Tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và sự vận dụng của Đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
lượt xem 2
download
Bài viết "Tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và sự vận dụng của Đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới" sẽ tập trung phân tích đặc sắc về tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); và sự vận dụng của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và sự vận dụng của Đảng về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
- TƯ DUY NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VỀ CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trung tá, TS. Chu Minh Quốc - Thiếu tá, ThS. Đinh Thị Thủy Bình* Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email*: dinhthuybinh1983@gmail.com Tóm tắt: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà quân sự lỗi lạc trong thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Hơn 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc lịch sử và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ ngày càng tỏa sáng. Đặc biệt, tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng có tầm ảnh hưởng to lớn đối với Đảng ta trong chiến lược vệ Tổ quốc “từ sớm” “từ xa”, bài viết sẽ tập trung phân tích đặc sắc về tư duy nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); và sự vận dụng của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới. Từ khóa: nghệ thuật quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, bảo vệ Tổ quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để ca ngợi về phẩm chất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Vũ Khiêu từng có câu đối: “Võ công truyền quốc sử; Văn đức quán nhân tâm”. Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110/SL, phong cấp hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ và trở thành vị đại tướng đầu tiên của quân đội. Một trong những trận đánh để lại dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Đại tướng, đó chính là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử thế giới với “chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đây là chiến công lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Với phương châm tác chiến đặc sắc tạo nên thắng lợi oanh liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ đó là: chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. “Đánh chắc, tiến chắc” là cách đánh tiêu diệt địch từng bước, trong giai đoạn đầu tiêu diệt sinh lực địch ở ngoại vi, đồng thời tìm cách tiêu hao quân địch, không chi viện hay hạn chế hoặc triệt đường tiếp tế của chúng. Với phương châm tác chiến này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất, bậc thầy về chiến lược nghệ thuật quân sự. 228
- 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Là học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn nắm chắc về lý luận chiến tranh cách mạng và Ông đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chỉ huy trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nó trở thành một nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ngày 5/1/1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát. Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?”. Đại tướng trả lời: Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác động viên: “Tổng tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.” Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề”1. Trên chiến trường lúc này thời cơ cách mạng khá thuận lợi cho ta, sau khi bộ đội chủ lực ta tiêu diệt địch ở Lai Châu giữa tháng 12/1953 và hình thành thế bao vây ở Điện Biên Phủ, với hệ thống công sự phòng ngự của địch chưa xây dựng kiên cố, quân Pháp chưa được tăng cường lực lượng, thế đứng chưa vững. Trước tình thế “lâm thời phòng ngự” của địch, ta xác định đây là thời cơ tiêu diệt địch theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Theo đó, phương châm đánh địch ta xác định, tập trung ưu thế binh lực, hỏa lực, nhằm vào chỗ sơ hở nhất ở bên sườn của địch, trong đó đột phá chủ chốt từ phía tây, cùng với đó, ở phía đông tổ chức mũi giáp công phối hợp tiến công, tạo thế chia cắt, tiêu diệt từng bộ phận quan trọng sinh lực địch, cô lập từng cứ điểm, làm chuyển biến thế trận, tiến tới đánh thẳng vào trung tâm Mường Thanh và dự kiến đêm 20/1/1954 sẽ nổ súng. Nhưng không đủ thời gian để Đại đoàn 351 khắc phục khó khăn đưa pháo vào trận. Bộ chỉ huy chiến dịch lùi ngày nổ súng thêm 5 ngày nhưng vẫn không kịp, phải lùi dự kiến đến 17 giờ 26/1/1954. Mặt khác tình hình bố trí lực lượng, trận địa của địch có nhiều thay đổi. Chúng tăng cường củng cố tập đoàn, cứ điểm, bố trí ở phía Bắc, phía Tây đã mạnh hơn trước; vị trí Hồng Cúm ở phía Nam trước chỉ có 2 tiểu đoàn, thì nay có 4 tiểu đoàn, thêm 12 khẩu lựu pháo, làm mới sân bay tạo thành 1 tập đoàn cứ điểm thứ hai yểm hộ cho Mường Thanh. Hệ thống công sự được xây dựng vững chắc, hệ thống chướng ngại vật dày đặc, có vị trí hàng rào, dây thép gai rộng 100-200m. Trong khi đó, bộ đội ta vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm. Do đó, phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” không đảm bảo yêu cầu đánh chắc thắng. Căn cứ vào tình hình thực tế trên chiến trường, tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Bộ chỉ huy chiến dịch mà trực tiếp là Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy nếu tiếp tục duy trì đánh địch theo phương châm như trước đây “đánh nhanh, giải 1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ (2014), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.302-304. 229
