intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 2

Chia sẻ: Dqwdqwdqwd Qwdqwdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

112
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không làm hư hỏng một viên đá, hãy giữ tất cả các đài kỷ niệm, nhà cửa, vật cổ, tài liệu, tất cả cái đó là lịch sử niềm tự hào của đồng bào(1). Tiếp theo đó, chính quyền Xô Viết đã ký sắc lệnh “Tổ chức lại và tập trung lưu trữ" (1-6-1918), sắc lệnh "Đăng ký và bảo vệ di vật nghệ thuật cổ xưa" (5-10-1918).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 2

  1. sản này, bảo quản những bức tranh, tượng, lâu đài. Đó là biểu hiện sức mạnh tinh thần của chúng ta và tổ tiên ta. Hỡi đồng bào ! Không làm hư hỏng một viên đá, hãy giữ tất cả các đài kỷ niệm, nhà cửa, vật cổ, tài liệu, tất cả cái đó là lịch sử niềm tự hào của đồng bào(1). Tiếp theo đó, chính quyền Xô Viết đã ký sắc lệnh “Tổ chức lại và tập trung lưu trữ" (1-6-1918), sắc lệnh "Đăng ký và bảo vệ di vật nghệ thuật cổ xưa" (5-10-1918). Theo chỉ thị của Lê nin, văn kiện giáo dục đầu tiên của Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết Nga (1918) đã yêu cầu sử dụng hình thức và phương pháp dạy, học lịch sử địa phương trong giờ nội khoá ở trường phổ thông. Từ năm học 1920 - 1921, địa phương học đã đưa vào chương trình dạy học ở nhà trường và sau đó trở thành tài liệu bắt buộc ở trường trung học. Đến năm 1930, địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học sư phạm. Từ những năm 50 trở đi, với việc thành lập các "Hội bảo tàng địa phương", "Hội bảo vệ các di tích lịch sử và Văn hoá" (1966), hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương càng được đẩy mạnh. Nguồn tài liệu địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học sư phạm. Từ những năm 50 trở đi, với việc thành lập các "Hội bảo tàng địa phương", "Hội bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá" (1966), hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương càng được đẩy mạnh. Nguồn tài liệu địa phương đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục thế 18
  2. hệ trẻ trong nhà trường Xô Viết trước đây. Ở Hunggari, công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử địa phương cung rất được coi trọng. Nhà trường kết hợp với các cơ quan chuyên môn lịch sử và văn hoá, tổ chức học sinh sưu tầm tư liệu để xây dựng những "làng bảo tàng" địa phương. Ở đó, người ta trưng bày nhưng hiện vật lịch sử, những kiến thức độc đáo, những nét đặc thù trong đời sống và văn hoá tinh thần của nhân dân các địa phương. 2. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương ở Việt Nam: Ở nước ta từ trước cách mạng tháng Tám đã có những tài liệu nghiên cứu về lịch sử địa phương như các gia phả, thần phả, địa phương chí, đinh bạ, địa bạ và nhiều truyền thuyết lịch sử v.v...(2). Từ sau ngày hoà bình lập lại (1955), công tác nghiên cứu lịch sử địa phương ở miền Bắc được chú ý. Viện sử học đã nhấn mạnh vị trí tầm quan trọng của công tác nghiên cứu lịch sử địa phương và sau đó Hội nghị về công tác nghiên cứu, phương pháp biên soạn lịch sử địa phương và chuyên ngành được triệu tập (1962) trong những năm chống chiến tranh phá hoại của để quốc Mỹ, một số trường phổ thông ở miền Bắc đã có những cố gắng trong công tác sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy, học lịch sử. Một số trường đại học, trung học sư phạm ở những nơi sơ tán cũng đã phát huy đội ngũ cán bộ giảng dạy và sinh viên, tiến hành khảo cứu, biên soạn một số công trình lịch sử địa phương. Tuy nhiên do hoàn cảnh thời 19
  3. chiến, việc nghiên cứu chưa được tiến hành đều đặn, thường bị gián đoạn, kết quả cũng còn nhiều hạn chế. Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Nguy cũng xuất hiện một số chuyên khảo về lịch sử địa phương. Tuy nhiên những công trình đó được phản ánh dưới nhãn quan và mục tiêu chính trị của giai cấp tư sản đương thời. Chẳng hạn cuốn “Phong quang Đắc Lắc", "Cao nguyên miền thượng" của tác giả Cửu Long và Toan Ánh hay cuốn "Nước non Bình Định" của Quách Tuấn - Nhà xuất bản Gò Vấp 1971 có một số sự kiện không đúng khi để cập tới Mai Xuân Thưởng - một thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa hưởng ứng chiếu "Cần vương" ở Nam Trung bộ. Nhiều lần thực dân Pháp tìm cách bao vây, đàn áp giặc bắt mẹ của ông hòng uy hiếp tinh thần đấu tranh, bức ông đầu hàng, song ông cùng với nghĩa quân vẫn kiên quyết chiến đấu cho tới khi rơi vào tay giặc, vậy mà Quách Tuấn lại nêu rằng, Mai Xuân Thưởng đầu hàng để "giữ tròn chừ hiếu" v.v... Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu lịch sử địa phương mới được tiến hành rộng khắp trên phạm vi cả nước. Các ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở các địa phương được thành lập, nhiều lớp bồi dưỡng nghiên cứu lịch sử địa phương được tổ chức. Các nhà nghiên cứu lịch sử, cán bộ, sinh viên các trường đại học (ngành sử), cao đẳng sư phạm đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử huyện, xã, các ngành. Hầu hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử Đảng bộ, nhiều tỉnh đã biên soạn lịch sử các huyện (Hà Nội, Hải 20
  4. Phòng, Nghệ An, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bắc Thái). Ở nhiều nơi đã tiến hành biên soạn lịch sử các xã (Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Thanh Hoá). Các hội nghị lịch sử địa phương được tố chức ở các tỉnh (Hải Phòng, Nam Hà, Thanh Hoá, Hà Bắc, Cao Bằng v.v...) đã thu hút sự tham gia đông đảo những nhà nghiên cứu ở cả trung ương và địa phương. Một số trường phổ thông trở thành đơn vị tiêu biểu của phong trào nghiên cứu và dạy học lịch sử địa phương: Trường phổ thông cơ sở Bắc Lý, phổ thông trung học Lê Hồng Phong (Nam Hà), phổ thông cơ sở Trưng Vương, Thăng Long, phổ thông trung học Chu Văn An, Việt Đức (Hà Nội), trường phổ thông trung học Thái Phiên, Ngô Quyền (Hải Phòng) v.v... 1 . Tuy vậy việc nghiên cứu lịch sử địa phương chưa được tiến hành đều khắp trong phạm vi cả nước. Hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của tài liệu Lịch sử địa phương trong nhà trường đã được nâng lên, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục hiện nay. Ở các trường phổ thông trung học miền núi (phía Bắc) việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương chưa được chú trọng đúng mức. Giáo viên phổ thông mới chỉ tập trung vào giảng dạy các bài lịch sử nội khoá còn Công tác thực hành, ngoại khoá nhiều nơi thực hiện tuỳ tiện, thậm chí không thực hiện. Hầu hết các trường phổ thông chưa tiến hành nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. Nhưng tiết (1) Xem Phan Kim Ngọc – Lại Đức Thụ: Về giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT hiện nay - Cục các trường sư phạm. Hà Nội 1985. 21
  5. lịch sử địa phương, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa được thực hiện, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy, học lịch sử dân tộc mới được một số ít trường tiến hành (như khu vực Việt Bắc và Tây Bắc). Hiện trạng trên là do nguồn tài liệu lịch sử địa phương ở các tỉnh chưa được sưu tầm và chỉnh lý biên soạn một cách hệ thống, nhiều địa phương đến nay chưa biên soạn được lịch sử các huyện, còn lịch sử các xã hầu hết chưa được nghiên cứu, biên soạn để giảng dạy. Mặt khác, điều kiện để phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy lịch sử địa phương ở miền núi gặp rất nhiêu khó khăn: điều kiện địa hình phức tạp, phương tiện giao thông thiếu thốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực và trình độ nghiên cứu v.v... Tất cả những điều đó đang đòi hỏi cấp thiết đẩy mạnh việc nghiên cứu và dạy, học lịch sử địa phương, đặc biệt ở khu vực miền núi. Điều cơ bản trước hết là đội ngũ giáo viên bộ môn lịch sử cần phải được trang bị phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương để có thể phát huy năng lực của mình, thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên và cán bộ nghiên cứu ở các khu vực, vùng, miền khác nhau. Khó ai có thể thay thế công việc nghiên cứu của người giáo viên lịch sử ở ngay chính nơi công tác hay miền quê xứ sở thân yêu của mình. IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC 22
  6. NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Nghiên cứu lịch sử địa phương là một bộ phận của việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, nó vừa phải tuân thủ theo phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội, vừa có những đặc điểm riêng của phân ngành chuyên sâu. Trước hết phải nắm được phương pháp luận nghiên cứu (phương pháp luận mác xít), vận dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lô gích học trong quá trình nghiên cứu. Năm vững tiến trình phát triển chủ yếu của lịch sử thế giới. hiểu sâu gốc lịch sử dân tộc để soi sáng những sự kiện, hiện tượng lịch sử ở địa phương. Mặt khác. nghiên cứu lịch sử địa phương phải tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu đa dạng và phức tạp tài liệu thành văn, hiện vật,. truyền miệng, dân tộc học v.v...), do vậy đòi hỏi phải có phương pháp, kỹ thuật sưu tầm, phát hiện nguồn tài liệu, có khả năng thích ứng một cách linh hoạt với tinh hình thực tế để xử lí tư liệu, miêu tả sự kiện, xác định di tích, tái tạo lịch sử. Muốn làm tốt việc nghiên cứu lịch sử địa phương, người nghiên cứu phải biết làm tốt công tác dân vận, gần gũi gắn bó với địa phương, thông hiểu điều kiện, đặc điểm mọi mặt (tự nhiên, xà hội, truyền thống tập quán) ở địa phương, nghĩa là biết dựa vào nhân dân địa phương, các cơ quan chuyên môn và ban lãnh đạo địa phương để tiến hành nghiên cứu. Công tác nghiên cứu phải được cụ thể hoá qua việc xây dựng đê cương sưu tầm tư liệu, căn cứ vào tình hình thực tiễn để có nhưng hình thức và biện pháp xử lí tư liệu phù 23
  7. hợp, bảo đảm giá trị khoa học chính xác. Trên cơ sở những tư liệu đã được giám định, cần phải nắm được phương pháp biên soạn theo từng chủ đề, thể loại khác nhau (lịch sử Đảng bộ địa phương, thông sử địa phương, lịch sử truyền thống của địa phương hoặc cơ quan, đơn vị xí nghiệp v.v...) Những tài liệu đã được biên soạn cần phải có biến pháp tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng ở địa phương và sử dụng vào việc giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ ở nhà trường. Tất cả những công việc cụ thể của quá trình nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ được giới thiệu ở phần sau đây. PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN VÀ DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIẾT BẮC 24
  8. I. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 1. Xác định mục đích, yêu cầu của đợt công tác: Đây là công việc đầu tiên của đợt nghiên cứu lịch sử địa phương. Có xác định rõ mục đích, yêu cầu của đợt công tác, học sinh mới có thái độ đúng đắn và trách nhiệm trong công việc được giao. Bước này coi như sự định hướng và chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi bắt tay vào công việc cụ thể. Khác với cơ quan chuyên môn, những nhà nghiên cứu khoa học, việc tổ chức học sinh các trường sư phạm chuyên nghiệp (trung học, cao đẳng và đại học) và học sinh các trường phổ thông - những đối tượng không chuyên, bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm nghiên cứu, thì việc xác định rõ mục đích và đặt ra những yêu cầu cụ thể của đợt công tác phải được quán triệt từ đầu. Những cơ sở cần thiết, những căn cứ chủ yếu để xác định mục đích và yêu cầu cho học sinh bao gồm: - Nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, lý luân văn liền với thực tiễn và nhà trường gắn liền với xà hội giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm hơn cuộc đời thực. Học sinh ngay từ lúc còn đi học đã sống với thực tế xã hội 25
  9. xung quanh"( 1 ). - Mục tiêu đào tạo của nhà trường: góp phần tạo ra những con người mới với những phẩm chất nổi bật là "yêu lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa" hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước; "phải làm cho con người học sình biết mình sống trong một huyện, một tỉnh, một nước, một thế giới, một vũ trụ như thế nào, quá khứ, hiện tại và tương lai của loài người và dân tộc ra sao, bản thân con người mình là như thế nào và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng cho nhân dân, cho đất nước"(2). - Mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương: Môi một địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể về mọi mặt của mình để xác định mục tiêu kinh tế, xã hội phù hợp. Tuy việc nghiên cứu lịch sử địa phương không tạo ra sản phẩm trực tiếp có giá trị kinh tế, song đó là sản phẩm văn hoá tinh thần (giá trị lịch sử văn hoá, niềm tự hào về truyền thống địa phương, tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương v.v...), có khả năng biến thành sức mạnh vật chất để tạo ra hiệu quả kinh tế có tính chiến lược. Mặt khác, khi đời sống vật chất ngày càng được cải thiện thì nhu cấu về đời sống văn hoá tinh thần càng nâng cao. Kết quả nghiên cứu lịch sử địa phương là những gợi ý (1) Phạm Văn Đồng: Bài nói chuyện với giáo viên Hà Nội ngày 20/11/1984. Báo Nhân dân số ra ngày 26- 11 – 1984 (2) Theo: Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh - Nguyễn Cảnh Minh - Nguyễn Thái Hoàng - Nguyên Văn Am: lịch sử địa phương Nxb Giáo dục Hà Nội. 1989 tr32 26
  10. cho các cơ quan du lịch, chính quyền cơ sở biết kết hợp và khai thác một cách hợp lý kho tàng văn hoá trong khu di tích ở địa phương đem lại hiệu qủa kinh tế - xã hội v.v... Phát huy thế mạnh các vùng, miền đang là chủ trương và biện pháp kinh tế - xã hội của cả nước trong giai đoạn hiện nay. Nắm vững những cơ sở nói trên, chúng ta có thể xác định một cách cụ thể về mục đích và yêu cầu của đợt nghiên cứu như sau: a. Mục đích: Rèn luyện cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng tri thức để giải quyết những vấn để của thực tiễn đòi hỏi. Từ việc làm quen dần hình thành những kỹ năng phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp v.v... để nhận thức và củng cố kiến thức Đây còn là dịp thâm nhập thực tiễn để học sinh có điều kiện phát huy, kiểm nghiệm năng lực học tập, nghiên cứu rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ ngành nghề, và tập dượt công tác xã hội. Thông qua hoạt động khảo cứu, sưu tầm bồi dưỡng cho các em tinh thần nghiêm túc trong công việc, đi dương niềm tin, lòng ham muôn say mê với công tác nghiên cứu khoa học, hiểu rõ những giá trị vật chất, văn hoá tinh thần của địa phương, có ý thức trân trọng giữ gìn, khai thác, nâng cao lòng yêu mến, tự hào về quê hương v.v... b. Yêu câu. - Cho học sinh nắm vững mục đích ý nghĩa, tầm quan 27
  11. trọng của đợt công tác, để từ đó các em xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của mình. có tinh thần, thái độ đúng đắn trong công việc. - Phổ biến vả chỉ các em học tập nghiên cứu kỹ nội dung chủ yếu (đê cường sưu tầm) của để tài nghiên cứu ở địa phương để các em năm vững những phần việc phải làm. thời gian thực hiện và những yêu cầu, điều kiện ở địa phương. - Việc sưu tầm nghiên cứu chủ yếu là ở địa bàn địa phương, các đơn vị sản xuất, chiến đấu hoặc phục vụ v.v... vì vậy cần giúp học sinh hiểu rõ điều kiện cụ thể của địa phương (hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, phong tục tập quán thói quen, truyền thống v.v...) để các em làm tốt công tác dân vận, có khả năng khai thác tài liệu và vận động quần chúng ủng hộ, cùng tham gia hoạt động sưu tầm nghiên cứu. Thông qua công việc ở địa phương giúp đồng bào địa phương hiểu rõ lịch sử quê hương mình, có tình cảm và thái độ đúng đắn đối với miền quê, xứ sở. 2. Công tác chuẩn bị: Những đợt nghiên cứu lịch sử địa phương cô thể khác nhau về quy mô, mục tiêu, thời gian, địa bàn... cần được chuẩn bị chu đáo để tạo ra nhưng điêu kiện thuận lợi cho công việc ở địa phương. Cần nhanh chóng làm quen với địa bàn nghiên cứu, chủ động phương án giải quyết trước những tình huống phát sinh, hạn chế tối đa công sức và thời gian trước những phần việc không cơ bản để tập trung thực 28
  12. hiện nhiệm vụ chủ yếu của đợt công tác đạt kết quả cao. Công tác chuẩn bị gồm những khâu bước chủ yếu sau đây: a. Thành lập ban chỉ đạo đợt công tác: Ban chỉ đạo của đoàn công tác có thể gồm từ 3 đến 5 người, tuỳ theo quy mô. số lượng và những địa điểm nghiên cứu (có thể cách xa nhau) của đoàn. Thông thường người ta chọn một trưởng ban phụ trách chung, hai phó ban phụ trách công tác chuyên môn và hậu cán phục vụ đặt công tác. Ban chi đạo căn cứ vào chủ để nghiên cứu, phác thảo để cương sưu tầm tư liệu, phân công các nhóm học sinh (từ 3-5 người) phụ trách những mảng việc cụ thể theo yêu cầu của để cương hoặc phụ trách từng khu vực, địa bàn nghiên cứu (do hoàn cảnh địa lý - các địa phương cách xa nhau, đường xá đi lại khó khăn, phương tiện giao thông không thuận lợi). Các nhóm học sinh đều có một nhóm trưởng phụ trách việc đôn đốc, hướng dẫn nhóm thực hiện nhiệm vụ sưu tầm và chủ động giải quyết những tình huống phát sinh trong khi công tác để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Chính vì vậy lựa chọn nhóm trưởng phải là những học sinh có năng lực chuyên môn, biết tổ chức hoạt động tập thể, nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động trong công tác dân vận, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm và khả năng công tác thực tiễn. Nhóm trưởng sẽ liên hệ chặt chẽ với địa phương theo dõi sát sao hoạt động của nhóm, tập hợp hệ thống tư liệu, phát hiện những điều còn nghi vấn để chủ động đối chiếu xác minh, hoặc nêu ra trước các hội nghị toạ đàm để xử lý tư 29
