intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 10

Chia sẻ: Dqwdqwdqwd Qwdqwdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

100
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bị thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp vẫn cho quân chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn để án ngữ con đường quốc lộ số 3 chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Việt Bắc lần 2. Sau một thời gian chuẩn bị, ta quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1948 để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng toàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 10

  1. Bị thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp vẫn cho quân chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn để án ngữ con đường quốc lộ số 3 chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Việt Bắc lần 2. Sau một thời gian chuẩn bị, ta quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1948 để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng toàn tỉnh. Mở đầu chiến dịch, du kích ở Ngân Sơn đã tiến công địch, giành thắng lợi ở Lũng Vài, Lũng Phải. Sau đó ta liên tiếp mở các đợt phục kích địch trên quốc lộ số 3 (Đường Hà Nội - Cao Bằng). Đêm 13/3/1948 ta pháo kích căn cứ Phủ Thông, diệt hơn 70 tên, đánh tan lực lượng ứng cứu của địch, ngày 1/5/1948 lực lượng chủ lực (Trung đoàn 72) cùng du kích Bạch Thông phục kích địch trên đường quốc lộ số 3, cách Bắc Cạn 14 km về phía Bạch Thông diệt hơn 60 tên địch, phá 4 xe quân sự. Đêm 25/7/1948 ta tấn công Phủ Thông lần 3. Đây là trận chiến đấu ác liệt nhất. Sau trận pháo kích, bồ đội ta xông vào đồn đánh giáp lá cà, diệt gần 100 tên địch trong đó có cả đồn trưởng (Cácdinan) và đồn phó (Sáclốt). Ta thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Sau những thắng lợi đó, hậu phương của ta được củng cố, lực lượng vũ trang có thêm nhiều kinh nghiệm tác chiến. Lực lượng địch bị tổn thất nặng nề, tinh thần binh lính giảm sút. Trong tình hình đó, tháng 8/1949 địch cho quân rút khỏi Bắc Cạn, Phủ Thông, Ngân Sơn về Cao 154
  2. Bằng. Trung đoàn 72 của ta đã truy kích địch, giành thắng lợi ở Bằng Khẩu (Ngân Sơn), phá 15 xe quân sự diệt gần 100 tên địch. Chiến thắng đó đánh dấu việc giải phóng hoàn toàn tỉnh Bắc Cạn. c) Đánh tan “chiến dịch chó biển" góp phần chiến thắng biên giới Thu đông 1950. Ngày 16/9/1950 ta tấn công cứ điểm Đông Khê, mở đầu cho chiến dịch Biên giới. Đông Khê bị thất thủ, đường số 4 bị cắt đứt. Trước hoàn cảnh đó, Bộ chỉ huy quân đội Pháp vội vàng mở "chiến dịch chó biển” đưa quân đánh chiếm Thái Nguyên, nhằm thu hút lực lượng chủ lực của ta xuống phía Nam để giải nguy cho quân Pháp ở biên giới. Địch cho quân tiến đánh Phổ Yên, Thịnh Đắn, Thịnh Đức (Đồng Hỷ) và Hà Châu (Phú Bình). Ta chủ đồng đánh địch trên các hướng, liên tiếp giành thắng lợi, đẩy địch vào thế bị động, lúng túng. Ngày 29/9/1950 du kích Phú Bình chặn đánh địch ở Hà Châu, 10 tên đích bỏ mạng. Địch hoảng hốt lên bờ, hành quân lại bị ta truy kích, chặn đánh thêm 45 tên bị tiêu diệt. Cánh quân địch đánh vào An Khánh (Đại Từ), Thịnh Đán (Đồng Hỷ) bị ta chặn đánh 3 lần, 50 tên địch bị diệt. Sau 10 ngày chống "chiến dịch chó biển" (từ 1- 10/10/1950) ta đánh hơn 60 trận lớn nhỏ diệt gần 60 tên địch, làm bị thương hơn 100 tên khác, bắn rơi 1 máy bay, bắn cháy 3 ca nô, thu và phá huỷ một số phương tiện chiến 155
  3. tranh( 1 ). 3. Củng cố hậu phương, phục vụ sự nghiệp kháng chiến. Từ sau năm 1950 nhân dân Bắc Cạn, Thái Nguyên tập trung vào việc phát triển sản xuất, xây dựng củng cố hậu phương, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến ở giai đoạn cuối. Trên mặt trận kinh tế diễn ra cuộc thi đua sôi nổi, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển chăn nuôi, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm... Chính sách thuế nông nghiệp (5/1951) được nông dân hưởng ứng tích cực. Đặc biệt từ năm 1953-1954 nhiều địa phương ở Thái Nguyên, Bắc Cạn tiến hành triệt để giảm tô, 6 xã của Đại Từ (Thái Nguyên) được chọn thí điểm tiến hàm cải cách ruộng đất. Chính vì vậy đời sống nhân dân được cải thiện, hậu phương được củng cố càng thêm điều kiện để phục vụ chiến trường. Sự nghiệp giáo dục, y tế được đẩy mạnh. Sau cải cách giáo dục (1950) số lượng trường lớp, học sinh tăng nhanh. Lúc này Thái Nguyên có 420 lớp tiểu học và trung học với 11.000 học sinh, 1476 giáo viên hổ túc xoá mù, 71.246 người thoát nạn mù chữ. Ở Bắc Cạn có 1.944 học sinh, 1.267 lớp xoá mù với sự (1) Xem (tài liệu đã dẫn) Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái 156