- quyết nhanh” thì khó bảo đảm “chắc thắng”. Sau đó, Đại tướng cùng Đảng ủy và bộ chỉ huy chiến dịch bàn bạc, thống nhất quyết định thay đổi phương châm tác chiến, chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” để tận dụng thời gian chuyển hóa lực lượng, phá tan âm mưu phòng ngự vững chắc của địch. Đây được coi là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng. Trong hồi ức của mình, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Ngày hôm đó (tức ngày 26/1/1954 - T.G), tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình, đó là quyết định thay đổi phương châm tác chiến: Từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”2. Đây được coi là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử đánh thực dân pháp xâm lược. Quyết định thay đổi cách đánh của tướng Giáp không lâu sau được báo cáo về Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy và nhận được sự đồng tình ủng hộ hoàn toàn. Như vậy chuẩn bị theo phương châm mới, trận đánh lịch sử được lùi lại một tháng rưỡi. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta đã chủ động chuyển sang vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế; xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km đường hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện; tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm; tạo thế chia cắt cô lập với bên ngoài và giữa các cứ điểm, các trung tâm đề kháng với nhau... tiến tới tiêu diệt toàn bộ Tập đoàn cứ điểm. Theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, Đảng ủy và bộ chỉ huy chiến dịch đề ra nhiều mặt công tác, trong đó phải kéo pháo ra, sau đó lại kéo vào tập kết ở 6 trận địa, phân tán trên các điểm cao tạo thành một vòng cung 30km bao quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng với đó bộ đội ta xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây tập đoàn cứ điểm trên tất cả các hướng đông, tây, nam, bắc. Bảo đảm hậu cần cho chiến dịch được tăng lên 2-3 lần. Đến đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cơ bản hoàn thành, thế trận chiến dịch đã triển khai xong, bộ đội ta sẵn sàng nổ súng đúng ngày quy định. Quán triệt và thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra làm 3 đợt. Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17/3), ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập (15/3), bao vây bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo (16/3). Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 30/4), ta tiến công đánh chiếm được một phần dãy điểm cao phía đông gồm các cứ điểm E, D1, D2, C1 và các cứ điểm 106, 311; bao vây, tiến công, cắt đôi sân bay Mường Thanh; tổ chức nhiều hình thức tác chiến trên chiến trường. Đợt 3 (từ ngày 1 đến 7/5), ta tiến công đánh chiếm các cứ điểm phía đông (C1, C2, A1), tiêu diệt một số cứ điểm phía tây (311A, 311B, 310, 208), uy hiếp trực tiếp sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. 15 giờ ngày 7/5, ta mở đợt tổng công kích vào sân bay Mường Thanh và sở chỉ huy địch, bắt tướng De Castries cùng ban tham mưu tập đoàn cứ điểm, kết thúc chiến dịch toàn thắng. 2 Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập Hồi ký, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.913-914. 230
- Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu bước phát triển của tư duy nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đó, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là sự thay đổi táo bạo theo phương châm chiến lược “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, đem lại niềm tin, nguồn sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn cho quân và dân ta, bảo đảm chiến dịch đi đến thắng lợi hoàn toàn. Việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đưa ra những quyết định quân sự quan trọng làm nên chiến thắng của một đội quân vũ khí thô sơ trước đối phương hùng mạnh vũ khí tối tân như thực dân Pháp. Trước hết là do sự am hiểu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vận dụng linh hoạt và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy sức mạnh của Nhân dân làm gốc gần dân, hiểu dân, tin tưởng ở Nhân dân là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sự vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tinh thần “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên” của cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Đặc biệt, chiến thắng Điện Biên Phủ còn thể hiện một tư duy biện chứng sâu sắc trong quyết định lịch sử chuyển hướng phương châm tác chiến chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” mục đích giành thắng lợi hoàn toàn nhưng phải hạn chế tối đa xương máu, sự hy sinh của bộ đội và tư tưởng biện chứng sâu sắc được thể hiện đó là nắm chắc thực tiễn khách quan, giải quyết đúng đắn, sáng tạo, khoa học mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là chiến thắng của sức mạnh chính trị - tinh thần, dám đánh, quyết đánh và quyết đánh thắng của quân và dân ta.Với thắng lợi này là bài học về nắm chắc thực tiễn, “biết địch, biết ta”, giải quyết đúng, sáng tạo, khoa học mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong Chiến dịch Điê ̣n Biên Phủ đến nay vẫn còn nguyên giá tri,̣ là cơ sở quan trọng để chúng ta vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng ta “dựng nước đi đôi với giữ nước” đây là quy luật tồn tại và phát triển tất yếu của dân tộc Việt Nam. Bởi trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình gấp bội như: quân Tống, 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên, quân Minh, quân Xiêm, quân Thanh, thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ... Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của ta được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo; tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, biên giới, biển đảo, nhất là ở Biển Đông diễn phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”; nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu, rộng... Trong bối cảnh đó, vấn đề bảo vệ vững chắc bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghiên cứu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc chúng ta thấy rằng, ông cha ta đã luôn coi trọng việc bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” và được 231
- tiến hành bằng rất nhiều các biện pháp, như: thực hiện các hoạt động bang giao, giữ hòa khí với các nước láng giềng, bảo vệ hòa bình, tránh nạn binh đao; đồng thời, chăm lo xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, thực hiện kế sách “khoan thư sức dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”... Trong thời đại Hồ Chí Minh, kế sách bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” tiếp tục được kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên giới hải đảo của Tổ quốc. Ông rất hiểu tầm chiến lược của biển, đảo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước không chỉ về mặt quân sự- quốc phòng, mà cả về kinh tế biển, khoa học biển của một quốc gia ven biển. Kế thừa, phát huy truyền thống “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của dân tộc và vận dụng sáng tạo tư duy nghệ thuật quân sự đặc sắc của Đại tướng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trong điều kiện lịch sử mới, những vấn đề lý luận về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” đã được Đảng, Nhà nước ta nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện trên các lĩnh vực, các phương diện của đất nước; trở thành tư tưởng và hành động xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng khẳng định: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa” 3 Đây vừa là quan điểm, vừa là phương châm chỉ đạo của Đảng, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược, tính chủ động, sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ ngoài biên giới lãnh thổ; còn theo nghĩa rộng là bao gồm cả bảo vệ Tổ quốc từ bên ngoài lãnh thổ và cả bảo vệ từ trước, phòng ngừa từ trước, chủ động chuẩn bị các điều kiện để bảo vệ Tổ quốc ngay trong thời bình, khi đất nước chưa nguy, lấy việc phòng ngừa từ trước, chuẩn bị từ trước là chủ yếu, theo phương châm không phải sử dụng chiến tranh là thượng sách. Như vậy, về mặt thời gian, các yếu tố, nội dung bảo vệ Tổ quốc phải được tiến hành từ sớm, từ trước và phải được duy trì thường xuyên, liên tục từ trong thời bình, từ lúc chưa xảy ra chiến tranh. Về không gian, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” đòi hỏi phải có chiến lược bảo vệ, tự bảo vệ từ bên trong; phòng chống, ngăn ngừa, triệt tiêu các nhân tố phá hoại, mất ổn định từ bên trong lẫn bên ngoài, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến. Vì vậy, mục tiêu kế sách bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” của Đảng ta tại Đại hội XIII là hướng đến thực hiện các mục tiêu chung của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, song tập trung vào chủ động “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước”4. Phương châm là lấy việc “chủ động phòng ngừa” là chính; ngăn chặn, ngăn ngừa, loại trừ sớm các nguy cơ chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch; 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.38. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.156. 232
- kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa việc xây dựng mạnh lên về mọi mặt với tự bảo vệ trong mỗi bước phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, tổ chức và con người. Tư tưởng chỉ đạo là tích cực, chủ động “phát hiện và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị”5 không để Tổ quốc bị động, bất ngờ trước mọi tình huống. Về nội dung nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định trên mọi phương diện, yếu tố, nội dung cấu thành Tổ quốc, trong đó tập trung chủ yếu vào: 1) Chăm lo xây dựng đất nước giàu mạnh về mọi mặt, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại; 2) Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ “từ sớm, từ xa” với tự bảo vệ nội bộ, coi trọng tự bảo vệ, chống “tự đổ vỡ”; 3) Tăng cường các điều kiện, hiện thực hóa các khả năng cho bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, Đảng ta chỉ rõ, phải: “phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...”.6 Nghĩa là bảo vệ Tổ quốc được tiến hành bằng sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh tổng hợp của đất nước cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Lực lượng bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” là cả hệ thống chính trị và toàn dân (ở trong nước cũng như ở nước ngoài), đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Vì vậy, phải “xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại…, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”7, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Tập trung “xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp có số lượng phù hợp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ các địa bàn trọng điểm”8. Đồng thời, “xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân… Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.156. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.155-156. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.48-49. 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.49. 233
- tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại”9 Phương thức bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” không phải chỉ là “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh ngăn chặn chiến tranh xâm lược từ bên ngoài mà còn phải nâng cao năng lực dự báo chiến lược, “chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình” thế giới, khu vực, trong nước, nhất là những vấn đề phức tạp mới nảy sinh, “tuyệt đối không để bị động, bất ngờ”10; kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động,… để “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn để phát triển đất nước”11. Bên cạnh đó phải tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc và hội nhập quốc tế trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tranh thủ mọi tiềm lực để tăng cường sức mạnh tổng hợp, xây dựng nền quốc phòng đất nước, trong đó “chú trọng đẩy mạnh ngoại giao quốc phòng, an ninh để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”12; làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các đối tác “đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích... Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc”13 Quan điểm bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện rõ tinh thần chủ động, tích cực chăm lo xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia ngay từ trong thời bình, ngay từ bây giờ. Xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, thực hiện “nước nhà cường thịnh, giang sơn thêm vững bền”, “quốc phú, binh cường” là “kế sách” bảo vệ Tổ quốc tích cực nhất, chủ động nhất và có hiệu quả nhất; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay. Thể hiện sự kế thừa linh hoạt và sáng tạo tư duy đặc sắc nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong điều kiện cách mạng mới. 3. KẾT LUẬN Trải qua hơn “năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm” của quân và dân ta ở mặt trận Điện Biên Phủ, để quân lập nên chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giao phó mà còn để lại cho cán bộ và chiến sĩ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong 9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.157. 10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.29. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.29. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.50. 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.163. 234
- cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ giúp chúng ta thấy được tầm vóc chiến thắng vĩ đại của dân tộc, nhân cách cao đẹp và thiên tài quân sự của Đại tướng, đặc biệt với tư duy nghệ thuật quân sự của Ông là tài sản vô giá để Đảng ta kế thừa và phát triển về chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ trong giai đoạn cách mạng mới. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ (2004), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [3] Võ Nguyên Giáp (2001), Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [4] Võ Nguyên Giáp, “Lên đường ra trận”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, Số 1/1994. [5] Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập Hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 235
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Đặc trưng phản ánh nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam
110 p | 476 | 112
-
Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc với sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam - TS. Phạm Duy Dương
5 p | 230 | 25
-
Tư duy lạ hóa trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt
6 p | 91 | 11
-
Motif nghệ thuật trong tác phẩm của James Joyce và Franz Kafka
7 p | 28 | 5
-
Tư tưởng và thẩm mỹ trong hình tượng không gian nghệ thuật của Nhật ký trong tù
10 p | 65 | 5
-
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại
8 p | 14 | 5
-
Nghiên cứu cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam: Phần 2 - GS.TS. Đỗ Huy (Chủ biên)
154 p | 9 | 4
-
Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự
5 p | 42 | 4
-
Đôi nét đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
12 p | 76 | 4
-
STEAM: Kết hợp khoa học và nghệ thuật để phát triển toàn diện trẻ mầm non
7 p | 21 | 4
-
Kí đường rừng của Lan Khai và “logic quanh co của thể loại”
7 p | 27 | 3
-
Quan niệm về hiện thực thậm phồn (Hyperreality) trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại
8 p | 56 | 3
-
“Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du” của Lê Đình Kỵ nhìn từ hệ hình tư duy lý luận văn học thời kỳ đổi mới
9 p | 10 | 3
-
Khung lí thuyết hình thái tính chủ thể và sự sinh thành bản mệnh văn chương
5 p | 40 | 2
-
Phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên kỹ thuật thông qua phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 7 | 1
-
Quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại
7 p | 68 | 1
-
Phác thảo một số nội dung cơ bản trong triết lý giáo dục của John Dewey
8 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn