intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư chất nhà báo – Phần 3: Chính trực và cẩn trọng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

104
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính chính trực của nhà báo Chính trực là ngay thẳng, trung thực, không xu phụ, a dua, không dối người và không dối mình. Người chính trực chỉ nói tiếng nói của sự thật với niềm xác tín mạnh mẽ, trong sáng mà không sợ mất lòng, không ngại va chạm, không khuất phục trước uy vũ. Tất nhiên người chính trực không phải không mắc sai lầm. Chỉ khi được khởi phát bằng một trái tim nhân đạo, được dẫn đường bằng một khối óc trí tuệ thì sự chính trực mới có chân lý, mới đem lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư chất nhà báo – Phần 3: Chính trực và cẩn trọng

  1. Tư chất nhà báo – Phần 3: Chính trực và cẩn trọng Tính chính trực của nhà báo Chính trực là ngay thẳng, trung thực, không xu phụ, a dua, không dối người và không dối mình. Người chính trực chỉ nói tiếng nói của sự thật với niềm xác tín mạnh mẽ, trong sáng mà không sợ mất lòng, không ngại va chạm, không khuất phục trước uy vũ. Tất nhiên người chính trực không phải không mắc sai lầm. Chỉ khi được khởi phát bằng một trái tim nhân đạo, được dẫn đường bằng một khối óc trí tuệ thì sự chính trực mới có chân lý, mới đem lại điều hữu ích cho con người và xã hội. Sở dĩ người làm báo phải có tính chính trực vì khác với nghề quảng cáo, nghề PR – chỉ phát ngôn cho một nhóm lợi ích – báo chí là tiếng nói đại diện cho cả cộng đồng. Thậm chí trong những hoàn cảnh cực đoan của đời sống lịch sử, báo chí chân chính phải trở thành tiếng nói của lương tri nhân loại. Đứng trước tình trạng ráo riết chạy đua vũ khí hạt nhân của các cường quốc vào thập niên 1960, 1970 khiến nguy cơ hủy diệt trái đất càng gia tăng, Norman Cousina, chủ biên tuần báo Saturday Review đã đặt vấn đề khẩn thiết: “Ai nói lên tiếng nói của con người? Chẳng còn ai chính đáng hơn là ký giả (…). Từ những đối diện với tổng thống Hoa Kỳ trong những lần họp báo đến vô số câu hỏi thẳng thắn buộc lãnh tụ của mọi chính phủ trên trái đất phải trả lời, người ký giả – khi anh ta can đảm và không sợ hãi – đã nói lên tiếng nói của con người.” (5). Lúc đó, nhà báo – như quan niệm của Jean Lacouture, trở thành “một sinh vật có lương tâm mà không một ông trùm báo chí nào, không một hệ thống tư tưởng
  2. thống trị nào, không một sự đồng lõa với phe đảng nào khuất phục được hoàn toàn.” (6). Trong mọi hoàn cảnh, nhà báo cần vượt qua cửa ải của quyền lực cá nhân để khẳng định và tôn vinh quyền lực của cộng đồng. Tính chính trực của nhà báo thể hiện ở chỗ trước sau anh ta chỉ tuân theo “cái đạo của sự thật”, thực hiện lý tưởng “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” bằng ngòi bút và khả năng sáng tạo của mình. Nhà báo phải dám lên tiếng bênh vực cho những bất công, oan trái của con người, nhất là những người lao động nghèo khổ, cô thế. Anh ta viết khi thấy đau ở đâu đó trong tâm hồn nhưng cần đảm bảo sự công bằng trong thông tin. Khi tác nghiệp, nhà báo có thể sử dụng nhiều biện pháp để thu thập tư liệu nhưng tuyệt đối không được dùng thủ đoạn gian dối để đạt mục đích, kể cả trường hợp muốn chứng minh sự sai trái hay hành vi phạm pháp của đối tượng. Việc Linda Stripp lợi dụng tình bạn để lấy tin tức từ Monica Lewinsky (1998); hoặc việc phóng viên điều tra của tờ News Of The World gài cơ thủ số 1 thế giới người Scotland John Higgins đồng ý nhận 300 ngàn bảng Anh để có chứng cứ viết bài về tệ nạn bán độ ở giải World Snooker Series năm 2010 (7)… đều bị coi là thiếu chính trực. Trừ tình huống đặc biệt, như nhà báo phải nhập vai, hóa thân thành người khác để thu thập tư liệu viết phóng sự, điều tra về các tệ nạn; còn phần lớn tình huống săn tin, anh ta cần thể hiện mục đích viết bài của mình cho người đối thoại được rõ. Nếu đó là nguồn tin thì đừng bao giờ thất hứa trong việc giữ kín những bí mật mà họ không muốn tiết lộ. Thực tế đã có không ít người bị mất việc hay bị pháp luật buộc tội vì những thông tin cung cấp cho báo chí. Nhà báo thiếu tính chính trực trong quá trình hành nghề có thể dẫn tới hậu quả là anh ta mất dần nguồn tin ở xung quanh, giống như chiếc tivi hay radio mà không có ăng – ten.
  3. Nhà báo cũng cần trung thực với đồng nghiệp và ban biên tập. Nhà báo đạo ý tưởng, tư liệu, bài viết của đồng nghiệp sẽ bị tẩy chay vì vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Làm báo sai lầm là điều tránh khỏi, tốt nhất là hãy thẳng thắn thừa nhận sai lầm và tìm cách khắc phục. Phóng viên nên thông qua ban biên tập kế hoạch, biện pháp triển khai đề tài của mình. Điều này thường mang lại thuận lợi cho anh ta nhiều hơn vì khi đó anh ta vừa chính thức “đăng ký quyền sở hữu” đề tài vừa có thể tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, thậm chí cả về ph ương tiện vật chất, tài chính, quan hệ để rộng đường tác nghiệp. Nếu phóng viên gặp tình huống nhạy cảm về pháp lý thì cũng được ban biên tập tìm cách “giải vây” hoặc ứng xử bằng sự cảm thông, chia sẻ. Uy tín và tiếng nói của tòa soạn bao giờ cũng có trọng lượng hơn uy tín và tiếng nói của cá nhân phóng viên. Vì vậy, người làm báo nên công khai các quan hệ và việc làm nhằm mục đích viết bài của mình trước ban biên tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2