  13. liệu. Khi nghiên cứu lịch sử địa phương ở địa bàn miền núi, việc phân nhỏ các nhóm rất phù hợp với đặc điểm của địa hình, đa tiết kiệm tối đa công sức và thời gian để năm có thể sưu tầm bàn diện tư liệu từ các nhân mối trong các thôn bản. b. Xác định địa phương nghiên cứu. Việc xác định địa phương tiến hành hoạt động nghiên có phải được xem xét cẩn trọng. Sẽ không thể đạt được kết quả như chủ định của đê tài nếu việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu bị sai lệch. Chẳng hạn tìm hiểu phong trào công nhân, phong trào học sinh ở những.địa phương không có các cơ sở công nghiệp, trường học là điều vô vọng. Chính vì vậy, muốn xác định đúng địa bàn nghiên cứu phái căn cứ vào nội dung chuyên môn, chú để nghiên cứu, những tài liệu cơ bản của thông sử để soi vào những địa phương, tìm hiểu xem nơi đó có khả năng đáp ứng được yêu cầu của việc nghiên cứu hay không. Nếu chủ để nghiên cứu là sưu tầm để viết công sử thì địa bàn nghiên cứu là các đơn vị hành chính, nhưng cũng phải là địa phương có phong trào mạnh, khá điển hình; mặt khác còn phải xem xét nhu cầu về kinh tế - xã hội của địa phương đó. Nếu nghiên cứu về một hiện tượng, một nhân vật lịch sử hay một cuộc khởi nghĩa phải sơ bộ tìm hiểu quy mô địa bàn hoạt động để lựa chọn địa điểm khảo cứu. Như vậy khi xác định địa phương nghiên cứu, ban chỉ 30
  14. đạo hoặc khoa, tổ bộ môn phải có ý niệm sơ bộ vê những địa bàn có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Vấn để này có liên quan chặt chẽ với công tác tiền trạm sẽ nói dưới đây( 1 ). c. Công tác tiền trạm. Công tác tiền trạm trước hết là việc tìm hiểu sơ bộ địa phương dự định tới nghiên cứu có thể đáp ứng những yêu cầu về mặt chuyên môn mà chúng ta đã dự kiến hay không, mặt khác còn thăm dò để nắm bắt được những quan điểm của địa phương đối với việc tìm hiểu và biên soạn lịch sử. Kinh nghiệm cho thấy nhu cầu và sự ủng hộ của địa phương giúp ta nhiều điều thuận lợi để việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao. Công tác tiền trạm có thể được tiến hành nhiều lần tuỳ theo đặc điểm của công việc của chúng ta và tình hình ở địa phương. Có thể tiến hành tiền trạm khi có dự kiến chương trình nghiên cứu sau đó lại tiền trạm để thực hiện kế hoạch nghiên cứu. Tuy nhiên tuỳ tình hình thực tế mà việc tiến hành tiền trạm với số lần nhiều, ít khác nhau và hình thức cũng khác nhau. Ở những trường hợp cho phép có thể tìm hiểu thông tin, thống nhất kế hoạch hoạt động qua trao đổi thư từ hoặc điện thoại để giảm bớt chi phí và công sức sau môi chuyến đi lại. Công việc tiền trạm dù tiến hành ít, nhiều, hình thức khác nhau song vẫn phải đảm bảo đạt được những yêu cầu cụ thể sau đây: (1) Xem thêm: Trương Hữu Quýnh. Phan Ngọc Liên... lịch sử địa phương. Sđd t.34-35 31
  15. Làm cho các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương hiểu được công việc của chúng ta sẽ tiến hành để họ tạo điều kiện mọi mặt giúp đỡ hoàn thành tốt nhiệm vụ của đợt công tác. - Thống nhất với chính quyền địa phương (các cơ quan chuyên môn địa phương nếu có) kế hoạch công tác của đoàn (có thể thực hiện hợp đồng nghiên cứu đôi bên A – B) trên tất cả các mặt: Mục tiêu nghiên cứu, kế hoạch thời gian và địa bàn nghiên cứu, số lượng người nghiên cứu, những thuận lợi và khó khăn của đoàn - Tìm hiểu tình hình cụ thể của địa phương: điều kiện địa lý, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, nguồn tư liệu, nơi có khả năng lưu giữ tài liệu, những nhân mối và địa chỉ của họ. - Chuẩn bị nơi ăn, nghỉ cho đoàn, dự kiến những tình huống và biện pháp khắc phục ở địa phương trong quá trình công tác. d. Xây dựng đề cương sưu tầm. Trên cơ sở những thông tin ban đầu thu lượm được qua công tác tiền trạm và tài liệu liên quan, ban chỉ đạo cần phác thảo để cương sưu tầm tư liệu. để cương sưu tầm tư liệu giúp cho đoàn nghiên cứu năm được những nội dung cơ bản cần khai thác ở địa phương. Việc chủ động đưa ra để cương sưu tầm, có thể trong thực tế, sẽ diễn ra những hoạt động không hoàn toàn khớp với những yêu cầu đã được phác thảo, song không phải vì thế mà bỏ qua khâu này. Có thể khi sưu tâm, có những nội dung lịch sử cân 32
  16. thiết chưa được để cương để cập tới, và cùng có những vấn để không theo định hướng của để cương. Chính điều đó giúp chúng ta phát hiện nét nổi bật, những đặc điểm đặc thù ở địa phương. Đề cương sưu tầm căn cứ vào mục đích của để tài nghiên cứu, bám sát đặc điểm ở địa phương, dựa vào những sự kiện, hiện tượng chủ yếu trong các thời kỳ lịch sử, thời gian và không gian của vấn để cần khảo cứu. Vì vậy để cương sưu tầm có thể trình bày một cách toàn diện những nội dung lịch sử hoặc đi sâu vào chuyên đề. Vấn để này do chủ đích của việc nghiên cứu quyết định. e. Chuẩn bị cho học sinh trước khi đi nghiên cứu Về mặt tư tưởng: Cần giúp cho các em hiểu sâu sắc tính chất và nhiệm vụ của đợt công tác, quán triệt ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần làm việc thận trọng nghiêm túc, tuyệt đối tránh sự hờ hững bàng quan hay háo hức vui đùa như một dịp tham quan giải trí. Đặt ra những giả thiết, tình huống để học sinh thận trọng chủ động trong công việc và sinh hoạt ở địa phương. - Bồi dưỡng cho các em những hiểu biết cơ bản trong công tác dân vận để thâm nhập thực tế, gắn bó với nhân dân địa phương, biết cách khai thác tư liệu và vận động quần chúng cùng tham gia hoạt động sưu tầm. Về mặt chuyên môn: Đây là khâu chuẩn bị cơ bản nhất, vì vậy cho học sinh nghiên cứu trước để cương sưu tầm, dự kiến những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc đối chứng so 33
  17. sánh, soi sáng những tài liệu ở địa phương. Giúp học sinh sơ bộ nắm được những mảng tư liệu ở địa phương để chú ý khai thác triệt để. - Hướng dẫn các em nghiên cứu chuẩn bị hành lý, tư trang cần thiết với tinh thần cơ bản, gọn gàng, cơ động phù hợp với điều kiện sinh hoạt của đợt dã ngoại. 3. Công việc tiến hành ở địa phương Thực tế chỉ rõ, đoàn luôn phải tích cực giải quyết mâu thuẫn giữa thời gian hạn hẹp, điều kiện làm việc hạn chế với những yêu cầu cao về khối lượng và chất lượng của công việc. Vì lẽ đó những phần việc ở địa phương phải được tiến hành một cách tuần tự, nhịp nhàng, đúng với kế hoạch dự kiến. Các khâu các bước nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ lôgíc với nhau, chúng tạo tiền để cho nhau, là kết quả của nhau. Vì vậy, thực hiện tốt những nhiệm vụ ban đầu là tạo điều kiện cho thực hiện tốt nhiệm vụ ở những khâu sau. Công việc chủ yếu ở địa phương trong đợt công tác bao gồm: a. Nghe báo cáo của địa phương. Ngay sau khi đoàn công tác đến địa phương, ổn định nơi ăn nghỉ phải tiến hành ngay việc tổ chức nghe báo cáo của địa phương. Bản báo cáo có thể do một cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ phụ trách hoạt động chuyên môn trình bày nhằm giúp đoàn nghiên cứu nắm được những vấn để chủ yếu sau: Tình hình địa phương trên các mặt: Điều kiện 34
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2