Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
TRUYỀN THÔNG TRONG VẤN ĐỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO:<br />
TRƯỜNG HỢP DIỆT CHỦNG Ở RWANDAN NĂM 1994<br />
ThS. Nguyễn Thị Kim Dung<br />
Bộ môn Công tác xã hội<br />
Email: nguyenkimdung101284@gmail.com<br />
Tóm tắt: Sự thành công hay thất bại của hành động cứu trợ nhân đạo trong bất kể<br />
tình huống khẩn cấp nào cũng phải cần có sự liên kết với các tổ chức khác, đặc biệt là truyền<br />
thông khi truyền thông có một sức mạnh ảnh hưởng đến những nhân tố khác. Chính vì vậy,<br />
truyền thông xứng đáng được ghi nhận cho những đóng góp, nhưng đồng thời, truyền thông<br />
cũng phải cùng chịu trách nhiệm trong những thất bại. Đây là trường hợp của truyền thông ở<br />
Rwanda trong giai đoạn diệt chủng năm 1994. Nếu như truyền thông đã sử dụng quyền lực<br />
một cách phù hợp, Rwanda đã có thể không phải trải qua một tấm bi kịch đen tối của thời<br />
hiện đạ. Do vậy, đánh giá những thành công của hỗ trợ nhân đạo không chỉ riêng các tổ chức<br />
hỗ trợ trực tiếp mà truyền thông cũng phải chịu trách nhiệm trước những thất bại. Bài viết<br />
này cho rằng sự kiện diệt chủng năm 1994 tại Rwanda, truyền thông đã thất bại trong việc<br />
cung cấp thông tin, cập nhật thông tin, và phản ứng kịp thời để kêu gọi nỗ lực của cộng đồng<br />
quốc tế<br />
Cứu trợ nhân đạo giải quyết các tình huống khẩn cấp như khủng hoảng, thiên tai để để<br />
giúp đỡ nạn nhân. Các tổ chức cứu trợ được nhìn nhận là nhân tố trung tâm, trực tiếp giúp đỡ<br />
nạn nhân. Nhưng vai trò này phải được thực hiện trong việc kết hợp chặt chẽ với các tổ chức<br />
khác ví dụ như truyền thông. Trong bất kể sự kiện khủng hoảng nào, truyền thông đóng một<br />
vai trò trọng yếu; trên thực tế, truyền thông xuất hiện trước trong phần lớn các sự kiện. Và chỉ<br />
khi sự việc được truyền thông các cơ quan, tổ chức chức và hành động nhận đạo mới xuất<br />
hiện.<br />
Liên quan đến tính hiệu quả của cứu trợ nhân đạo, có rất nhiều các tổ chức đã bị phê<br />
phán vì những những hạn chế và việc mắc lỗi trong quá trình thực hiện. Nhưng sự thành công<br />
hay thất bại của các tổ chức này là do sự kết hợp của tất cả những bên liên quan, đặc biệt khi<br />
truyền thông có một vai trò to lớn trong việc tác động đến những nhân tố khác. Chính vì vậy,<br />
truyền thông nên được ghi nhận những đóng góp cho sự thành công, nhưng mặt khác truyền<br />
thông cũng phải chịu trách nhiệm cho những thất bại đã xảy ra trong sự kiện. Đây là trường<br />
hợp xảy ra tại Rwanda với sự kiện diệt chủng năm 1994, nếu truyền thông đã sử dụng quyền<br />
lực của mình một cách phù hợp, người dân Rwandan đã không phải chịu đựng và trải qua một<br />
trong những bi kịch tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của loài người, và cuộc đời của hàng<br />
nghìn nạn nhân xấu số có thể đã được cứu. Chính vì vậy đánh giá thành công của cứu trợ<br />
nhân đạo không chỉ đề cập đến tổ chức nhân đạo mà truyền thông cũng phải gánh tránh nhiệm<br />
trong những thất bại. Bài viết này sẽ phân tích sự kiện diệt chủng năm 1994 tại Rwanda và<br />
truyền thông đã thất bại trong việc cung cấp thông tin, cập nhật thông tin và phản ứng kịp thời<br />
để thông báo đến cộng đồng thế giới.<br />
Không còn nghi ngờ gì khi khẳng định truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan<br />
trọng trong tất cả các sự kiện công chúng, đặc biệt trong những cuộc khủng hoảng hoặc các<br />
tình huống khẩn cấp. Có thể khẳng định công việc của các tổ chức cứu trợ nhân đạo phụ thuộc<br />
phần lớn vào việc thực hiện của truyền thông (Minear, Scott& Weiss 1994: 3). Colle & Nolan<br />
(2007) đã cho rằng truyền thông có thể thu hút sự chú ý của công chúng đối với các các sự<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
254<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
kiện khủng hoảng để kêu gọi hỗ trợ. Bằng cách này, truyền thông đã ảnh hưởng và định<br />
hướng suy nghĩ của công chúng. Nhà báo cũng được coi là cầu nối giữa các tổ chức nhân đạo<br />
với công chúng và các nhà tại trợ tiềm năng (Colle & Nolan 2007:4). Quan trọng hơn, truyền<br />
thông có quyền lực trong việc ảnh hưởng đến quyết định của những nhà làm chính trị.<br />
Sự kiện diệt chủng tại Rwandan năm 1994<br />
Vào giữa những năm 1990, mẫu thuẫn xảy ra giữa hai nhóm, Hutu và Tutsis tại<br />
Rawanda từ những bất đồng trước đó. Năm 1959, hành động diệt chủng đã được diễn ra lần<br />
đầu khi 20,000 người Tutsis bị giết hại bởi quân đội của Hutu (Destexhe, Keane, & Fergal<br />
2011). Hành động bạo lực này tiếp tục diễn ra gián đoạn cho đến năm 1994 khi tổng thống<br />
của Hutu và những người đứng đầu của chính phủ bị ám sát trên máy bay. Một cuộc diệt<br />
chủng lớn đã diễn ra đối với người dân Tutsis đã bắt đầu vào ngày hôm sau với 8000 đến<br />
10,000 bị giết mỗi ngày(Dallaire, & Bearsly 2003). Trải qua 100 ngày từ tháng 4 đến tháng 7<br />
năm 1994, có khoảng 500,000 đến một triệu người bị tàn sát, tương đương với 80 phần trăm<br />
dân số của Tutsi và 20 phần trăm dân số của toàn đất nước (Hilsum 2007: 2). Hilsum (2007)<br />
kết luận rằng những người Rwanda đã bị thảm sát trong “cuộc diệt chủng hiệu quả nhất và<br />
đầy đủ của thời hiện đại”.<br />
Diệt chủng được gọi là sự vi phạm trầm trọng các quyền con người cơ bản của con<br />
người điều mà một quốc gia có chủ ý gây đau đớn cho các công dân vô tội của mình (Dowell<br />
2007: 14). Công ước năm 1948 của Liên Hợp Quốc về phòng chống và trừng phạt các tội<br />
phạm diệt chủng định nghĩa diệt chủng là “hành vi phạm với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc<br />
một phần, một quốc gia, một chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo”<br />
Rõ ràng những việc xảy ra đối với người Rwanda là sự vi phạm nghiêm trọng nhân<br />
quyền của hàng nghìn người dân vô tội, và cần đến can thiệp khẩn cấp của cứu trợ nhân đạo.<br />
Theo Pattison (2010:3), nhìn chung thuật ngữ “can thiệp nhân đạo” thường được hiểu một<br />
cách thông thường là việc sử dụng là việc sử dụng một loạt các hành động quốc tế, chẳng hạn<br />
như việc phân phối viện trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu, hoặc can thiệp quân sự,<br />
bất kể với bất cứ ai và bất cứ nơi nào cuộc khủng hoảng diễn ra. Tuy nhiên, trong trường hợp<br />
cụ thể tại Rwanda, can thiệp nhân đạo có thể được hiểu một cách cụ thể như cách định nghĩa<br />
của Holzgrefe (2003):<br />
Các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trên đường biên giới bang của một nhà nước<br />
(hoặc nhóm các quốc gia) nhằm ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi vi phạm phổ biến<br />
và nghiêm trọng của các quyền con người cơ bản của cá nhân... mà không có sự cho<br />
phép của nhà nước trong phạm vi lãnh thổ có hiệu lực áp dụng. (P.14)<br />
Tuy nhiên, như Ghali (1996:4) báo cáo, trong ba tháng ngắn ngủi “có gần 1 triệu<br />
người Tutsi đã bị bắn, bị đốt, bị bỏ đói, bị tra tấn, bị đâm, hoặc bị tấn công đến chết”, nhưng<br />
“cộng đồng quốc tế đã không làm gì để ngăn chặn tội ác diệt chủng tại nước Rwanda”<br />
(Nicholas 2000). So với cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân của thảm họa sóng thần Ấn Độ<br />
Dương mười năm sau đó, đã có một sự khác biệt rất lớn và quan trọng trong phản ứng của<br />
cộng đồng quốc tế. Mặc dù hai sự kiện rất khác nhau, một sự kiện liên quan đến xung đột và<br />
sự kiện kia liên quan đến thảm họa tự nhiên, nhưng hai sự kiện này vẫn có một điểm chung<br />
quan trọng, đó là đều cần đến một hành động cứu trợ khẩn cấp để cứu sống những nạn nhân<br />
cần giúp đỡ. Trong sự trỗi dậy của thảm họa sóng thần năm 2004, Sri Lanka đã nhận được<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
255<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
ngay lập tức viện trợ và can thiệp từ một loạt các tổ chức trên toàn thế giới, như đã được miêu<br />
tả bởi Stirrat (2006 : 12) :<br />
Hàng loạt các tổ chức nước ngoài khác nhau đã tham gia vào các nỗ lực cứu trợ rất<br />
nhanh chóng. Một số ví dụ như Oxfam, Save the Children và CARE là đã hoạt động tại Sri<br />
Lanka cùng với các tổ chức khác, không chỉ các tổ chức NGO mà còn quân đội từ các quốc<br />
gia khác nhau, đã đến trong vòng một vài ngày. Rất nhanh chóng các tổ chức nước ngoài<br />
ngày càng trở nên quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong các nỗ lực cứu trợ<br />
Stirrat (2006:13) cho rằng trong trường hợp sóng thần, truyền thông đã có một tác<br />
động đáng kể trong việc kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.<br />
Trở lại với nạn diệt chủng tại Rwanda, rõ ràng đã có những lí do cho việc trì trệ phản<br />
ứng của cộng đồng quốc tế trong việc không hành động kịp thời, đã dẫn đến tấm thảm kịch tồi<br />
tệ nhật kể từ sau vụ diệt chủng tại Cambodia vào những năm 1970. Tuy nhiên, nguyên nhân<br />
quan trọng nhất la sự thất bại của truyền thông.<br />
Việc truyền tải chính xác thông tin là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối<br />
với truyền thông, bởi vì truyền thông là một công cụ mạnh mẽ trong việc việc hình thành ý<br />
kiến của người dân, đặc biệt là khi truyền thông ảnh hưởng đến một phần lớn dân số thế giới.<br />
Chính vì thế có thể nói rằng phương tiện truyền thông là một con dao hai lưỡi khi nó có thể lái<br />
phản ứng của người dân ở cả hai hướng tích cực hay tiêu cực. Bredeson (2011:4) đã khẳng<br />
định đó là trách nhiệm của truyền thông phải cung cấp thông tin một cách chính xác hơn là<br />
việc bỏ qua hoặc cung cấp thông tin không chính xác. Tuy nhiên, trong năm 1994 diệt chủng<br />
ở Rwanda, phương tiện truyền thông đã thất bại trong lĩnh vực này khi nó né tránh báo cáo<br />
những gì đã thực sự xảy ra, gây ra một tác động tiêu cực đến nhận thức của thế giới về tình<br />
hình đang diễn ra (Bredeson 2011: 4). Anne - Marie Huby, cựu giám đốc điều hành của Tổ<br />
chức -Médecins Sans Frontières UK (MSF - Anh) vào giữa năm 1990 (được trích dẫn trong<br />
Hilsum 2007: 169) đã chỉ ra rằng nhận thức của công chúng về cuộc khủng hoảng Rwanda đã<br />
bị lái sang một hướng khác hẳn với sự thực bởi hành vi của các phương tiện truyền thông. Tác<br />
giả cho rằng "Trong trí nhớ của công chúng, các cuộc khủng hoảng ở Rwanda là việc những<br />
người chết vì dịch tả”.<br />
Hàng ngàn mạng người sẽ được cứu sống nếu các phương tiện truyền thông sử dụng<br />
ngôn ngữ chính xác,thích hợp và phản ánh sự thật của một cuộc khủng hoảng. Điều này nếu<br />
thực hiện được sẽ đem lại những kết quả cho sự kiện ở Rwanda vì tội diệt chủng có thể ngăn<br />
chặn và can thiệp kịp thời ở một đất nước nhỏ như Rwanda (UN). Hơn nữa, Doweel (2007)<br />
lưu ý rằng Luật phòng, chống và trừng phạt các tội phạm diệt chủng, được ban hành vào năm<br />
1948, và trước đó (năm 1945). Luật nhân quyền đã ban hành các điều cấm đối với các quốc<br />
gia vi phạm bất kỳ nquyền đối với người dân của họ. Vì vậy, dựa vào luật pháp, cộng đồng<br />
quốc tế có nghĩa vụ pháp lý để ngăn chặn nạn diệt chủng. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, các phương<br />
tiện truyền thông mô tả cuộc diệt chủng Rwanda như chỉ đơn thuần là một "cuộc nội chiến",<br />
một cuộc xung đột giữa hai bộ tộc mà không phải thực sự là một tình huống khẩn cấp kêu gọi<br />
cứu trợ nhân đạo (Doweel 2007: 8)<br />
Các phương tiện truyền thông cố gắng tránh sử dụng từ "diệt chủng" khi nó đã thực sự<br />
diễn ra. Robinson (2002, trích dẫn trong Bredeson 2007: 8) lập luận rằng nó sẽ buộc các chính<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
256<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
trị gia phải giải quyết tình huống hiệu quả và kịp thời hơn nếu hình ảnh và những câu chuyện<br />
về cuộc khủng hoảng này được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông<br />
<br />
Nghiêm trọng hơn, các thông tin được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông bỏ<br />
qua các yếu tố chính trị và xã hội, nguyên nhân dẫn đến sự diệt chủng. Sau khi xem xét các<br />
bài báo trên tạp chí thời gian, Giáo sư Melissa Wall khẳng định rằng có một số tiêu đề các bài<br />
báo miêu tả Pháp là người cứu hộ, trong khi trên thực tế Pháp đã đồng lõa trong việc cho phép<br />
các tội diệt chủng diễn ra (được trích dẫn trong Rouy 2007: 18). Những dòng tiêu đề này bao<br />
gồm “Nội chiến ác liệt ở Rwanda: Pháp gửi quân đến để ngăn chặn” và “Ý tưởng hay, quân<br />
đội sai, Rwanda: Pháp đã đem đến hòa bình”. Ngoài ra, các bài báo khác đã được in trên tờ<br />
New York Times tháng năm và tháng sáu năm 1994 với tiêu đề "Pháp ở Rwanda Cố gắng<br />
viện trợ thường dân" và "quân Pháp tiến vào Rwanda nằm trong chiến lược cứu trợ" (trích<br />
trong Ryou 2007: 3). Ryou lập luận rằng với những tiêu đề, người đọc được dẫn đến suy nghĩ<br />
rằng Pháp "như một người trợ giúp chủ động và đầy tiềm năng hòa giải" (T.4). Tuy nhiên, sự<br />
thật là Pháp ủng hộ các phần tử cực đoan Hutu và cho phép quân đội của họ đào tạo các thành<br />
viên của nhóm quân Hutu, nhóm người chịu trách nhiệm cho phần lớn các vụ diệt chủng” (p.<br />
4). Các phương tiện truyền thông theo cách này đã vi phạm nguyên tắc vì đã bị lừa dối công<br />
chúng, và điều này đã có tác động đặc biệt là tiêu cực đến đời sống của hàng triệu người dân ở<br />
Rwanda.<br />
Có ý kiến cho rằng các phương tiện truyền thông cho sự kiệndiệt chủng Rwanda năm<br />
1994 đã nhằm mục đích " gói châu Phi vào một hộp", và công chúng đã bị đọc quá nhiều tin<br />
về sự kiện này theo một hướng khác và đã tin vào điều đó (Rouy 2007: 10). Các phương tiện<br />
truyền thông đã lặp đi lặp lại các nhan đề kiểu như "châu Phi không xứng đáng", và vì lý do<br />
đó đã ảnh hưởng đến sự quá trình phát triển của châu Phi và làm cho thế giới vẫn xem châu<br />
Phi như là châu lục đi ngược lại sự phát triển" (Rouy 2007: 10).<br />
Trong nhiều trường hợp, các phương tiện truyền thông muốn thu hút sự chú ý của<br />
công chúng đã sử dụng kỹ thuật kể hết một câu chuyện hoặc sự kiện, và công chúng sẽ ngay<br />
lập tức tập trung vào sự kiện đó. Nhưng trong năm 1994 với nạn diệt chủng ở Rwanda, các<br />
phương tiện truyền thông chỉ cần miêu tả chính xác những gì đã diễn ra đối với cộng đồng<br />
quốc tế mà không cần thêm bất kỳ một kỹ thuật nào vẫn sẽ thu hút sự chú ý của công chúng.<br />
Tuy nhiên, truyền thông đã không hoàn thành nhiệm vụ này. Khi Ray Wilkinson, một trong<br />
những giám đốc UNHCR, khẳng định "Các phương tiện truyền thông là tài sản lớn nhất của<br />
bạn trong một cuộc khủng hoảng và [họ] nên cởi mở và thẳng thắn nhất có thể" (trích trong<br />
Hilsum 2007: 182).<br />
Một chức năng quan trọng của phương tiện truyền thông là cập nhật thông tin nhưng<br />
các phương tiện truyền thông báo cáo về nạn diệt chủng ở Rwanda đã không làm. Đối với bất<br />
kỳ tình huống khẩn cấp, đặc biệt là khi nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người,<br />
cập nhật thông tin là vô cùng quan trọng, để thu hút sự chú ý của công chúng và các nỗ lực<br />
can thiệp<br />
Cuộc khủng hoảng Rwanda có thể đã xuất hiện lần đầu tiên như là một "cuộc nội<br />
chiến", nhưng các phương tiện truyền thông không cập nhật kiện này khi nó thực sự vượt ra<br />
ngoài tầm kiểm soát của một cuộc nội chiến. Trong một báo cáo của Viện Báo chí quốc tế,<br />
<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
257<br />
<br />
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II<br />
<br />
Alan Kuperman (2000) cho rằng cộng đồng quốc tế đã bị đổ lỗi bở cac phương tiện truyền<br />
thông phương Tây cho việc không nhanh chóng can thiệp, nhưng các phương tiện truyền<br />
thông cũng phải chịu trách nhiệm vì đã không lập tức nhận ra mức độ ngày càng tăng của các<br />
vụ thảm sát và thu hút sự chú ý của thế giới cho sư kiện trầm trọng này (trích dẫn trong Chaon<br />
2007: 160). Cùng với lập luận này, Dalleaiae (2007: 14) cho biết thêm:<br />
“Các phương tiện truyền thông quốc tế ảnh hưởng đến sự kiện này bởi sự vắng mặt<br />
của họ. Một cây đang bị đổ trong rừng và không có ai ở đó để nghe thấ. Chỉ có những<br />
người trong chúng ta ở Rwanda, dường như, có thể nghe thấy âm thanh, bởi vì không<br />
có một phương tiện truyền thông quốc tế nào ở đó cả”<br />
Một vấn đề khác cho việc cập nhật thông tin là các vấn đề của lựa chọn và ưu tiên<br />
thông tin. Trong suốt thời gian của cuộc khủng hoảng Rwanda, Nam Phi đangchào mừng tổng<br />
thống da đen đầu tiên của mình, Nelson Mandela; hậu quả là, sự việc này đã thu hút sự của<br />
người dân và các phương tiện truyền thông đã dành quá nhiều thời gian nói về điều này (Giles<br />
2007 trích dẫn trong Bouy 2007: 10). Điều này cũng có nghĩa là có rất ít chỗ trên các tạp chí<br />
hoặc báo chi cho tin về vụ diệt chủng ở Rwanda. Như thể hiện bởi Thomson (2007) "Các<br />
phương tiện truyền thông đã có một thời gian khó khăn trogn việc đưa vấn đề của Rwanda trờ<br />
thành tin chính hàng đầu”. Tin tức về nạn diệt chủng ở Rwanda cũng đã bị chậm báo cáo và<br />
cập nhật do các lý do sau đây, như được giải thích bởi Richard Dowden, giám đốc của Hiệp<br />
hội Hoàng gia châu Phi :<br />
Rwanda chỉ đơn giản là không đủ quan trọng. Đối với biên tập viên người Anh,<br />
đó là một đất nước nhỏ bé nằm xa trong một lục địa mà hiếm khi có thể giật được tít<br />
trên các tiêu đề. Cái tên Hutu và Tutsi vẻ buồn cười, khó có thể để cho một biên tập<br />
viên đầy tham vọng và các nhân viên thuyết phục được những người quản lý bận rộn<br />
nghĩ đến đây là một sự việc quan trọng trước mắt và đang nguy kịch. Bên cạnh, nhiều<br />
phóng viên đãrất khó khăn để hiểu một cách đầy đủ về tình hình Rwanda và đưa câu<br />
chuyện đang diễn ra cộng đồng quốc tế vì do công nghệ thông tin lạc còn kém (được<br />
trích dẫn trong Bouy 2007: 25).<br />
Có nhiều nhà xuất bản là các doanh nghiệp cá nhân chính vì thế mà họ chỉ xuất bản<br />
những gì họ nghĩ rằng đem lại lợi ích, bất kể trách nhiệm hoặc các tiêu chuẩn đạo đức. Kết<br />
quả là, hàng chục ngàn người dân đã bị làm ngơ một cách tồi tệ bởi các phương tiện truyền<br />
thông trong thời gian 100 ngày của nạn diệt chủng ở Rwanda. Việc thiếu phản ứng thích hợp<br />
của phương tiện truyền thông đã dẫn đến những hậu quả quả nghiêm trọng cho người<br />
Rwanda, chủ yếu là những người Tutsi. Ngoài ra, hậu quả của sự kiện này đã để lại như nghèo<br />
đói, bệnh tật và bạo loạn vẫn tiếp tục kéo dài sau nạn diệt chủng. Theo UNHCR (2000), người<br />
ta ước tính rằng hơn một nửa dân số của Rwanda đã bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng. Hội<br />
đồng Liên Hiệp Quốc cũng báo cáo rằng hơn hai triệu người tị nạn di chuyển sang các nước<br />
lân cận (được trích dẫn trong UNAMID, 2000). Với điều kiện sống nghèo nàn tại các trại tị<br />
nạn và dịch bệnh đang diễn ra của AIDS, những người tị nạn đã phải chịu đựng nhiều hơn cái<br />
chết (p.17).<br />
Tóm lại, có thể thấy, các phương tiện truyền thông là một công cụ quyền lực để thu<br />
hút sự chú ý của công chúng và các nhà làm chính trị. Tuy nhiên, chỉ khi phương tiện truyền<br />
thông được sử dụng một cách khôn ngoan và đúng đắn nó có thể đem đến hiệu quả, nếu<br />
không hậu quả khôn lường có thể xảy ra, như trường hợp của vai trò của truyền thông trong<br />
Trường Đại học Thăng Long<br />
<br />
258<br />
<br />