  4. tham gia học tập của 19.963 học viên ( 1 ). Phong trào văn hoá, văn nghệ đem lại đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh cho nhân dân. Việc chăn lo sức khoẻ cho nhân dân được chú ý, một số căn bệnh dịch hiểm nghèo bị đẩy lùi. Các làng quê nô nức thực hiện nếp sống mới, bài trừ các tệ nạn xã hội. Đặc biệt thời kì này, phong trào thanh niên xưng phong phục vụ tiền tuyến diễn ra sôi nổi. Lực lượng thanh niên luôn có mặt trên các tuyến đường vận tải, chuyển kho, mở đường, sửa chữa cầu phà, bảo mật, phòng giam... chính những nỗ lực đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự nghiệp kháng chiến mau chóng đi tới thắng lợi hoàn toàn. - Đánh giá những đóng góp của quân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Tìm hiểu câu thơ sau đây ra đời trong hoàn cảnh nào ? Ở đâu ? Ai ghi lại ? “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên” (Hồ Chí Minh) (2) Xem: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Bắc Thái (Sdd) 157
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO I- Tài liệu kinh điển: 1. Các Mác: Tư bản, quyển I, tập I, NXB Sự thật, Hà nội; 1959. 2. V.I.Lê nin: Toàn tập, tập 23, NXB Tiến Bộ Matxcơva, 1973; tập 2, NXB Tiến Bộ Matxcơva 1978; tập 30, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1981. II. Văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bài nói, viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. 3. Lê Duẩn - Trường Chinh - Phạm Văn Đồng: Về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa: NXB Sự thật, Hà Nội, 1959. 4. Phạm Văn Đồng: Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo; NXB sự thật, Hà Nội, 1980. III. Sách chuyên ngành và các công trình nghiên cứu. 5. Đinh Xuân Lâm - Trần Quốc Vượng: Những trang sử vẻ vang của các dân tộc miền núi. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967. 6. Nguyễn Đình Lễ: Xây dựng phòng lịch sử ở trường phổ thông. Trong “Mấy vấn đề phương pháp dạy, học lịch sử ở trường phổ thông”. Cục các trường sự phạm, Hà Nội, 1985. 159
  6. 7. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên): Phương pháp dạy, học lịch sử; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992. 8. MA Maxlốp: Phương pháp Mác xít - Lêninnít trong nghiên một lịch sử Đảng. NXB Giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987. 10 Phan Kim Ngọc - Phạm Huy Khánh: Giảng dạy lịch sử tại thực địa. Trong: "Gây hứng thú trồng học tập lịch sử", NXB Giáo dục, Hà Nội 1983. 11. Phan Kim Ngọc - Lai Đức Thụ: Về việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Trong "Mấy vấn đề phương pháp dạy, học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay". Cục các trường sư phạm, Hà Nội, 1985. 12. Phan Đại Doãn: Những biểu hiện về truyền thống đoàn kết và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của đồng bào các dân tộc thiểu số (thời kì dựng nước - thế kỉ XVIII). Tạp chí dân tộc học 1/1974. 13. Tỉnh uỷ Hà Tuyên: Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên - Ban Tuyên huấn xuất bản 1985. 14. Huyện uỷ Sơn Dương: Lịch sử cách mạng tháng Tám ở Sơn Dương 1971. 15. Bác Hồ ở Tân Trào, Sở văn hoá thông tin Hà Tuyên, 1985. 16. Tỉnh uỷ Hà Giang: Lịch sử cách mạng tháng Tám ở Hà Giang, Ban Tuyên huấn xuất bản, 1971. 17. Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Cao Bằng: Lịch sử 160
  7. Đảng bộ tỉnh Cao Bằng. Xuất bản 1992. 18. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái. Tập I, Xuất bản 1980. 19. Tuyển tập luận văn, Hội nghị khoa học xứ Lạng - Lạng Sơn sở văn hoá thông tin Lạng Sơn. 1988. 20. Phan Ngọc Liên - Nguyễn Phan Quang - Trần Văn Trị: Công tác ngoại khoá thực hành bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cấp 2-3. NXB, GD, HN, 1968. 21. Trương Hữu Quýnh - Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Thái Hoàng, Nguyễn Văn Am: Lịch sử địa phương.NXB GD, HN, 1989. 22. Nguyễn Xuân Minh, Đỗ Hồng Thái, Hoàng Ngọc La: Tìm hiểu an toàn khu (ATK) Trung ương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp bộ. Mã số B. 91.26.09. Nghiệm thu 6/1994. 23. Nguyễn Xuân Minh, Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái, Lê Đình Thốc. Lịch sử phong trào cách mạng huyện Quảng Hoà. Xuất bản 1992. 24. Nguyễn Xuân Minh, Đỗ Hồng Thái, Hoàng Ngọc Lan: Sự hình thành an toàn khu (ATK) trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tạp chí lịch sử quân sự số 3 tháng 5- 6/1995. 161
  8. MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC.................................................................... 124 HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN MỘT SỐ BÀI GIẢNG VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC .......................................... 124 BÀI l: VĂN HOÁ BẮC SƠN (LẠNG SƠN) ......................... 124 Đọc thêm: MỘT SỐ DI TÍCH KHẢO CỔ Ở BẮC SƠN ....... 129 Bài 2: HÀ GIANG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP (1887 - 1945)...................................................... 131 Bài 3: PHONG TRÀO VIỆT MINH Ở CAO BẰNG............. 138 Bài 4: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở TUYÊN QUANG... 145 Bài 5: BẮC THÁI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 - 1954) ......................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 159 162
  9. 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1