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2